Công chúng là ai? Công chúng gồm những ai?
Mời bạn đọc cùng tìm hiểu Công chúng là ai? Công chúng gồm những ai? trong bài viết dưới đây để có câu trả lời nhé.
Công chúng là ai? Công chúng gồm những ai?
Công chúng trong tiếng Anh được gọi là General public.
Công chúng là một hoặc nhiều con người tự nhiên hoặc pháp lí, trong mối quan hệ với luật pháp hoặc trong thực tiễn quốc gia, hiệp hội, tổ chức hoặc nhóm của họ.
Bạn đang xem: Công chúng là ai? Công chúng gồm những ai?
Công chúng của PR là các nhóm người, kể cả nội bộ và bên ngoài mà một tổ chức có liên hệ.
Đối với PR chuyên nghiệp, công chúng là một nhóm người được xác định là có mối quan hệ với khách hàng của mình. Đó có thể là khách hàng hoặc khách hàng tiềm năng, nhân viên, cổ đông, những quan chức trong lĩnh vực hoạt động của khách hàng, quan chức chính phủ và báo chí.
Một số PR chuyên nghiệp cho rằng hoạt động quan hệ công chúng không gắn liền với công chúng nói chung vì khái niệm đó quá rộng để lập kế hoạch cũng như thực thi các kế hoạch PR hiệu quả.
G. Harvey Gail, Chủ tịch Tập đoàn VanNatta Public Relations, Mỹ, cho rằng:
“Người bình thường khi nghe đến từ công chúng sẽ nghĩ tới con người nói chung. Tuy nhiên, những nhà hoạt động PR nhận thấy rằng thế giới là tập hợp của vô vàn những nhóm công chúng riêng biệt, trong đó một số nhóm công chúng có tác động đáng kể tới khả năng tổ chức đạt được mục tiêu trong hoạt động, một số nhóm khác thì không”.
Chính sự sàng lọc nhóm công chúng của PR đã làm cho hoạt động truyền thông phải thay đổi các phương pháp cho phù hợp với từng nhóm. Vậy, những nhóm công chúng nào là đối tượng mục tiêu của PR? Ví dụ sau đây là danh sách các nhóm công chúng của một công ty qui mô trung bình tại Mỹ:
– Những người lãnh đạo, định hướng dư luận, những người đặc biệt quan trọng trong cộng đồng;
– Gia đình của người chủ sở hữu công ty, chủ và nhân viên của công ty;
– Báo chí địa phương, bao gồm: báo in, phát thanh, truyền hình, các trang web, các tạp chí thương mại;
– Thị trường lao động, các công ty tư vấn tuyển dụng lao động tại địa phương;
– Những nhà lãnh đạo cộng đồng, lãnh đạo thành phố và một số quan chức dân cử (uỷ viên hội đồng thành phố, thị trưởng);
– Lãnh đạo và thành viên các hiệp hội thương mại;
– Phòng thương mại và các hiệp hội, tổ chức phát triển kinh tế của địa phương;
– Những nhà bán sỉ, nhà cung cấp hàng hóa;
– Những người điều hành luật pháp, bao gồm cả những cơ quan liên quan đến đất đai và môi trường;
– Người có cổ phần và cộng đồng đầu tư thông qua nhà môi giới, ngân hàng và người cho vay;
– Những đối thủ cạnh tranh;
– Các nhóm hoạt động xã hội.
Danh sách các nhóm công chúng trên đây là dành cho một công ty qui mô trung bình, nó rất khác so với danh sách các nhóm công chúng của một tổ chức phi chính phủ hoặc một cơ quan của chính phủ.
Đồng thời, thứ tự mức độ quan trọng của từng nhóm công chúng sẽ phụ thuộc vào mục tiêu của từng tổ chức. Vì vậy, không thể có một danh sách các nhóm công chúng chung cho mọi cơ quan, tổ chức.
Người của công chúng là ai?
Một nhân vật công chúng hay một người của công chúng là một người nổi tiếng, được nhiều người biết đến nhưng không hẳn là một danh nhân (theo nghĩa hạn hẹp của danh nhân là người nổi tiếng được xã hội công nhận vì những đóng góp cho xã hội của họ). Nhân vật công chúng có thể là những diễn viên, ca sĩ, hoa hậu, người mẫu, nhà chính trị, vận động viên thể thao, người chơi game, người có scandal, người nổi bật, tội phạm,… hoặc người bình thường, người đương thời… được biết đến qua mạng lưới internet, hoặc qua phương tiện truyền thông đại chúng (báo chí, truyền hình), còn thường được gọi là “Người của công chúng” và phải chấp nhận bị công khai hóa một phần cuộc sống riêng tư cũng như được có những biện pháp pháp lý bảo vệ họ.
Người của công chúng thường là nạn nhân của tin đồn, tung tin scandal, đôi khi bôi nhọ hay tin đồn nhảm nặc danh.
Quan hệ công chúng là gì?
Quan hệ công chúng hay được gọi tắt là PR (public relations) là một thuật ngữ được sử dụng nhiều trong các doanh nghiệp. Đây là một khái niệm để chỉ các cách và hoạt động giao tiếp do một cá nhân, một tổ chức hay một chính phủ dùng để nâng cao nhận thức và xây dựng mối quan hệ tích cực với các đối tượng bên ngoài.
Về cơ bản, công việc của người làm quan hệ công chúng là xây dựng, cải thiện hình ảnh của tổ chức hoặc người đại diện bằng việc đưa ra các thông tin tích cực, thu hút sự chú ý của giới truyền thông. Do đó, người làm PR phải có khả năng thuyết phục tốt và biết nắm bắt thời cơ. Mặc dù hiệu quả của hoạt động PR không thể thấy ngay được nhưng kết quả cần đạt được của PR là để khách hàng có thiện cảm với thương hiệu của mình.
Nhiệm vụ chính của nhân viên PR quan hệ công chúng trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp là giúp truyền tải đi các thông điệp của công ty đến cộng đồng nói chung và khách hàng mục tiêu nói riêng. Nhờ hoạt động PR, mà khách hàng sẽ có nhiều ấn tượng tốt với thương hiệu và có nhiều hơn khả năng mua hàng hơn.
Ở các doanh nghiệp hiện nay, hoạt động quan hệ công chúng thường bao gồm tổ chức sự kiện, xử lý khủng hoảng truyền thông, thiết lập và duy trì quan hệ với giới truyền thông,…
Phân biệt quan hệ công chúng và quảng cáo
Quan hệ công chúng (PR) hay bị hiểu nhầm với quảng cáo. Vậy hai khái niệm này khác nhau ở đâu? Cùng tìm hiểu những khác biệt cơ bản nhất giữa hai hình thức này nhé.
Thứ nhất, quảng cáo là hình thức truyền tải thông tin bên bán tới những người mua hàng tiềm năng. Đây là một quá trình diễn ra một chiều từ phía doanh nghiệp sản xuất, phân phối đến khách hàng. Còn PR là các thông tin liên quan đến các hoạt động của doanh nghiệp, có tầm bao quát rộng hơn và thông tin mang tính hai chiều.
Thứ hai, quảng cáo đơn thuần là các bản tự thuật của các doanh nghiệp nói về mình và sản phẩm của mình, thường mang tính thương mại. Còn PR là thông tin từ phía cộng đồng, thu hẹp hơn là giới truyền thông nói về tổ chức/doanh nghiệp đó nên nó mang tính khách quan và phi thương mại.
Tiếp theo, mục tiêu của quảng cáo và PR cũng khác nhau. Với quảng cáo, nhiệm vụ chính của nó là khuyến khích người tiêu dùng mua sản phẩm của doanh nghiệp. Còn với PR là xây dựng hình ảnh cho tích cực cho doanh nghiệp/tổ chức/cá nhân.
Cuối cùng, quan hệ công chúng khác với quảng cáo. Các cơ quan quan hệ công chúng không mua quảng cáo, họ không viết câu chuyện cho các phóng viên và họ không tập trung vào các chương trình khuyến mãi hấp dẫn. Vai trò chính của quan hệ công chúng là quảng bá thương hiệu bằng cách sử dụng nội dung biên tập xuất hiện trên tạp chí, báo, kênh tin tức, trang web, blog và các chương trình truyền hình.
Chức năng của quan hệ công chúng đối với hoạt động marketing
Chức năng của hoạt động quan hệ công chúng với các cá nhân/tổ chức/doanh nghiệp bao gồm:
- Dự đoán, phân tích và diễn giải ý kiến và thái độ của công chúng đối với thương hiệu và soạn thảo các chiến lược sử dụng các phương tiện truyền thông một cách hiệu quả để tác động tới cộng đồng.
- Tính toán phân phối chi phí cho hoạt động truyền thông.
- Soạn thảo các thông cáo báo chí, tin tức của doanh nghiệp tới bên ngoài.
- Lập kế hoạch và thực hiện các sự kiện tiếp cận công chúng và quan hệ truyền thông đặc biệt.
- Viết nội dung cho web (trang web nội bộ và trang web bên ngoài).
- Xây dựng chiến lược quan hệ công chúng trong khi xảy ra khủng hoảng truyền thông.
- Xây dựng hình ảnh thương hiệu trên các nền tảng mạng xã hội và phản hồi các đánh giá của công chúng trên các trang web truyền thông xã hội.
- Tư vấn cho nhân viên của tổ chức về các chính sách, quá trình hành động, trách nhiệm của tổ chức và trách nhiệm của họ.
- Thay mặt tổ chức giao dịch với chính phủ và các cơ quan lập pháp.
- Xây dựng và duy trì quan hệ nhà đầu tư.
Các loại quan hệ công chúng
Theo chức năng của nó, quan hệ công chúng có thể được chia thành 7 loại. Đó là:
- Quan hệ công chúng truyền thông: Thiết lập mối quan hệ tốt với các tổ chức truyền thông và cung cấp thông tin cho họ.
- Quan hệ nhà đầu tư: Xử lý các sự kiện của nhà đầu tư, phát hành báo cáo tài chính và hồ sơ pháp lý, đồng thời làm việc các nhà đầu tư, nhà phân tích và xử lý các thắc mắc và khiếu nại của giới truyền thông.
- Quan hệ với chính phủ: Đại diện cho thương hiệu trước chính phủ về việc thực hiện các chính sách như trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp, cạnh tranh bình đẳng, bảo vệ người tiêu dùng, bảo vệ nhân viên, v.v.
- Quan hệ cộng đồng: Xử lý khía cạnh xã hội của thương hiệu và thiết lập danh tiếng tích cực trong lĩnh vực xã hội như bảo vệ môi trường, giáo dục, v.v.
- Quan hệ công chúng nội bộ: Tư vấn cho nhân viên của tổ chức về các chính sách, quá trình hoạt động, trách nhiệm của tổ chức và trách nhiệm của họ, hợp tác với các đơn vị khác trong các chương trình giới thiệu sản phẩm và sự kiện đặc biệt.
- Quan hệ khách hàng: Xử lý các mối quan hệ với khách hàng mục tiêu và dẫn dắt người tiêu dùng. Thực hiện nghiên cứu thị trường để biết thêm về sở thích, thái độ và ưu tiên của khách hàng và xây dựng chiến lược để tác động tới họ từ những thông tin thu thập được
- Truyền thông marketing: Hỗ trợ các nỗ lực tiếp thị liên quan đến việc ra mắt sản phẩm, các chiến dịch đặc biệt, nhận thức về thương hiệu, hình ảnh và định vị.
***
Trên đây là nội dung bài viết giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về Công chúng là ai? Công chúng gồm những ai? Mọi thông tin trong bài viết Công chúng là ai? Công chúng gồm những ai? đều được xác thực rõ ràng trước khi đăng tải. Tuy nhiên đôi lúc vẫn không tránh khỏi những sai xót đáng tiếc. Hãy để lại bình luận xuống phía dưới bài viết để đội ngũ biên tập được nắm bắt ý kiến từ bạn đọc.
Đăng bởi THCS Bình Chánh trong chuyên mục Tổng hợp
- “Mỗi người sinh ra đều là thiên tai” (An-be Anh-xtanh). Em hiểu câu nói này như thế nào? Hãy trình bày cách hiểu của mình cho các bạn cùng nghe (13 mẫu)
- 90 Bài thơ sáu chữ lớp 8 về gia đình, người thân, bạn bè, trường lớp, quê hương,…
- Abigail Western là ai? Câu chuyện về Abigail Western
- Ai giàu nhất Blackpink? Bật mí về các thành viên trong Blackpink
- Ai là bí thư đầu tiên của Đảng bộ tỉnh Yên Bái?
- Al2O3 + NaOH → NaAlO2 + H2O
- Amber là ai? Sự nghiệp của Amber
- Ame-no-Uzume là ai? Những điều bạn cần biết về nữ thần hoan lạc Ame-no-Uzume