Tổng hợp

Mosaic là gì? Nguồn gốc của Mosaic

Mời bạn đọc cùng tìm hiểu Mosaic là gì? trong bài viết dưới đây để có câu trả lời nhé.

Mosaic là gì?

Hiểu đơn giản thì Mosaic là một tác phẩm nghệ thuật hoặc một hình ảnh được tạo nên từ việc kết hợp và sắp xếp những mảnh ghép nhiều màu sắc từ đá, kính,… hoặc các loại vật liệu khác để tạo nên một tổng thể thống nhất.

Thông thường, các vật liệu được sử dụng để tạo nên một tác phẩm Mosaic là các chất rắn, bề mặt phẳng, có hình dạng vuông vức như thủy tinh màu, đá, gạch, kính, gương,… Có thể nói, điểm đặc biệt tạo nên giá trị nghệ thuật cũng như sức hút của Mosaic chính là chất lượng vật lý của nguyên liệu kết hợp với kỹ thuật lắp ghép tài hoa của người tạo nên chúng.

Bạn đang xem: Mosaic là gì? Nguồn gốc của Mosaic

Mosaic có thể chỉ đơn giản là sự sắp xếp trang trí họa tiết cho cảnh quan xung quanh trong cuộc sống thường ngày mà bạn dễ dàng bắt gặp như bồn hoa, vỉa hè,… hoặc được kiến tạo thành một tác phẩm nghệ thuật với đầy đủ tiêu chí về nội dung, bố cục, chất liệu, màu sắc. Cũng bởi có tính ứng dụng cao như vậy nên nghệ thuật Mosaic tuy không phải là xu hướng nghệ thuật mới xuất hiện nhưng luôn nhận được sự yêu thích và đánh giá cao.

Mosaic là gì?
Mosaic là gì?

Nguồn gốc của Mosaic

Từ thiên niên kỷ thứ 3 trước công nguyên, tính đến nay đã trên 4000 năm tuổi, Mosaic đã xuất hiện ở vùng Lưỡng Hà như một loại hình trang trí bắt mắt từ những mảnh ghép bằng đá màu và ngà voi. 1500 năm sau trước công nguyên, nghệ thuật Mosaic gốm ra đời. Tiếp đó, Mosaic đã trở thành một trong những loại hình nghệ thuật phát triển bậc nhất dưới đế chế Ba Tư vào thiên niên kỷ thứ 8 trước công nguyên sau nhiều cuộc biến hóa không ngừng. Trong khoảng thời gian này, Mosaic gốm được ưa chuộng và ứng dụng trong trang trí cung điện và đền thờ.

Không chỉ dừng lại dưới đến chế Ba Tư, nghệ thuật Mosaic tiếp tục phát triển và ghi dấu ấn sâu sắc đến các nền văn minh La Mã cổ đại và Hy Lạp thời xưa. Vào thời trung cổ, khảm Mosaic trở thành kỹ thuật được sử dụng rộng rãi trong nghệ thuật trang trí, đặc biệt là trang trí nội thất. Từ đó, Mosaic tiếp tục mở rộng phạm vi ảnh hưởng, phát triển cả về kỹ thuật và màu sắc và được ưa chuộng đến tận ngày nay. Bạn có thể dễ dàng bắt gặp những tác phẩm nghệ thuật hay ứng dụng của Mosaic ở khắp mọi nơi, từ băng ghế công viên, đường đi bộ, trên các đồ vật như gương, chậu hoa, đồ trang sức,…

Các phương pháp khảm Mosaic

Phương pháp trực tiếp

Để thực hiện khảm Mosaic theo phương pháp này, người thực hiện cần đặt/ dán các vật để khảm lên trên bề mặt hỗ trợ và phù hợp để ứng dụng với các bề mặt ba chiều, hạn chế về chiều cao như chậu hoa, bình, lọ,… hoặc những đồ vật có kích thước nhỏ. Tuy nhiên, phương pháp này sẽ tương đối tốn thời gian và công sức của người làm, yêu cầu độ tỉ mỉ, nhanh tay nhanh mắt bởi chất kết dính (ví dụ: xi măng,…) sẽ nhanh khô và không dùng được nữa.

Phương pháp gián tiếp

Phương pháp này thường được áp dụng khi khảm Mosaic trong các dự án lớn hoặc các vùng ghép có hình dạng cụ thể. Ngoài ra, với băng ghế hoặc mặt bàn thì phương pháp khảm Mosaic gián tiếp cũng được ứng dụng vì sẽ cho kết quả bề mặt láng mịn hơn.

Phương pháp gián tiếp đôi

Đây được đánh giá là phương pháp đòi hỏi kỹ năng tuyệt vời của người làm để tạo nên tác phẩm hoàn chỉnh. Ưu điểm lớn nhất của phương pháp này chính là cho phép các nghệ sĩ trực tiếp kiểm soát được thành quả cuối cùng, ví dụ như số mảnh ghép cần thiết.

Các phương pháp khảm Mosaic
Các phương pháp khảm Mosaic

Các chất liệu tạo nên tranh Mosaic

Tranh Mosaic có thể được tạo nên từ nhiều mảnh ghép có chất liệu khác nhau như gạch Mosaic gốm sứ, thủy tinh, đá tự nhiên, gỗ.

Mỗi loại tranh Mosaic làm từ các chất liệu khác nhau đều có ưu, nhược điểm riêng. Mời bạn theo dõi bảng so sánh dưới đây để thấy được ưu nhược điểm của mỗi loại tranh Mosaic với các chất liệu thông dụng.

Loại tranh Mosaic Chất liệu tranh Ưu điểm Nhược điểm
Tranh Mosaic gốm sứ Gạch Mosaic tranh bằng gốm
  • Có khả năng chống thấm, chống ẩm mốc, chống axit, kiềm, chống mài mòn
  • Thời gian sử dụng lâu
  • Vệ sinh dễ dàng
  • Giúp thể hiện rõ những ý tưởng sáng tạo, cá tính riêng của người sử dụng
  • Kết cấu bề mặt thô (nếu chưa được tráng men và nung)
Tranh Mosaic thủy tinh Gạch Mosaic thủy tinh
  • Mẫu mã đẹp, đa dạng
  • Có độ trong suốt và phản quang khi ánh sáng chiếu vào, tạo ra vẻ đẹp lung linh, lấp lánh
  • Nhẹ
  • Độ an toàn cao do được tạo ra từ thủy tinh và khoáng chất tự nhiên
  • Có khả năng chống nhiệt, chống nước, chống ăn mòn hóa chất
  • Ít bám bẩn, dễ vệ sinh
  • Độ chịu lực thấp, dễ bị vỡ khi thi công
  • Dễ bị trơn trượt do có bề mặt nhẵn
  • Giá thành khá cao
Tranh Mosaic đá tự nhiên Gạch Mosaic đá tự nhiên
  • Màu sắc, vân đá tự nhiên, đa dạng, phong phú, không trùng lặp
  • Độ bền cao, có khả năng chống nhiệt, chống thấm
  • Phạm vi ứng dụng không cao. Chỉ phù hợp với những không gian cần toát ra sự sang trọng, mạnh mẽ như cung triển lãm, tòa nhà lớn, sảnh nhà hàng, khách sạn, phòng khách, lối dẫn vào nhà…
Tranh Mosaic gỗ Gạch Mosaic gỗ
  • Có khả năng cách âm
  • Độ bền cao, có khả năng chống ẩm
  • Phù hợp để trang trí cho nhiều không gian nội thất
  • Hạn chế dùng ở không gian có nhiều nước như bể bơi, nhà tắm…

Các thuật ngữ phổ biến trong Mosaic

Dưới đây là tổng hợp một số thuật ngữ phổ biến trong Mosaic:

  • Opus Regulatum: Sử dụng một hệ thống lưới với tất cả các vật để khảm (tesserae) thẳng hàng đồng thời theo cả 2 chiều dọc và ngang.
  • Opus Circumactum: vật liệu để khảm được đặt chéo theo hình quạt hoặc hình bán nguyệt.
  • Opus Tessellatum: Vật để khảm được sắp xếp theo chiều dọc hoặc chiều ngang nhất định (lưu ý chỉ theo một chiều duy nhất) và thường lớn hơn khoảng 4mm, được ứng dụng nhiều trong khảm tranh Hy Lạp và La Mã.
  • Opus Vermiculatum: vật để khảm được đặt dọc theo các đường nét của hình ảnh và mô tả hình thức của nó.
  • Opus Palladuanum: Vật để khảm được sắp xếp theo hình dạng bất thường và không xác định mô hình cố định.
  • Opus Classicum: Kết hợp giữa Opus Vermiculatum và Opus Regulatum hoặc Opus Tessellatum.

Ứng dụng của phong cách nghệ thuật Mosaic

Hiện nay, Mosaic đã trở thành một biểu tượng của nghệ thuật thủ công phổ biến. Việc ứng dụng Mosaic đã lan rộng vào nghệ thuật trang trí cả nội thất và ngoại thất, cũng như trong xây dựng những tác phẩm tranh hoành tráng tại các khu vực công cộng. Phong cách này ngày càng được ưa chuộng trong lĩnh vực kiến ​​trúc, giúp các tác phẩm tranh ghép hiện đại trở nên sống động và sáng tạo hơn bao giờ hết.

Không chỉ xuất hiện trên những bức tranh và tường, nghệ thuật Mosaic còn tồn tại khắp nơi. Từ những băng ghế dưới bóng cây ở các công viên, đến các lối đi bộ tạo điểm nhấn ấn tượng. Các bậc thang công cộng cũng trở nên sinh động hơn với những họa tiết Mosaic độc đáo. Thậm chí, Mosaic đã khám phá sự đa dạng trong việc trang trí những vật nhỏ như gương nghệ thuật, chậu hoa, và đồ trang sức.

Bên cạnh đó, Mosaic còn tự hào được thể hiện như một dạng nghệ thuật đường phố (street art), làm phong phú thêm không gian đô thị bằng những tác phẩm đầy màu sắc và tinh tế. Nghệ thuật Mosaic đã thể hiện tiềm năng không giới hạn trong việc tạo nên những tác phẩm ấn tượng và cuốn hút.

Ứng dụng của phong cách nghệ thuật Mosaic
Ứng dụng của phong cách nghệ thuật Mosaic

Điểm nhấn độc đáo của Mosaic

Đối với một mẫu thiết kế nội thất khảm vật liệu thì điều tạo nên sức hút lớn nhất đó chính là sự tỉ mỉ, công phu và ý tưởng độc đáo. Ngoài những yếu tố này, phong cách Mosaic còn trở nên đặc biệt nhờ những nét đẹp riêng biệt như sau:

Vẻ đẹp đến từ chất liệu khảm đa dạng

Khi quyết định ứng dụng xu hướng Mosaic cho ngôi nhà của mình, bạn nên tìm hiểu và lựa chọn chất liệu khảm phù hợp với không gian sống của mình. Mỗi chất liệu khác nhau sẽ mang đến những màu sắc nghệ thuật và cảm xúc khác nhau cho ngôi nhà. Một số chất liệu phổ biến mà bạn có thể ứng dụng chẳng hạn như: thủy tinh màu, đá, gạch, gương, kính, gốm, sứ, hay thậm chí là vàng, bạc, đá quý… Bạn không nhất thiết chỉ chọn duy nhất một loại chất liệu cho toàn bộ không gian, thay vào đó, hãy phân chia các khu vực cụ thể và chọn lựa tùy theo tính chất của căn phòng.

Các chất liệu được chọn lựa theo sở thích, gu thẩm mỹ cá nhân sẽ làm bật lên giá trị của ngôi nhà, đồng thời thể hiện được quan niệm, lối sống và địa vị xã hội của gia chủ.

Vẻ đẹp của sự kết hợp màu sắc độc đáo

Đối với các phong cách thiết kế khác, khi ứng dụng vào thiết kế và thi công nội thất, bạn sẽ phải cân đo đong đếm về số lượng màu sắc và cần chọn ra một tone chủ đạo cho không gian. Nhưng khi đến với phong cách Mosaic thì bạn có thể tự do phát huy vì xu hướng này không hề bị giới hạn bởi màu sắc. Mosaic đại diện cho trường phái nghệ thuật trừu tượng cho nên khi đưa vào thiết kế, bạn hoàn toàn thể hiện được cái tôi của mình thông qua sự đa dạng về màu sắc và những cách kết hợp vô cùng độc đáo.

Bạn có thể thoát ra khỏi những quy chuẩn thông thường và mang một chút ngẫu hứng mới mẻ, phóng khoáng. Phong cách Mosaic cho phép bạn kết hợp các màu sắc nổi bật nhất với nhau, ví dụ như: cam, đỏ, vàng, lục, lam, tím,… Điều này sẽ tạo những điểm nhấn nhá thú vị và giúp ngôi nhà trở nên hấp dẫn, quyến rũ, cuốn hút hơn trong mắt mọi người.

Vẻ đẹp công phu của nghệ thuật khảm

Và cuối cùng, một thiết kế nội thất phong cách Mosaic không thể hoàn hảo nếu không chú ý đến kỹ thuật khảm vật liệu. Xu hướng Mosaic có nhiều cách khảm giúp nâng cao giá trị nghệ thuật, tính thẩm mỹ và “thổi hồn” vào mỗi bề mặt trang trí một sắc thái độc đáo, riêng biệt. Tuy nhiên, cách khảm phổ biến nhất vẫn phải kể đến 5 phương pháp sau:

  • Kỹ thuật Opus Regulatum là cách khảm cơ bản nhất. Phương pháp này có đặc điểm là toàn bộ các mảnh ghép của vật liệu sẽ được sắp xếp theo đường thẳng, chiều ngang hoặc dọc.
  • Kỹ thuật Opus Tessellatum là cách khảm các mảnh ghép theo một chiều nhất định, dọc hoặc ngang. Chiều còn lại có thể tùy ý sắp xếp.
  • Kỹ thuật Opus Vermiculatum sử dụng hiệu ứng “quầng hào quang” bao quanh đối tượng chính nhấn mạnh. Kỹ thuật này đòi hỏi phải tạo được sự sự tương phản rõ rệt về màu sắc, ánh sáng.
  • Kỹ thuật Opus Palladianum là cách sắp xếp các mảnh ghép theo bố cục ngẫu hứng.
  • Kỹ thuật Opus Circumactum là cách sắp xếp chất liệu khảm theo hình bán nguyệt hoặc hình quạt.
Điểm nhấn độc đáo của Mosaic
Điểm nhấn độc đáo của Mosaic

Các kiểu Mosaic được ưa chuộng

Xuất hiện từ trước công nguyên, những ngôi nhà đẹp hoa văn Mosaic có tuổi thọ rất lâu đời. Đến tận ngày nay, chúng vẫn giữ được giá trị cuốn hút riêng của nó. Qua nhiều giai đoạn, phong cách thiết kế này cũng có phần thay đổi để phù hợp với thị hiếu thời đại.

Nội thất Mosaic cổ điển

Được ứng dụng nhiều từ thời La Mã, Phục Hưng điểm đặc trưng của nghệ thuật khảm thời kỳ này đó là những bức tranh khảm từ gốm, đá màu, cẩm thạch, ngọc trai thể hiện chân dung của vua, nữ hoàng, kể cả những câu chuyện về chiến tích hoặc lịch sử,… Nhìn chung, lối trang trí này ở thời điểm đó chủ yếu chỉ dành cho tầng lớp vua chúa, quý tộc, thương nhân giàu có. Nghệ thuật khảm cổ điển chủ yếu thể hiện các nội dung cụ thể, sự sắp đặt có quy luật, đề cao tính tỉ mỉ. Ngoài khảm thành các bức tranh lồng vào khung, những bức tường, hành lang,… cũng được tận dụng làm nơi tô điểm cho kiến trúc này. Màu sắc của thời kỳ này khá sặc sỡ, chủ yếu sử dụng những màu cơ bản không pha trộn để thiết kế.

Nội thất Mosaic hiện đại

Khi cuộc sống bắt đầu có nhiều cuộc cách tân trong lối thiết kế, thì hầu như mọi xu hướng đều bị tác động. Khảm trang trí cũng có những thay đổi nhất định. Lâu dần đã tạo nên kiến trúc Mosaic hiện đại và mới mẻ.

Theo thời gian, chất liệu khảm ngày càng được đa dạng, hiện đại hơn như kính màu, thủy tinh, gạch,… và được ứng dụng rộng rãi hơn trong các công trình thiết kế nội thất, phục vụ cho nhiều lối kiến trúc khác nhau. Thêm vào đó, màu sắc cũng có phần nhã nhặn, sử dụng nhiều sắc độ hơn thời kỳ trước. Đồng thời, bước ra khỏi quy luật về sự sắp đặt. Bạn có thể bắt gặp những bức tranh sắp xếp các mảnh ghép không tuân theo một quy luật nào ở lối kiến trúc này. Chính điều đó, với lối nghệ thuật này đã tạo ra sự phóng khoáng và cởi mở hơn cho không gian theo phong cách hiện đại.

***

Trên đây là nội dung bài viết giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về Mosaic là gì?. Mọi thông tin trong bài viết Mosaic là gì? Nguồn gốc của Mosaic đều được xác thực rõ ràng trước khi đăng tải. Tuy nhiên đôi lúc vẫn không tránh khỏi những sai xót đáng tiếc. Hãy để lại bình luận xuống phía dưới bài viết để đội ngũ biên tập được nắm bắt ý kiến từ bạn đọc.

Đăng bởi THCS Bình Chánh trong chuyên mục Tổng hợp

5/5 - (9 bình chọn)

Cô Nguyễn Thanh Phương

Trường THCS Bình Chánh với mục tiêu chung là tạo ra một môi trường học tập tích cực, nơi mà học sinh có thể phát triển khả năng và đạt được thành công trong quá trình học tập. Chúng tôi cam kết xây dựng một không gian học tập đầy thách thức, sáng tạo và linh hoạt, nơi mà học sinh được khuyến khích khám phá, rèn luyện kỹ năng và trở thành những người học suốt đời.

Bài viết liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button