Học TậpLớp 8

Dĩ hòa vi quý là gì? Ý nghĩa của dĩ hòa vi quý

Mời các em theo dõi nội dung bài học về Dĩ hòa vi quý là gì? Ý nghĩa của dĩ hòa vi quý do thầy cô trường THCS Bình Chánh biên soạn. Hy vọng sẽ là tài liệu hữu ích giúp các em học tốt và hoàn thành tốt bài tập của mình.

Mục lục

Dĩ hòa vi quý là gì?

Dĩ hòa vi quý: Ý nghĩa cả câu khuyên con người ta giao tiếp hòa thuận, hòa nhã khi tiếp xúc lẫn nhau. Việc hòa hợp, nhường nhịn lẫn nhau sẽ giúp cải thiện mối quan hệ giữa hai người.

Dĩ hòa vi quý là gì?
Dĩ hòa vi quý là gì?

“Dĩ hòa vi quý”, theo Đại từ điển tiếng Việt (Nguyễn Như Ý chủ biên, Nxb Văn hóa – Thông tin) giải thích là xuề xòa, né tránh sự va chạm, phê bình nhau cốt để cho yên chuyện, cho không khí hòa thuận vui vẻ”

Bạn đang xem: Dĩ hòa vi quý là gì? Ý nghĩa của dĩ hòa vi quý

Dĩ hòa vi quý chỉ lối sống tích cực khi chúng ta đối nhân xử thế. Lý giải theo từ có thể hiểu là:

  • Dĩ: lấy
  • Hòa: hòa thuận, hòa hợp, kết hợp hài hòa
  • Vi: làm
  • Qúy: quý giá, quý báu, cần được coi trọng, đề cao

Ý nghĩa cả câu khuyên con người ta giao tiếp hòa thuận, hòa nhã khi tiếp xúc lẫn nhau. Việc hòa hợp, nhường nhịn lẫn nhau sẽ giúp cải thiện mối quan hệ giữa hai người. Và đó là “quý”, quý báu.

Trong cuộc sống hàng ngày, chúng ta sẽ không tránh khỏi những lúc cãi vã, tranh luận hay bất đồng quan điểm. Những lúc này, chúng ta cần giữ một cái đầu lạnh. Đừng vì cái tôi quá lớn, ngông cuồng mà nảy sinh mâu thuẫn hay những điều tệ hại. Có như vậy mới giữ được hòa khí, bồi đắp tình cảm cho nhau.

Ý nghĩa của dĩ hòa vi quý

Từ trước đến nay, từ thời vua Hùng dựng nước, trải qua bao nhiêu đau thương của không ít cuộc chiến tranh cho đến tận ngày nay người Việt Nam vẫn luôn giữ vững được lối sống thân thiện, hòa nhã với nhau và với cả các bạn bè quốc tế. Cho dù các cuộc chiến tranh có xảy ra, do người Pháp hay người Mỹ thực hiện, áp dụng bao nhiêu chính sách nhằm đồng hóa dân tộc ta thì bản chất con người vẫn mãi mãi tồn tại tới muôn đời nay.

Chiến tranh và những điều ác không thể làm thay đổi được bản tính của dân ta. Thế nhưng khi nền kinh tế phát triển hiện đại, đời sống có nhiều vấn đề cần phải lo toan muộn phiền dẫn đến không thể tìm được tiếng nói chung. Điều này khiến cho nảy sinh những xung đột, những cuộc cãi vã gây cản trở sự hợp tác, phát triển trên nhiều phương diện. Nhất là trong quá trình làm việc đòi hỏi phải có sự liên kết giữa một nhóm các nhân viên trong cùng một công ty. Hay thậm chí là giữa người lãnh đạo và nhân viên của họ.

“Hòa khí” được giữ vững là khi mà cái tôi của bản thân mỗi người được tiết chế lại để bầu không khí khi giao tiếp không trở nên ngột ngạt, căng thẳng. Điều này cũng có thể được mô tả bằng những câu nói khác như: “một điều nhịn, chín điều lành” hay “thêm bạn, bớt thù”. Còn “dĩ hòa vi quý” lại mang ý nghĩa sâu rộng hơn, bao quát hơn cả hai câu thành ngữ trên. Điều tốt đẹp mà nó muốn hướng con người tới chính là một thái độ sống đẹp, sống biết yêu thương và sống chan hòa, biết nhường nhịn và lắng nghe những gì người khác nói.

Cuộc sống hiện đại đã mở ra rất nhiều cơ hội đổi đời nhưng cũng là thời điểm mà nhiều cuộc giao tiếp được hình thành dẫn đến phát sinh ra nhiều vấn đề như: vui có, buồn có, bực tức cũng có, giận hờn cũng xuất hiện và thậm chí có cả những xung đột cãi vã. Thế nhưng lại có ít ai trong những tình huống đó có thể giữ được sự bình tĩnh để có thể lắng nghe và cùng ngồi lại với nhau để phân bua ý kiến nhẹ nhàng. Việc giữ khăng khăng cái thái độ cứng nhắc, cái tôi được đề cao sẽ khiến khoảng cách giữa bản thân với mọi người trở nên xa cách, quá trình thực hiện công việc trở nên khó khăn hơn.

Trong lời ăn tiếng nói hàng ngày hay trong những lời dạy bảo của cha mẹ dành cho con cái trước khi chúng ra đường đời, va vấp với cuộc sống mới; tiếp xúc với những người xa lạ, đối mặt với nhiều cám dỗ là phải sống “dĩ hòa vi quý”.  Đây là một câu thành ngữ mượn tiếng Hán thể hiện ý nghĩa của một lối sống đẹp ở một người.

Trong câu “Dĩ hòa vi quý” thì dĩ có nghĩa là lấy, hòa có nghĩa hòa hợp hòa nhã, vi nghĩa là làm và quý có thể hiểu là thứ quý giá nhất rất được coi trọng. Như vậy các bạn có thể hiểu “dĩ hòa vi quý” tức là coi thứ quý giá nhất trong giao tiếp giữa con người với con người là hòa nhã, hòa thuận với nhau.

Cuộc sống hằng ngày có nhiều mối quan hệ xã hội, nảy sinh ra nhiều cuộc nói chuyện mà đôi khi không tránh khỏi những quan điểm bất đồng, những ý kiến trái chiều dẫn tới những mâu thuẫn, cãi vã thậm chí là xung đột xảy ra. Mỗi người sẽ có một cách nghĩ khác nhau, nếu ai cũng cho là mình đúng thì câu chuyện sẽ chỉ được nhìn từ một phía và phần còn lại là người kia nhìn nốt. Đó chính là lý do vì sao mà các cuộc xung đột không bao giờ hết được.

Những lúc như vậy, nếu muốn mọi chuyện được kết thúc trong êm đẹp thì cả hai cần phải giữ được bình tĩnh, phải nhường nhịn, biết lắng nghe ý kiến, quan điểm và chia sẻ với nhau để có thể thấu hiểu nhau hơn. Từ đó mọi vướng mắc sẽ được giải quyết hết mà tình cảm và hòa khí giữa hai bên ngày càng bền vững. Đây chính là những ý mà câu thành ngữ đã muốn khuyên răn con người dù là già hay trẻ, là gái hay trai thì cũng đều ghi nhớ câu thành ngữ này để có một lối sống văn minh đúng nghĩa.

Ý nghĩa của dĩ hòa vi quý
Ý nghĩa của dĩ hòa vi quý

Làm thế nào để sống dĩ hòa vi quý?

Mỗi người đều có những lối sống, quan điểm và cách nghĩ khác nhau. Vì vậy, trong công việc, cuộc sống đôi khi không tránh khỏi những bất đồng. Đây là lý do chính khiến các người ta bức xúc, khó chịu, to tiếng lẫn nhau. Hậu quả nghiêm trọng hơn là mối quan hệ đổ nát, tình đồng nghiệp rạn nứt hay bạn bè không nhìn mặt nhau. Chỉ vì một phút nông nổi bất chợt để rồi khi bình tĩnh lại, chúng ta đã mất mọi thứ.

Vì vậy, lối sống “dĩ hòa vi quý” vô cùng cần thiết. Những lúc cãi vã, hãy cùng nhau làm những việc này:

  • Bình tĩnh
  • Lắng nghe ý kiến đối phương
  • Chia sẻ quan điểm của nhau
  • Cùng nhau bàn bạc đưa ra đối sách

Từ đó, các nút thắt sẽ được tháo gỡ.  Mối quan hệ, hòa khí giữa hai bên vẫn được giữ vững. Bên cạnh đó, chúng ta sẽ hiểu nhau hơn, những lần hợp tác sau sẽ thuận lợi hơn.

Mặt khác của dĩ hòa vi quý

Dĩ hòa vi quý để hai bên thấu hiểu và giúp đỡ lẫn nhau. Đây là lối sống tích cực. Tuy nhiên, không phải vì dĩ hòa vi quý mà chúng ta để đối phương lấn lướt, đàn áp quan điểm, suy nghĩ của mình. Lắng nghe ý kiến đối phương để nhìn nhận, đánh giá và bổ sung. Chứ không phải làm theo kiểu “gió chiều nào theo chiều ấy” hay ba phải nhận sai về mình.

Một mối quan hệ bền vững, phát triển luôn đến từ hai bên. Nếu đối phương có xu hướng lấn át bạn, bạn nên xem xét lại. Bạn cần suy nghĩ thấu đáo, chỉ ra cái sai của họ để cả hai cùng nhìn nhận. Không nên im lặng, nhún mình bỏ qua hay tặc lưỡi cho xong chuyện.

Tùy từng trường hợp, con người cụ thể mà chúng ta chọn cách nên hay không nên sống dĩ hòa vi quý với nhau. Giang sơn dễ đổi, bản tính khó dời. Nếu chúng ta không tìm cách hòa hợp, chan hòa với người khác, thế giới của bạn sẽ chỉ có một mình.

Hãy lưu ý vận dụng thuần thục, đúng lúc, đúng chỗ và đúng người với ý nghĩa câu thành ngữ này. Tránh những giá trị tinh thần, những bài học bị sai lệch cách hiểu.

Sống dĩ hòa vi quý có dễ không?

Nếu nói để sống “dĩ hòa vi quý” với tất cả mọi người thì vô cùng khó. Điều chúng ta cần làm là giữ một cái đầu lạnh và một trái tim nóng. Hãy lắng nghe, thấu hiểu suy nghĩ, tình cảm của đối phương. Sau đó, nêu ra quan điểm mà mình cho là đúng. Nếu suy nghĩ hai bên không giống nhau, đừng tức giận, hãy cùng bàn bạc, đóng góp để đi đến kết quả tốt nhất.

Sống dĩ hòa vi quý có dễ không?
Sống dĩ hòa vi quý có dễ không?

Dĩ hòa vi quý trong các mối quan hệ trong cuộc sống

Đồng nghiệp cùng công ty không tránh khỏi lúc cãi vã, tranh luận các phương án, hợp đồng đưa ra. Để giải quyết trường hợp này, hãy tìm hiểu kỹ hợp đồng, cùng đưa ra những ý kiến mà bạn cho là đúng. Chỉ cần bạn am hiểu, thấu hiểu suy nghĩ, nỗi lo của đối phương và trả lời đúng vào ý đó là bạn đã thành công 80%.

Trong chuyện tình cảm, nhường nhịn và thấu hiểu là điều cốt yếu. Để tình yêu hai bạn bền chặt và tiến xa hơn, nhất định không được nóng nảy nói ra những lời khó nghe. Hãy thật bình tĩnh xử lý và tìm ra phương án tốt cho cả hai. Trong mối quan hệ bạn bè cũng vậy, có hiểu nhau, lo lắng cho nhau thì mối quan hệ ấy mới kéo dài lâu được.

Ngay cả trong gia đình, những người thân thiết sống với ta từ nhỏ. Việc thấu hiểu nhau, giúp đỡ nhau sẽ làm gia đình hòa thuận, yên ấm với nhau. Đừng vì những áp lực bên ngoài mà khiến mái ấm gia đình bạn rạn nứt.

Có nên sống dĩ hòa vi quý không?

Dĩ hòa vi quý là sống chan hòa với mọi người hay sống ba phải gió chiều nào theo chiều ấy? Đó là một câu hỏi được đặt ra ở một hướng suy nghĩ khác về câu ca dao, tục ngữ này. Liệu đó có phải là mặt trái của vấn đề? Sự ngần ngại không dám nói lên quan điểm của bản thân hay sự nhún nhường không dám đấu tranh vì không muốn mất hòa khí. Không dám chỉ ra những lỗi sai của người khác là sự đánh đồng về hai quan điểm là hoàn toàn khác nhau.

Dĩ hòa vi quý là sống chan hòa, yêu thương, nhường nhịn nhau vì lợi ích chung chứ không có nghĩa là sống thờ ơ, cả nể, không dám lên tiếng, không dám phê bình. Nó là lấy cái hòa nhã để làm yếu tố quan trọng trong mọi vấn đề. Tức là để lợi ích riêng cá nhân hòa hợp với lợi ích chung của tập thể để đẩy mạnh sự phát triển chung chứ không phải hòa nhã là để cái xấu; là cái tiêu cực dùng để nhấn chìm cái đẹp, cái hay ở bản thân.

Dĩ hòa vi quý không dùng trong các trường hợp cam chịu không dám đấu tranh bảo vệ cái đúng, mà nó mang ý nghĩa tích cực. Bất cứ những trường hợp nào không vì mục đích chung mà chỉ sợ ảnh hưởng đến lợi ích cá nhân mình; như vậy là thể hiện tính ích kỷ.

Sống dĩ hòa vi quý là phải sống theo lối tích cực không phải là sống theo kiểu “gió chiều nào theo chiều ấy” hay là phải nhẫn nhịn theo kiểu “một điều nhịn, chín điều lành”. Đừng vì quá nể nang ai hay để níu giữ một mối quan hệ mà phải cam chịu, không dám lên tiếng. Cái gì đúng thì phải nêu lên ý kiến để góp ý chỉ ra cái sai của đối phương chứ không phải im lặng để cái sai trái lấn át. Vì vậy chúng ta cần phải phân biệt rạch ròi các quan điểm ở trong mỗi trường hợp thực tế là một bài học mà ông cha ta để lại để không bị hiểu một cách sai lầm.

Từ đó có thể trả lời cho câu hỏi “Có nên sống dĩ hòa vi quý không?” Rằng rất nên sống dĩ hòa vi quý khi mọi đã người hiểu rõ ý nghĩa thực sự của câu thành ngữ này. Tuy nhiên vào mỗi thời đại; mỗi hoàn cảnh khác nhau thì chúng ta cần phải vận dụng và ứng biến nó một cách linh hoạt. Tránh để những giá trị, bài học tốt đẹp bị biến tướng.

***

Trên đây là nội dung bài học Dĩ hòa vi quý là gì? Ý nghĩa của dĩ hòa vi quý do thầy cô trường THCS Bình Chánh biên soạn và tổng hợp. Hy vọng sẽ giúp các em hiểu rõ nội dung bài học và từ đó hoàn thành tốt bài tập của mình. Đồng thời luôn đạt điểm cao trong các bài thi bài kiểm tra sắp tới. Chúc các em học tập thật tốt.

Đăng bởi THCS Bình Chánh trong chuyên mục Học tập

5/5 - (9 bình chọn)


Cô Nguyễn Thanh Phương

Trường THCS Bình Chánh với mục tiêu chung là tạo ra một môi trường học tập tích cực, nơi mà học sinh có thể phát triển khả năng và đạt được thành công trong quá trình học tập. Chúng tôi cam kết xây dựng một không gian học tập đầy thách thức, sáng tạo và linh hoạt, nơi mà học sinh được khuyến khích khám phá, rèn luyện kỹ năng và trở thành những người học suốt đời.

Bài viết liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button