Giải Lịch Sử 7 Bài 4 Kết nối tri thức: Trung Quốc từ thế kỉ VII đến giữa thế kỉ XIX | Soạn Sử 7
Mời các em theo dõi nội dung bài học do thầy cô trường Trung học Bình Chánh biên soạn sẽ giúp các em nắm chắc kiến thức nội dung bài học tốt hơn.
Giải bài tập Lịch Sử 7 Bài 4: Trung Quốc từ thế kỉ VII đến giữa thế kỉ XIX
Bạn đang xem: Giải Lịch Sử 7 Bài 4 Kết nối tri thức: Trung Quốc từ thế kỉ VII đến giữa thế kỉ XIX | Soạn Sử 7
Bài giảng bài tập Lịch Sử 7 Bài 4: Trung Quốc từ thế kỉ VII đến giữa thế kỉ XIX
Câu hỏi mở đầu trang 24 Bài 4 Lịch sử 7: Hình dưới đây là di tích Tử Cấm Thành – một cung điện lớn và là một trong những biểu tượng của Trung Quốc thời phong kiến. Từ thế kỉ VII đến giữa thế kỉ XIX, chế độ phong kiến Trung Quốc tiếp tục phát triển như thế nào trên các lĩnh vực chính trị, văn hóa, xã hội?
Trả lời:
– Chính trị:
+ Bộ máy nhà nước từng bước được củng cố, kiện toàn từ trung ương đến địa phương.
+ Mở nhiều khoa thi để tuyển chọn nhân tài cho đất nước.
+ Tiến hành nhiều cuộc chiến tranh xâm lược.
– Kinh tế phát triển toàn diện trên các lĩnh vực nông nghiệp, thủ công nghiệp, thương nghiệp.
– Đạt được nhiều thành tựu rực rỡ trên lĩnh vực văn hóa.
1. Tiến trình phát triển của lịch sử Trung Quốc từ thế kỉ VII đến giũa thế kỉ XIX
Câu hỏi trang 25 Lịch sử 7: Từ thế kỉ VII đến giữa thế kỉ XIX, lịch sử Trung Quốc trải qua các triều đại phong kiến nào? Hãy thế hiện tiến trình lịch sử đó trên trục thời gian theo ý tưởng của em.
Trả lời:
– Các triều đại phong kiến Trung Quốc từ thế kỉ VII đến giữa thế kỉ XIX:
+ Thời nhà Đường (618 – 907)
+ Thời kì Ngũ Đại (907 – 960)
+ Thời nhà Tống (960 – 1279)
+ Thời nhà Nguyên (1271 – 1368)
+ Thời nhà Minh (1368 – 1644)
+ Thời nhà Thanh (1644 – 1911)
– Trục thời gian tham khảo:
2. Trung Quốc dưới thời Đường
Câu hỏi trang 25 Lịch sử 7: Hãy trình bày những biểu hiện về sự thịnh vượng của Trung Quốc dưới thời Đường…
Trả lời:
– Chính trị – đối ngoại:
+ Củng cố và hoàn thiện bộ máy nhà nước từ trung ương đến địa phương nâng cao quyền lực của Hoàng đế.
+ Đặt các khoa thi để tuyển chọn người đỗ đạt ra làm quan.
+ Với tiềm lực về kinh tế và quân sự, nhà Đường tiếp tục chính sách xâm lược các nước, lãnh thổ Trung Quốc được mở rộng.
– Kinh tế:
+ Sản xuất nông nghiệp phát triển nhờ việc thực hiện: giảm tô thuế, bớt sưu dịch; chia ruộng đất cho nông dân (theo chế độ quân điền); cải tiến kĩ thuật canh tác…
+ Nhiều xưởng thủ công luyện sắt, đóng thuyền,.. với hàng chục người làm việc xuất hiện.
+ Cuất hiện nhiều thành thị phồn thịnh, như: Trường An, Lạc Dương…
+ Từ những tuyến đường giao thông truyền thống nối các châu lục được hình thành từ các thế kỉ trước, đến thời Đường trử thành “con đường tơ lụa”.
3. Sự phát triển của thời Minh – Thanh
Câu hỏi 1 trang 27 Lịch sử 7: Nêu những biểu hiện nổi bật về sự phát triển kinh tế thời Minh – Thanh.
Trả lời:
– Nông nghiệp:
+ Có những bước tiến về kĩ thuật gieo trồng.
+ Diện tích canh tác được mở rộng.
+ Sản lượng lương thực tăng nhiều…
– Thủ công nghiệp:
+ Nhiều xưởng thủ công lớn được hình thành, thuê mướn nhiều nhân công và sản phẩm rất đa dạng.
+ Những sản phẩm thủ công nổi tiếng nhất là: gốm sứ và tơ lụa…
– Thương nghiệp:
+ Nhiều thành thị lớn như Bắc Kinh, Nam Kinh,… được hình thành.
+ Nhiều thương cảng trở thành trung tâm buốn bán sầm uất, như: Quảng Châu, Phúc Kiến,…
+ Thiết lập quan hệ giao thương với nhiều nước Đông Nam Á, Ấn Độ, Ba Tư…
=> Thời Minh – Thanh mầm mống kinh tế tuw bản chủ nghĩa đã xuất hiện nhưng còn nhỏ bé, chưa đủ sức chi phối mạnh mẽ với nền kinh tê – xã hội Trung Quốc.
Câu hỏi 2 trang 27 Lịch sử 7: Theo em, thành tựu nào là nổi bật nhất? Vì sao?.
Trả lời:
– Thành tựu về nông nghiệp là quan trọng nhất, vì:
+ Nông nghiệp là ngành kinh tế giữ vai trò chủ đạo ở Trung Quốc thời phong kiến (thủ công nghiệp và thương nghiệp tuy cũng được nhà nước khuyến khích phát triển nhưng còn hạn chế).
+ Sự phát triển của nông nghiệp đã cung cấp một phần hàng hóa cho thương nghiệp, ví dụ: những mặt hàng nông sản như: lúa gạo, chè, bông… cũng là một loại hàng hóa
+ Sự phát triển của nông nghiệp đã góp phần ổn định đời sống nhân dân.
Lưu ý: Học sinh trình bày quan điểm cá nhân. Bài làm trên chỉ mang tính tham khảo
4. Những thành tựu chủ yếu của nền văn hóa Trung Quốc từ thế kỉ VII đến giữa thế kỉ XIX
Câu hỏi 1 trang 28 Lịch sử 7: Hãy giới thiệu những thành tựu văn hóa tiêu biểu của Trung Quốc từ thế kỉ VII đến thế kỉ XIX.
Trả lời:
– Tư tưởng- tôn giáo:
+ Nho giáo trở thành hệ tư tưởng chính thống của chế độ phong kiến Trung Quốc
+ Phật giáo tiếp tục phát triển, thịnh hành nhất dưới thời Đường.
– Sử học:
+ Thành lập cơ quan chép sử.
+ Nhiều bộ sử lớn được biên soạn: Minh sử, Thanh thực lực, Tứ khổ toàn thư,…
– Văn học:
+ Phát triển đa dạng về thể loại, như: thơ, kinh kịch, tiểu thuyết chương hồi…
+ Xuất hiện nhiều nhà văn, nhà thơ lớn, với nhiều tác phẩm nổi tiếng. Ví dụ như: bài thơ Tĩnh dạ tứ của Lý Bạch; bài thơ Tì bà hành của Bạch Cư Dị; tiểu thuyết Thủy hử của Thi Nại Am; tiểu thuyết Tam quốc diễn nghĩa của La Quán Trung, tiểu thuyết Tây du kí của Ngô Thừa Ân, tiểu thuyết Hồng lâu mộng của Tào Thuyết Cần,..
– Kiến trúc – điêu khắc
+ Xây dựng nhiều công trình kiến trúc đặc sắc, như: Vạn lí trường thành, Tử Cấm Thành, Cố cung…
+ Nghệ thuật điêu khắc đạt đến trình độ tinh xảo, điêu luyện với những bức tượng phật tinh xảo, sinh động…
– Kĩ thuật: phát minh ra kĩ thuật in, thuốc súng…
Câu hỏi 2 trang 28 Lịch sử 7: Em hãy nêu nhận xét về những thành tựu văn hóa của Trung Quốc.
Trả lời:
– Nhận xét:
+ Từ thế kỉ VII – giữa thế kỉ XIX, nhân dân Trung Quốc đã đạt được nhiều thành tựu trên tất cả các lĩnh vực văn hóa.
+ Những thành tựu văn hóa của cư dân Trung Quốc đã đóng góp lớn vào kho tàng văn minh nhân loại; đồng thời có tác động, ảnh hưởng lớn đến sự phát triển văn hóa của nhiều quốc gia, như: Việt Nam, Nhật Bản, Triều Tiên…
+ Nhiều thành tựu văn hóa của cư dân Trung Quốc vẫn được duy trì cho đến ngày nay. Ví dụ: Tử cấm thành (ở Bắc Kinh) là địa điểm du lịch hấp dẫn; các tác phẩm: Thủy hử, Tam quốc diễn nghĩa, Tây du kí, Hồng lâu mộng… là nguyên tác của nhiều bộ phim điện ảnh hoặc phim truyền hình…
Lưu ý: Học sinh trình bày quan điểm cá nhân. Bài làm trên chỉ mang tính tham khảo
Luyện tập – Vận dụng
Luyện tập – Vận dụng 1 trang 28 Lịch sử 7: Tại sao nói thời Đường là thời kì thịnh vượng của chế độ phong kiến Trung Quốc?.
Trả lời:
Dưới thời Đường, chế độ phong kiến Trung Quốc đạt được sự phát triển toàn diện trên tất cả các lĩnh vực: chính trị – kinh tế – văn hóa – xã hội.
– Chính trị:
+ Bộ máy nhà nước được củng cố, hoàn chỉnh từ trung ương đến địa phương.
+ Nhà nước mở nhiều khoa thi để tuyển chọn nhân tài.
+ Thi hành chính sách xâm lược để mở rộng bờ cõi đất nước, như: lấn chiếm vùng Nội Mông, chinh phục Tây Vực, xâm lược Triều Tiên, củng cố chế độ cai trị ở An Nam.
– Kinh tế:
+ Sản xuất nông nghiệp phát triển nhờ việc thực hiện: giảm tô thuế, bớt sưu dịch; chế độ quân điền; cải tiến kĩ thuật canh tác…
+ Các ngành nghề thủ công như rèn sắt, đóng thuyền,… có sự phát triển hơn trước.
+ Thương nghiệp phát triển, nhà Đường có quan hệ buôn bán với hầu hết các nước châu Á; con đường tơ lụa được hình thành.
– Xã hội ổn định, đời sống nhân dân ấm no.
– Văn hóa phát triển, tiêu biểu nhất là lĩnh vực văn học.
Luyện tập – Vận dụng 2 trang 28 Lịch sử 7: Kinh tế dưới thời Minh – Thanh có đặc điểm gì nổi bật so với thời Đường?…
Trả lời:
– Điểm mới của kinh tế thời Minh – Thanh so với thời Đường là:
+ Nông nghiệp phát triển hơn (tiến bộ về kĩ thuật giep trồng; diện tích canh tác mở rộng; sản lượng lương thực tăng lên).
+ Trong thủ công nghiệp: hình thành những xưởng thủ công tương đối lớn, thuê nhiều nhân công.
+ Trong thương nghiệp: xuất hiện mầm mống kinh tế tư bản chủ nghĩa.
Luyện tập – Vận dụng 3 trang 28 Lịch sử 7: Trong những thành tựu văn hóa tiêu biểu của Trung Quốc từ thế kỉ VII đến thế kỉ XIX, em ấn tượng với thành tựu nào nhất? Vì sao?
Trả lời:
– Trong những thành tựu văn hóa tiêu biểu của Trung Quốc từ thế kỉ VII đến thế kỉ XIX, em ấn tượng với công trình kiến trúc Tử Cấm Thành.
– Vì:
+ Tử Cấm Thành được xây dượng dưới thời Minh. Đây là nơi ở của hoàng đế và hoàng gia Trung Quốc trong hơn 5 thế kỉ. Toàn bộ công trình này có 9999 căn phòng, gắn với quan niệm Thiên Tử là con Trời và chỉ ở Thiên cung mới có 10.000 phòng.
+ Tử Cấm Thành là một trong những công trình biểu tượng của Trung Quốc nhưng lại gắn với tên tuổi của một người Việt là Nguyễn An (quê ở Hà Nội).
+ Ngày nay, Tử Cấm Thành là một trong những địa điểm thăm quan hấp dẫn du khách trong và ngoài nước.
Lưu ý: Học sinh trình bày quan điểm cá nhân. Bài làm trên chỉ mang tính tham khảo
Luyện tập – Vận dụng 4 trang 28 Lịch sử 7: Liên hệ với lịch sử Việt Nam, em hãy tìm hiểu thêm và chia sẻ: Từ thế kỉ VII đến thế kỉ XIX, triểu đại phong kiến Trung Quốc nào đã xâm lược nước ta?
Trả lời
– Từ thế kỉ VII đến thế kỉ XIX, nhiều triểu đại phong kiến Trung Quốc đã xâm lược nước Việt Nam. Cụ thể là:
+ Nhà Tống xâm lược Đại Cồ Việt vào năm 981.
+ Nhà Tống âm lược Đại Việt (1075 – 1077)
+ Quân Mông – Nguyên 3 lần xâm lược Đại Việt (1258 – 1288)
+ Nhà Minh xâm lược Đại Ngu (1406 – 1407)
+ Nhà Minh đặt ách cai trị ở Đại Ngu (1407 – 1427)
+ Nhà Thanh xâm lược Đại Việt (1789).
Xem thêm lời giải bài tập Lịch sử lớp 7 Kết nối tri thức với cuộc sống hay, chi tiết khác:
Bài 5: Ấn Độ từ thế kỉ IV đến giữa thế kỉ XIX
Bài 6: Các vương quốc phong kiến Đông Nam Á nửa sau thế kỉ X đến nửa đầu thế kỉ XVI
Bài 7: Vương quốc Lào
Bài 8: Vương quốc Cam-pu-chia
Bài 9: Đất nước buổi đầu độc lập
Xem thêm tài liệu Lịch sử lớp 7 Kết nối tri thức với cuộc sống hay, chi tiết khác:
Lý thuyết Bài 4: Trung Quốc từ thế kỉ VII đến giữa thế kỉ XIX
Trả lời:
– Điểm mới của kinh tế thời Minh – Thanh so với thời Đường là:
+ Nông nghiệp phát triển hơn (tiến bộ về kĩ thuật giep trồng; diện tích canh tác mở rộng; sản lượng lương thực tăng lên).
+ Trong thủ công nghiệp: hình thành những xưởng thủ công tương đối lớn, thuê nhiều nhân công.
+ Trong thương nghiệp: xuất hiện mầm mống kinh tế tư bản chủ nghĩa.
Đăng bởi: THCS Bình Chánh
Chuyên mục: Lịch sử 7 Kết nối tri thức
- Lịch Sử 7 Bài 1 Kết nối tri thức: Quá trình hình thành và phát triển của chế độ phong kiến ở Tây Âu | Soạn Sử 7
- Lịch Sử 7 Bài 2 Kết nối tri thức: Các cuộc phát kiến địa lí và sự hình thành quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa ở Tây Âu | Soạn Sử 7
- Lịch Sử 7 Bài 3 Kết nối tri thức: Phong trào Văn hóa Phục hưng và Cải cách tôn giáo | Soạn Sử 7
- Lịch Sử 7 Bài 5 Kết nối tri thức: Ấn Độ từ thế kỉ IV đến giữa thế kỉ XIX | Soạn Sử 7
- Giải Lịch Sử 7 Bài 6 Kết nối tri thức: Các vương quốc phong kiến Đông Nam Á nửa sau thế kỉ X đến nửa đầu thế kỉ XVI | Soạn Sử 7
- Lịch Sử 7 Bài 7 Kết nối tri thức: Vương quốc Lào | Soạn Sử 7