Năng lượng sơ cấp là gì? So sánh nhu cầu tiêu thụ năng lượng sơ cấp của Việt Nam với thế giới
Mời bạn đọc cùng tìm hiểu Năng lượng sơ cấp là gì trong bài viết dưới đây để có câu trả lời nhé.
Năng lượng sơ cấp là gì?
Năng lượng sơ cấp là năng lượng được tìm thấy trong tự nhiên chưa trải qua bất kỳ quá trình chuyển đổi kỹ thuật nào của con người. Nó bao gồm năng lượng chứa trong nhiên liệu thô và các dạng năng lượng khác, kể cả chất thải, được nhận làm đầu vào của một hệ thống. Năng lượng sơ cấp có thể không tái tạo hoặc tái tạo
So sánh nhu cầu tiêu thụ năng lượng sơ cấp của Việt Nam với thế giới
– So với thế giới, nhu cầu tiêu thụ năng lượng sơ cấp Việt Nam tuy có mức độ gia tăng cao, nhưng đến năm 2019 chỉ đạt 42,7 GJ/người, bằng 70% bình quân của châu Á – Thái Bình Dương, 56,4% bình quân của thế giới và rất thấp so với nhiều nước trong khu vực. Theo nhìn nhận của chuyên gia Tạp chí Năng lượng Việt Nam: Sự gia tăng tiêu thụ năng lượng sơ cấp của nước ta và các nước đang phát triển là tất yếu theo quy luật chung của sự phát triển kinh tế – xã hội.
Bạn đang xem: Năng lượng sơ cấp là gì? So sánh nhu cầu tiêu thụ năng lượng sơ cấp của Việt Nam với thế giới
Ghi chú: Năng lượng sơ cấp (NLSC) bao gồm các nhiên liệu thương mại và năng lượng tái tạo (NLTT) sử dụng phát điện; (2) EJ là đơn vị tính Exajoules = 1018 J = 109 GJ, tương đương với: 239 x 109 kcal, 23,9 x 106 Toe, 40 triệu tấn than đá, 95 triệu tấn than nâu và ábitum, 278 tỉ kWh. Các nước đại diện là nước tiêu thụ NLSC≥0,5%.
Tiêu thụ năng lượng sơ cấp (NLSC) toàn cầu năm 2019 được trình bày ở bảng 1.
Bảng 1:
Nước đại diện và khu vực |
Tiêu thụ NLSC tổng số |
Tiêu thụ NLSC bình quân đầu người |
||||||
Lượng tiêu thụ (EJ) |
Tăng so với 2018 (%) |
Tăng b/q từ 2008-18 (%) |
Tỷ phần trên TG (%) |
GJ/người |
Tăng so với 2018 (%) |
Tăng b/q từ 2008-18 (%) |
Thứ tự trên thế giới |
|
Canada |
14,21 |
-0,9 |
0,6 |
2,4 |
379,9 |
-1,8 |
-0,4 |
3 |
Mexico |
7,72 |
-1,4 |
0,9 |
1,3 |
60,5 |
-2,5 |
-0,4 |
28 |
Mỹ |
94,65 |
-1,0 |
0,1 |
16,2 |
287,6 |
-1,6 |
-0,6 |
5 |
Bắc Mỹ |
116,58 |
-1,0 |
0,2 |
20,0 |
236,0 |
-1,8 |
-0,7 |
|
Ác-hen-ti-na |
3,46 |
-2,2 |
1,3 |
0,6 |
77,3 |
-3,1 |
0,2 |
27 |
Brazil |
12,40 |
2,2 |
1,9 |
2,1 |
58,8 |
1,5 |
1,0 |
29 |
Nam và Trung Mỹ |
28,61 |
0,3 |
1,3 |
4,9 |
55,0 |
-0,6 |
0,3 |
|
Bỉ |
2,71 |
4,8 |
-0,9 |
0,5 |
235,1 |
4,3 |
-1,5 |
8 |
Pháp |
9,68 |
-1,9 |
-1,0 |
1,7 |
148,6 |
-2,2 |
-1,5 |
15 |
Đức |
13,14 |
-2,2 |
-0,4 |
2,3 |
157,3 |
-2,7 |
-0,7 |
13 |
Ý |
6,37 |
-2,4 |
-1,5 |
1,1 |
105,3 |
-2,3 |
-1,8 |
21 |
Hà Lan |
3,51 |
-0,4 |
-1,1 |
0,6 |
205,4 |
-0,6 |
-1,4 |
9 |
Ba Lan |
4,28 |
-2,4 |
0,7 |
0,7 |
112,9 |
-2,3 |
0,9 |
20 |
Tây Ban Nha |
5,72 |
-1,7 |
-1,0 |
1,0 |
122,4 |
-1,8 |
-1,2 |
18 |
Thổ Nhĩ Kỳ |
6,49 |
3,2 |
4,1 |
1,1 |
77,8 |
1,9 |
2,5 |
25 |
Ukraina |
3,41 |
-3,9 |
-3,5 |
0,6 |
77,4 |
-3,3 |
-4,1 |
26 |
VQ Anh |
7,84 |
-1,6 |
-1,4 |
1,3 |
116,1 |
-2,1 |
-2,2 |
19 |
Châu Âu |
83,82 |
-1,1 |
-0,7 |
14,4 |
123,6 |
-1,4 |
-1,0 |
|
Kazakhstan |
3,10 |
-1,7 |
2,9 |
0,5 |
167,1 |
-2,9 |
1,5 |
12 |
LB Nga |
29,81 |
-0,8 |
0,6 |
5,1 |
204,3 |
-0,9 |
0,4 |
10 |
CIS |
38,68 |
-0,3 |
0,9 |
6,6 |
157,5 |
-0,9 |
0,3 |
|
Iran |
12,34 |
4,3 |
3,2 |
2,1 |
148,9 |
2,9 |
1,9 |
14 |
Ả Rập Xê-ud |
11,04 |
1,2 |
3,5 |
1,9 |
322,0 |
-0,5 |
0,8 |
4 |
UAE |
4,83 |
0,6 |
3,5 |
0,8 |
494,4 |
-0,8 |
0,4 |
2 |
Trung Đông |
38,78 |
3,1 |
3,2 |
6,6 |
151,1 |
1,4 |
1,2 |
|
Ai Cập |
3,89 |
-0,8 |
2,7 |
0,7 |
38,7 |
-2,7 |
0,5 |
31 |
Nam Phi |
5,40 |
2,0 |
0,1 |
0,9 |
92,2 |
0,7 |
-1,4 |
23 |
Châu Phi |
19,87 |
2,5 |
2,4 |
3,4 |
15,2 |
-0,1 |
-0,2 |
|
Úc |
6,41 |
6,9 |
0,8 |
1,1 |
254,3 |
5,6 |
-0,7 |
6 |
Trung Quốc |
141,70 |
4,4 |
3,6 |
24,3 |
98,8 |
3,9 |
3,3 |
22 |
Ấn Độ |
34,06 |
2,3 |
5,2 |
5,8 |
24,9 |
1,2 |
4,0 |
33 |
Indonesia |
8,91 |
8,3 |
4,0 |
1,5 |
32,9 |
7,2 |
2,7 |
32 |
Nhật Bản |
18,67 |
-0,9 |
-1,4 |
3,2 |
147,2 |
-0,6 |
-1,3 |
16 |
Malaysia |
4,26 |
1,3 |
2,3 |
0,7 |
133,4 |
* |
0,8 |
17 |
Pakistan |
3,56 |
2,4 |
2,9 |
0,6 |
16,4 |
0,3 |
0,8 |
34 |
Singapore |
3,55 |
-1,5 |
3,8 |
0,6 |
611,6 |
-2,3 |
1,9 |
1 |
Hàn Quốc |
12,37 |
-1,4 |
2,2 |
2,1 |
241,5 |
-1,5 |
1,8 |
7 |
Đài Loan |
4,81 |
-2,4 |
0,9 |
0,8 |
202,3 |
-2,6 |
0,6 |
11 |
Thái Lan |
5,61 |
0,3 |
3,5 |
1,0 |
80,6 |
* |
3,0 |
24 |
Việt Nam |
4,12 |
10,7 |
8,7 |
0,7 |
42,7 |
9,6 |
7,6 |
30 |
Châu Á-TBD |
257,56 |
3,3 |
3,3 |
44,1 |
61,1 |
2,4 |
2,3 |
|
Thế giới |
583,90 |
1,3 |
1,6 |
100 |
75,7 |
0,2 |
0,4 |
|
– OECD |
233,43 |
-0,8 |
* |
40,0 |
178,5 |
-1,3 |
-0,7 |
|
– Ngoài OECD |
350,47 |
2,8 |
3,0 |
60,0 |
54,7 |
1,6 |
1,7 |
|
– EU |
68,81 |
-1,4 |
-0,8 |
11,8 |
134,3 |
-1,6 |
-1,1 |
Nhận xét:
Về tổng tiêu thụ năng lượng sơ cấp năm 2019:
Toàn cầu tiêu thụ 583,9 EJ, tăng 1,3% so với năm 2018, thấp hơn mức tăng bình quân trong giai đoạn 2008 – 2018 là 1,6%. Như vậy, tốc độ có sự suy giảm.
Xét theo khu vực:
1/ Châu Á – TBD tiêu thụ 257,56 EJ (chiếm tỷ phần lớn nhất 44,1%), tăng 3,3% so với năm 2018, bằng mức tăng bình quân từ 2008-2018 là 3,3%/năm.
2/ Bắc Mỹ tiêu thụ 116,58 EJ (chiếm tỷ phần lớn thứ hai 20%), giảm 1% so với năm 2018, trong khi từ 2008 – 2018 có mức tăng bình quân là 0,2%/năm.
3/ Đứng thứ ba là châu Âu, tiêu thụ 83,82 EJ (chiếm tỷ phần 14,4%), giảm 1,1% so với năm 2018. Như vậy, mức giảm cao gấp gần 1,6 lần mức giảm bình quân từ 2008 – 2018 (-0,7%/năm).
4/ Trung Đông và CIS đều chiếm tỷ phần 6,6%, so với năm 2018 Trung Đông có mức tăng 3,1%, còn CIS giảm 0,3%.
5/ Hai khu vực còn lại đều có mức tiêu thụ tăng so với năm 2018: Châu Phi 2,5% và Nam và Trung Mỹ 0,3%.
Như vậy, có 4 khu vực tăng tiêu thụ NLSC so với năm 2018 là châu Á – TBD, châu Phi, Trung Đông, Nam và Trung Mỹ. Có 3 khu vực giảm là Bắc Mỹ, châu Âu và CIS.
Xét theo nhóm nước:
OECD và EU có mức tiêu thụ NLSC giảm so với năm 2018 (tương ứng là -0,8% và -1,4%), các nước ngoài OECD vẫn có mức tăng mạnh tới 2,8%, xấp xỉ mức tăng bình quân từ 2008 – 2018 là 3%/năm.
Xét theo từng nước:
Có 10 nước quy mô tiêu thụ NLSC lớn nhất gồm (>2%): Trung Quốc (24,3%), Mỹ (16,2%), Ấn Độ (5,8%), Nga (5,1%), Nhật Bản (3,2), Canada (2,4%), Đức (2,3%), Brazil (2,1%), Iran (2,1%), Hàn Quốc (2,1%). Tổng cộng 10 nước chiếm 65,6%, xấp xỉ 2/3 của thế giới.
Các nước có sự gia tăng tiêu thụ NLSC so với năm 2018 gồm: Việt Nam (10,7%), Indonesia (8,3%), Úc (6,9%), Bỉ (4,8%), Trung Quốc (4,4%), Iran (4,3%), Brazil (2%), Thổ Nhĩ Kỳ (3,2%), Pakistan (2,4%), Ấn Độ (2,3%), Nam Phi (2%), Ả Rập Xê-ud (1,2%), v.v…
Các nước có sự suy giảm tiêu thụ NLSC so với năm 2018, gồm các nước Bắc Mỹ, EU (trừ Bỉ), CIS, Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Singapore, v.v…
Tóm lại, có nhiều nước tăng và có nhiều nước giảm, song xu thế tăng vẫn cao hơn nên toàn cầu vẫn tăng 1,3% so với năm 2018. Trong đó đa phần các nước giảm là các nước có mức tiêu thụ NLSC bình quân đầu người cao và ngược lại các nước tăng chủ yếu là các nước có mức tiêu thụ bình quân đầu người còn thấp.
Tiêu thụ NLSC tính theo bình quân đầu người năm 2019 của toàn thế giới là 75,7 GJ/người, tăng 0,2%, bằng ½ mức tăng bình quân giai đoạn từ 2008 – 2018 là 0,4%/năm.
Mười nước có mức tiêu thụ NLSC bình quân đầu người cao nhất là (GJ/người): Singapore (611,6); UAE (494,4); Canada (379,9); Ả Rập Xê-ud (322,0); Mỹ (287,6); Úc (254,3); Hàn Quốc (241,5); Bỉ (235,1); Hà Lan (205,4); Nga (204,3).
Việt Nam tuy có mức độ gia tăng cao, nhưng đến năm 2019 chỉ đạt 42,7 GJ/người, bằng 70% bình quân của châu Á – TBD, 56,4% bình quân của thế giới, rất thấp so với nhiều nước trong khu vực (bằng 7,0% của Singapore, 16,8% của Úc, 17,7% của Hàn Quốc, 21,1% của Đài Loan, 29,0% của Nhật Bản, 32% của Malaysia, 43,2% của Trung Quốc, 53% của Thái Lan). Sự gia tăng tiêu thụ NLSC của Việt Nam và các nước đang phát triển là tất yếu theo quy luật chung của sự phát triển kinh tế – xã hội.
Cơ cấu tiêu thụ NLSC năm 2019 của thế giới, khu vực và các nước đại diện được nêu ở bảng 2.
Bảng 2:
Nước đại diện và khu vực |
Cơ cấu tiêu thụ NLSC theo loại nhiên liệu |
||||||
Tổng số (EJ) |
Dầu (EJ) |
Khí thiên nhiên (EJ) |
Than đá (EJ) |
Năng lượng hạt nhân (EJ) |
Thủy điện (EJ) |
Năng lượng tái tạo (EJ) |
|
Canada |
14,21 |
4,50 |
4,33 |
0,56 |
0,90 |
3,41 |
0,52 |
– Cơ cấu, % |
100 |
31,7 |
30,5 |
3,9 |
6,3 |
24,0 |
3,7 |
Mexico |
7,72 |
3,29 |
3,26 |
0,51 |
0,10 |
0,21 |
0,35 |
– Cơ cấu, % |
100 |
42,6 |
42,2 |
6,6 |
1,3 |
2,7 |
4,5 |
Mỹ |
94,65 |
36,99 |
30,48 |
11,34 |
7,60 |
2,42 |
5,83 |
– Cơ cấu, % |
100 |
39,1 |
32,2 |
12,0 |
8,0 |
2,6 |
6,2 |
Bắc Mỹ |
116,58 |
44,78 |
38,07 |
12,41 |
8,59 |
6,03 |
6,70 |
– Cơ cấu, % |
100 |
38,4 |
32,7 |
10,6 |
7,4 |
5,2 |
5,7 |
Ác-hen-ti-na |
3,46 |
1,19 |
1,71 |
0,02 |
0,08 |
0,33 |
0,14 |
– Cơ cấu, % |
100 |
34,4 |
49,4 |
0,6 |
2,3 |
9,5 |
4,0 |
Brazil |
12,40 |
4,73 |
1,29 |
0,66 |
0,14 |
3,56 |
2,02 |
– Cơ cấu, % |
100 |
38,1 |
10,4 |
5,3 |
1,1 |
28,7 |
16,3 |
Nam và Trung Mỹ |
28,61 |
11,86 |
5,95 |
1,48 |
0,22 |
6,37 |
2,73 |
– Cơ cấu, % |
100 |
41,5 |
20,8 |
5,2 |
0,8 |
22,3 |
9,6 |
Bỉ |
2,71 |
1,38 |
0,63 |
0,13 |
0,39 |
* |
0,19 |
– Cơ cấu, % |
100 |
50,9 |
23,2 |
4,8 |
14,4 |
* |
7,0 |
Pháp |
9,68 |
3,15 |
1,56 |
0,27 |
3,56 |
0,52 |
0,61 |
– Cơ cấu, % |
100 |
32,5 |
16,1 |
2,8 |
36,8 |
5,4 |
6,3 |
Đức |
13,14 |
4,68 |
3,19 |
2,30 |
0,67 |
0,18 |
2,12 |
– Cơ cấu, % |
100 |
35,6 |
24,3 |
17,5 |
5,1 |
1,4 |
16,1 |
Ý |
6,37 |
2,49 |
2,55 |
0,30 |
– |
0,40 |
0,64 |
– Cơ cấu, % |
100 |
39,1 |
40,0 |
4,7 |
– |
6,3 |
10,0 |
Hà Lan |
3,51 |
1,65 |
1,33 |
0,27 |
0,03 |
* |
0,23 |
– Cơ cấu, % |
100 |
47,0 |
37,9 |
7,7 |
0,9 |
* |
6,6 |
Ba Lan |
4,28 |
1,34 |
0,73 |
1,91 |
– |
0,04 |
0,25 |
– Cơ cấu, % |
100 |
31,3 |
17,1 |
44,6 |
– |
0,9 |
5,8 |
Tây Ban Nha |
5,72 |
2,72 |
1,30 |
0,21 |
0,52 |
0,22 |
0,75 |
– Cơ cấu, % |
100 |
47,6 |
22,7 |
3,7 |
9,1 |
3,8 |
13,1 |
Thổ Nhĩ Kỳ |
6,49 |
2,03 |
1,56 |
1,70 |
– |
0,79 |
0,41 |
– Cơ cấu, % |
100 |
31,3 |
24,0 |
26,2 |
– |
12,2 |
6,3 |
Ukraina |
3,41 |
0,44 |
1,02 |
1,10 |
0,74 |
0,06 |
0,05 |
– Cơ cấu, % |
100 |
12,9 |
29,9 |
32,3 |
21,7 |
1,8 |
1,5 |
VQ Anh |
7,84 |
3,11 |
2,84 |
0,26 |
0,50 |
0,05 |
1,08 |
– Cơ cấu, % |
100 |
39,7 |
36,2 |
3,3 |
6,4 |
0,6 |
13,8 |
Châu Âu |
83,82 |
30,40 |
19,95 |
11,35 |
8,28 |
5,66 |
8,18 |
– Cơ cấu, % |
100 |
36,3 |
23,8 |
13,5 |
9,9 |
6,8 |
9,8 |
Kazakhstan |
3,10 |
0,69 |
0,64 |
1,67 |
– |
0,09 |
0,01 |
– Cơ cấu, % |
100 |
22,3 |
20,6 |
53,9 |
– |
2,9 |
0,3 |
LB Nga |
29,81 |
6,57 |
16,0 |
3,63 |
1,86 |
1,73 |
0,02 |
– Cơ cấu, % |
100 |
22,0 |
53,7 |
12,2 |
6,2 |
5,8 |
0,07 |
CIS |
38,68 |
8,37 |
20,65 |
5,53 |
1,88 |
2,21 |
0,03 |
– Cơ cấu, % |
100 |
21,6 |
53,4 |
14,3 |
4,9 |
5,7 |
0,08 |
Iran |
12,34 |
3,92 |
8,05 |
0,05 |
0,06 |
0,26 |
* |
– Cơ cấu, % |
100 |
31,8 |
65,2 |
0,4 |
0,5 |
2,1 |
* |
Ả Rập Xê-ud |
11,04 |
6,92 |
4,09 |
* |
– |
– |
0,02 |
– Cơ cấu, % |
100 |
62,7 |
37,0 |
* |
– |
– |
0,2 |
UAE |
4,83 |
1,95 |
2,74 |
0,10 |
– |
– |
0,04 |
– Cơ cấu, % |
100 |
40,4 |
56,7 |
2,1 |
– |
– |
0,8 |
Trung Đông |
38,78 |
17,80 |
20,10 |
0,40 |
0,06 |
0,30 |
0,12 |
– Cơ cấu, % |
100 |
45,9 |
51,8 |
1,0 |
0,2 |
0,8 |
0,3 |
Ai Cập |
3,89 |
1,50 |
2,12 |
0,08 |
– |
0,12 |
0,06 |
– Cơ cấu, % |
100 |
38,6 |
54,5 |
2,1 |
– |
3,1 |
1,5 |
Nam Phi |
5,40 |
1,18 |
0,15 |
3,81 |
0,13 |
0,01 |
0,12 |
– Cơ cấu, % |
100 |
21,9 |
2,8 |
70,6 |
2,4 |
0,2 |
2,2 |
Châu Phi |
19,87 |
8,23 |
5,40 |
4,47 |
0,13 |
1,18 |
0,41 |
– Cơ cấu, % |
100 |
41,4 |
27,2 |
22,5 |
0,7 |
5,9 |
2,1 |
Úc |
6,41 |
2,14 |
1,93 |
1,78 |
– |
0,13 |
0,42 |
– Cơ cấu, % |
100 |
33,4 |
30,1 |
27,8 |
– |
2,0 |
6,6 |
Trung Quốc |
141,70 |
27,91 |
11,06 |
81,67 |
3,11 |
11,32 |
6,63 |
– Cơ cấu, % |
100 |
19,7 |
7,8 |
57,6 |
2,2 |
8,0 |
4,7 |
Ấn Độ |
34,06 |
10,24 |
2,15 |
18,62 |
0,40 |
1,44 |
1,21 |
– Cơ cấu, % |
100 |
30,1 |
6,3 |
54,7 |
1,2 |
4,2 |
3,6 |
Indonesia |
8,91 |
3,38 |
1,58 |
3,41 |
– |
0,15 |
0,39 |
– Cơ cấu, % |
100 |
37,9 |
17,7 |
38,3 |
– |
1,7 |
4,4 |
Nhật Bản |
18,67 |
7,53 |
3,89 |
4,91 |
0,59 |
0,66 |
1,10 |
– Cơ cấu, % |
100 |
40,3 |
20,8 |
26,3 |
3,2 |
3,5 |
5,9 |
Malaysia |
4,26 |
1,57 |
1,52 |
0,90 |
– |
0,24 |
0,03 |
– Cơ cấu, % |
100 |
36,9 |
35,7 |
21,1 |
– |
5,6 |
0,7 |
Pakistan |
3,56 |
0,90 |
1,64 |
0,55 |
0,08 |
0,32 |
0,06 |
– Cơ cấu, % |
100 |
25,3 |
46,1 |
15,4 |
2,2 |
9,0 |
1,7 |
Singapore |
3,55 |
3,06 |
0,46 |
0,03 |
– |
– |
0,01 |
– Cơ cấu, % |
100 |
86,2 |
13,0 |
0,8 |
– |
– |
2,8 |
Hàn Quốc |
12,37 |
5,30 |
2,01 |
3,44 |
1,30 |
0,02 |
0,29 |
– Cơ cấu, % |
100 |
42,8 |
16,2 |
27,8 |
10,5 |
0,2 |
2,3 |
Đài Loan |
4,81 |
1,93 |
0,84 |
1,63 |
0,29 |
0,05 |
0,07 |
– Cơ cấu, % |
100 |
40,1 |
17,5 |
33,9 |
6,0 |
1,0 |
1,5 |
Thái Lan |
5,61 |
2,72 |
1,83 |
0,71 |
– |
0,06 |
0,29 |
– Cơ cấu, % |
100 |
48,5 |
32,6 |
12,7 |
– |
1,1 |
5,2 |
Việt Nam |
4,12 |
1,07 |
0,35 |
2,07 |
– |
0,58 |
0,04 |
– Cơ cấu, % |
100 |
26,0 |
8,5 |
50,2 |
– |
14,1 |
1,0 |
Châu Á-TBD |
257,56 |
71,54 |
31,32 |
122,22 |
5,77 |
15,90 |
10,81 |
– Cơ cấu, % |
100 |
27,8 |
12,2 |
47,5 |
2,2 |
6,2 |
4,2 |
Thế giới |
583,90 |
193,03 |
141,45 |
157,86 |
24,92 |
37,66 |
28,98 |
– Cơ cấu, % |
100 |
33,1 |
24,2 |
27,0 |
4,3 |
6,4 |
5,0 |
OECD |
233,43 |
89,63 |
64,84 |
32,10 |
17,77 |
12,32 |
16,77 |
– Cơ cấu, % |
100 |
38,4 |
27,8 |
13,8 |
7,6 |
5,3 |
7,2 |
Ngoài OECD |
350,47 |
103,40 |
76,61 |
125,75 |
7,16 |
25,34 |
12,21 |
– Cơ cấu, % |
100 |
29,5 |
21,9 |
35,9 |
2,0 |
7,2 |
3,5 |
EU |
68,81 |
26,39 |
16,90 |
7,69 |
7,33 |
2,94 |
7,54 |
– Cơ cấu, % |
100 |
38,4 |
24,6 |
11,2 |
10,7 |
4,3 |
11,0 |
Nhận xét:
Cơ cấu tiêu thụ NLSC toàn cầu năm 2019 theo loại nhiên liệu là (%): Dầu (33,1); Khí thiên nhiên (24,2); Than (27,0); Hạt nhân (4,3); Thủy điện (6,4) và NLTT (5,0).
So với năm 2018, thì cơ cấu NLSC năm 2019 của thế giới có dịch chuyển chút ít, chủ yếu là tỉ trọng than giảm (từ 27,7% xuống còn 27%) và NLTT tăng (từ 4,5% lên 5,0%). Tuy nhiên, thứ tự tỷ trọng của các loại nhiên liệu vẫn không thay đổi, đứng đầu vẫn là dầu, thứ hai là than và thứ ba là khí tự nhiên, 3 loại nhiên liệu này chiếm tỷ trọng cao tuyệt đối, tổng cộng tới 84,3%.
Cơ cấu tiêu thụ NLSC của các khu vực, các nhóm nước và các nước có sự khác nhau đáng kể, cũng như khác với cơ cấu bình quân của toàn thế giới. Nói chung, cơ cấu tiêu thụ NLSC phụ thuộc chủ yếu vào: (1) Tiềm năng và lợi thế của các nguồn tài nguyên năng lượng sẵn có; (2) Khả năng tiếp cận các nguồn tài nguyên năng lượng ở nước ngoài; và (3) Trình độ phát triển kinh tế – xã hội của từng nước, từng khu vực, từng nhóm nước.
Châu Á – TBD có tỷ trọng than chiếm 47,5%; trong khi tỷ trọng dầu và khí tự nhiên của Trung Đông và châu Phi tương ứng là 45,9%; 51,8% và 41,4%; 27,2%; của CIS là 21,6% và 53,4%; của Bắc Mỹ 38,4% và 32,7%; của Nam – Trung Mỹ 41,5% và 20,8%; của châu Âu 38,3% và 23,8%.
Dầu chiếm tỷ trọng cao nhất tại đa số nước: Canada (31,7%); Mỹ (39,1%); Mexico (42,6%); Brazil (38,1%); Bỉ (50,9%); Đức (35,6%); Hà Lan (47,0%); Tây Ban Nha (47,6%); Thổ Nhĩ Kỳ (31,3%); VQ Anh (39,7%); Ảrập Xê-ud (62,7%); Úc (33,4%); Nhật Bản (40,3%); Malaysia (36,9%); Singapore (86,2%); Hàn Quốc (42,8%); Đài Loan (40,1%); Thái Lan (48,5%).
Khí tự nhiên chiếm tỷ trọng cao nhất tại một số nước: Ác-hen-ti-na (49,4%); Ý (40%); Nga (53,7%); Iran (65,2%); UAE (56,7%); Ai Cập (54,5%); Pakistan (46,1%).
Than đá chiếm tỷ trọng cao nhất tại các nước: Ba Lan (44,6%); Ukraina (32,3%); Thổ Nhĩ Kỳ (26,2% – đứng thứ 2 sau dầu 31,3%); Kazakhstan (53,9%); Nam Phi (70,6%); Trung Quốc (57,6%); Ấn Độ (54,7%); Indonesia (38,3%); Nhật Bản (26,3% – đứng thứ 2 sau dầu 40,3%); Hàn Quốc (27,8% – đứng thứ 2 sau dầu 42,8%); Đài Loan (33,9% – đứng thứ 2 sau dầu 40,1%); Việt Nam (50,2%).
Năng lượng hạt nhân chiếm tỷ trọng cao nhất tại Pháp (36,8%); Ukraina (21,7% – đứng thứ 3 sau than và khí tự nhiên).
Thủy điện chiếm tỷ trọng cao tại Canada (24% – đứng thứ 3 sau dầu và khí tự nhiên); Brazil (28,7% – đứng thứ 2 sau dầu); Việt Nam 14,1% – đứng thứ 3 sau than và dầu).
Qua đó cho thấy, không có cơ cấu tiêu thụ NLSC thống nhất cho mọi quốc gia, mọi khu vực, nhóm nước và cố định cho các năm trong mọi thời kỳ. Cơ cấu theo tỷ lệ phần trăm chỉ phản ánh tỉ trọng của từng loại nhiên liệu được tính toán dưới dạng số liệu thứ cấp chứ không phải là tỷ lệ định trước bắt buộc phải tuân thủ.
Do vậy, vấn đề không phải là tỷ trọng, hay tỷ lệ của từng loại nhiên liệu phải là bao nhiêu thì hợp lý, mà quan trọng là một tổ hợp, hay hỗn hợp năng lượng (energy mix) nhất định nào đó có đảm bảo đáp ứng các tiêu chí đã đề ra hay không trong bối cảnh của phạm vi không gian, thời gian đã định.
Động thái của cơ cấu qua các thời kỳ chỉ phản ánh xu thế chuyển dịch trong tiêu thụ NLSC. Xét về xu thế chuyển dịch cơ cấu tiêu thụ NLSC theo hướng nhiên liệu sạch thì về cơ bản các nước vẫn xếp hàng dọc theo tinh thần “liệu cơm gắp mắm” và “đèn nhà ai rạng nhà nấy”.
Các nguồn năng lượng sơ cấp sẽ khó đáp ứng được nhu cầu tiêu thụ của nền kinh tế
Vừa qua, tại Diễn đàn Công nghệ và Năng lượng Việt Nam 2022, Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Trần Văn Tùng một lần nữa khẳng định quan điểm nhất quán của Chính phủ đối với mục tiêu tăng trưởng kinh tế không đánh đổi môi trường.
Việc tiết kiệm năng lượng vẫn chưa đạt như kỳ vọng
Theo các khảo sát của Bộ Công Thương, ở lĩnh vực năng lượng, hiệu suất sử dụng nguồn năng lượng trong các nhà máy điện tuabin hơi đốt than, dầu của nước ta chỉ đạt được từ 28% đến 36%, thấp hơn so với các nước phát triển khoảng 8 – 10%.
Hiệu suất các lò hơi công nghiệp chỉ đạt khoảng 60% năm 2010, và được nâng lên xấp xỉ 70% vào thời điểm hiện nay nhưng mức này vẫn thấp hơn mức trung bình của thế giới khoảng 10% và nếu so với các nước phát triển thì còn thấp hơn nữa.
Hiện tại, phát thải khí nhà kính từ ngành năng lượng chiếm khoảng 63% tổng phát thải của Việt Nam năm 2010 và sẽ chiếm khoảng 73% và 80% vào năm 2030 và 2045.
Diễn đàn Công nghệ và Năng lượng Việt Nam 2022 nhận được sự quan tâm tham dự của trên 600 đại biểu trong nước và quốc tế dưới hình thức trực tiếp và trực tuyến, trong đó khoảng 300 đại biểu tham dự trực tiếp và hơn 300 đại biểu tham dự trực tuyến với nhiều đại sứ quán các nước như: Pháp, Úc, Isrel, Hoa Kỳ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore, Séc, Thái Lan, Đan Mạch…
Diễn đàn là nơi chia sẻ, thảo luận về các chính sách, giải pháp công nghệ và chương trình hỗ trợ về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả phục vụ chuyển dịch năng lượng theo hướng tăng trưởng xanh và bảo đảm vững chắc an ninh năng lượng trong bối cảnh mới.
Bên cạnh đó, diễn đàn sẽ đưa ra bức tranh tổng quan về nhu cầu năng lượng của Việt Nam trong bối cảnh xu hướng chuyển dịch năng lượng trên thế giới; tiếp nhận ý kiến đóng góp từ chuyên gia, cơ quan quản lý nhà nước, doanh nghiệp trong nước và quốc tế … đề xuất các giải pháp xây dựng hoàn thiện chính sách ứng dụng, phát triển, chuyển giao công nghệ phục vụ phát triển năng lượng bền vững.
Ngoài ra, thảo luận về lộ trình thực hiện cam kết của Chính phủ tại Hội nghị COP26 đặc biệt nhấn mạnh về công nghệ khuyến cáo nên sử dụng; Đưa lĩnh vực ứng dụng công nghệ trong năng lượng trở thành một lĩnh vực đóng góp hiệu quả cho phát triển kinh tế – xã hội, chăm sóc sức khoẻ nhân dân và bảo vệ môi trường; hình thành và đưa vào hoạt động có hiệu quả mô hình quản lý sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, trong hoạt động quản lý nhà nước, quản lý doanh nghiệp, trong các tòa nhà và trong đời sống xã hội…
Cùng với đó, đề ra định hướng và phương án phát triển các cơ sở nghiên cứu, ứng dụng và đào tạo, chú trọng hiệu quả hoạt động, ứng dụng công nghệ mới, cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại, phát triển nguồn nhân lực; vận động sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả tại các địa phương trong từng lĩnh vực, trong doanh nghiệp và từng cá nhân.
Từng bước tiếp nhận, chuyển giao và làm chủ công nghệ tiên tiến nhập khẩu, xây dựng và phát triển năng lực nội sinh về công nghệ trong doanh nghiệp, tập trung đầu tư xây dựng một số cơ sở hạ tầng kỹ thuật làm nền tảng phục vụ ứng dụng và phát triển công nghệ năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.
Các chính sách cần tập trung hình thành thói quen tiết kiệm năng lượng trong mọi hoạt động xã hội
Theo Thứ trưởng Trần Văn Tùng, các cơ chế theo Thỏa thuận Paris, để đạt mức phát thải ròng bằng không vào năm 2050, Việt Nam sẽ xây dựng và triển khai các biện pháp giảm phát thải khí nhà kính mạnh mẽ bằng nguồn lực của mình, cùng với sự hợp tác và hỗ trợ của cộng đồng quốc tế, nhất là các nước phát triển, cả về tài chính và chuyển giao công nghệ.
Theo Báo cáo hiệu quả năng lượng năm 2021 của Cơ quan năng lượng quốc tế IEA, tiết kiệm năng lượng và sử dụng năng lượng hiệu quả có vai trò rất quan trọng để thu hẹp khoảng cách giữa các tham vọng về khí hậu và xu hướng hiện tại.
Giai đoạn 2015-2021, các nước đã đầu tư vào hoạt động sử dụng năng lượng hiệu quả với mức kinh phí hàng năm dao động trong 250 – 270 tỷ USD và tăng mạnh vào năm 2021 đạt mức 300 tỷ USD. Theo kịch bản tính toán phát thải khí nhà kính bằng “0” vào năm 2050 của IEA thì tổng đầu tư hàng năm sẽ cần tăng gấp ba lần vào năm 2030.
Do đó, bên cạnh các giải pháp cơ chế chính sách, hỗ trợ tài chính,… đang được thực hiện một cách mạnh mẽ thì việc mở rộng nhanh chóng các công nghệ và giải pháp thúc đẩy sử dụng năng lượng hiệu quả toàn cầu là cần thiết để đảm bảo các cam kết về khí hậu.
Theo ông Trịnh Quốc Vũ – Phó Vụ trưởng vụ Tiết kiệm năng lượng và Phát triển bền vững – Bộ Công Thương, trong tương lai, các nguồn năng lượng sơ cấp sẽ không đáp ứng được nhu cầu tiêu thụ năng lượng của nền kinh tế. Năng lượng tiêu hao cho một đơn vị sản phẩm của nước ta hiện đang cao hơn khoảng 1,3 đến 1,6 lần với các nước trong khu vực và cao hơn rất nhiều so với các nước phát triển.
Tổng nhu cầu năng lượng trong giai đoạn 2001-2010 đã tăng trung bình 10% và tăng khoảng 7% trong giai đoạn 2011-2019. Việt Nam đã nhập khẩu than cho phát điện và sẽ nhập khẩu LPG từ năm 2023. Việt Nam đã có nhiều văn bản, chính sách trong tiết kiệm điện nhằm huy động mọi nguồn lực trong nước và quốc tế cho thúc đẩy sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả thông qua việc triển khai đồng bộ các giải pháp quản lý nhà nước, hỗ trợ kỹ thuật, nghiên cứu khoa học công nghệ và phát triển sản phẩm, chuyển đổi thị trường, đào tạo và phát triển nguồn nhân lực.
Đồng thời, giảm cường độ năng lượng trong các ngành nghề, lĩnh vực kinh tế, nhất là các cơ sở sử dụng năng lượng và các ngành kinh tế trọng điểm tiêu thụ nhiều năng lượng, các chính sách cũng tập trung hình thành thói quen tiết kiệm năng lượng trong mọi hoạt động xã hộihướng tới đạt mức tiết kiệm năng lượng 8 – 10% tổng tiêu thụ năng lượng toàn quốc. Tuy nhiên, việc tiết kiệm năng lượng vẫn chưa đạt như kỳ vọng.
Theo PGS.TS Nguyễn Hồng Quân – Viện trưởng Viện nghiên cứu Phát triển kinh tế tuần hoàn (Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh), có thể thấy ở Việt Nam đang phát triển năng lượng tái tạo rất mạnh mẽ. Phát triển năng lượng tái tạo không chắc chắn là phát triển xanh, nhưng nếu năng lượng tái tạo được kết hợp với kinh tế tuần hoàn thì có thể đạt được mục tiêu phát triển bền vững và bảo vệ thiên nhiên. Để thực hiện tiết kiệm năng lượng, phát triển bền vững, thiết bị cho phát triển năng lượng tái tạo phải được sản xuất, phân phối và tái chế một cách an toàn, tiết kiệm và bền vững. Kinh tế tuần hoàn có thể giúp các thiết bị này đạt được chu kỳ phát thải thấp nhất, giảm thiểu chất thải. Chính sách của Chính phủ có thể xem xét kết hợp các khái niệm kinh tế tuần hoàn vào tất cả các chiến lược phát triển năng lượng tái tạo; tạo mạng lưới cho tất cả các bên liên quan đóng góp tích cực vào các mục tiêu phát triển bền vững; phát triển các tiêu chuẩn an toàn và đảm bảo chất lượng trong các sản phẩm mới và tái chế.
TS. Phạm Văn Long – Đại học Quốc gia Yokohama (Nhật Bản) cho rằng, cần đẩy mạnh phát triển các công nghệ điện tử công suất mới, công nghệ xe điện, công nghệ hydrogen; trong đó, phát triển hợp tác chặt trẽ giữa nhà nước, doanh nghiệp và nhà trường. Các cơ quan chức năng phải xây dựng một lộ trình phát triển về công nghệ, đào tạo nguồn nhân lực để giải quyết bài toán của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, tập trung nguồn lực hỗ trợ phát triển, ứng dụng và chuyển giao công nghệ tiên tiến trong lĩnh vực năng lượng tái tạo; công nghệ lưu trữ năng lượng; hệ thống truyền tải điện năng, nhất là công nghệ tiên tiến trong sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.
***
Trên đây là nội dung bài viết giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về Năng lượng sơ cấp là gì. Mọi thông tin trong bài viết Năng lượng sơ cấp là gì? So sánh nhu cầu tiêu thụ năng lượng sơ cấp của Việt Nam với thế giới đều được xác thực rõ ràng trước khi đăng tải. Tuy nhiên đôi lúc vẫn không tránh khỏi những sai xót đáng tiếc. Hãy để lại bình luận xuống phía dưới bài viết để đội ngũ biên tập được nắm bắt ý kiến từ bạn đọc.
Đăng bởi THCS Bình Chánh trong chuyên mục Tổng hợp