Thầy cô trường THCS Bình Chánh xin giới thiệu đến các em bài học hôm nay với nội dung: Bài 4 trang 123 Hóa lớp 11, Khi 1,00 g metan cháy tỏa ra…
Luyện tập ankan và xicloankan – Bài 4 trang 123 sgk Hóa học lớp 11. Khi 1,00 g metan cháy tỏa ra
(Quảng cáo)
Khi 1,00 g metan cháy tỏa ra 55,6 kJ. Cần đốt bao nhêu lít khí metan (đktc) để lượng nhiệt sinh ra đủ đun 1,00 lít nước (D = 1,00 g/cm3) từ 25,00C lên 100,0oC. Biết rằng muốn nâng 1,00g nước lên 1,0oC cần tiêu tốn 4,18J và giả sử nhiệt sinh ra chỉ dùng để làm tăng nhiệt độ của nước,
Bạn đang xem: Bài 4 trang 123 Hóa lớp 11, Khi 1,00 g metan cháy tỏa ra…
Hướng dẫn giải:
Nhiệt độ của 1,00 g nước lên 1oC cần tiêu tốn nhiệt lượng là 4,18 J.
Vậy khi nâng nhiệt độ 1,00 g H2O từ 25,0oC lên 100oC cần tiêu tốn nhiệt lượng là: 75,0 x 4,18 = 314 (J)
Do đó, nhiệt lượng cần tiêu tốn cho 1,0 lít nước từ 25,0oC lên 100oC là:
314 x 1,00 x 103 = 314 x 103 = 314 kJ
Mặt khác: 1g CH4 khi cháy tỏa ra 55,6 kJ
Vậy để có 314 kJ cần đốt cháy lượng CH4 là :\(\frac{314}{55,6}\) = 5,64 g
Từ đó thể tích CH4 (đktc) cần phải đốt là:\(\frac{5,64}{16,0}\) x 22,4 ≈ 7,90 lít
Hy vọng nội dung bài học Bài 4 trang 123 Hóa lớp 11, Khi 1,00 g metan cháy tỏa ra… sẽ là tài liệu hữu ích giúp các em hoàn thành tốt bài tập của mình.
Đăng bởi: Trường THCS Bình Chánh
Chuyên mục: Tài Liệu Học Tập