Tin học 10 Bài 25 Kết nối tri thức: Một số lệnh làm việc với xâu kí tự | Soạn Tin học 10
Mời các em theo dõi nội dung bài học do thầy cô trường Trung học Bình Chánh biên soạn sẽ giúp các em nắm chắc kiến thức nội dung bài học tốt hơn.
Giải Tin học lớp 10 Bài 25: Một số lệnh làm việc với xâu kí tự
Khởi động
Bạn đang xem: Tin học 10 Bài 25 Kết nối tri thức: Một số lệnh làm việc với xâu kí tự | Soạn Tin học 10
Khởi động trang 123 Tin học 10: Bài toán tìm kiếm xâu con trong một xâu là một trong những bài toán tin học được ứng dụng nhiều trong thực tế. Công cụ tìm kiếm thông tin trên Internet hay lệnh tìm kiếm trong soạn thảo văn bản được xây dựng trên cơ sở bài toán tìm xâu con.
Cho biết xâu c = “Trường Sơn” và xâu m = “Bước chân trên dải Trường Sơn”. Em hãy cho biết xâu c có là xâu con của xâu m không? Nếu có thì tìm vị trí của xâu c trong xâu m.
Trả lời:
Xâu c là xâu con của xâu m vì “Trường Sơn” có trong trong xâu “Bước chân trên dải Trường Sơn”.
Vị trí của xâu c trong xâu m là từ kí tự 20 đến hết xâu.
1. Xâu con và lệnh tìm vị trí xâu con
Hoạt động
Hoạt động 1 trang 123 Tin học 10: Một số lệnh tìm kiếm xâu con trong xâu kí tự
Quan sát các ví dụ sau để tìm hiểu cách kiểm tra xâu con và tìm kiếm vị trí xâu con trong xâu kí tự.
Trả lời:
Để tìm một xâu trong xâu khác có thể dùng toán tử in hoặc lệnh find( ). Lệnh find( ) trả về vị trí của xâu con trong xâu mẹ.
Ví dụ:
Câu hỏi
Câu hỏi 1 trang 124 Tin học 10: Biểu thức lôgic sau là đúng hay sai?
>>> “010” in “001100”
Trả lời:
Biểu thức logic trên là sai vì “010” không nằm trong xâu “001100”
Câu hỏi 2 trang 124 Tin học 10: Lệnh sau trả lại giá trị gì?
>>> “ababababab”. find(“ab”,4)
Trả lời:
Lệnh trên trả về giá trị 4.
2. Một số lệnh thường dùng với xâu kí tự
Hoạt động
Hoạt động 2 trang 124 Tin học 10: Một số lệnh thường dùng với xâu kí tự
Quan sát các ví dụ sau để biết cách sử dụng một số lệnh thường dùng với xâu kí tự như: split( ), join( ).
Trả lời:
Python có các lệnh đặc biệt để xử lí xâu là split( ) dùng để tách xâu thành danh sách và lệnh join ( ) dùng để nối danh sách các xâu thành một xâu.
– Cú pháp của lệnh split( ).
– Cú pháp của lệnh join( ) là:
“kí tự nối”.join()
Câu hỏi
Câu hỏi trang 125 Tin học 10: Cho xâu kí tự: “gà,vịt,chó,lợn,ngựa,cá”. Em hãy trình bày cách làm để xoá các dấu “,” và thay thế bằng dấu “ ” trong xâu này.
Trả lời:
A= “gà,vit,chó,lợn,ngựa,cá”
” ”.join(A)
A.split(” ”)
Luyện tập
Luyện tập 1 trang 126 Tin học 10: Viết chương trình nhập nhiều số (số nguyên hoặc số thực) từ bàn phím, các số cách nhau bới dấu cách. Sau đó in ra màn hình tổng các số đã nhập.
Trả lời:
s=input(“Nhập dãy các số: “)
a=s.split() # Tách bỏ khoảng trắng trong dãy số, đưa vào list a
tong=0
for i in a:
x=float(i) #Chuyển từ xâu sang số thực
tong=tong+x
print(tong)
Luyện tập 2 trang 126 Tin học 10: Viết chương trình nhập họ tên đầy đủ của người dùng, sau đó in thông báo tên và họ đệm của người đó.
Trả lời:
s=input(“Nhập họ tên người dùng: “)
a=s.split()
l=len(a)
b=[]
for i in range(l-1):b.append(a[i]) #Đưa phần họ đệm vào list b
hodem=” “.join(b) #Nối họ và chữ lót lại thành xâu
print(“Họ đệm của người dùng là:”,hodem)
print(“Tên của người dùng là:”,a[l-1])
Hình 1. Chương trình kham khảo
Hình 2. Kết quả chạy thử chương trình
Vận dụng
Vận dụng 1 trang 126 Tin học 10: Viết chương trình nhập hai số tự nhiên từ bàn phím, cách nhau bởi dấu cách và đưa ra kết quả là ƯCLN của hai số này.
Trả lời:
s=input(“Nhập 2 số tự nhiên cách nhau bởi dấu cách: “)
a=s.split() #Tách 2 số ra
x=int(a[0]) #Chuyển sang kiểu số nguyên
y=int(a[1])
while x!=y:
if x>y:x=x-y
else: y=y-x
print(‘UCLN là:’,x)
Hình 1. Chương trình tìm UwCLN của hai số
Hình 2. Kết quả chạy thử chương trình
Vận dụng 2 trang 126 Tin học 10: Viết chương trình nhập số tự nhiên n rồi nhập n họ tên học sinh. Sau đó yêu cầu nhập một tên và thông báo số bạn có cùng tên trong lớp.
Trả lời:
n=int(input(“Nhập số lượng HS:”))
ten=[]
for i in range(n):
s=input(“Nhập họ tên HS thứ “+str(i+1)+”:”)
a=s.split()
l=len(a)
ten.append(a[l-1]) #Đưa tên các HS vào list ten
t=input(“Nhập vào tên 1 HS:”)
d=0
for i in ten:
if i==t: d=d+1 #Đếm số HS có cùng tên vừa nhập
print(“Số HS có cùng tên”,t,”là:”,d)
Hình 1. Chương trình tìm số học sinh trùng tên
Hình 2. Kết quả chạy thử
Xem thêm lời giải bài tập Tin học lớp 10 Kết nối tri thức với cuộc sống hay, chi tiết khác:
Bài 26: Hàm trong python
Bài 27: Tham số của hàm
Bài 28: Phạm vi của biến
Bài 29: Nhận biết lỗi chương trình
Bài 30: Kiểm thử và gỡ lỗi chương trình
Xem thêm tài liệu Tin học lớp 10 Kết nối tri thức với cuộc sống hay, chi tiết khác:
Lý thuyết Bài 25: Một số lệnh làm việc với xâu kí tự
Đăng bởi: THCS Bình Chánh
Chuyên mục: Tin học 10 Kết nối tri thức
- Giải Bài 4.16 trang 65 Toán 10 tập 1 SGK Kết nối tri thức với cuộc sống
- Giải Bài 1 trang 37 Toán 10 tập 1 SGK Chân trời sáng tạo
- Giải Vận dụng trang 30 Toán 10 tập 1 SGK Kết nối tri thức với cuộc sống
- Triều cường là gì? Triều cường xảy ra khi nào?
- Thơ Đường luật là gì? Đặc điểm của thơ Đường luật
- Phân tích nhân vật he ra clet hay nhất (5 mẫu)