Tổng hợp

Menden là ai? Tiểu sử và sự nghiệp của Menden

Mời bạn đọc cùng tìm hiểu Menden là ai trong bài viết dưới đây để có câu trả lời nhé.

Mục lục

Menden là ai?

Gregor Johann Mendel (phiên âm: Grê-gô Giô-han Men-đen) (20 tháng 7 năm 1822 – 6 tháng 1 năm 1884) là một nhà khoa học, một linh mục Công giáo người Áo thuộc Dòng Augustine, ông được coi là “cha đẻ của di truyền hiện đại” vì những nghiên cứu của ông về đặc điểm di truyền của đậu Hà Lan.

Mendel chỉ ra rằng đặc tính di truyền tuân theo những quy luật nhất định, ngày nay chúng ta gọi là Định luật Mendel. Hiện nay, nội dung các định luật của ông rất đơn giản nhưng rất cơ bản, được công bố vào năm 1865 và xuất bản vào năm 1866; tuy nhiên, khi ông còn sống, ý nghĩa và tầm quan trọng trong các công trình nghiên cứu của ông không được công nhận, người ta cũng không quan tâm đến các nghiên cứu của ông. Đến tận năm 1900 (đầu thế kỷ 20) các nhà khoa học mới phát hiện lại bài báo “Thí nghiệm lai giống thực vật” của Mendel và các phát hiện của ông mới được công nhận, khi đó ông được tôn vinh như là nhà khoa học thiên tài, một danh hiệu ông xứng đáng được nhận từ lúc sinh thời; đồng thời năm 1900 được xem là năm ra đời của Di truyền học, còn Mendel là cha đẻ của ngành này.

Bạn đang xem: Menden là ai? Tiểu sử và sự nghiệp của Menden

Menden là ai?
Menden là ai?

Tiểu sử và sự nghiệp của Menden

Tuổi thơ bình dị

Gregor Johann Mendel (1822 – 1884), có biệt danh vui là người đàn ông của những hạt đậu Hà Lan. Ông được sinh ra trong một gia đình nói tiếng Đức tại Áo vào ngày 20/07/1822.

Xuất thân trong một gia đình nông dân, công việc thường ngày lúc nhỏ của Mendel như một thợ làm vườn, ông thích nghiên cứu về cách nuôi ong. Khi đó, Mendel có học lực khá tốt, song ngoài việc học ông cũng phải làm việc kiếm sống, do số tiền cha mẹ cung cấp cho Mendel không được bao nhiêu

Năm 1843, nhờ sự tiến cử của giáo viên dạy vật lý, ông được nhận vào học tại một tu viện ở Brno. Đặc biệt, được sự giúp đỡ của Cha cố Napp, năm 1851 ông được gửi tới Đại học tổng hợp Vienna để nghiên cứu về toán học và các khoa học khác.

Vị linh mục trở thành nhà khoa học kiệt xuất

Năm 1853, Gregor Mendel hoàn tất việc học tại Vienna, và quay về tu viện, làm một vị linh mục. Khi Mendel 31 tuổi, ông đến giảng dạy tại Trường Cao đẳng thực hành Thành phố Brunn

Niềm đam mê khoa học

Gregor Johann Mendel đã tiến hành thí nghiệm về tính di truyền ở 7 tính trạng trên cây đậu Hà Lan từ năm 1856 đến 1863. Các nghiên cứu của ông sau đó được công bố trong bài báo “Versuche über Pflanzenhybriden” (Các thí nghiệm lai ở thực vật) tại Hội Lịch sử Tự nhiên của Brunn năm 1865.

Cách nghiên cứu của ông là cho nhân giống theo từng tính trạng, sử dụng toán học để đánh giá số lượng và từ đó rút ra quy luật di truyền. Dù các quy luật này chỉ quan sát được cho số ít tính trạng, nhưng Mendel vẫn tin rằng sự di truyền là riêng rẽ, không phải tập nhiễm và tính di truyền của nhiều tính trạng có thể được diễn giải thông qua các quy luật và tỷ lệ đơn giản.

Những giá trị khoa học của Mendel chưa ai có thể tìm hiểu và khẳng định tính đúng đắn rộng lớn của nó. Năm 1884, Mendel qua đời để lại dấu hỏi lớn cho các nhà khoa học trong thời kỳ này.

Tầm quan trọng của công trình Mendel không được nhận biết rộng rãi cho tới năm 1900, tức sau khi ông mất. Trong năm đó, cả ba nhà khoa học Hugo de Vries (Hà Lan), Erich von Tschermak (Áo) và Carl Correns (Đức) đã nghiên cứu độc lập với nhau và cùng tái phát hiện các quy luật Mendel.

Năm 1900 đánh dấu một mốc khởi đầu mới cho sự phát triển của di truyền học. Đồng thời nó cũng đã khẳng định được giá trị to lớn mà Mendel đã đóng góp cho khoa học. Định luật Mendel ra đời có ý nghĩa quan trọng trong lý thuyết giảng dạy và nghiên cứu thực tiễn.

Tiểu sử và sự nghiệp của Menden
Tiểu sử và sự nghiệp của Menden

Công lao của Mendel

Công lao của Mendel trong lĩnh vực sinh học được ví như công lao của Newton đối với vật lý học. Thế nhưng vào thời của ông, người ta chưa nhận thức được tầm quan trọng và giá trị to lớn mà những nghiên cứu của Mendel mang lại cho nhân loại. Trong con mắt mọi người thời đó, ông chỉ là một tu sĩ vô danh, một người làm khoa học nghiệp dư. Nhưng những đánh giá chưa đúng của giới khoa học khi đó không khiến Mendel dừng công việc nghiên cứu. Ông vẫn lặng thầm tìm tòi, khám phá như thể một nhu cầu tự thân vậy.

Với vốn kiến thức vững vàng về khoa học, Mendel đã chuyên tâm vào việc nghiên cứu. Lĩnh vực mà ông đặc biệt quan tâm và dành nhiều thời gian nghiên cứu là khoa học sinh vật.

Năm 1856, ông bắt đầu làm những thí nghiệm công phu trên đậu Hà Lan. Mendel nhận thấy cây đậu Hà Lan có cấu tạo hoa đặc biệt, che chở cho phấn các nhị không vương vãi ra ngoài. Do đó, khi cần để hoa tự thụ phấn hay lấy phấn hoa này thụ phấn cho hoa khác đều rất dễ dàng và bảo đảm, cho biết chính xác cây bố, cây mẹ.

Các thí nghiệm của ông vừa mang tính chất thực nghiệm vừa mang tính chất chính xác toán học. Mendel sử dụng 7 cặp tính trạng để tiến hành lai tạo gồm: hạt trơn – hạt nhăn, hạt vàng – hạt lục, hoa đỏ – hoa trắng, hoa mọc ở nách lá – hoa mọc trên ngọn, hoa cuống dài – hoa cuống nhẵn, quả trơn – quả nhăn, quả lục – quả vàng. Căn cứ kết quả các phép lai trên, ông đã đưa ra 3 qui luật cơ bản của di truyền học

Qui luật đầu tiên là định luật tính trội. Khi bố mẹ ở thế hệ xuất phát (P) thuần chủng khác nhau về một cặp tính trạng tương phản, thì ở thế hệ F1 tất cả các con lai đều biểu hiện chỉ một số tính trạng của bố hoặc mẹ, tính trạng đó gọi là tính trạng trội lặn.

Qui luật thứ 2 là định luật phân ly tính trạng. Để khẳng định tính phân ly, Mendel đã tiến hành hai thí nghiệm. Một là, cho các cá thể dị hợp tử F1 tự thụ phấn; hai là cho F1 lai ngược lại với bố hoặc mẹ có kiểu hình lặn. Phép lai này cho kết quả: Khi cây F1 tự thụ phấn hay thụ phấn chéo thì ở F2 sẽ được những cây mang tính “trội” và những cây mang tính “lặn”, theo tỷ lệ 3 trội (3T) + 1 lặn (1L).

Qui luật thứ 3 là là định luật phân ly độc lập của các cặp tính trạng. Mendel phát hiện ra khi lai 2 cây thuần chủng, khác nhau về hai hoặc nhiều cặp tính trạng tương phản, thì sự di truyền của cặp tính trạng này không phụ thuộc vào sự di truyền của cặp tính trạng kia.

Trong suốt 8 năm (1856-1863), Mendel đã tiến hành thực nghiệm trên khoảng 37.000 cây đậu và 300.000 hạt đậu. Ông đã chứng minh sự di truyền do các nhân tố di truyền (ngày nay gọi là gien). Năm 1865, Mendel mang kết quả này trình bày tại Hội Khoa học Tự nhiên thành phố Brunn và một năm sau, các kết quả về di truyền này được công bố trên tập san của Hội dưới tiêu đề “Một số thực nghiệm lai thực vật”. Nhưng khi đó, mọi người đều cho rằng, các giả thuyết về di truyền đương thời thì vô cùng phức tạp, trong khi thí nghiệm của Mendel lại “quá giản dị”. Do vậy, công trình nghiên cứu của ông bị chìm trong quên lãng.

Mặc dù vậy, ông vẫn miệt mài vừa dạy học vừa truyền đạo và tiếp tục làm thực nghiệm trong vườn của tu viện. Năm 1868, Mendel được phong chức Tổng Giám mục và được cử làm Giám đốc Tu viện vào năm 1879. Ông còn là người sáng lập Hội Nghiên cứu Thiên nhiên và Hội Khí tượng học của thành phố Brunn.

Ngày 6/1/1884, Mendel qua đời tại thành phố Brno, Cộng hòa Séc, thọ 62 tuổi. Mãi 6 năm sau khi Mendel qua đời, các nghiên cứu quý giá của ông mới được nhân loại biết tới, thông qua các nghiên cứu độc lập nhưng cùng một lúc vào năm 1900 của 3 nhà khoa học ở 3 nước khác nhau là: Hugo Marie de Vries ở Hà Lan, Carl Correns ở Đức và Erich Tschermark của Áo.

Công lao của Mendel
Công lao của Mendel

Tuy công trình nghiên cứu về di truyền học của Mendel được công nhận khá muộn màng, nhưng ngày nay các nhà khoa học vẫn xem năm 1900 là “mốc lịch sử đánh dấu sự ra đời của ngành di truyền học” và Mendel vẫn là “Ông tổ của ngành di truyền học”

Hơn 1 thế kỷ đã trôi qua, di truyền học đã có một bước tiến nổi bật, giúp cho sinh học trở thành một trong mũi nhọn của khoa học hiện đại  cùng với sự phát triển mạnh mẽ của Công nghệ di truyền, Công nghệ tế bào, Công nghệ vi sinh vật, Công nghệ enzym/protein.

Đó là kỹ thuật nhân bản vô tính để tạo ra cừu Dolly của Wilmut (năm 1997),thành công của Đề án giải mã bộ gien người (năm 2001) và gần đây nhất là việc ứng dụng các tế bào gốc để mong muốn điều trị nhiều bệnh lý hiểm nghèo.

Tất cả đều khởi nguồn từ các thí nghiệm lai tạo đậu Hà Lan cách đây gần 160 năm của Gregor Mendel.

Khai quật hài cốt của Mendel

Nhân sinh nhật lần thứ 200 của Gregor Mendel – “cha đẻ” ngành di truyền học, các nhà khoa học đã khai quật hài cốt ông để nghiên cứu ADN.

Ông Gregor Mendel (1822 – 1884) là giáo sĩ sinh ra tại Áo. Ông là người đầu tiên tìm ra một số quy luật di truyền học. Một loạt thí nghiệm được ông thực hiện trên cây đậu từ năm 1856 – 1863. Tuy nhiên, các công trình của ông Mendel không được giới khoa học công nhận.

Các nhà nghiên cứu Đại học Masaryk ở Ukraine, Tu viện Augustinian và các tổ chức khác vào năm 2022 đã quyết định khai quật hài cốt ông.

“Mendel là một người hiểu biết đa ngành, với những ý tưởng đặc biệt đi trước thời đại. Đó cũng là lý do tại sao chúng tôi đồng ý cho khai quật và nghiên cứu khoa học. Chúng tôi mong muốn di sản của ông được trường tồn và được công chúng biết đến”, ông Paul Graham, trợ lý Tổng giáo phận, cho biết vào tháng 12-2021.

Tháng 2-2022, hài cốt Mendel được tìm thấy tại nghĩa trang trung tâm thành phố Brno (Cộng hòa Czech). Bộ xương của ông cao 1,68m. Các nhà nghiên cứu báo cáo rằng hộp sọ chứa một “bộ não cực kỳ lớn”.

Khai quật hài cốt của Mendel
Khai quật hài cốt của Mendel

“Lúc đầu, chúng tôi hơi lo ngại sẽ không tìm thấy Mendel. Nhưng chúng tôi đã phát hiện toàn bộ bộ xương của ông trong một quan tài. Thậm chí ông ấy còn mặc quần áo và đi giày”, bà Eva Drozdová từ Phòng thí nghiệm sinh học và nhân chủng học phân tử tại Đại học Masaryk, cho biết.

Bộ xương được để khô trong một căn phòng chuyên dụng. Nhóm nghiên cứu sau đó bắt đầu lấy ADN từ răng và xương của ông.

So sánh các mẫu ADN lấy từ bộ xương, đối chiếu với ADN nhặt được từ các vật dụng cá nhân của cố giáo sĩ được lưu trữ tại Bảo tàng Mendel, họ có thể xác nhận hài cốt này thực sự là Mendel.

Nghiên cứu sâu về bộ gene của Mendel cho thấy ông có các biến thể di truyền liên quan đến bệnh tiểu đường, các vấn đề về tim và bệnh thận. Ông cũng có một gene có liên quan đến chứng động kinh và các vấn đề về thần kinh. Các nhà nghiên cứu suy đoán, có lẽ điều này có thể giải thích một số triệu chứng tâm lý và thần kinh mà ông mắc phải trong suốt cuộc đời.

***

Trên đây là nội dung bài viết giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về Menden là ai. Mọi thông tin trong bài viết Menden là ai? Tiểu sử và sự nghiệp của Menden đều được xác thực rõ ràng trước khi đăng tải. Tuy nhiên đôi lúc vẫn không tránh khỏi những sai xót đáng tiếc. Hãy để lại bình luận xuống phía dưới bài viết để đội ngũ biên tập được nắm bắt ý kiến từ bạn đọc.

Đăng bởi THCS Bình Chánh trong chuyên mục Tổng hợp

5/5 - (14 bình chọn)

Cô Nguyễn Thanh Phương

Trường THCS Bình Chánh với mục tiêu chung là tạo ra một môi trường học tập tích cực, nơi mà học sinh có thể phát triển khả năng và đạt được thành công trong quá trình học tập. Chúng tôi cam kết xây dựng một không gian học tập đầy thách thức, sáng tạo và linh hoạt, nơi mà học sinh được khuyến khích khám phá, rèn luyện kỹ năng và trở thành những người học suốt đời.

Bài viết liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button