Học TậpLớp 12

Nghị luận về vấn đề bảo vệ chủ quyền biển đảo (16 mẫu)

Nghị luận về vấn đề bảo vệ chủ quyền biển đảo lớp 12 chọn lọc hay nhất bao gồm dàn ý chi tiết và 16 bài văn mẫu do thầy cô trường THCS Bình Chánh biên soạn. Hy vọng sẽ là tài liệu hữu ích giúp các em học tốt và hoàn thành bài tập tốt của mình.

Đề bài: Nghị luận về vấn đề bảo vệ chủ quyền biển đảo

Nghị luận về vấn đề bảo vệ chủ quyền biển đảo
Nghị luận về vấn đề bảo vệ chủ quyền biển đảo

Dàn ý Nghị luận về vấn đề bảo vệ chủ quyền biển đảo

I. Mở bài

Bạn đang xem: Nghị luận về vấn đề bảo vệ chủ quyền biển đảo (16 mẫu)

Giới thiệu vấn đề cần nghị luận là tình yêu biển đảo là một trong những chủ đề đang đặt lên trên hàng đầu trong mục tiêu của quốc gia. Biển, đảo Việt Nam là một bộ phận lãnh thổ thiêng liêng của Tổ quốc.
Biển, đảo không chỉ chứa đựng tiềm năng kinh tế to lớn, cửa ngõ mở rộng quan hệ giao thương với quốc tế mà còn đóng vai trò quan trọng bảo đảm an ninh, quốc phòng đồng thời là địa bàn chiến lược trọng yếu trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

II. Thân bài

1. Khái niệm về biển đảo Việt Nam

  • Bờ biển Việt Nam dài 3260 km, có thềm lục địa rộng lớn gấp 3 lần diện tích đất liền. Với hơn 3000 hòn đảo lớn nhỏ khác nhau.
  • Trong đó có 2 quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa và 2.577 đảo lớn, nhỏ, gần và xa bờ, hợp thành phòng tuyến bảo vệ, kiểm soát và làm chủ vùng biển.

2. Giá trị của biển đảo đối với nước ta.

  • Biển đảo được xem là nguồn tài nguyên nước vô cùng rộng lớn với nhiều loại khoáng sản khác nhau có trữ lượng với mang lại nhiều giá trị. Dầu khí, than sắt, titan, cát thủy tinh.
  • Biển đảo được biết đến là hải sản phong phú đa dạng các chủng loại, nhiều loại hải sản có giá trị về dinh dưỡng và mặt kinh tế. Hải sản được xem là nguồn tài nguyên quý hiếm và mang lại thu nhập cho ngư dân vùng biển.
  • Vùng biển đảo và ven biển là nơi giao thương kinh tế đường thủy, cảng biển là cửa ngõ biên giới phía đông và cửa ngõ của toàn châu Á. Chính vì thế nhiều thế lực thù địch nhòm ngó và muốn chiếm lĩnh vùng biển đảo nước ta. Biển đảo là nơi mà thế lực xâm lăng đang nhắm vào để tấn công. Vì thế nên nước ta có các chiến sĩ biển đảo ngày đêm trông giữ biên cương bảo vệ chủ quyền biển đảo.

Về tinh thần

  • Biển đảo gắn liền với giá trị lịch sử hào hùng của dân tộc như truyền thuyết Âu Cơ, Lạc Long Quân, Chiến thắng lịch sử vẻ vang gắn liền với chiến tích biển đảo như Bạch Đằng, Cồn Cỏ,… Biển đảo là nơi góp phần tạo nên những chiến thắng tâm phục khẩu phục khi nước ta biết được địa hình địa thế, lợi dụng nước thủy triều dâng lên để đánh bại quân thù bằng mưu trí bày một thế trận hiểm hóc đánh bại quân xâm lược ở chiến thắng hào hùng ở trận Bạch Đằng.
  • Biển nước ta giàu tài nguyên thiên nhiên, là nơi nương tựa của hàng chục triệu người dân đất Việt, là không gian sinh tồn của dân tộc, là địa bàn chiến lược trong bảo vệ và phát triển đất nước. Do vậy bảo vệ chủ quyền và phát huy tiềm năng biển đảo là mệnh lệnh của Tổ quốc cho mỗi người Việt Nam.
    Trong thời điểm hiện tại cần xây dựng ý thức vươn ra biển, làm giàu từ biển trong cộng đồng người Việt Nam, từng bước khẳng định vị thế Việt Nam là một quốc gia mạnh về biển trong khu vực. Và song song với đó là xây dựng lực lượng quân sự hùng hậu đủ sức bảo vệ chủ quyền biển đảo.

3. Tình hình biển đảo nước ta hiện nay

  • Nhận định chủ quyền biển đảo nước ta gồm 2 quần đảo lớn Hoàng Sa và Trường Sa.
    Hành động vi phạm chủ quyền biển đảo Việt Nam của Trung Quốc ngang nhiên xây dựng dàn khoan HD 981, xây dựng TP Tam Sa ngay trên quần đảo Hoàng Sa và không xem luật biển đảo ra gì và vô cớ bắt ngư dân và tấn công tàu đánh cá của dân ta ngay trên chính vùng biển nước ta chiếm đóng để muốn biến biển đảo nước ta làm đường lưỡi bò.
  • Nhấn mạnh hành vi xâm phạm nghiêm trọng của Trung Quốc về việc vi phạm thỏa thuận đã ký kết: Thỏa thuận những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo và giải quyết các vấn đề biển đông giữa Việt Nam và Trung Quốc tháng 10/20211, tuyên bố ứng xử của các bên ở biển đông
  • Sự phẫn nộ, không hài lòng, lên án phê phán thái độ ngang nhiên cậy quyền về hành vi lấn chiếm biển đông vi phạm chủ quyền về hiệp ước đã cam kết, hành vi xâm phạm nghiêm trọng của Trung Quốc được khắp các quốc gia trên thế giới đứng ra phản đối.

4. Ý thức của giới trẻ

  • Giới trẻ ý thức bảo vệ chủ quyền biển đảo và thể hiện tình yêu biển đảo hiện nay, bình luận mở rộng về tình yêu biển đảo, kết hợp các dẫn chứng bài hát về biển đảo quê hương
  • Chúng ta luôn bảo vệ cho quyền chủ quyền đối với biển đảo quốc gia, mỗi người dân Việt Nam đều được trang bị kiến thức về biển đảo và chủ chủ quyền biển đảo của dân tộc, ý thức sâu sắc về sự thiêng liêng của biển đảo đối với đất nước.
  • Nhấn mạnh, bảo vệ chủ quyền biển đảo là trách nhiệm của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân.
    Trong đó, thanh niên là lực lượng vô cùng quan trọng. Thế hệ trẻ hiện nay cần thể hiện lòng yêu nước.
    Chúng ta nhận thức về vai trò và giá trị sâu sắc, ý nghĩa thiêng liêng của biển đảo Việt Nam, phải trang bị kiến thức về lịch sử, địa lý liên quan đến chủ quyền biển đảo đặc biệt là 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
  • Mỗi người phải hiểu luật pháp về biển đảo, các hiệp ước và ngoại giao của Đảng về biển đảo, các công ước Liên Hợp Quốc và luật biển đã lập ra năm 1982. Hưởng ứng rộng rãi, tích cực tham gia các hoạt động, diễn đàn hợp pháp về khẳng định chủ quyền biển đảo.
  • Lên án, phê phán mạnh mẽ, quyết liệt những kẻ chống phá đất nước, xâm phạm chủ quyền lãnh thổ biển đảo nước ta.
  • Không ngừng học tập, tu dưỡng đạo đức để trở thành con người Việt Nam với đủ các phẩm chất tốt đẹp, góp phần xây dựng đất nước giàu mạnh, tiến bộ hơn. Dẫn chứng đan xen là nhà trường tổ chức các môn học chính khóa hoặc ngoại khóa để truyền tải thông tin và để học sinh ý thức và hiểu rõ được tầm quan trọng của biển đảo đối với cuộc sống, thể hiện tình yêu biển đảo.
  • Sẵn sàng bảo vệ chủ quyền biển đảo quê hương ta khi có thế lực có ý đồ xấu muốn xâm chiếm
    Dẫn chứng: Các bạn có thể đan xen những câu hát về tình yêu biển đảo quê hương làm dẫn chứng tiêu biểu của dân tộc ta và tự ý thức và tầm hiểu biết sâu sắc về vai trò, ý nghĩa, tầm giá trị mà biển đảo mang lại cho đời sống kinh tế, tinh thần đối với toàn dân tộc Việt Nam.
  • Bình luận mở rộng về đảng ta với sự nghiệp bảo vệ chủ quyền biển đảo, thể hiện tình yêu biển đảo quê hương sâu sắc.

III. Kết bài

Biển đảo là lãnh thổ thiêng liêng của tổ quốc. Hãy ý thức và tự trang bị cho mình về chủ quyền biển đảo.
Bên cạnh những nỗi lo, còn những khó khăn thách thức nhưng tình yêu, niềm tự hào và nỗi lo ấy sẽ hóa thành sức mạnh bất diệt khi mỗi người sẵn sàng hành động để bảo vệ chủ quyền và cùng bắt đầu hành trình vì biển đảo quê hương ngày từ hôm nay nhé.

16 mẫu Nghị luận về vấn đề bảo vệ chủ quyền biển đảo

Nghị luận về vấn đề bảo vệ chủ quyền biển đảo- Mẫu 1

Tình hình biển đảo Việt Nam hiện nay đang có những diễn biến phức tạp đe dọa trực tiếp đến chủ quyền lãnh thổ của dân tộc. Trước tình hình căng thẳng của biển Đông, “Thanh niên cần làm gì để bảo vệ Tố quốc?”, là câu hỏi nhận được sự quan tâm đặc biệt của các bạn trẻ khi đề cập đến thời sự biển Đông.

Biển đảo Việt Nam trong đó có hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là của người Việt Nam. Điều này đã được chứng minh bằng lịch sử và các tài liệu khoa học. Các tư liệu khoa học và pháp lý được công bố hiện nay, đều thể hiện quá trình khai phá, chiếm hữu và thực thi chủ quyền liên tục của Việt Nam suốt chiều dài lịch sử. Tuy nhiên những năm gần đây, Trung Quốc đã có nhiều hành động xâm hại đến chủ quyền biển đảo của Việt Nam: bắt ngư dân Việt làm ăn, tấn công các tàu Việt trên vùng biển của chính Việt Nam, ngang ngược xây dựng thành phố Tam Sa trên quần đảo Hoàng Sa…

Những hành động nói trên của phía Trung Quốc đã xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa; xâm phạm quyền chủ quyền, quyền tài phán của Việt Nam đối với các vùng biển của Việt Nam; vi phạm Thỏa thuận những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển giữa Việt Nam và Trung Quốc ký tháng 10/2011; trái với tinh thần Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông và Tuyên bố cấp cao kỷ niệm 10 năm, làm cho tình hình Biển Đông thêm phức tạp.

Đê bảo vệ chủ quyền biển đảo, thanh niên, học sinh cần nghiên cứu và nhận thức sâu sắc về ý nghĩa thiêng liêng chủ quyền biển đảo và giá trị to lớn chủ quyền mà ông cha ta đã đổ xương máu để xây dựng; về lịch sử Việt Nam đặc biệt là lịch sử địa lý liên quan đến chủ quyền biển đảo, về lịch sử hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa… tìm hiểu rõ chính sách ngoại giao nhất quán của Đảng

và Nhà nước ta về vấn đề biển Đông cũng như nội dung của luật pháp, chế độ pháp lý của các vùng biển theo Công ước Liên hợp quốc về Luật biển 1982.

Thanh niên cần hưởng ứng tích cực các diễn đàn hợp pháp trên các phương tiện thông tin đại chúng, trên internet, khẳng định chủ quyền biển đảo của Việt Nam trên các diễn đàn, đồng thời kịch liệt lên án và đấu tranh tham gia ngăn chặn các hành vi xâm phạm chủ quyền biển đảo Việt Nam.

Thanh niên phải là hậu thuẫn, là chỗ dựa tình cảm vững chắc của những người lính biển đảo, bằng những việc làm thiết thực như gửi thư đến các lính Hải đảo để chia sẻ động viên và tiếp sức cho các anh thêm nghị lực để trông giữ biển đảo.

Điều quan trọng nữa là không ngừng tu dưỡng phẩm chất người Việt Nam mới, tích cực tham gia xây dựng đất nước giàu mạnh, có định hướng lý tưởng yêu nước và đoàn kết thì chúng ta sẽ kết nối khối sức mạnh lớn đủ sức bảo vệ chủ quyền biển đảo. Bên cạnh đó sẵn sàng chuẩn bị tinh thần tham gia trực tiếp vào công cuộc giữ gìn biển đảo quê hương bằng tất cả những gì mình có thể.

Biển đảo Việt Nam là một phần lãnh thổ thiêng liêng không thể tách rời của Tổ quốc được cha ông truyền lại. Trách nhiệm của tuổi trẻ nói riêng là ra sức gìn giữ toàn vẹn phần lãnh thổ này như lời Bác Hồ năm xưa đã dặn “các Vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ nước”.

Nghị luận về vấn đề bảo vệ chủ quyền biển đảo- Mẫu 2

Yêu đất nước tức là yêu nơi chôn nhau cắt rốn, yêu con đường làng hai buổi đến trường, yêu cả những quần đảo ngoài xa khơi đang ngày đêm làm hệ thống tiền tiêu để bảo vệ cho tổ quốc. Phạm vi lãnh thổ của nước ta không chỉ bao gồm có đất liền, vùng trời, vùng biển mà còn cả những hòn đảo ngoài xa. Như Bác Hồ đã từng nói “Ngày xưa ta có đêm, có rừng. Ngày nay, ta có ngày có trời, có biển. Biển nước ta dài và tươi đẹp. Ta phải biết giữ gìn và phát huy nó”.

Từ thuở tấm bé ta vẫn thường nghe những lời ru ngọt ngào của bà của mẹ, đất nước ta tươi đẹp với rừng vàng biển bạc. Lớn lên theo những trang sách sử vọng về chúng ta càng thêm yêu quý thêm từng mảnh đất quê hương. Đó không chỉ là mảnh đất liền nơi ta sinh sống, vùng trời mênh mông với những cánh chim bay mà còn cả những hòn đảo nhỏ ngoài khơi đang ngày ngày làm hệ thống tiền tiêu để bảo vệ tổ quốc.

Thật vậy, biển đảo chính là máu thịt của tổ quốc. Thật may mắn cho chúng ta khi được sinh ra và lớn lên trong thời đại hòa bình. Thế nhưng lịch sử 14 cuộc chiến tranh cướp nước của giặc ngoại xâm thì có đến 10 cuộc chiến bắt đầu từ biển. Thế mới biết biển có vai trò quan trọng thế nào trong việc giữ gìn toàn vẹn lãnh thổ. Nhất là đối với Việt Nam, nắm giữ một trong những đường hàng hải quan trọng nhất thế giới.

Biển không chỉ là người bạn của con người mà nó còn là người mẹ vĩ đại nuôi sống con người. Biết bao nhiêu làng chài ven biển đang ngày ngày bám biển tìm kiếm hạt ngọc cho đời. Những mẻ cá trĩu nặng, những vựa muối óng ánh chính là phần quà tuyệt vời mà thiên nhiên ban tặng cho con người. Không những thế, biển còn có những hòn đảo, những vị trí quân sự trọng yếu để bảo vệ đất mẹ từ xa. Chúng ta tự hào với những Hoàng Sa, Trường Sa sừng sững với những người lính quê hương đang ngày ngày vững cây súng bảo vệ tổ quốc.

Không những thế biển còn là một chứng nhân lịch sử, một minh chứng hùng hồn cho những năm tháng đau thương mà anh hùng của cả dân tộc. Nhà tù Côn Đảo thuộc huyện đảo Phú Quốc là một trong những di tích lịch sử nổi tiếng. Nơi chứng kiến biết bao nhiêu lớp người đã anh dũng ngã xuống vì bình yên độc lập của quê hương. Biển yên bình nhưng vùi sâu trong nó là biết bao chiến tích được viết nên bằng máu và hoa. Như một nhạc sĩ nào đó đã từng viết “Ôi biển Việt Nam, ôi sóng Việt Nam. Qua bao nhiêu thăng trầm lửa thử vàng mới nên người. Vùi sâu dưới đáy những gì đau thương biển lại hát tình ca biển kể chuyện quê hương”.

Trong cuộc sống hiện đại, thì biển càng đóng góp một vai trò vô cùng quan trọng với cuộc sống. Không chỉ cung cấp cho con người nguồn tài nguyên dồi dào về hải sản, dầu khí… Biển còn là nơi để con người tìm được sự cân bằng sau những ngày lao động mệt mỏi. Và nơi đây cũng mang một ý nghĩa chính trị lớn lao. Những năm qua, biết bao nhiêu thế hệ trẻ đã xung phong được ra đảo để bảo vệ tổ quốc. Các anh thực sự là những tấm gương sáng ngời để thế hệ trẻ chúng em noi theo tiếp nối truyền thống yêu nước vĩ đại của dân tộc.

Yêu nước là một truyền thống quý báu ngàn đời của cả dân tộc. Yêu nước là yêu những thứ bình dị và nhỏ bé nhất. Và tình yêu biển đảo chính là một phần trong thứ tình cảm mãnh liệt đó. Thế hệ trẻ chúng ta, những người lớn lên trong thời buổi hòa bình hãy tiếp tục phát huy truyền thống yêu nước yêu biển đảo quê hương đó. Bởi biển đảo chính là hệ thống tiền tiêu để bảo vệ trái tim của Tổ quốc.

Nghị luận về vấn đề bảo vệ chủ quyền biển đảo- Mẫu 3

Trước tình hình an nguy tới vận mệnh quốc gia, chủ quyền dân tộc; đồng hành với dân tộc Việt Nam; thế hệ trẻ chúng ta cần nâng cao ý thức trách nhiệm đối với đất nước bằng những việc làm thiết thực.

Để bảo vệ chủ quyền biển đảo, trước hết thanh niên và thanh niên học sinh nói riêng phải xác định phải giữ biển đảo bằng tri thức về chủ quyền biển đảo. Chúng ta cần nghiên cứu và nhận thức sâu sắc về ý nghĩa thiêng liêng chủ quyền biển đảo và giá trị to lớn chủ quyền mà ông cha ta đã đổ xương máu để xây dựng; về lịch sử Việt Nam đặc biệt là lịch sử địa lý liên quan đến chủ quyền biển đảo, về lịch sử hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa… tìm hiểu rõ chính sách ngoại giao nhất quán của Đảng và Nhà nước ta về vấn đề biển Đông. Thanh niên cần hưởng ứng và tích cực tham gia các diễn đàn hợp pháp trên các phương tiện thông tin đại chúng, trên internet, khẳng định chủ quyền biển đảo của Việt Nam trên các diễn đàn, đồng thời kịch liệt lên án và đấu tranh tham gia ngăn chặn các hành vi xâm phạm phạm chủ quyền biển đảo Việt Nam. Thanh niên là hậu phương chỗ dựa tình cảm vững chắc đối với các lính biển đảo, bằng những việc làm thiết thực như gửi thư đến các lính hải đảo để chia sẻ động viên và tiếp sức cho các anh thêm nghị lực để trông giữ biển đảo. Điều quan trọng, thanh niên cần không ngừng tu dưỡng phẩm chất người Việt Nam mới, tích cực tham gia xây dựng đất nước giàu mạnh, có định hướng lý tưởng yêu nước và đoàn kết để tạo nên sức mạnh bảo vệ chủ quyền biển đảo. Bên cạnh đó, mỗi người chúng ta cần sẵn sàng chuẩn bị tinh thần tham gia trực tiếp vào công cuộc giữ gìn biển đảo quê hương bằng tất cả những gì mình có thể.

Biển đảo Việt Nam là một phần lãnh thổ thiêng liêng không thể tách rời của Tổ quốc được cha ông truyền lại. Trách nhiệm của tuổi trẻ nói riêng là ra sức gìn giữ toàn vẹn phần lãnh thổ này như lời Bác Hồ năm xưa đã dặn ”các Vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ nước”.

Nghị luận về vấn đề bảo vệ chủ quyền biển đảo- Mẫu 4

Biển đảo quê hương luôn là một phần máu thịt trong mỗi người con dân đất Việt, biển đảo Việt Nam nói riêng và biển Đông nói chung đã trở thành một hữu thể không tách rời. Cuộc sống của nhân dân ta từ bao đời nay đã gắn bó với biển, đảo trên những con thuyền ra khơi đánh dấu chủ quyền và bảo vệ bờ cõi đất nước. Vấn đề chủ quyền biển đảo luôn là một trong những vấn đề được đặt lên hàng đầu trong các mục tiêu của quốc gia, bởi chủ quyền biển đảo cũng chính là chủ quyền lãnh thổ dân tộc, bảo vệ chủ quyền biển đảo là bảo vệ cuộc sống và tương lai của chúng ta.

Biển đảo của nước ta bao gồm hai bộ phận là vùng biển và hệ thống các đảo, quần đảo. Vùng biển của Việt Nam có diện tích hơn 1 triệu km² bao gồm 5 bộ phận: nội thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế, vùng thềm lục địa. Lãnh thổ nước ta có đường bờ biển dài 3260 km với 28 tỉnh, thành phố giáp biển, vùng biển của nước ta tiếp giáp với 8 quốc gia: Trung Quốc, Thái Lan, Ma-lai-xi-a, Phi-líp-pin, Brunei, In-đô-nê-xi-a, Campuchia, Singapore. Nằm trong vùng biển nước ta có hơn 4000 đảo lớn nhỏ, đảo lớn nhất là Phú Quốc (Kiên Giang), hai quần đảo Hoàng Sa (Đà Nẵng), Trường Sa (Khánh Hòa) và 12 huyện đảo thuộc 9 tỉnh. Biển đảo của Việt Nam từ xa xưa đã được chứng minh chủ quyền và trở thành bộ phận cấu thành nên phạm vi chủ quyền lãnh thổ của nước ta, biển cùng với đảo và quần đảo chính là hệ thống tiền tiêu để bảo vệ đất liền, là căn cứ để nước ta tiến ra biển và đại dương. Khẳng định được chủ quyền của nước ta đối với biển đảo chính là cơ sở để khẳng định chủ quyền với vùng biển, thềm lục địa xung quanh đảo. Vấn đề chủ quyền biển đảo hiện nay vô cùng phức tạp do sự xâm phạm chủ quyền bất hợp pháp của các quốc gia trên vùng biển và đảo của Việt Nam. Đặc biệt là sự tranh chấp các vùng biển tiếp giáp và chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, một trong số những nước khuấy đảo vấn đề này mạnh mẽ nhất là Trung Quốc. Tuy nhiên, hàng nghìn những bằng chứng lịch sử từ ngàn đời đã chứng minh việc chiếm hữu và thực thi quyền chủ quyền đối với hai quần đảo này từ khi chúng còn là vùng đất vô chủ. Với các vùng biển, đảo và quần đảo thuộc lãnh thổ Việt Nam ta cũng đã khẳng định và thực thi chủ quyền một cách rõ ràng, liên tục, hòa bình và phù hợp với các quy định của quốc tế.

Vấn đề chủ quyền biển đảo luôn là vấn đề nóng bởi các nước trong khu vực đều nhận thức được vị trí chiến lược của biển Đông, nơi đây vừa là ngã tư đường hàng hải quốc tế lại có nguồn tài nguyên giàu có nên các quốc gia quanh biển Đông đã chú ý và tích cực các hoạt động tranh chấp, khai thác và xâm phạm. Trước những sự khuấy động và tác động tiêu cực của các quốc gia xung quanh, nước ta luôn phải giải quyết vấn đề tranh chấp về chủ quyền vốn đã được Liên Hợp Quốc và cả thế giới công nhận. Đối với các vùng biển, đảo xảy ra tranh chấp nói chung và hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa nói riêng, nước ta luôn khẳng định chủ quyền không tranh cãi, khẳng định quyền chủ quyền, quyền tài phán đối với vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa ở biển Đông. Trong những năm gần đây, những tranh chấp diễn ra trên biển đảo ảnh hưởng không nhỏ đến tình tình trật tự an ninh quốc phòng và đời sống nhân dân biển đảo, Đảng và Nhà nước ta luôn dựa trên những pháp lý quốc tế để có những thỏa thuận với những nước trong khu vực, giải quyết mâu thuẫn, tranh chấp trên hòa bình, làm rõ chủ quyền với một số vùng biển, đảo và quần đảo có tranh chấp. Chúng ta luôn bảo vệ cho quyền chủ quyền đối với biển đảo quốc gia, mỗi người dân Việt Nam đều được trang bị kiến thức về biển đảo và chủ chủ quyền biển đảo của dân tộc, ý thức sâu sắc về sự thiêng liêng của biển đảo đối với đất nước. Bên cạnh đó, ta tranh thủ sự ủng hộ của bạn bè quốc tế để khẳng định chủ quyền của mình trên biển Đông, khẳng định với toàn thế giới rằng Hoàng Sa và Trường Sa là của Việt Nam.

Thế hệ chúng ta hôm nay được sống trong hòa bình là nhờ công ơn của cha anh đã ngã xuống bảo vệ quê hương, đất nước, biển đảo thân thương. Chính vì vậy, chúng ta phải tích cực học tập, lao động và rèn luyện hơn nữa để góp phần vào sự nghiệp bảo vệ chủ quyền độc lập dân tộc. Trang bị cho mình kiến thức về chủ quyền biển đảo, khẳng định chủ quyền biển đảo của Việt Nam trên trường quốc tế đồng thời lên án và đấu tranh với những hành động xâm phạm đến chủ quyền biển đảo Việt Nam.

Nghị luận về vấn đề bảo vệ chủ quyền biển đảo- Mẫu 5

Hoàng Sa và Trường Sa – hai quần đảo oai hùng – một phần lãnh thổ thiêng liêng của Việt Nam đã là chứng nhân của bao thời kỳ lịch sử dân tộc. Đường bờ biển nước ta dài trên 3260km, kéo dài từ Móng Cái đến Hà Tiên, có trên 3000 hòn đảo lớn nhỏ. Từ thuở đội hùng binh Lý Sơn mang gươm vẽ biển ta có Hoàng Sa, Trường Sa với bao đảo nổi đảo chìm. Biển như lòng mẹ bao la mang đến cho ta bao nguồn lợi hải sản, nhiều cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp. Biển chứa chan tình yêu thương vẫn ngày đêm vỗ sóng vào bờ. Đã từng có trận chiến ở Đảo Gạc Ma năm 1988, trận hải chiến mà ông cha ta đã dốc hết sức lực, dùng tất cả sức mạnh để đấu tranh chống kẻ thù. Ở nơi hải đảo xa xôi ấy các anh đã dâng hiến tuổi xuân xanh của mình vì độc lập chủ quyền của dân tộc. Các anh đã hy sinh nhưng trên tay vẫn ôm trọn lá cờ Tổ quốc, lá cờ đỏ sao vàng phấp phới tung bay.

Ngày nay, đất nước đã hòa bình và phát triển nhưng biển đảo vẫn canh cánh mối lo xâm lấn của các thế lực thù địch. Nên nhiệm vụ của tuổi trẻ, nhiệm vụ của mỗi thanh niên với tình yêu Tổ quốc, tình yêu biển đảo lại được đặt lên trên hết. Nơi hải đảo xa xôi những chàng trai lính đảo, những ngư dân Việt Nam cùng lực lượng kiểm ngư đang ngày đêm bám biển, với lòng nhiệt huyết và trái tim yêu nước nhiệt thành, đang kiên cường bảo vệ biển đảo quê hương. Trước những cơn giông tố, mỗi người con đất Việt dù trong nước hay ở nước ngoài đã thể hiện tình yêu nước bằng những việc làm cụ thể hướng về biển đảo. Tất cả đều có một mẫu chung đó là trái tim nồng nàn, mãnh liệt, thiết tha. Đó là vẻ đẹp muôn đời của dân tộc Việt Nam: “Đứng vững chãi 4000 năm sừng sững/Lưng đeo gươm tay mềm mại bút hoa/ Trong và thực sáng hai bờ suy tưởng/ Sống hiên ngang mà nhân ái chan hòa”.

Với lòng biết ơn và ngưỡng mộ tiền nhân, thanh niên Việt Nam hôm nay đứng dưới ngọn cờ hòa bình cần ý thức về trách nhiệm, nghĩa vụ của mình. Trước hết mỗi thanh niên cần trang bị cho mình đầy đủ nhận thức và hiểu biết về tình hình biển Đông theo chính sách đúng đắn của Đảng và Nhà nước ta: cần phải lên tiếng đấu tranh bằng biện pháp hòa bình, nhận thức đúng đắn về vai trò của mỗi cá nhân đối với vận mệnh của đất nước.

Chung tay bảo vệ Trường Sa, Đoàn viên thanh niên cần nêu cao tinh thần tổ chức, kỷ luật, phát động các phong trào hướng về Trường Sa quyên góp ủng hộ đóng góp công sức nhỏ bé của mình với biển đảo quê hương.

Nghị luận về vấn đề bảo vệ chủ quyền biển đảo- Mẫu 6

Việt Nam là một đất nước giàu đẹp không chỉ về truyền thống văn hóa lịch sử, nếp sống của con người mà còn nổi tiếng về tài nguyên thiên nhiên. May mắn có được sự ưu ái của thiên nhiên giúp cho đất nước có hệ thống sinh học phong phú, đa dạng, hệ sinh thái rừng và không kém phần quan trọng đó là có nhiều đảo, quần đảo và nằm trong khu vực có Biển Đông đi qua. Điều này giúp cho chúng ta có nhiều thuận lợi trong việc phát triển kinh tế nhưng cũng mang lại nhiều bất lợi mà chúng ta không ngờ đến.

Biển Đông là một vùng biển rộng lớn, là một biển rìa lục địa và cũng là một phần của Thái Bình Dương. Biển Đông có tên tiếng anh là South China Sea, đứng thứ tư thế giới về diện tích với diện tích khoảng 3.447.000 km². Biển Đông có nhiều đảo và quần đảo trực thuộc, trong đó có hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam trong nhiều thế kỉ qua, mang giá trị kinh tế lớn cho các quốc gia trong khu vực, và là tuyến đường giao thông quan trọng giữa các nước. Vịnh Bắc Bộ cũng trực thuộc Biển Đông, bao chứa hàng nghìn đảo lớn nhỏ, trong đó có Vịnh Hạ Long nổi tiếng về sự kì vĩ và vẻ đẹp nên đã được UNESCO công nhận là di sản thiên nhiên thế giới.

Biển Đông có hệ sinh thái phong phú với nhiều hải sản mang giá trị kinh tế cao, là nguồn thu nhập chính của ngư dân các vùng ven biển. Ngoài ra, đây còn là tuyến đường giao thông, có giá trị thương mại, du lịch, quốc phòng quan trọng của dân tộc. Biển Đông mang lại lợi ích to lớn như thế nhưng hiện nay con người lại đang rút mòn sự sống của nó bởi chất thải, những nguồn chất thải độc hại được xả thẳng xuống biển khiến cho nước biển ngày càng bị ô nhiễm ảnh hưởng đến sinh cảnh và hệ sinh thái biển.

Rồi chưa dừng lại ở đó, vì lòng tham vô đáy của con người mà dẫn đến nhiều xung đột để thu lợi ích về tay mình. Cụ thể là dạo gần đây nước láng giềng Trung Quốc đã không từ bỏ thủ đoạn để công kích, quấy phá hoạt động của chúng ta ở Biển Đông nhằm đạt được mục đích xấu xa của chúng. Đúng vậy, lòng tham của con người là không đáy, khi đã có được thứ này con người ta lại càng muốn nhiều hơn nữa và điều này hoàn toàn đúng với Trung Quốc. Là một nước phát triển và được mệnh danh là nước đông dân nhất thế giới thế nhưng Trung Quốc lại ỷ người đông thế mạnh đem vũ lực và sự hùng mạnh về kinh tế, chính trị để gây phá nước láng giềng. Chúng đã thành công trong việc dùng vũ lực xâm chiếm quần đảo Hoàng Sa thuộc chủ quyền của chúng ta nhưng vẫn chưa đủ, vì vậy, những con người tham lam ấy lại tiếp tục giở thủ đoạn nhằm chiếm đoạt nốt quần đảo Trường Sa. Vấn đề vẫn chưa dừng lại ở đó mà còn trở nên gay cấn hơn bao giờ hết khi Trung Quốc hạ đặt giàn khoan rồi có hàng loạt các hành động gây hấn ở vùng biển Đông thuộc chủ quyền của Việt Nam để đẩy nước ta vào cuộc chiến tranh tàn khốc. Chính phủ Trung Quốc đưa nhiều tàu quân sự, tàu chiến vào vùng biển Việt Nam để kích động gây chiến tranh, gây áp lực bằng quân sự chưa đủ chúng còn chống phá ngư dân Việt Nam không cho họ khai thác thủy, hải sản. Quân địch gây sự trên ngay chính vùng biển thuộc chủ quyền của chúng ta. Chúng giở thủ đoạn kích động người dân Việt Nam, yêu cầu chính quyền ta có biện pháp chống trả thế nhưng với tài quân sự và bộ óc chiến lược của mình chúng ta đã xử lý đúng đắn khiến cho Trung Quốc thất vọng vì không đạt được mục đích của mình. Lòng tham của Trung Quốc không bao giờ ngừng lại và chúng vẫn giữ suy nghĩ xâm chiếm Biển Đông bằng mọi cách.

Các vấn đề liên quan đến chủ quyền Biển Đông vẫn tiếp diễn và dường như chưa có hồi kết, nhưng chúng ta phải luôn đề cao cảnh giác và tỉnh táo tránh để kẻ thù đạt được mục đích. Như đã biết từ xưa đến giờ Trung Quốc luôn có ý định lăm le xâm lược nước ta, chún có âm mưu chiếm đoạt, đồng hóa nhân dân ta nhưng không thành. Suốt chiều dài lịch sử dân tộc, người dân Việt Nam luôn phải đấu tranh để giành lại độc lập tự do vốn có của mình và những nỗ lực ấy đã được đáp lại bằng hòa bình dân tộc. Nhưng khi đã giành được độc lập tự do, chúng ta vẫn phải tỉnh táo và đề cao cảnh giác với “Người hàng xóm tham lam”. Trung Quốc có nhiều âm mưu, thủ đoạn nhằm chống phá kinh tế của nước ta, chúng khiến những người dân hạn hẹp về kiến thức bị mất trắng, thua lỗ trong chăn nuôi hay trồng trọt bằng cách đẩy mạnh giá sản phẩm lên rồi khi người dân đổ xô vào mặt hàng đấy thì lập tức không thu mua khiến người dân mất trắng. Bởi vậy việc giáo dục kiến thức cho người dân là rất quan trọng, giúp họ tránh được những “cú lừa” của kẻ thù.

Biển Đông mang lại giá trị quan trọng cho quốc gia vậy nên mỗi người cần có ý thức bảo vệ chủ quyền biển đảo, tích cực, hăng say học tập và rèn luyện để có đủ hiểu biết trước những âm mưu kẻ thù. Chăm chỉ rèn luyện sức khỏe để sẵn sàng bảo vệ tổ quốc khi vấn đề tranh chấp biển đảo nổ ra. Tích cực sống lành mạnh, bảo vệ môi trường biển đảo, phát triển hệ sinh thái biển cũng là trách nhiệm của mỗi người trong chúng ta.

Thiên nhiên đã ban tặng cho chúng ta những giá trị to lớn, rừng vàng, biển bạc là những giá trị to lớn mà chúng ta cần phải gìn giữ và phát triển. Ngoài bảo vệ biển, chúng ta cũng cần bảo vệ nguồn tài nguyên rừng quý giá, đó là lá phổi xanh của trái đất giúp chúng ta có bầu không khí trong lành và khỏe mạnh.

Trong thời đại mới, trách nhiệm của mỗi người là rất quan trọng vì vậy hãy học tập để trở thành người hiểu biết, có tri thức góp phần xây dựng nước nhà. Là một học sinh, em tự nhận thấy trách nhiệm của mình là phải không ngừng học tập để nâng cao hiểu biết, có cơ hội hòa nhập để quảng bá vẻ đẹp của đất nước, giao lưu kết bạn với bạn bè năm châu để mở rộng kiến thức để phục vụ nước nhà.

Nghị luận về vấn đề bảo vệ chủ quyền biển đảo- Mẫu 7

“Biển trời của chúng ta, đảo gọi ngàn tiếng ca
Từng ngày con sóng vỗ, một màu xanh bao la
Biển trời biết mấy yêu thương, đảo là gấm vóc quê hương
Ngàn năm cha ông mở cõi, giờ đây ta quyết giữ gìn”

Đây chính là những lời ca trong bài hát “Biển đảo quê hương”, đúng như bài hát nói, biển trời, đảo chính là gấm vóc quê hương. Cha ông ta đã dựng xây, mở mang bờ cõi, và nhiệm vụ của thế hệ chúng ta chính là giữ gìn và bảo vệ chủ quyền biển đảo cho dân tộc.

Việt Nam là quốc gia ven biển nằm bên bờ Tây của Biển Đông, có địa chính trị và địa kinh tế rất quan trọng không phải bất kỳ quốc gia nào cũng có. Với bờ biển dài trên 3.260 km trải dài từ Bắc xuống Nam, đứng thứ 27 trong số 157 quốc gia ven biển, các quốc đảo và các lãnh thổ trên thế giới. Trong 63 tỉnh, thành phố của cả nước thì 28 tỉnh, thành phố có biển và gần một nửa dân số sinh sống tại các tỉnh, thành ven biển. Trong lịch sử hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước của dân tộc, biển đảo luôn gắn với quá trình xây dựng và phát triển của đất nước và con người Việt Nam. Việt Nam có một không gian biển rộng lớn, không chỉ là nơi cung cấp nguồn sống cho các thế hệ người Việt mà còn là nơi hình thành nên các cơ tầng văn hóa Việt và cũng là nơi lưu giữ các trầm tích văn hóa Việt tự bao đời nay.

Biển đảo đóng vai trò vô cùng quan trọng trong lịch sử phát triển dân tộc. Trong tiến trình lịch sử Việt Nam, biển đảo đóng vai trò quan trọng trong việc tạo lập không gian sinh tồn, hình thành nền văn hóa biển, thiết lập quan hệ giao thương với lân bang và xác lập chủ quyền và an ninh biển quốc gia. Biển đảo là nhà của rất nhiều ngư dân, những người phải đi mây về gió, chống chọi với bão tố. Đây cũng là nguồn lợi du lịch của những thành phố như Đà Nẵng, Nha Trang, Vũng Tàu… Với một hệ sinh thái biển đặc sắc, Việt Nam tự hào là một điểm đến kỳ thú đối với bạn bè năm châu.

Thế nhưng, hiện nay, biển đảo đang bị đe dọa nghiêm trọng. Trước tiên là từ vấn đề ô nhiễm môi trường biển. Các số liệu thống kê cho thấy, hàng năm có khoảng 70% chất thải đổ ra biển có nguồn gốc từ đất liền khi các nhà máy, xí nghiệp, khu dân cư, bệnh viện, thuốc bảo vệ thực vật…. mà lượng lớn chất thải này chưa được xử lý, thông qua hệ thống thoát nước xả thẳng ra các sông, trăm sông đổ về biển hoặc xả trực tiếp ra biển, mang theo một lượng lớn các chất bồi lắng, nhựa, hóa chất, kim loại, cặn dầu, thậm chí cả những chất phóng xạ. Tiếp theo là do ý thức của người dân khi đi tắm biển, đi tham quan, họ vô tư vứt rác, vứt chai nhựa xuống biển mà không quan tâm đến hệ sinh thái. Ngoài ra, vấn đề nghiêm trọng hơn cả đó là sự mất an ninh của biển đảo, sự đe dọa của các nước đến vấn đề chủ quyền. Ngoài kia, những người chiến sĩ hải quân nơi hải đảo xa xôi đang ngày đêm bảo vệ độc lập chủ quyền cho đất nước, cho giấc ngủ của chúng ta.

Để có thể giữ gìn, bảo vệ biển đảo cho đất nước, em nghĩ cá nhân mỗi học sinh cần phải trang bị cho bản thân những kiến thức về biển đảo, cập nhật tình hình thời sự về vấn đề môi trường, an ninh chủ quyền ở Hoàng Sa, Trường Sa. Tích cực học tập kiến thức quốc phòng, an ninh, sẵn sàng nhận và hoàn thành các nhiệm vụ quốc phòng; Tích cực tham gia các phong trào của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, phong trào mùa hè xanh, phong trào thanh niên tình nguyện hướng đến vùng sâu, vùng xa, biên giới hải đảo. Nhà trường nên tổ chức những cuộc thi tìm hiểu về biển đảo, thông qua đó giáo dục các bạn học sinh về tình yêu quê hương, đất nước.

Mỗi cá nhân là một cánh tay góp sức vào công cuộc bảo vệ đất nước. Tình yêu quê hương không phải thứ để ép buộc, mà là tình cảm của mỗi người trong quá trình trưởng thành, phát triển. Như nhà thơ Đỗ Trung Quân từng viết:

“Thuở còn thơ ngày hai buổi đến trường
Yêu quê hương qua từng trang sách nhỏ”

Nghị luận về vấn đề bảo vệ chủ quyền biển đảo- Mẫu 8

“Nếu Tổ quốc đang bão giông từ biển
Có một phần máu thịt ở Hoàng Sa
Ngàn năm trước con theo cha xuống biển
Mẹ lên rừng thương nhớ mãi Trường Sa
Đất Tổ quốc khi chập chờn bóng giặc
Các con nằm thao thức phía Trường Sơn
Biển Tổ quốc chưa một ngày yên ả
Biển cần lao như áo mẹ bạc sờn”

Mỗi lần đọc bài thơ này của nhà thơ Nguyễn Việt Chiến, tôi lại thao thức về biển về Hoàng Sa – Trường Sa. Trong tôi lại hiện lên thật kiêu hãnh dáng đứng của những người lính đảo xa giữa mênh mông đại dương đang canh giữ cho quê hương yên bình giấc ngủ.

Khi sinh ra tôi đã sống trong thời bình, bom đạn chiến tranh, những ngày đói khổ dường như tôi chưa từng biết đến và trải qua. Tôi chỉ biết lịch sử, quá khứ đáng tự hào của dân tộc qua những trang sách sử, qua báo đài. Từ những trang sách ấy tôi đã lớn lên chan chứa một tinh thần biết ơn với tiền nhân, với quá khứ. Bởi nếu không có thế hệ cha anh đã ngã xuống trong biết bao nhiêu cuộc chiến vệ quốc vĩ đại thì chắc chắn tôi không có mặt trên đời. Ngày nay, dù chiến tranh đã đi qua, đất nước đã hòa bình và phát triển, nhưng biển xa vẫn canh cánh mối nguy hiểm họa xâm lăng của các thế lực thù địch. Nên nhiệm vụ của tuổi trẻ, nhiệm vụ của mỗi công dân lại được đặt lên trên hết.

Và ở đó, nơi cách chúng ta hàng trăm hải lý, những chàng trai lính đảo, những con người đầy nhiệt huyết có trái tim yêu nước nhiệt thành luôn biết hi sinh và cống hiến đang ngày đêm đương đầu với sóng dữ. Họ chính là biểu tượng cao đẹp của Tổ Quốc hôm nay:

Yêu biết mấy những con người đi tới
Hai cánh tay như hai cánh bay lên
Ngực dám đón những phong ba dữ dội
Chân đạp bùn không sợ những loài sên!

Đường bờ biển nước ta dài trên 3260 km kéo dài từ Móng Cái đến mũi Cà Mau. Vươn trải ra hướng đông, ta có trên 3000 hòn đảo lớn nhỏ. Từ thuở đội hùng binh Lý Sơn mang gươm vẽ biển ta có Hoàng Sa, Trường Sa với bao đảo nổi đảo chìm. Biển như lòng mẹ bao la mang đến cho ta bao nguồn lợi thủy hải sản, nhiều cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp. Biển chứa chan tình yêu thương vẫn ngày đêm vỗ sóng vào bờ. Khi nhắc đến đây tôi lại thoáng nhớ về kí ức cùng với ông, ông tôi cũng đã run run giọng khàn mà kể với tôi những kí ức còn sót lại mà ông biết về trận chiến ở Đảo Gạc Ma năm 1988. Đó là trận hải chiến mà ông cha ta đã dốc hết sức lực, dùng tất cả sức mạnh để đấu tranh chống kẻ thù Trung Quốc hiểm độc. Ở nơi đó các anh đã dâng hiến tuổi xuân xanh của mình vì độc lập chủ quyền của dân tộc. Các anh hi sinh nhưng trên tay vẫn ôm trọn lá cờ tổ quốc, quyết chiến một lòng một dạ. Hằng năm, những chuyến tàu vẫn đều đặn chở đoàn công tác từ đất liền ra Trường Sa. Mỗi lần đi qua Gạc Ma, những người con đất Việt không quên thả vòng hoa tưởng niệm. Các anh đã dâng hiến tuổi 20 cho Tổ quốc, nhân dân cả nước sẽ đời đời ghi nhớ công ơn của các anh. Ông tôi nhắm đôi mắt lại khẽ lâu rồi mở ra lặng buồn nhìn về phía xa xăm, và hình như tôi thấy trong ánh nhìn xa xăm ấy của ông tôi là cả một tình yêu không nói nổi nên lời: tình yêu Biển Đảo quê hương.

Nay trong thời bình, hàng trăm ngàn những người lính đã gác lại đời tư, tạm biệt những vùng quê, tạm biệt những thành phố phồn hoa đô hội để đến với biển đảo canh giấc ngủ bình yên cho nhân dân. Giữa bao nhiêu thiếu thốn và cô đơn, những người lính ấy vẫn quyết bám đảo, bám biển để bảo vệ vùng trời biển thiêng liêng mà bao liệt sĩ đã ngã xuống khi cuộc đời còn rất trẻ. Mặc dù chiến tranh tàn khốc đã thôi không trở lại, nhưng những âm mưu độc chiếm, âm mưu muốn tranh giành lãnh thổ của các nước “láng giềng” vẫn còn sôi sục đó đây. Biển vẫn ngày đêm sóng dữ chưa nguôi.

Các anh, những người lính trẻ không màng khó khăn, ngày đêm và ngày đêm chiến đấu. Các anh mang trong mình tư thế sẵn sàng, tay cầm súng, đầu mang chí lớn đối mặt với hiểm nguy nhưng can trường và vững chãi, hiên ngang giữa mênh mông biển cả. Tôi cũng chợt nhớ đến nhà văn Nguyễn Thành Long, người đã đưa bạn đọc đến với hình tượng anh thanh niên làm công tác khí tượng kiêm vật lí địa cầu trên đỉnh núi Yên Sơn. Mặc dù chịu nhiều gian khổ nhưng anh vẫn tích cực làm việc góp phần vào công việc lao động sản xuất và chiến đấu. Điều đó cho thấy dù có bao nhiêu chông gai, bao nhiêu khó khăn thử thách trước mắt, anh thanh niên nói chung cũng như toàn bộ thế hệ trẻ ngày nay – những người lính biển đảo cao cả đó vẫn ngày đêm rèn luyện, vẫn nung nấu ý chí, dũng khí để bảo vệ quê nhà. Đó là vẻ đẹp muôn đời của dân tộc Việt Nam, một dân tộc:

Đứng vững chãi bốn ngàn năm sừng sững
Lưng đeo gươm tay mềm mại bút hoa.
Trong và thực sáng hai bờ suy tưởng
Sống hiên ngang và nhân ái chan hoà.

(Huy Cận)

Tôi, dù mang trong mình lòng ngưỡng mộ biết ơn nhưng như thế vẫn là chưa đủ, tôi vẫn khao khát được một lần mang trên vai bộ quân phục của những người lính hải đảo, sẽ hành quân trên vùng biển đảo xa xôi đó. Vâng! Khi tổ quốc cần, ta phải biết hi sinh.

Nghị luận về vấn đề bảo vệ chủ quyền biển đảo- Mẫu 9

Hiện nay, biển đảo đóng vai trò rất quan trọng đối với nền kinh tế và an ninh quốc gia của đất nước ta. Tuy nhiên, chủ quyền biển đảo đang đối mặt với nhiều thách thức và tranh chấp, đặc biệt là vấn đề bảo vệ chủ quyền biển đảo ở nước ta. Việc bảo vệ chủ quyền biển đảo là một vấn đề đáng quan tâm, cần được giải quyết một cách nhanh chóng và hiệu quả.

Vấn đề chủ quyền biển đảo đang trở thành một thách thức lớn đối với nhiều quốc gia trong đó có Việt Nam, đặc biệt là khi các quốc gia này đang cạnh tranh để có được tài nguyên tự nhiên quý giá trên biển. Các tranh chấp chủ quyền biển đảo không chỉ gây ảnh hưởng xấu đến an ninh và ổn định trong khu vực mà còn gây rối loạn tình hình kinh tế và thương mại quốc tế. Hơn nữa, việc không giải quyết tốt tranh chấp chủ quyền biển đảo có thể dẫn đến các xung đột vũ trang, gây nguy hiểm cho sự sống của hàng triệu người dân trong khu vực. Để giải quyết vấn đề chủ quyền biển đảo, các quốc gia trong khu vực cần tôn trọng các nguyên tắc quốc tế về luật biển và chủ quyền biển đảo.

Để việc bảo vệ chủ quyền biển đảo tốt nhất, ngoài việc tôn trọng các nguyên tắc quốc tế về luật biển và quốc tế, các quốc gia trong đó có Việt Nan cần tăng cường hợp tác, giao lưu và đối thoại với nhau để giải quyết các tranh chấp chủ quyền biển đảo. Điều này giúp tránh được các xung đột vũ trang và đảm bảo an ninh, ổn định và phát triển của khu vực. Đồng thời, cần có các cơ chế và thủ tục hiệu quả để giải quyết tranh chấp một cách công bằng và chính đáng.

Bảo vệ chủ quyền biển đảo cũng là một nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của đất nước ta. Vì vậy, cần có sự tham gia tích cực của các đối tác quốc tế, đặc biệt là các quốc gia có sức ảnh hưởng và tài nguyên kinh tế lớn, để giúp các quốc gia trong khu vực giải quyết các tranh chấp chủ quyền biển đảo. Để làm được như vậy thì nhân dân ta cần thiết phải tích cực tuyên truyền, truyền bá các tư tưởng, khẳng định chủ quyền biển đảo.

Cuối cùng, để bảo vệ chủ quyền biển đảo, mỗi người dân, mỗi cá nhân cần nâng cao năng lực quân sự, đặc biệt là trong lĩnh vực hải quân và an ninh biển. Việc nâng cao năng lực quân sự sẽ giúp các quốc gia ta có thể đối phó với các thách thức an ninh từ các quốc gia khác trong khu vực và đảm bảo an ninh và ổn định trên biển đảo.

Nghị luận về vấn đề bảo vệ chủ quyền biển đảo- Mẫu 10

Biển đảo được hiểu là khu vực nước thuộc lãnh thổ của một quốc gia được bao quanh bởi các vùng nước trên mặt biển. Biển đảo có vai trò rất quan trọng trong đời sống của con người và các loài sinh vật trên Trái Đất. Tầm quan trọng của biển đảo là rất lớn. Đầu tiên, biển đảo là nguồn tài nguyên quý giá cho con người, bao gồm nguồn lương thực, dầu khí, khoáng sản và các loài sinh vật biển. Biển cũng cung cấp cho con người nguồn thu nhập thông qua các hoạt động đánh bắt hải sản, du lịch và vận chuyển hàng hóa.

Bên cạnh đó, biển đảo đối với nước ta hiện nay còn đóng vai trò quan trọng trong thương mại quốc tế. Hầu hết hàng hóa trên thế giới được vận chuyển bằng đường biển và các con đường tàu biển quan trọng nhất đi qua các khu vực biển đảo. Thứ ba, biển đảo cũng đóng vai trò quan trọng trong bảo vệ môi trường. Biển đảo là nơi sinh sống của nhiều loài động vật, thực vật và vi khuẩn, và là nguồn cung cấp oxy cho hầu hết sinh vật sống trên Trái Đất. Tuy nhiên, biển đảo cũng đang đối mặt với các vấn đề về ô nhiễm môi trường, thay đổi khí hậu, đánh bắt quá mức và các hoạt động xây dựng hạ tầng trên biển. Vì vậy, việc bảo vệ biển đảo và sử dụng tài nguyên biển đảo một cách bền vững là vô cùng quan trọng để đảm bảo sự phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường cho con người và các loài sinh vật khác.

Bảo vệ chủ quyền biển đảo là một vấn đề rất quan trọng đối với mỗi quốc gia, đặc biệt là các quốc gia có đường bờ biển dài, trong đó có Việt Nam ta. Việc bảo vệ chủ quyền biển đảo đồng nghĩa với việc đảm bảo an ninh và sự phát triển bền vững cho đất nước Việt Nam dân chủ cộng hòa.

Hiện nay, nước ta đang phải đối mặt với vấn đề tranh chấp về chủ quyền biển đảo, cụ thể là Hoàng Sa và Trường Sa. Để bảo vệ chủ quyền biển đảo, nước ta cần tăng cường hoạt động tuần tra và kiểm soát trên biển. Điều này bao gồm cả các hoạt động của các tàu cá và tàu thương mại, đặc biệt là các tàu của các quốc gia khác.

Nhà nước Việt Nam cần có những chiến lược và kế hoạch chặt chẽ để bảo vệ các vùng biển quan trọng của mình, đồng thời phối hợp với các nước khác trong việc ngăn chặn các hoạt động phi pháp và giải quyết các tranh chấp biển đảo. Bên cạnh đó, nước ta cần tập trung đầu tư vào công nghệ và cơ sở hạ tầng để tăng cường khả năng giám sát và kiểm soát trên biển. Các công nghệ như các hệ thống định vị vệ tinh, các thiết bị phát hiện và theo dõi, các thiết bị giám sát môi trường và các công nghệ thông tin liên lạc sẽ giúp các chiễn sĩ, cơ quan có thẩm quyền nước ta nắm bắt thông tin và phản ứng nhanh chóng đối với các hoạt động phi pháp trên biển. Ngoài ra, nước ta cần đưa ra các chính sách phù hợp để khuyến khích ngư dân và các tổ chức kinh tế đóng góp vào việc bảo vệ chủ quyền biển đảo.

Nghị luận về vấn đề bảo vệ chủ quyền biển đảo- Mẫu 11

Trong tổng quan, bảo vệ chủ quyền biển đảo là một vấn đề quan trọng, đòi hỏi sự chú ý và ưu tiên của các quốc gia, đặc biệt là vấn đề bảo đảm chủ quyền biển đảo ở đất nước ta. Việc đảm bảo chủ quyền biển đảo sẽ đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế và xã hội của nước ta, cũng như đảm bảo an ninh và ổn định quốc gia, giữ vững chủ quyền dân tộc. Tuy nhiên, việc bảo vệ chủ quyền biển đảo đôi khi gặp phải nhiều khó khăn và thách thức.

Các tranh chấp chủ quyền biển đảo giữa Việt Nam và một số nước khác có cùng đường bờ biển thường gây ra căng thẳng và xung đột, đặc biệt là khi các quốc gia khác sử dụng các biện pháp vũ trang vào Việt Nam để thực hiện quyền chủ quyền của mình trên biển. Để giải quyết các tranh chấp chủ quyền biển đảo một cách bình đẳng và công bằng, cần có sự hợp tác giữa các quốc gia, tăng cường hoạt động đối ngoại để giữ hòa khí.

Ngoài ra, cần tăng cường hợp tác, giao lưu và đối thoại giữa Việt Nam và các quốc gia trong khu vực để giải quyết các tranh chấp chủ quyền biển đảo. Điều này giúp tránh được các xung đột vũ trang và đảm bảo an ninh, ổn định và phát triển của khu vực. Việt Nam cần tham gia tích cực vào các diễn đàn và cơ chế hợp tác với các nước trong khu vực và tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế Châu Á -Thái Bình Dương để tăng cường hợp tác và giải quyết các tranh chấp với nước ta hiện nay

Nghị luận về vấn đề bảo vệ chủ quyền biển đảo- Mẫu 12

Mỗi quốc gia có một chủ quyền lãnh thổ riêng, một quốc kì riêng bất khả xâm phạm. Bên cạnh vùng đất liền, vùng trời, chủ quyền biển đảo của Việt Nam cũng là một vấn đề nan giải nhiều năm nay nhận được sự quan tâm rất lớn từ dư luận. Vùng biển nước ta có diện tích khoảng hơn một triệu ki-lô-mét vuông trải dài từ Bắc vào Nam với nhiều bãi biển đẹp có giá trị du lịch, thương mại, công nghiệp.

Vùng biển Việt Nam dồi dào, phong phú về động thực vật cũng như những nhiên liệu, nguyên liệu phục vụ cuộc sống con người. Vùng biển nước ta cũng có hơn 4000 đảo lớn nhỏ và hai quần đảo lớn là Hoàng Sa và Trường Sa. Biển đảo của Việt Nam từ xa xưa đã được chứng minh chủ quyền và trở thành bộ phận cấu thành nên phạm vi chủ quyền lãnh thổ của nước ta, biển cùng với đảo và quần đảo chính là hệ thống tiền tiêu để bảo vệ đất liền, là căn cứ để nước ta tiến ra biển và đại dương.

Chủ quyền biển đảo của Việt Nam từ xưa đến đã được ghi chép rõ ràng trong lịch sử và được toàn thế giới công nhận, chúng ta có toàn quyền sử dụng, khai thác và sở hữu đối với vùng biển thuộc lãnh thổ của mình. Trong những năm gần đây, những tranh chấp diễn ra trên biển đảo ảnh hưởng không nhỏ đến tình tình trật tự an ninh quốc phòng và đời sống nhân dân biển đảo. Trung Quốc đã có nhiều hành động xâm hại đến chủ quyền biển đảo của Việt Nam gây ảnh hưởng và tác động to lớn đến cuộc sống người dân cũng như quan hệ giữa hai nước.

Để bảo vệ chủ quyền biển đảo, chúng ta cần có nhận thức sâu sắc về chủ quyền biển đảo hưởng hứng tích cực tham gia các hoạt động khẳng định chủ quyền biển đảo của Việt Nam, đồng thời kịch liệt lên án và đấu tranh tham gia ngăn chặn các hành vi xâm phạm chủ quyền biển đảo Việt Nam. Ngày nay, nhân dân và đặc biệt là thế hệ trẻ ngày càng có ý thức rõ ràng về việc bảo vệ chủ quyền biển đảo. Mọi người dân thể hiện tinh thần yêu nước, tự tôn dân tộc một cách mạnh mẽ. Đa phần các bạn trẻ biết tiếp thu văn hóa nước ngoài một cách có chọn lọc.

Những sản phẩm phim ảnh, ca nhạc có chứa nội dung vi phạm chủ quyền biển đảo Việt Nam đều nhận được sự phản đối quyết liệt của cộng đồng. Những chiếc áo có in logo Trường Sa, Hoàng Sa hay những video tiktok có bản đồ Việt Nam với đầy đủ quần đảo,… được giới trẻ sáng tạo một cách độc đáo. Chúng vừa mới mẻ, sáng tạo lại vừa thể hiện được tinh thần yêu nước. Là người Việt Nam chúng ta cần có tinh thần yêu nước, tự cường dân tộc và ra sức bảo vệ, tự hào về chủ quyền biển đảo của nước ta và giữ vững chủ quyền đó để con cháu đời sau có tài nguyên cũng như tiếp bước những truyền thống vẻ vang, tốt đẹp này.

Nghị luận về vấn đề bảo vệ chủ quyền biển đảo- Mẫu 13

Hiện nay, vấn đề chủ quyền biển đảo Việt Nam chính là một trong những vấn đề nhạy cảm, mang tính thời sự, chính trị quốc gia. Theo như thời sự báo đài đưa tin, Trung Quốc đã có những hành vi xâm phạm vùng biển và vùng đặc quyền kinh tế thuộc chủ quyền của Việt Nam: kẻ đường lưỡi bò, đặt giàn khoan tùy tiện hay đưa tàu thuyền vào biển VN.

Dưới nỗ lực đàm phán và giải quyết bằng các biện pháp hòa bình, phía VN đã yêu cầu Trung Quốc chấm dứt các hành động như vậy vì nó là vi phạm công ước quốc tế, vi phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam. Đồng thời, Việt Nam cũng đưa ra được những bằng chứng chứng minh chủ quyền của Việt Nam đối với hai hòn đảo Trường Sa và Hoàng Sa. Hơn nữa, các quốc gia bạn bè cũng lên tiếng về hành động vi phạm chủ quyền vô căn cứ của Trung Quốc.

Về phía nhân dân, cả nước VN chung lòng thống nhất hướng về biển đảo, hướng về với lòng biết ơn những người lính hải đảo đang hy sinh thầm lặng từng ngày bảo vệ chủ quyền đất nước. Tuy nhiên, có 1 bộ phận nhỏ người dân thiếu hiểu biết, bị các đối tượng xấu kích động, xúi giục gây nên bạo loạn ở 1 số vùng. Có thể nói, đây chính là vấn đề nhạy cảm của quốc gia nên theo em, đối với vấn đề biển đảo VN, người dân cần có tinh thần cảnh giác trước các đối tượng xấu lợi dụng kẽ hở chính trị của VN mà phản động, người dân cần đoàn kết chung lòng yêu nước bằng tinh thần yêu nước sáng suốt, trong sạch.

Đồng thời, hoạt động tuyên truyền để tình yêu biển đảo được thấm nhuần trong tư tưởng của biết bao thế hệ trẻ. Tóm lại, vấn đề chủ quyền biển đảo của VN chính là một trong những vấn đề mà nhà nước cần đấu tranh về lâu, về dài và cần sự đoàn kết của nhân dân VN.

Nghị luận về vấn đề bảo vệ chủ quyền biển đảo- Mẫu 14

Biển đảo Việt Nam là phần lãnh thổ đất nước Việt Nam, qua nghìn đời nó luôn gắn chặt với đời sống của cư dân nước Việt cả về vật chất và tinh thần. Bởi vậy, biển đảo trong tâm thức người Việt là đất nước, là cuộc sống; và thực tế hàng ngàn năm lịch sử người Việt đã ra sức khai phá dựng xây sẵn sàng đổ cả máu xương cho chủ quyền biển đảo.

Việt Nam có bờ biển dài, thềm lục địa rộng lớn trên một triệu km2, gấp 3 lần diện tích đất liền; có hơn 3.000 hòn đảo. Biển nước ta có nguồn tài nguyên tiềm tàng, khoáng sản nổi bật là dầu khí (với trữ lượng khoảng 3-4 tỷ tấn), và nhiều loại khoáng sản như: than, sắt, ti tan, cát thủy tinh…, hải sản có tổng trữ lượng khoảng 3-4 triệu tấn. Đặc biệt đáng chú ý là vùng biển và ven biển Việt Nam nằm án ngữ trên các tuyến hàng hải và hàng không huyết mạch có giá trị như những cánh cửa rộng mở để chủ động hội nhập kinh tế với thế giới.

Vùng biển nước ta còn có vị trí đặc biệt quan trọng về quân sự, là biên giới phía Đông, là đường tiếp cận, bàn đạp tiến công, các thế lực xâm lược. Lịch sử cho thấy rằng trong 14 cuộc chiến tranh xâm lược của kẻ thù đối với nước ta, thì có 10 cuộc bắt đầu từ hướng biển.

Biển nước ta luôn gắn với những giá trị thiêng liêng tâm linh và lịch sử: truyền thuyết về Lạc Long Quân và Âu Cơ, những chiến công lịch sử Bạch Đằng, Vân Đồn xưa, Cồn cỏ, đường huyền thoại Hồ Chí Minh trong kháng chiến chống Mỹ… đã cấu thành những thành tố thuộc về dân tộc nâng đỡ sức mạnh tinh thần cho muôn thế hệ.

Tuy nhiên, trong một thời kỳ lâu dài, chúng ta vẫn chưa nhận thức được giá trị và tầm quan trọng của biển. Hiện nay còn nhiều cấp, nhiều ngành, địa phương và các lực lượng hoạt động trên biển chưa nhận thức đầy đủ về vị trí, vai trò chiến lược của biển trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, chưa thấy hết được tiềm năng to lớn của biển trong công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Công tác nghiên cứu khoa học về biển còn hạn chế…

Để biển phát huy tiềm năng, chúng ta cần nâng cao nhận thức về vị trí, tầm quan trọng của biển, hải đảo; cũng như tôn vinh những giá trị của nó với sự sống cộng đồng. Nâng cao trách nhiệm trong công tác quản lý, bảo vệ và phát triển bền vững tài nguyên, môi trường biển, hải đảo.

Đặc biệt, trong thời điểm hiện tại cần xây dựng ý thức vươn ra biển, làm giàu từ biển trong cộng đồng người Việt Nam, từng bước khẳng định vị thế Việt Nam là một quốc gia mạnh về biển trong khu vực. Và song song với đó là xây dựng lực lượng quân sự hùng hậu đủ sức bảo vệ chủ quyền.

Biển nước ta giàu tài nguyên thiên nhiên, là nơi nương tựa của hàng chục triệu người dân đất Việt, là không gian sinh tồn của dân tộc, là địa bàn chiến lược trong bảo vệ và phát triển đất nước. Do vậy bảo vệ chủ quyền và phát huy tiềm năng biển đảo là mệnh lệnh của Tổ quốc cho mỗi người Việt Nam.

Nghị luận về vấn đề bảo vệ chủ quyền biển đảo- Mẫu 15

Nếu bốn tuần của hội thi là một hành trình đến với “Biển đảo quê hương” thì tôi là một hành khách đã có những trải nghiệm thật sự tuyệt vời không chỉ bởi việc khám phá những điều lý thú trên chặng đường đã đi qua mà còn là cảm nhận về những đổi thay đang cựa mình thức dậy.

Thú thật, tôi đã bắt đầu chuyến hành trình ấy với mục tiêu chinh phục giải thưởng hơn là suy nghĩ mình sẽ học được gì. Những phần thưởng hấp dẫn vẽ ra trong tôi bức tranh xán lạn về việc thực hiện những mong muốn, dự định của mình. Dẫn bước tôi lên chuyến hành trình còn là cơ hội thử sức mình bằng năng lực tìm tòi và sự nhanh nhạy cần có của một người trẻ qua việc cọ xát với những cuộc thi có tầm ảnh hưởng rộng như thế này. Để rồi…

Những phần thi mở ra với nội dung câu hỏi phong phú về chủ đề biển đảo nhưng trên nhiều lĩnh vực khác nhau: địa lý, lịch sử, kinh tế, xã hội… khiến tôi miệt mài với việc tìm hiểu, tra cứu các thông tin, kiến thức liên quan để có được câu trả lời chính xác. Vô hình trung, tôi thấy mình như bị cuốn vào chuyến hành trình nhưng bởi một sức hút khác – sức hút của con chữ và lượng thông tin hàm súc trong đó. Có lẽ cái cảm giác chính mình mong muốn nắm bắt và nhận thức mới chính là hạnh phúc thật sự của sự mở mang tri thức.

Khi những đáp án được lật mở, thế giới mà tôi chưa có dịp khám phá hiện rõ hơn qua những hình ảnh, thông tin cụ thể và chính xác. Những cái tên đảo, tên người hiện ra thật sinh động như đã phần nào thu hẹp cái xa xôi, lạ lẫm để tôi cảm nhận rõ hơn, đầy đủ hơn dáng dấp quê hương.

Trên chuyến hành trình ấy, tôi có dịp trở về với lịch sử cùng những năm tháng, những địa danh, chiến tích và những cái tên đã góp phần khẳng định “Trường Sa – Hoàng Sa là của Việt Nam”. Để rồi trước mắt tôi là sóng nước quê hương nặng tình giữa những dữ dội của hôm qua và bao đằm thắm của cuộc sống mới hôm nay:

“Ơi biển Việt Nam, ơi sóng Việt Nam!

Qua bao nhiêu thăng trầm mà chiều nay vẫn dịu dàng

Vùi sâu dưới đáy những gì đau thương

Biển lại hát tình ca biển kể chuyện quê hương”

(Biển hát chiều nay – Hồng Đăng)

Từ sự khám phá đó, tình yêu đến dịu dàng cho những miền đất dẫu tôi chưa một lần đặt chân đến với những con người tôi chưa hề biết mặt. Tôi yêu sự chân chất giản dị nhưng kiên quyết của những ngư dân đang ngày đêm bám biển làm giàu cho quê hương, yêu vẻ đẹp kiên cường của anh bộ đội “đứng gác trời khuya đảo vắng” giữ bình yên nơi biên cương Tổ quốc. Yêu sao những trái tim biết truyền cảm hứng từ rung động tuyệt vời trước sự giao hòa giữa biển trời bao la tươi đẹp và lòng người náo nức vui say:

“Chưa có bao giờ đẹp như hôm nay

Non nước mây trời lòng ta mê say

Sóng nước trùng dương dài theo bờ cát

Những dãy đảo xa nằm nghe biển hát”

(Tình em biển cả – Nguyễn Đức Toàn)

Tôi yêu cả câu chuyện “Góp đá xây Trường Sa”, yêu lá thư gửi đảo xa, yêu cái tình người, tình dân tộc trong bài học giản dị mà sâu sắc của cha ông “Bầu ơi thương lấy bí cùng. Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn”. Tình yêu tôi vỗ bến ước mơ…

Đến một ngày những cái tên như Trường Sa, Hoàng Sa, Phú Quốc… sẽ không còn gợi lên sự xa xôi với bất kỳ người dân Việt Nam nào. Những tuyến đường, những cây cầu được nối dài như chính tình yêu và sự gắn bó ruột thịt giữa đất liền và hải đảo. Người dân cả nước háo hức những chuyến tàu chở niềm vui từ mọi miền Tổ quốc.

Những học trò của tôi sẽ có dịp biết hơn, hiểu hơn về biển và hải đảo qua giờ học tiếng Anh và những câu chuyện của tôi. Để rồi cả tôi và chúng sẽ tự hào và tự tin mỗi khi có dịp khoe với bạn bè quốc tế về biển đảo quê mình như những người Mỹ nói về Hawaii hay học sinh Hàn Quốc nói về đảo Jeju.

Trẻ con khắp nước biết yêu hơn câu hát từ khơi xa, ngợi ca vẻ đẹp của con người và cuộc sống trên biển. Những người trẻ hăm hở cống hiến nhiệt tình và sáng tạo để Việt Nam trở thành quốc gia “Mạnh về biển – giàu lên từ biển”. Khách thập phương nô nức đến với đảo du lịch, đảo kinh tế quê tôi, đến với những tuyệt tác của tự nhiên và những công trình kiên cố xây nên từ bàn tay khối óc của con người trên hòn đảo xinh đẹp. Giấc mơ tôi có biển đảo Việt Nam tươi mãi nét đẹp giàu…

Giữa giấc mơ đầy ắp những mênh mông, rộn ràng và tươi sáng ấy còn có nỗi lo âu của một cô bé đã và đang trưởng thành hơn trong suy nghĩ và nhận thức về khái niệm tình yêu quê hương. Phải chăng sự thay đổi khiến tôi ý thức hơn về những trăn trở mình chưa một lần gọi tên khi xem những tin tức, nghe những câu chuyện thời sự trên biển Đông?

Trong khi những nỗ lực hết mình của Đảng, Nhà nước, các cơ quan đoàn thể và nhiều cá nhân đang được thực hiện để khẳng định chủ quyền biển đảo của Việt Nam đi đúng hướng thì vẫn còn đây đó những thông tin tuyên truyền trên mạng sai lệch nhằm gây mơ hồ, làm hoang mang không ít người dân. Liệu những người tiếp cận luồng thông tin đó có đủ tỉnh táo để nhìn nhận vấn đề một cách toàn diện, tích cực, có tính xây dựng không hay chỉ tạo nên những thái độ tiêu cực không nên có, làm cho thực tế thêm phức tạp?

Nhưng tôi tin tình yêu, niềm tự hào và nỗi lo sẽ hóa sức mạnh khi mỗi người Việt Nam sẵn sàng hành động và gieo hành động bằng chính phần công sức dù nhỏ bé của mình với những việc làm làm thiết thực xuất phát từ tình yêu ruột thịt, lòng tự hào dân tộc và quyết tâm bảo vệ chủ quyền lãnh thổ đất nước. Một khi cuộc đấu tranh ấy đến gần hơn, sâu hơn với mỗi cá nhân, sức mạnh đoàn kết của “một dân tộc gan góc” ắt sẽ làm nên lịch sử.

Cuộc thi kết thúc nhưng hành trình mang tên “Biển đảo quê hương” trong tôi có lẽ chỉ mới bắt đầu khi tôi thật sự nhận ra và muốn chia sẻ tất cả những điều này. Bởi tôi tin, khi tình yêu và nhiệt tình lan tỏa, sẽ có thật nhiều những người bạn đồng hành với tôi trên hành – trình – hiện – thực – hóa – những – ước – mơ.

Nghị luận về vấn đề bảo vệ chủ quyền biển đảo- Mẫu 16

Yuri Gagarin, người đầu tiên bay vòng quanh Trái Đất đã có lần tâm sự: “Sau khi bay vòng quanh Trái Đất trên tàu vũ trụ, tôi thấy hành tinh của chúng ta đẹp biết bao. Các bạn ơi, hãy cùng bảo vệ và làm cho vẻ đẹp này thêm tươi sắc, chứ đừng hủy hoại nó nhé!”.

Thế nhưng, Trái Đất tươi đẹp với 3 phần 4 là biển và đại dương đang bị xâm hại nghiêm trọng. Thay vì cố gắng tìm một hành tinh khác có sự sống trong dải ngân hà tại sao chúng ta không cứu lấy Trái Đất và việc đầu tiên cần làm là lắng nghe tiếng gọi của biển xanh.

Biển như người mẹ cung cấp cho con người rất nhiều thứ, từ nguồn lợi du lịch, khoáng sản, hải sản, giao thông… nhưng biển chưa bao giờ đòi hỏi loài người phải trả lại cho biển điều gì cả. Ngược lại, con người đối xử bất công và thực sự vô ơn.

Phải mất hàng trăm năm con người mới nhận ra Trái Đất nóng lên, băng từ hai cực tan ra, mực nước biển ngày càng dâng lên. Phải mất hàng trăm năm con người mới nhận ra nguồn hải sản đang cạn kiệt, nhiều loài sinh vật có nguy cơ tuyệt chủng. Và khi cá chết ở nhiều nơi, người ta mới giật mình tự hỏi hình như nước biển đang ô nhiễm.

Đại dương mênh mông cũng đáp trả con người bằng những hành động giận dữ. Không gì khác đó chính là sự biến đổi khí hậu. Khi chiến thắng trong một hạng mục của giải thưởng OSCAR, diễn viên Leonardo vẫn không quên truyền đi một thông điệp tới cả thế giới: “Chiến thắng này cũng là một cơ hội quan trọng để mọi người chú ý nhiều hơn đến tình trạng biến đổi khí hậu và thúc đẩy hành động của chính chúng ta”.

Những mùa đông băng giá hơn, mùa hè nắng nóng hơn khắc nghiệt hơn. Mực nước biển dâng lên làm xâm nhập mặn đất nhiễm phèn, ảnh hưởng cả một nền nông nghiệp. Những cơn bão hay sóng thần thường xuyên hơn dữ dội hơn bao giờ hết, nó cuốn trôi cả con người và mọi thứ trên đường đi của mình.

Nhiều người vẫn không thể quên được lời nói xúc động của cô bé 6 tuổi trước khi buông tay mẹ và bị cơn bão Haiyan cuốn đi: “Mẹ, mẹ hãy buông con ra. Mẹ hãy tự cứu lấy mình”. Phải chăng đã đến lúc con người phải tự cứu lấy chính mình trước khi quá muộn.

Vì lợi nhuận kinh tế, con người sẵn sàng hủy hoại môi trường biển. Có người vì lợi nhuận nhỏ bán hàng ngay tại bãi biển các khu du lịch tiếp tay cho du khách xả rác vô điều kiện. Có người vì lợi nhuận lớn hơn thảm sát cá bằng các phương tiện hủy diệt. Có người vì lợi nhuận lớn hơn nữa sẵn sàng xả thải trực tiếp các chất hóa học độc hại xuống biển.

Thực chất, chúng ta đang vay nặng lãi để thế hệ con cháu phải gánh chịu món nợ của cha ông. Bạn thu được 1 đồng từ việc xâm hại biển bạn phải mất hàng nghìn lần như thế để cải thiện lại môi trường.

Bộ phim Mỹ nhân ngư lấy cảm hứng từ câu chuyện cổ tích nhưng lại đem đến một thông điệp rất sâu sắc: “Khi thế giới này chẳng còn đến một giọt nước sạch, một luồng không khí trong lành thì tiền còn nghĩa lý gì?”.

Tôi có một niềm tin sâu sắc về hiệu ứng cánh bướm, rằng “Một con bướm có thể vỗ cánh trên một bông hoa Trung Quốc và gây ra một cơn bão ở biển Caribbean”.

Một hành động dù nhỏ cũng có thể tạo nên sức lan tỏa rộng lớn như những cơn bão. Thay vì kêu cứu, bức xúc hộ biển xanh, biển tự biết cách bức xúc theo cách của mình. Hãy bắt tay ngay vào hành động.

Một cây xanh bạn trồng ở đất liền cũng có thể khiến đại dương xa xôi bình yên hơn. Từ chối sử dụng túi nilon khi mua hàng cũng có thể khiến thế giới thoát khỏi thảm cảnh là một biển rác. Hay tiết kiệm một giọt nước ngọt cũng là cách để biển không phải rơi nước mắt, biển quá mặn rồi.

Bạn đừng xả rác, lãng phí năng lượng, chặt phá cây xanh rồi sau đó tự hào vì đã gửi vài trăm nghìn đồng hỗ trợ nạn nhân bão lụt. Các công ty đừng xả thải trực tiếp ra môi trường rồi sau đó dành tiền hỗ trợ những nông dân là nạn nhân do hành động của chính họ gây ra.

Biển sẽ mãi bao bọc chở che con người khi con người biết lỗi và sẵn sàng sửa lỗi. Sau ồn ào biển nhất định dịu êm. Văng vẳng đâu đây một viễn cảnh tươi sáng hơn trong giai điệu bài Biển hát chiều nay (nhạc sĩ Hồng Đăng):

Qua bao nhiêu thăng trầm mà chiều nay vẫn dịu dàng.
Vùi sâu dưới đáy những gì đau thương.
Biển lại hát tình ca biển kể chuyện quê hương.

Trên đây là nội dung bài học Nghị luận về vấn đề bảo vệ chủ quyền biển đảo (16 mẫu) do thầy cô trường THCS Bình Chánh biên soạn và tổng hợp. Hy vọng sẽ giúp các em hiểu rõ nội dung bài học và từ đó hoàn thành tốt bài tập của mình. Đồng thời luôn đạt điểm cao trong các bài thi bài kiểm tra sắp tới. Chúc các em học tập thật tốt.

Đăng bởi THCS Bình Chánh trong chuyện mục Học tập

5/5 - (1 bình chọn)


Nguyễn Thanh Tùng

Trường THCS Bình Chánh với mục tiêu chung là tạo ra một môi trường học tập tích cực, nơi mà học sinh có thể phát triển khả năng và đạt được thành công trong quá trình học tập. Chúng tôi cam kết xây dựng một không gian học tập đầy thách thức, sáng tạo và linh hoạt, nơi mà học sinh được khuyến khích khám phá, rèn luyện kỹ năng và trở thành những người học suốt đời.

Bài viết liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button