Âm đệm là gì? Các âm đệm gồm những âm nào?

Mời các em theo dõi nội dung bài học về Âm đệm là gì? Các âm đệm gồm những âm nào? do thầy cô trường THCS Bình Chánh biên soạn. Hy vọng sẽ là tài liệu hữu ích giúp các em học tốt và hoàn thành tốt bài tập của mình.

Mục lục

Âm đệm là gì?

Âm đệm là một trong 3 bộ phận cấu tạo nên vần. Âm đệm là một yếu tố có vị trí ngay sau âm đầu, tức vị trí thứ 2 trong câu. 

Âm đệm tạo nên sự đối lập tròn môi (voan) và không tròn môi (van).

Trong tiếng Việt, âm đệm được chia thành 2 loại gồm: âm đệm bán nguyên “u” và âm vị “o” (hay còn gọi là âm vị trống).

Âm đệm là gì?
Âm đệm là gì?

Âm vị trống có thể tồn tại cùng tất cả những âm đầu và không có ngoại lệ.  Âm đệm “u” thì không được phân số trong những trường hợp như sau: âm tiết có nguyên âm là âm tròn môi và âm tiết có phụ âm đầu là âm môi.

Âm đệm “u” bắt buộc phải tuân theo nguyên tắc không được phân bố cùng với “ư”, “ươ” và “g” (trừ trường hợp “góa”). Đây là một quy luật chung của tiếng Việt, nghĩa là những âm có cấu âm như nhau hoặc gần nhau thì không được phân bố cùng nhau.

Ví dụ về âm đệm: Trong từ Nguyên âm đệm sẽ là u; từ khoa âm đệm sẽ là o; từ hiến không có âm đệm;…

Các âm đệm gồm những âm nào?

Âm đệm trong tiếng Việt được ghi bằng cho chữ “u” và “o” với tác dụng biến đổi âm sắc của âm tiết sau lúc mở đầu, phân biệt các âm tiết khác nhau.

Các âm trong âm đệm phải tuân theo các nguyên tắc sau:

– Các âm “o” phải đứng trước các nguyên âm: a, ă, e.

– Các âm “u” phải đứng trước các nguyên âm y, ê, ơ, â.

– Âm đệm không xuất hiện sau các phụ âm b, m, v, ph, n, r, g. Trừ các trường hợp: sau ph, b (thùng phuy, voan); sau n (thê noa, noãn sào); sau r (roàn roạt); sau g (goá).

Các âm đệm gồm những âm nào?
Các âm đệm gồm những âm nào?

Ngoài âm đệm, 2 âm còn lại cấu tạo nên vần là?

Vần gồm có 3 phần : âm đệm, âm chính , âm cuối.

Âm chính

Trong Tiếng Việt, nguyên âm nào cũng có thể làm âm chính của tiếng.

– Các nguyên âm đơn: (11 nguyên âm ghi ở trên)

– Các nguyên âm đôi : Có 3 nguyên âm đôi và được tách thành 8 nguyên âm sau:

+ iê:

– Ghi bằng ia khi phía trước không có âm đệm và phía sau không có âm cuối (VD: mía, tia, kia,…)

– Ghi bằng yê khi phía trước có âm đệm hoặc không có âm nào, phía sau có âm cuối (VD: yêu, chuyên,…)

– Ghi bằng ya khi phía trước có âm đệm và phía sau không có âm cuối (VD: khuya,…)

– Ghi bằng iê khi phía trước có phụ âm đầu, phía sau có âm cuối (VD: tiên, kiến,…)

+ uơ:

– Ghi bằng ươ khi sau nó có âm cuối ( VD: mượn,…)

– Ghi bằng ưa khi phía sau nó không có âm cuối (VD: mưa,…)

+ uô:

– Ghi bằng uô khi sau nó có âm cuối (VD: muốn,…)

– Ghi bằng ua khi sau nó không có âm cuối (VD: mua,…)

Âm cuối

– Các phụ âm cuối vần : p, t, c (ch), m, n, ng (nh)

– 2 bán âm cuối vần : i (y), u (o)

Ngoài âm đệm, 2 âm còn lại cấu tạo nên vần là?
Ngoài âm đệm, 2 âm còn lại cấu tạo nên vần là?

Phương pháp tập đọc âm đệm trong tiếng Việt

Một trong những cách giúp trẻ ghi nhớ hiệu quả đó là đọc to các từ ngữ, kiến thức mới thật nhiều lần. Thay vì đọc bằng mắt, đọc to và phát âm rõ ràng sẽ giúp não bộ của trẻ ghi nhớ thông tin một cách nhanh chóng và lâu dài hơn.

Một số bé sẽ có xu hướng rụt rè và đọc thì thầm trong miệng, đối với những trường hợp này, cha mẹ hãy kiên nhẫn luyện đọc hằng ngày cùng bé để bé mở lòng hơn với quá trình tiếp nhận tri thức nhé.

Bước đầu tập đọc các âm đệm có lẽ sẽ gây nhiều khó khăn cho bé, vậy nên cha mẹ hãy trở thành những người bạn đồng hành cùng các con trên con đường tri thức này.

Phương pháp tập đọc âm đệm trong tiếng Việt
Phương pháp tập đọc âm đệm trong tiếng Việt

Bài tập về âm đệm

Bài 1: Ghi lại phần vần của các tiếng in đậm trong các câu sau:

a) Trạng nguyên trẻ nhất của nước ta là ông Nguyễn Hiền, đỗ đầu khoa thi năm 1247, lúc vừa 13 tuổi.

(Phần in đậm là phần vần: Trạng nguyên trẻ nhất của nước ta là ông Nguyễn Hiền, đỗ đầu khoa thi năm 1947, lúc vừa 13 tuổi.)

b) Làng có nhiều tiến sĩ nhất nước là làng Mộ Trạch, xã Tân Hồng, huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương: 36 tiến sĩ.

(Phần in đậm là phần vần: Làng có nhiều tiến sĩ nhất nước là làng Mộ Trạch xã Tân Hồng, huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương: 36 tiến sĩ.)

Bài 2:

a. Viết vần của từng tiếng trong hai dòng thơ sau vào mô hình cấu tạo vần dưới đây:

Em yêu màu tím

Hoa cà, hoa sim

b. Dựa vào mô hình cấu tạo vần, em hãy cho biết khi viết một tiếng, dấu thanh cần được đặt vào đâu?

Cấu tạo của vần gồm những phần nào?

Nêu nhận xét về vị trí dấu thanh của các cặp chữ sau: chí – chị,   hoả – hoạ

Sự khác nhau về cách đặt vị trí dấu của dấu nặng với các dấu còn lại là gì?

Bài giải:

a.

Âm đệm là gì Ví dụ về âm đệm

b. Dấu thanh của một tiếng khi viết cần đặt ở phần vần, phía trên hoặc phía dưới âm chính của tiếng

Cấu tạo của vần gồm có: âm đệm, âm chính và âm cuối.

Vị trí dấu thanh của các cặp chữ chí – chị và hoả – hoạ đều đặt ở âm chính.

Sự khác nhau về các đặt vị trí dấu của dấu nặng với các dấu còn lại là: Dấu nặng đặt bên dưới âm chính, các dấu khác đặt trên âm chính

Bài 3:

Hãy cho biết cấu tạo vần của các tiếng sau: Nhoẻn cười, huy hiệu, hoa huệ, thuở xưa, khuây khoả, ước muốn gì, khuya khoắt, khuyên giải, tia lửa, mùa quýt, con sứa, con sếu,…

– Cấu tạo từ Hán Việt (HV): (Dùng cho GV tham khảo để phân biệt với từ thuần Việt)

Đặc điểm cấu tạo vần của từ Hán Việt:

– Trong từ Hán Việt không có chữ nào mang vần: ắt, ấc, âng, ên, iêng, iếc, ít, uốt, uôn, ưt, ươt, ươn.

– Từ Hán Việt chỉ có chữ mang vần:

+ ắc (nam bắc, đắc lực, nghi hoặc,…);

+ ất (nhất trí, tất yếu, bất tử, chủ nhật, tổn thất, sự thật,…);

+ ân (ân nhân, chân thực, nhân dân, quân đội, kiên nhẫn,…)

+ ênh (bệnh viện, pháp lệnh,…)

+ iết (khúc triết, hào kiệt, oan nghiệt,…)

+ uôc (tổ quốc, chiến cuộc,…)

+ ich (lợi ích, du kích, khuyến khích,…)

+ inh (binh sĩ, bình định, kinh đô, huynh đệ, quang minh,…)

+ uông (cuồng loạn, tình huống,…)

+ ưc (chức vụ, đức độ, năng lực,…)

+ ươc (mưu chước, tân dược,…)

+ ương (cương lĩnh, cường quốc,…)

– Chỉ trong từ Hán Việt, vần iêt mới đi với âm đệm (viết là uyêt: quyết, quyệt, tuyết, huyệt,…)

– Từ Hán Việt mang vần ơn rất hiếm, chỉ có vài tiếng: sơn (núi), đơn (một mình) và chữ đơn trong đơn từ, thực đơn.

***

Trên đây là nội dung bài học Âm đệm là gì? Các âm đệm gồm những âm nào? do thầy cô trường THCS Bình Chánh biên soạn và tổng hợp. Hy vọng sẽ giúp các em hiểu rõ nội dung bài học và từ đó hoàn thành tốt bài tập của mình. Đồng thời luôn đạt điểm cao trong các bài thi bài kiểm tra sắp tới. Chúc các em học tập thật tốt.

Đăng bởi THCS Bình Chánh trong chuyên mục Học tập

5/5 - (9 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *