Học TậpLớp 10Vật Lí 10 Chân trời sáng tạo

Giải vật lí 10 bài 3 trang 15, 16, 17, 18, 19, 20, 21, 22, 23 chân trời sáng tạo

Mời các em theo dõi nội dung bài học hôm nay Giải vật lí 10 bài 3 trang 15, 16, 17, 18, 19, 20, 21, 22, 23 chân trời sáng tạo

Câu hỏi tr 15

Bạn đang xem: Giải vật lí 10 bài 3 trang 15, 16, 17, 18, 19, 20, 21, 22, 23 chân trời sáng tạo

1. Kể tên một số đại lượng vật lí và đơn vị của chúng mà các em đã được học trong môn Khoa học tự nhiên.

Hướng dẫn giải:

Vận dụng kiến thức đã học trong môn Khoa học tự nhiên

Lời giải:

Một số đại lượng vật lí và đơn vị của chúng:

+ Quãng đường: m

+ Thời gian: s

+ Nhiệt độ: K

+ Khối lượng chất: mol

+ Năng lượng: J

+ Khối lượng: kg

Câu hỏi tr 16

2. Phân biệt đơn vị và thứ nguyên trong Vật lí.

Lời giải:

Thứ nguyên của một đại lượng là quy luật nêu lên sự phụ thuộc vào đơn vị đo đại lượng đó vào các đơn vị cơ bản.

Ví dụ: Tốc độ, vận tốc được biểu diễn bằng đơn vị m/s; km/h nhưng chỉ có một thứ nguyên là L.T-1

Câu hỏi tr 17 CH 3

3. Phân tích thứ nguyên của khối lượng riêng ρ theo thứ nguyên của các đại lượng cơ bản. Từ đó cho biết đơn vị của ρ trong hệ SI.

Hướng dẫn giải:

Thứ nguyên của một số đại lượng cơ bản

Các đơn vị cơ bản trong hệ SI

Biểu thức tính khối lượng riêng: \(\rho  = \frac{m}{V}\)

Lời giải:

Ta có thứ nguyên của khối lượng m là M, thứ nguyên của thể tích V là L3

=> Thứ nguyên của khối lượng riêng ρ là M.L-3

=> Đơn vị của ρ trong hệ SI là kg/m

Câu hỏi tr 17 LT

 

Hiện nay có những đơn vị thường được dùng trong đời sống như picômét (pm), miliampe (mA) (ví dụ như kích thước của một hạt bui là khoảng 2,5 pm; cường độ dòng điện dùng châm cứu là khoảng 2 mA). Hãy xác định các đơn vị cơ bản và các tiếp đầu ngữ của 2 đơn vị trên.

Hướng dẫn giải:

Tên và kí hiệu tiếp đầu ngữ của bội số, ước số thập phân của đơn vị

Lời giải:

Đơn vị cơ bản của 2 đơn vị trên là: m và A

2,5 pm = 2,5.10-12 m

2 mA = 2.10-3 A

Câu hỏi tr 17 VD

Lực cản không khí tác dụng lên vật phụ thuộc vào vận tốc chuyển động theo công thức F = -k.v. Biết thứ nguyên của lực là M.L.T-2 . Xác định thứ nguyên và đơn vị của k trong hệ SI.

Hướng dẫn giải:

Thứ nguyên của một số đại lượng cơ bản

Các đơn vị cơ bản trong hệ SI

Lời giải:

Vận tốc có thứ nguyên là L.T-1 nên vcó thứ nguyên là L.T-2

=> Thứ nguyên của k là \(\left[ {\frac{{M.L.{T^{ – 2}}}}{{L^2.{T^{ – 2}}}}} \right] = \left[ M/L \right]\)

=> Đơn vị của k là kg/m

Câu hỏi tr 18

4. Với các dụng cụ là bình chia độ (ca đong) (Hình 3.1a) và cân (Hình 3.1b), đề xuất phương án đo khối lượng riêng của một quả cân trong phòng thí nghiệm.

Hướng dẫn giải:

Biểu thức tính khối lượng riêng \(\rho  = \frac{m}{V}\)

Lời giải:

Bước 1: Đặt quả cân lên cân để xác định khối lượng của quả cân

Bước 2: Đo thể tích của quả cân bằng cách đổ nước vào bình chia độ đến một vạch xác định, ghi lại kết quả đó. Sau đó thả quả cân vào bình chia độ, ghi lại kết quả

Vquả cân = Vnước + quả cân – Vnước

Bước 3: Áp dụng công thức tính khối lượng riêng \(\rho  = \frac{m}{V}\) để tính khối lượng riêng của quả cân.

Câu hỏi tr 19 CH 5

5. Quan sát Hình 3.2 và phân tích các nguyên nhân gây ra sai số của phép đo trong các trường hợp được nêu.

Hướng dẫn giải:

Quan sát hình và vận dụng kiến thức đã học trong KHTN 6

Lời giải:

Nguyên nhân gây ra sai số là

+ Hình a: Đặt bút không đúng cách. Cần phải đặt bút song song với thước, một đầu của thước đặt vào vị trí số 0 của thước, đầu còn lại dừng ở vị trí nào của thước thì đó chính là số đo của thước

+ Hình b: Đặt mắt nhìn không đúng cách. Cần phải đặt mắt vuông góc với thước

+ Hình c: Cân điều chỉnh sai số. Cần điều chỉnh kim cân về vạch số 0 của cân.

Câu hỏi tr 19 CH 6

6. Quan sát Hình 3.3, em hãy xác định sai số dụng cụ của hai thước đo.

Hướng dẫn giải:

Sai số dụng cụ của thước xuất phát từ độ chia nhỏ nhất. Độ chia nhỏ nhất là khoảng cách gần nhất của hai vạch chia liên tiếp trên thước.

Lời giải:

Hình a có độ chia nhỏ nhất là 1 cm nên sai số dụng cụ của thước là 1 cm

Hình b có độ chia nhỏ nhất là 1 mm nên sai số dụng cụ của thước là 1 mm.

Câu hỏi tr 19 CH 7

7. Đề xuất những phương án hạn chế sai số khi thực hiện phép đo.

Hướng dẫn giải:

Vận dụng kiến thức đã học

Lời giải:

Phương án hạn chế sai số khi thực hiện phép đo là: Thường xuyên hiệu chỉnh dụng cụ đo, sử dụng thiết bị đo có độ chính xác cao.

Câu hỏi tr 20 LT

Để đo chiều dài của cây bút chì, em nên sử dụng loại thước nào trong Hình 3.3 để thu được kết quả chính xác hơn?

Lời giải:

Để đo chiều dài của cây bút chì, nên sử dụng thước trong Hình 3.3b vì thước này có sai số dụng cụ nhỏ hơn thước ở Hình 3.3a nên kết quả đo sẽ chính xác hơn.

Câu hỏi tr 20 VD

Một bạn chuẩn bị thực hiện đo khối lượng của một túi trái cây bằng cân như Hình 3.4. Hãy chỉ ra những sai số bạn có thể mắc phải. Từ đó, nêu cách hạn chế các sai số đó.

Hướng dẫn giải:

Quan sát hình vẽ và vận dụng kiến thức đã học

Lời giải:

Những sai số bạn có thể mắc phải:

+ Sai số hệ thống: cân chưa được hiệu chỉnh về vị trí số 0

+ Sai số ngẫu nhiên: do các yếu tố bên ngoài như gió, bui, hoặc có thể đặt mắt không đúng

Cách hạn chế những sai sót:

+ Hiệu chỉnh cân về vị trí số 0, đặt đĩa cân cho thăng bằng

+ Khi đọc kết quả, mắt hướng về phía mặt cân và vuông góc

Câu hỏi tr 22 LT

Giả sử chiều dài của hai đoạn thẳng có giá trị đo được lần lượt là a = 51 ± 1 cm và b = 49 ± 1 cm. Trong các đại lượng được tính theo các cách sau đây, đại lượng nào có sai số tương đối lớn nhất:

A. a + b

B. a – b

C. a x b

D. \(\frac{a}{b}\)

Hướng dẫn giải:

Biểu thức tính sai số tương đối của phép đo: \(\delta x = \frac{{\Delta x}}{{\overline x }}\)

Trong đó Δx là sai số tuyệt đối

Sai số tương đối của một tích hoặc thương bằng tổng sai số tương đối của các thừa số

Sai số tuyệt đối của một tổng hay hiệu bằng tổng sai số tuyệt đối của các số hạng

Lời giải:

A. a + b có F = a + b

=> \(\left[ {\frac{{M.L.{T^{ – 2}}}}{{{L^2}}}} \right] = \left[ {M.{L^{ – 1}}.{T^{ – 2}}} \right]\)

B. a – b có F = a – b

=> \(\delta F = \frac{{\Delta F}}{{\overline F }} = \frac{{\Delta a + \Delta b}}{{\overline a  – \overline b }} = \frac{{1 + 1}}{{51 – 49}} = 1\)

C. a x b, có F = a x b

=> \(\delta F = \delta a + \delta b = \frac{{\Delta a}}{{\overline a }} + \frac{{\Delta b}}{{\overline b }} = \frac{1}{{51}} + \frac{1}{{49}} \approx 0,04\)

D. Có F = a/b

=> \(\delta F = \delta a + \delta b = \frac{{\Delta a}}{{\overline a }} + \frac{{\Delta b}}{{\overline b }} = \frac{1}{{51}} + \frac{1}{{49}} \approx 0,04\)

Chọn B.

Câu hỏi tr 22 VD

Bảng 3.4 thể hiện kết quả đo khối lượng của một túi trái cây bằng cân đồng hồ. Em hãy xác định sai số tuyệt đối ứng với từng lần đo, sai số tương đối của phép đo. Biết sai số dụng cụ là 0,1 kg.

Sai số tuyệt đối của phép đo: \(\Delta m = \overline {\Delta m}  + \Delta {m_{dc}} = ?\)

Sai số tương đối của phép đo: \(\delta m = \frac{{\Delta m}}{{\overline m }}.100\%  = ?\)

Kết quả phép đo: \(m = \overline m  \pm \Delta m = ?\)

Hướng dẫn giải:

+ Giá trị trung bình: \(\overline m  = \frac{{{m_1} + {m_2} + … + {m_n}}}{n}\)

+ Sai số tuyệt đối ứng với mỗi lần đo: \(\Delta {m_i} = \left| {\overline m  – {m_i}} \right|\)

+ Sai số tuyệt đối trung bình của n lần đo: \(\overline {\Delta m}  = \frac{{\Delta {m_1} + \Delta {m_2} + … + \Delta {m_n}}}{n}\)

Lời giải:

Giá trị trung bình khối lượng của túi trái cây là:

\(\overline m  = \frac{{{m_1} + {m_2} + {m_3} + {m_4}}}{4} = \frac{{4,2 + 4,4 + 4,4 + 4,2}}{4} = 4,3(kg)\)

Sai số tuyệt đối ứng với mỗi lần đo là:

\(\begin{array}{l}\Delta {m_1} = \left| {\overline m  – {m_1}} \right| = \left| {4,3 – 4,2} \right| = 0,1(kg)\\\Delta {m_2} = \left| {\overline m  – {m_2}} \right| = \left| {4,3 – 4,4} \right| = 0,1(kg)\\\Delta {m_3} = \left| {\overline m  – {m_3}} \right| = \left| {4,3 – 4,4} \right| = 0,1(kg)\\\Delta {m_4} = \left| {\overline m  – {m_4}} \right| = \left| {4,3 – 4,2} \right| = 0,1(kg)\end{array}\)

Sai số tuyệt đối trung bình của phép đo:

\(\overline {\Delta m}  = \frac{{\Delta {m_1} + \Delta {m_2} + \Delta {m_3} + \Delta {m_4}}}{4} = \frac{{0,1 + 0,1 + 0,1 + 0,1}}{4} = 0,1(kg)\)

Sai số tuyệt đối của phép đo là:

\(\Delta m = \overline {\Delta m}  + \Delta {m_{dc}} = 0,1 + 0,1 = 0,2(kg)\)

Sai số tương đối của phép đo là:

\(\delta m = \frac{{\Delta m}}{{\overline m }}.100\%  = \frac{{0,2}}{{4,2}}.100\%  = 4,65\% \)

Kết quả phép đo:

\(m = \overline m  \pm \Delta m = 4,3 \pm 0,2(kg)\)

Câu hỏi tr 23 BT 1

1. Hãy phân tích thứ nguyên và thiết lập mối quan hệ giữa các đại lượng khối lượng riêng ρ, công suất P, áp suất p với đơn vị cơ bản

Hướng dẫn giải:

Thứ nguyên của một số đại lượng cơ bản

Các đơn vị cơ bản trong hệ SI

Lời giải:

+ Biểu thức tính khối lượng riêng: \(\rho  = \frac{m}{V}\)

Ta có thứ nguyên của khối lượng m là M, thứ nguyên của thể tích V là L3

=> Thứ nguyên của khối lượng riêng ρ là M.L-3

=> Đơn vị của khối lượng riêng là kg/m3

+ Biểu thức tính công suất là: \(P = \frac{A}{t} = \frac{{F.s}}{t}\)

F = m.a => F có thứ nguyên là M.L.T-2

=> Thứ nguyên của công suất là: \(\left[ {\frac{{M.L.{T^{ – 2}}.L}}{T}} \right] = \left[ {M.{L^2}.{T^{ – 3}}} \right]\)

=> Đơn vị của công suất là: kg.m2 /s3

+ Biểu thức tính áp suất: \(p = \frac{F}{S}\) ( F là lực tác dụng, S là diện tích tiếp xúc)

=> Thứ nguyên của áp suất là: \(\left[ {\frac{{M.L.{T^{ – 2}}}}{{{L^2}}}} \right] = \left[ {M.{L^{ – 1}}.{T^{ – 2}}} \right]\)

=> Đơn vị của áp suất là: kg.m/s

Câu hỏi tr 23 BT 2

2. Bảng 3P.1 thể hiện kết quả đo đường kính của một viên bi thép bằng thước kẹp có sai số dụng cụ là 0,02 mm. Tính sai số tuyệt đối và biểu diễn kết quả phép đo có kèm theo sai số.

Hướng dẫn giải:

+ Giá trị trung bình: \(\overline d  = \frac{{{d_1} + {d_2} + … + {d_n}}}{n}\)

+ Sai số tuyệt đối ứng với mỗi lần đo: \(\Delta {d_i} = \left| {\overline d  – {d_i}} \right|\)

+ Sai số tuyệt đối trung bình của n lần đo: \(\overline {\Delta d}  = \frac{{\Delta {d_1} + \Delta {d_2} + … + \Delta {d_n}}}{n}\)

+ Sai số tuyệt đối của phép đo: \(\Delta d = \overline {\Delta d}  + \Delta {d_{dc}}\)

Lời giải:

Giá trị trung bình của đường kính viên bi thép là:

\(\overline d  = \frac{{{d_1} + {d_2} + … + {d_9}}}{9} \approx 6,33(mm)\)

Sai số tuyệt đối ứng với mỗi lần đo là:

\(\begin{array}{l}\Delta {d_1} = \left| {\overline d  – {d_1}} \right| = \left| {6,33 – 6,32} \right| = 0,01(mm) = \Delta {d_2} = \Delta {d_3} = \Delta {d_4} = \Delta {d_7} = \Delta {d_9}\\\Delta {d_5} = \left| {\overline d  – {d_5}} \right| = \left| {6,33 – 6,34} \right| = 0,01(mm) = \Delta {d_6} = \Delta {d_8}\end{array}\)

Sai số tuyệt đối trung bình của phép đo:

\(\overline {\Delta d}  = \frac{{\Delta {d_1} + \Delta {d_2} + … + \Delta {d_9}}}{9} = 0,01(mm)\)

Sai số tuyệt đối của phép đo là:

\(\Delta d = \overline {\Delta d}  + \Delta {d_{dc}} = 0,01 + 0,02 = 0,03(mm)\)

Hy vọng với nội dung trong bài Giải vật lí 10 bài 3 trang 15, 16, 17, 18, 19, 20, 21, 22, 23 chân trời sáng tạo

do thầy cô trường Trung học Bình Chánh biên soạn sẽ giúp các em nắm chắc kiến thức nội dung bài học tốt hơn để từ đó hoàn thành tất cả các bài tập trong SGK.

Đăng bởi: THCS Bình Chánh

Chuyên mục: Vật Lí 10 Chân trời sáng tạo

5/5 - (1 bình chọn)


Trường THCS Bình Chánh

Trường THCS Bình Chánh với mục tiêu chung là tạo ra một môi trường học tập tích cực, nơi mà học sinh có thể phát triển khả năng và đạt được thành công trong quá trình học tập. Chúng tôi cam kết xây dựng một không gian học tập đầy thách thức, sáng tạo và linh hoạt, nơi mà học sinh được khuyến khích khám phá, rèn luyện kỹ năng và trở thành những người học suốt đời.

Bài viết liên quan

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button