Học TậpLớp 6Soạn văn 6 Kết nối tri thức

Soạn bài Thực hành Tiếng Việt trang 47 SGK Ngữ văn 6 Kết nối tri thức với cuộc sống

Câu 1

Biện pháp tu từ

Câu 1 (trang 47 SGK Ngữ văn 6 tập 1)

Bạn đang xem: Soạn bài Thực hành Tiếng Việt trang 47 SGK Ngữ văn 6 Kết nối tri thức với cuộc sống

Hướng dẫn giải:

Xét các hình ảnh trong văn bản đã học và liên tưởng tới những đối tượng trong cuộc sống.

Lời giải:

– Trong bài thơ Mây và sóng, “mây” và “sóng” là những hình ảnh ẩn dụ cho cuộc sống rộn rã, những cám dỗ, cuốn hút xung quanh.

– Những người sống trên mây, sống trong sóng tượng trưng cho những thú vui của cuộc đời.

Câu 2

Câu 2 (trang 47 SGK Ngữ văn 6 tập 1)

Hướng dẫn giải:

Đọc kĩ hai hình ảnh trên và xác định, nêu tác dụng của biện pháp tu từ đó.

Lời giải:

– Biện pháp tu từ ẩn dụ được sử dụng trong hình ảnh “bình minh vàng”, “vầng trăng bạc”.

– Tác dụng: nhằm nhấn mạnh những hình ảnh đặc sắc, lung linh đầy màu sắc của thiên nhiên mà bất kỳ đứa bé nào cũng muốn tham gia vào. Đây là thế giới của niềm vui và cả sự tự do.

Câu 3

Câu 3 (trang 47 SGK Ngữ văn 6 tập 1)

Hướng dẫn giải:

Tìm các từ ngữ được lặp lại và nêu tác dụng.

Lời giải:

– Điệp ngữ được sử dụng trong đoạn văn đã nêu là: “Con lăn, lăn, lăn mãi rồi sẽ cười vỡ tan vào lòng mẹ”.

– Tác dụng:

+ Tạo nhịp điệu cho câu văn, giúp câu văn thêm tính nhạc.

+ Nhấn mạnh mong ước gắn bó của cậu bé với mẹ của mình, thể hiện tình yêu mà cậu dành cho mẹ.

Câu 4

Dấu câu

Câu 4 (trang 47 SGK Ngữ văn 6 tập 1)

Hướng dẫn giải:

Đọc lại văn bản và xác định dấu câu.

Lời giải:

– Dấu câu được dùng để đánh dấu những lời nói trực tiếp là dấu hai chấm và dấu ngoặc kép.

Câu 5

Đại từ

Câu 5 (trang 47 SGK Ngữ văn 6 tập 1)

Hướng dẫn giải:

Nhớ lại văn bản và xét các đại từ chỉ ai.

Lời giải:

“Bọn tớ” trong những lời nói trực tiếp ở bài Mây và sóng dùng để chỉ những người “trên mây” và “trong sóng”.

Câu 6

Câu 6 (trang 47 SGK Ngữ văn 6 tập 1)

Hướng dẫn giải:

Thử thay thế các từ ngữ trên và chọn câu trả lời đúng nhất.

Lời giải:

– Trong tiếng Việt, ngoài “bọn tớ” còn một số đại từ nhân xưng khác cũng thuộc ngôi thứ nhất số nhiều như “chúng ta”, “chúng tôi”, “bọn mình”, “chúng tớ”.

– Dùng một từ “bọn tớ” trong bản dịch không là hay và tinh tế nhất. Nó thể hiện rõ đối tượng, chủ thể trong mỗi cuộc trò chuyện với cậu bé là những người “trên mây” và “trong sóng”. 

Đăng bởi: THCS Bình Chánh

Chuyên mục: Soạn văn 6 Kết nối tri thức

Rate this post


Trường THCS Bình Chánh

Trường THCS Bình Chánh với mục tiêu chung là tạo ra một môi trường học tập tích cực, nơi mà học sinh có thể phát triển khả năng và đạt được thành công trong quá trình học tập. Chúng tôi cam kết xây dựng một không gian học tập đầy thách thức, sáng tạo và linh hoạt, nơi mà học sinh được khuyến khích khám phá, rèn luyện kỹ năng và trở thành những người học suốt đời.

Bài viết liên quan

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button