Soạn bài Đẽo cày giữa đường SGK Ngữ Văn 7 Cánh diều
Nội dung chính
Thông qua câu chuyện ông cha ta muốn khuyên nhủ mọi người hãy giữ vững quan điểm lập trường kiên định bền gan bền trí để đạt được mục tiêu của chính mình, không giao động và lắng nghe ý kiến người khác một cách chọn lọc, có cân nhắc, có suy nghĩ đúng đắn. |
Chuẩn bị
Bạn đang xem: Soạn bài Đẽo cày giữa đường SGK Ngữ Văn 7 Cánh diều
(trang 6, SGK Ngữ văn 7 tập 2)
Hướng dẫn giải:
Tự liên hệ bản thân
Lời giải:
Em sẽ suy xét thật kỹ về những góp ý đó và chọn lọc những điểm hữu ích, phù hợp với mục tiêu đã đề ra để sửa chữa, nghe theo.
Đọc hiểu
Câu 1 (trang 6, SGK Ngữ văn 7 tập 2)
Hướng dẫn giải:
Đọc kỹ văn bản SGK.
Lời giải:
– Người thợ mộc được góp ý:
+ Phải đẽo cho cao, cho to.
+ Phải đẽo nhỏ hơn, thấp hơn.
+ Mau đẽo to gấp đôi, gấp ba.
– Sau mỗi lời góp ý, anh ta làm theo mà không tự suy xét lại lời góp ý có phù hợp không
CH cuối bài 1
Câu 1 (trang 7, SGK Ngữ văn 7 tập 2)
Hướng dẫn giải:
Đọc kỹ văn bản SGK
Lời giải:
Bối cảnh: một anh thợ mộc dốc hết vốn liếng mua gỗ để mở một cửa hàng đẽo cày ngay bên vệ đường.
CH cuối bài 2
Câu 2 (trang 7, SGK Ngữ văn 7 tập 2)
Hướng dẫn giải:
Đọc kỹ văn bản SGK
Lời giải:
Sau mỗi lời góp ý, anh ta làm theo mà không tự suy xét lại lời góp ý có phù hợp không
CH cuối bài 5
Câu 3 (trang 7, SGK Ngữ văn 7 tập 2)
Hướng dẫn giải:
Đọc kỹ văn bản SGK, chú ý phần 2 của văn bản
Lời giải:
Vì anh ta không có chính kiến, ai nói gì cũng nghe theo, đẽo ra những cái cày không phù hợp, không có ai mua.
CH cuối bài 6
Câu 4 (trang 7, SGK Ngữ văn 7 tập 2)
Hướng dẫn giải:
Đọc kỹ văn bản SGK
Lời giải:
– Những bài học rút ra từ câu chuyện:
+ Con người cần phải có chính kiến và bảo vệ chính kiến của bản thân để đạt được mục tiêu đã đề ra ban đầu.
+ Trong cuộc sống luôn có rất nhiều ý kiến trái chiều, chín người mười ý, vì thế chúng ta cần biết lắng nghe và chọn lọc để biết đâu là lời khuyên phù hợp và đâu là lời khuyên không hữu ích, cần phải loại bỏ để tránh những hậu quả đáng tiếc.
– Ý nghĩa chính của thành ngữ đẽo cày giữa đường chính là để chỉ những người không có chính kiến, mải chạy theo ý kiến từ người khác mà không biết suy xét đến mục tiêu, kế hoạch của bản thân mình.
CH cuối bài 7
Câu 5 (trang 7, SGK Ngữ văn 7 tập 2)
Hướng dẫn giải:
Hồi tưởng và liên hệ với câu chuyện đã gặp phải, trải qua
Lời giải:
Hè vừa rồi tôi có trồng một cây sen đá. Cây đẹp lắm, được tôi đổi về qua sự kiện đổi giấy lấy cây. Hằng ngày, tôi đem cây ra tắm nắng và tưới nước đầy đủ, chẳng mấy mà sen đá trông mọng nước và tốt tươi. Thế rồi, một hôm bố tôi bảo nắng nóng thế sen đá không sống nổi đâu, con cứ để cây trong nhà được rồi. Nghe lời bố, tôi chuyển hẳn cây vào góc học tập, không đưa ra ngoài nắng nữa. Được một thời gian, cây có vẻ ủ rũ và đổi sắc, không còn tươi tốt như ban đầu. Chị gái thấy thế lại khuyên: “Cây nào mà chẳng cần nắng, em phải để cây ra ban công kia kìa, sao lại đem cất trong nhà?”. Lần này, tôi lại chuyển sen đá ra góc ban công nắng nhất, đón ánh mặt trời lâu nhất. Rất nhanh, chỉ sau hai ngày sen đá bỗng héo queo xơ xác. Nhớ lại những ngày đầu chăm bẵm đúng cách nên cây tốt tươi mơn mởn, tôi quyết định làm theo chính kiến của mình, sáng sáng đem cây ra tắm nắng, khi mặt trời lên cao lại đem vào, cấp dinh dưỡng đầy đủ cho cây. Thật may vì tôi đã không mất hết vốn liếng như anh thợ cày, cây sen đá bây giờ rất tốt tươi, luôn gắn bó với tôi như người bạn nhỏ thân thiết. Tôi rất nâng niu cây sen đá bé bỏng của mình!
Bài đọc
>> Xem chi tiết: Văn bản Đẽo cày giữa đường
Đăng bởi: THCS Bình Chánh
Chuyên mục: Soạn Văn 7 Cánh diều
- Giải Bài 9.29 trang 81 Toán 7 tập 2 SGK Kết nối tri thức với cuộc sống
- Giải Bài 9.30 trang 81 Toán 7 tập 2 SGK Kết nối tri thức với cuộc sống
- Giải Bài 6.33 trang 21 Toán 7 tập 2 SGK Kết nối tri thức với cuộc sống
- Giải Bài 6.27 trang 20 Toán 7 tập 2 SGK Kết nối tri thức với cuộc sống
- Giải Bài 6.28 trang 20 Toán 7 tập 2 SGK Kết nối tri thức với cuộc sống
- Giải Bài 6.29 trang 20 Toán 7 tập 2 SGK Kết nối tri thức với cuộc sống