Học TậpLớp 4

Lập dàn ý Kể lại một câu chuyện có nhân vật chính là trẻ em lớp 4 (4 Mẫu)

Lập dàn ý Kể lại một câu chuyện có nhân vật chính là trẻ em bao gồm hướng dẫn viết cùng 4 bài mẫu do thầy cô trường THCS Bình Chánh biên soạn sẽ là tài liệu hữu ích cho các em học sinh lớp 4 trau dồi vốn từ, củng cố kỹ năng viết đoạn văn ngày một hoàn thiện hơn.

Đề bài: Lập dàn ý Kể lại một câu chuyện có nhân vật chính là trẻ em.

Lập dàn ý Kể lại một câu chuyện có nhân vật chính là trẻ em.
Lập dàn ý Kể lại một câu chuyện có nhân vật chính là trẻ em.

Hướng dẫn Lập dàn ý Kể lại một câu chuyện có nhân vật chính là trẻ em lớp 4

– Mở bài: Giới thiệu câu chuyện có nhân vật chính là trẻ em, nêu ý kiến chung về câu chuyện.

Bạn đang xem: Lập dàn ý Kể lại một câu chuyện có nhân vật chính là trẻ em lớp 4 (4 Mẫu)

– Thân bài: Kể diễn biến câu chuyện.

– Kết bài: Cảm nghĩ của em về câu chuyện

Lập dàn ý Kể lại một câu chuyện có nhân vật chính là trẻ em – Mẫu 1

1. Mở bài

Giới thiệu một câu chuyện có nhân vật chính là trẻ em

2. Thân bài

Kể câu chuyện theo trình tự các sự việc

Kể lại các sự việc chính

Chú ý kể đầy đủ các nhân vật, tình huống,… trong câu chuyện

3. Kết bài

Suy nghĩ của em về nội dung, ý nghĩa của câu chuyện

Lập dàn ý Kể lại một câu chuyện có nhân vật chính là trẻ em – Mẫu 2

1. Mở bài:

Giới thiệu câu chuyện theo cách mở bài trực tiếp hoặc gián tiếp.

2. Thân bài:

Kể câu chuyện theo trình tự các sự việc, chú ý kể đủ các nhân vật, tình huống chính,… của câu chuyện

3. Kết bài:

Nêu suy nghĩ, cảm xúc,… và những liên tưởng, suy luận của em về câu chuyện (theo cách kết bài mở rộng) hoặc chỉ nêu suy nghĩ, cảm xúc của em về câu chuyện (theo cách kết bài không mở rộng).

Lập dàn ý Kể lại một câu chuyện có nhân vật chính là trẻ em – Mẫu 3

1. Mở bài:

Giới thiệu một câu chuyện có nhân vật chính là trẻ em: Công chúa và người dẫn chuyện

2. Thân bài:

Kể lại các sự việc chính trong câu chuyện Công chúa và người dẫn chuyện

  • Giét-xi được cô giáo chọn đóng vai công chúa trong vở kịch của lớp, cô bé rất vui
  • Khi về nhà, Giét-xi hào hứng kể cho mẹ nghe, và chăm chỉ tập luyện lời thoại mỗi tối với mẹ
  • Tuy lúc ở nhà Giét-xi rất nhanh thuộc lời thoại, nhưng khi lên sân khấu diễn thử thì cô bé lại quên hết
  • Vì vậy, cô giáo chuyển Giét-xi sang vai dẫn chuyện cho vở kịch
  • Giét-xi rất buồn vì không còn được đóng vai chính
  • Thấy Giét-xi buồn, mẹ rủ cô bé ra vườn nhổ cỏ và dạy cho cô bé một bài học ý nghĩa ở đây
  • Mẹ đề nghị nhổ hết cỏ và hoa dại trong vườn, chỉ để lại hoa hồng thôi, nhưng Giét-xi cho rằng hoa dại cũng rất đẹp, không nên nhổ nó đi
  • Từ đó, mẹ nói với Giét-xi rằng, vai diễn người dẫn chuyện cũng rất quan trọng với vở kịch, chứ không nhất định phải là vai công chúa

3. Kết bài:

  • Suy nghĩ của em về nội dung, ý nghĩa của câu chuyện
  • Bài học mà em nhận được sau khi đọc câu chuyện Công chúa và người dẫn chuyện.

Lập dàn ý Kể lại một câu chuyện có nhân vật chính là trẻ em – Mẫu 4

1. Mở bài:

Giới thiệu về câu chuyện có nhân vật chính là trẻ em mà em định kể

– Em muốn kể lại câu chuyện Sự tích cây vú sữa. Câu chuyện này em đã được nghe mẹ kể từ khi còn bé.

2. Thân bài: 

Kể những diễn biến chính của câu chuyện:

– Trong câu chuyện có những sự việc:

+ Có một cậu bé ham chơi. Một lần, bị mẹ mắng, cậu vùng vằng bỏ đi. Cậu la cà khắp nơi, chẳng nghĩ đến mẹ ở nhà mỏi mắt chờ mong.

+ Không biết cậu đã đi bao lâu. Một hôm, vừa đói vừa rét, lại bị trẻ lớn hơn đánh, cậu mới nhớ đến mẹ, liền tìm đường về nhà.

+ Ở nhà, cảnh vật vẫn như xưa, nhưng không thấy mẹ đâu. Cậu khản tiếng gọi mẹ, rồi ôm một cây xanh trong vườn mà khóc.

+ Kì lạ thay, cây xanh bỗng run rẩy. Từ các cành lá, những đài hoa bé tí trổ ra, nở trắng như mây. Hoa tàn, quả xuất hiện, lớn nhanh, da căng mịn, xanh óng ánh, rồi chín. Một quả rơi vào lòng cậu. Môi cậu vừa chạm vào, một dòng sữa trắng trào ra, ngọt thơm như sữa mẹ.

+ Cậu nhìn lên tán lá. Lá một mặt xanh bóng, mặt kia đỏ hoe như mắt mẹ khóc chờ con. Cậu bé oà khóc. Cây xoà cành ôm cậu, như tay mẹ âu yếm vỗ vẻ.

+ Trái cây thơm ngon ờ vườn nhà cậu, ai cũng thích. Họ đem về gieo trồng khắp nơi và gọi đó là cây vú sữa.

3. Kết bài:

– Cảm nghĩ của em về nội dung, ý nghĩa của câu chuyện và bài học mà em nhận được.

*****

Trên đây là 4 bài mẫu Lập dàn ý Kể lại một câu chuyện có nhân vật chính là trẻ em lớp 4 do thầy cô trường Bình Chánh biên soạn. Hy vọng dựa vào đây, các em sẽ có thêm nhiều ý tưởng mới lạ để hoàn thành tốt bài tập của mình. Chúc các em hoàn thành tốt bài tập của mình với điểm số cao nhất nhé.

Đăng bởi: THCS Bình Chánh 

Chuyên mục: Học tập, Lớp 4

5/5 - (21 bình chọn)


Cô Nguyễn Thanh Phương

Trường THCS Bình Chánh với mục tiêu chung là tạo ra một môi trường học tập tích cực, nơi mà học sinh có thể phát triển khả năng và đạt được thành công trong quá trình học tập. Chúng tôi cam kết xây dựng một không gian học tập đầy thách thức, sáng tạo và linh hoạt, nơi mà học sinh được khuyến khích khám phá, rèn luyện kỹ năng và trở thành những người học suốt đời.

Bài viết liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button