Học TậpKhoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thứcLớp 7

Khoa học tự nhiên 7 Bài 42 Kết nối tri thức: Cơ thế sinh vật là một thể thống nhất | Giải KHTN 7 Kết nối tri thức

Mời các em theo dõi nội dung bài học do thầy cô trường Trung học Bình Chánh biên soạn sẽ giúp các em nắm chắc kiến thức nội dung bài học tốt hơn.

Giải bài tập Khoa học tự nhiên 7 Bài 42: Cơ thế sinh vật là một thể thống nhất

A/ Câu hỏi mở đầu

Bạn đang xem: Khoa học tự nhiên 7 Bài 42 Kết nối tri thức: Cơ thế sinh vật là một thể thống nhất | Giải KHTN 7 Kết nối tri thức

Mở đầu trang 173 Bài 42 Khoa học tự nhiên 7: Tế bào, cơ thể và môi trường có mối quan hệ tương tác qua lại, đảm bảo cho cơ thể thực hiện các hoạt động sống và tồn tại như một thể thống nhất. Sự thống nhất này được thể hiện như thế nào?

Trả lời:

Sự thống nhất giữa tế bào, cơ thể và môi trường được thể hiện như sau:

– Cơ thể lấy các chất dinh dưỡng, nước, chất khoáng và oxygen từ môi trường cung cấp cho tế bào thực hiện quá trình trao đổi chất để lớn lên, sinh sản và cảm ứng, từ đó giúp cơ thể thực hiện được các hoạt động sống.

– Các hoạt động sống như trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng, sinh trưởng và phát triển, sinh sản và cảm ứng có mối quan hệ qua lại mật thiết với nhau đảm bảo sự thống nhất trong hoạt động của toàn bộ cơ thể như một thể thống nhất.

B/ Câu hỏi giữa bài

I. MỐI QUAN HỆ GIỮA TẾ BÀO, CƠ THỂ SINH VẬT VÀ MÔI TRƯỜNG

Giải KHTN 7 trang 173

Câu hỏi 1 trang 173 Khoa học tự nhiên 7: Cho biết tế bào có các hoạt động sống nào? Khi tách tế bào ra khỏi cơ thể thì điều gì sẽ xảy ra.

Trả lời:

– Các hoạt động sống của tế bào: Cảm ứng, trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng, lớn lên, phân chia.

– Khi tách tế bào ra khỏi cơ thể thì tế bào đó sẽ chết vì mỗi tế bào trong cơ thể có mối quan hệ chặt chẽ với các tế bào khác và chính cơ thể đó, mất đi các mối quan hệ này tế bào sẽ không thể thực hiện các chức năng sống.

Câu hỏi 2 trang 173 Khoa học tự nhiên 7: Quan sát Hình 42.1, mô tả mối quan hệ giữa tế bào, cơ thể và môi trường?

Tài liệu THCS Bình Chánh

Trả lời:

Mối quan hệ giữa tế bào, cơ thể và môi trường:

– Tế bào và cơ thể có mối quan hệ cấu trúc: Mọi cơ thể sống đều được cấu tạo từ tế bào.

– Tế bào, cơ thể và môi trường có mối quan hệ về chức năng: Nhờ cơ thể lấy chất dinh dưỡng, nước, chất khoáng và O2 từ môi trường mà tế bào thực hiện được thực hiện được quá trình trao đổi chất để lớn lên, sinh sản và cảm ứng, từ đó giúp cơ thể thực hiện được các hoạt động sống. Như vậy, các hoạt động sống ở cấp độ tế bào là cơ sở cho các hoạt động sống ở cấp độ cơ thể và các hoạt động sống ở cấp độ cơ thể lại điều khiển các hoạt động sống ở cấp độ tế bào.

II. MỐI QUAN HỆ GIỮA CÁC HOẠT ĐỘNG SỐNG TRONG CƠ THỂ SINH VẬT

Giải KHTN 7 trang 174

Câu hỏi 1 trang 174 Khoa học tự nhiên 7: Quan sát Hình 42.2, cho biết cơ thể có các hoạt động sống nào và nêu mối quan hệ giữa các hoạt động sống đó.

Tài liệu THCS Bình Chánh

Trả lời:

– Cơ thể có các hoạt động sống là: trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng, sinh trưởng và phát triển, cảm ứng, sinh sản.

– Mối quan hệ giữa các hoạt động sống: Các hoạt động sống trong cơ thể có mối quan hệ qua lại chặt chẽ với nhau.

+ Quá trình trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng cung cấp vật chất và năng lượng đảm bảo cho cơ thể sinh trưởng và phát triển, sinh sản và cảm ứng.

+ Ngược lại, các quá trình sinh trưởng, phát triển, sinh sản và cảm ứng có tác động trở lại đối với quá trình trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng trong cơ thể sinh vật.

Câu hỏi 2 trang 174 Khoa học tự nhiên 7: Nếu quá trình trao đổi chất và năng lượng gặp trục trặc thì các hoạt động sống khác của cơ thể bị ảnh hưởng như thế nào?

Trả lời:

Các hoạt động sống trong cơ thể đều cần có vật chất và năng lượng được tạo ra bởi quá trình trao đổi chất và năng lượng. Như vậy, nếu quá trình trao đổi chất và năng lượng gặp trục trặc thì sự cung cấp vật chất và năng lượng cho các hoạt động sống khác của cơ thể sẽ bị ảnh hưởng, thậm chí là ngưng trệ. Ví dụ: Khi vật nuôi thiếu protein, sự sinh trưởng và phát triển của vật nuôi chậm lại khiến cơ thể vật nuôi gầy yếu, còi cọc.

Xem thêm lời giải bài tập Khoa học tự nhiên lớp 7 Kết nối tri thức với cuộc sống hay, chi tiết khác:

Bài 37: Ứng dụng sinh trường và phát triển ở sinh vật vào thực tiễn

Bài 38: Thực hành: Quan sát, mô tả sự sinh trưởng và phát triển ở môt số sinh vật

Bài 39: Sinh sản vô tính ở sinh vật

Bài 40: Sinh sản hữu tính ở sinh vật

Bài 41: Một số yếu tố ảnh hưởng và điều hòa, điều khiển sinh sản ở sinh vật

Đăng bởi: THCS Bình Chánh

Chuyên mục: Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức

5/5 - (1 bình chọn)


Trường THCS Bình Chánh

Trường THCS Bình Chánh với mục tiêu chung là tạo ra một môi trường học tập tích cực, nơi mà học sinh có thể phát triển khả năng và đạt được thành công trong quá trình học tập. Chúng tôi cam kết xây dựng một không gian học tập đầy thách thức, sáng tạo và linh hoạt, nơi mà học sinh được khuyến khích khám phá, rèn luyện kỹ năng và trở thành những người học suốt đời.

Bài viết liên quan

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button