Tập hợp các ion nào sau đây có thể tồn tại đồng thời trong cùng một dung dịch
Mời các em theo dõi nội dung bài học Tập hợp các ion nào sau đây có thể tồn tại đồng thời trong cùng một dung dịch do thầy cô trường THCS Bình Chánh biên soạn sẽ giúp các em nắm chắc kiến thức nội dung bài học tốt hơn.
Tập hợp các ion nào sau đây có thể tồn tại đồng thời trong cùng một dung dịch
Phản ứng trao đổi ion trong dung dịch chất điện li
Tập hợp các ion nào sau đây có thể tồn tại đồng thời trong cùng một dung dịch được THCS Bình Chánh biên soạn hướng dẫn bạn đọc trả lời các nội dung câu hỏi bài tập liên quan đến Phản ứng trao đổi ion trong dung dịch chất điện li. Mời các bạn tham khảo chi tiết nội dung dưới đây.
Tập hợp các ion nào sau đây có thể tồn tại đồng thời trong cùng một dung dịch?
A. NH4+, Na+, HCO3–, OH–.
Bạn đang xem: Tập hợp các ion nào sau đây có thể tồn tại đồng thời trong cùng một dung dịch
B. Fe2+, NH4+, NO3–, SO42-.
C. Na+, Fe2+, OH–, NO3–.
D. Cu2+, K+, OH–, NO3–.
Đáp án hướng dẫn giải chi tiết
A. OH– phản ứng được với ion NH4+ và HCO3−
OH– + NH4+ ⟶ NH3 + H2O
OH– + HCO3− ⟶ CO32− + H2O
B. Các ion cùng tồn tại trong một dung dịch vì các ion đó không kết hợp được với nhau tạo thành chất ↓, chất ↑ hoặc chất điện li yếu.
C. OH– phản ứng được với Fe2+.
2OH−+ Fe2+ ⟶ Fe(OH)2↓
D. OH– phản ứng được với Cu2+.
2OH− + Cu2+ ⟶ Cu(OH)2↓
Đáp án B
Câu hỏi vận dụng liên quan
Câu 1. Các tập hợp ion sau đây có thể tồn tại đồng thời trong cùng một dung dịch
A. Na+, Al3+, OH–, CO32-, HCO3–
B. Na+, Ca2+, Fe2+, Cl-, NO3–
C. Na+, NO3-, Cu2+, OH-
D. Fe2+, Cu2+, Zn2+, OH-, Cl-
Xem đáp ánĐáp án B
1) Dãy các ion: Na+, NO3–, Cu2+, OH– có
Cu2+ + 2OH– Cu(OH)2
2) Dãy các ion: Na+, Al3+, OH–, CO32-, HCO3– có Al3+ + 3OH– tạo Al(OH)3 và HCO3– + OH– tạo CO32- +H2O
3) Dãy các ion: Fe2+, Cu2+, Zn2+, OH–, Cl– có 3 cation không thể tồn tại trong mt OH– vì tạo kết tủa
Câu 2. Phản ứng nào sau đây không phải là phản ứng trao đổi?
A. CuSO4 + KI →
B. CuSO4 + K2SO3 →
C. Na2CO3+ CaCl2 →
D. CuSO4 + BaCl2 →
Xem đáp ánĐáp án A
Câu 3. Phương trình ion rút gọn không đúng là
A. H++ HSO3– → H2O + SO2.
B. Fe2+ + SO42- → FeSO4.
C. Mg2++ CO32- → MgCO3.
D. NH4+ + OH– NH3 + H2O.
Xem đáp ánĐáp án B
Câu 4. Phản ứng hóa học sau: 2HNO3 + Ba(OH)2 → Ba(NO3)2 + 2H2O có phương trình ion rút gọn là
A. H3O++ OH– → 2H2O.
B. 2H+ + Ba(OH)2 → Ba2+ + 2H2O.
C. H++ OH– → H2O.
D. 2HNO3 + Ba2+ + 2OH– → Ba(NO3)2 + 2H2O.
Xem đáp ánĐáp án C
Câu 5. Phương trình ion rút gọn H+ + OH– → H2O biểu diễn bản chất của phản ứng hoá học nào dưới đây?
A. HCl + NaOH →H2O + NaCl.
B. NaOH + NaHCO3→ H2O + Na2CO3.
C. H2SO4+ BaCl2→ 2HCl + BaSO4.
D. Câu A và B đúng.
Xem đáp ánĐáp án A
———————————————–
Trên đây THCS Bình Chánh.com vừa giới thiệu tới các bạn bài viết Tập hợp các ion nào sau đây có thể tồn tại đồng thời trong cùng một dung dịch, mong rằng qua bài viết này các bạn có thể học tập tốt hơn môn Hóa học lớp 11. Mời các bạn cùng tham khảo thêm kiến thức các môn Toán 11, Ngữ văn 11, Tiếng Anh 11, đề thi học kì 1 lớp 11, đề thi học kì 2 lớp 11…
Để tiện trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm giảng dạy và học tập môn học THPT, THCS Bình Chánh mời các bạn truy cập nhóm riêng dành cho lớp 11 sau: Nhóm Tài liệu học tập lớp 11 để có thể cập nhật được những tài liệu mới nhất.
Đăng bởi: THCS Bình Chánh
Chuyên mục: Học Tập