Tổng hợp

Nguyễn Văn Chưởng là ai? Tóm tắt vụ án của Nguyễn Văn Chưởng

Mời bạn đọc cùng tìm hiểu Nguyễn Văn Chưởng là ai trong bài viết dưới đây để có câu trả lời nhé.

Nguyễn Văn Chưởng là ai?

Nguyễn Văn Chưởng là một trong những tử tù trong vụ án giết người trên đường xuyên đảo Đình Vũ năm 2007. Tuy nhiên, gia đình Chưởng đã không ngừng kháng án và kêu oan cho tội danh của anh. Hiện nay, vụ án đang nhận nhiều sự quan tâm đến từ dư luận.

Nguyễn Văn Chưởng, sinh năm 1983, là người con của mảnh đất Hải Dương. Năm 2007, anh là một tù nhân bị kết án tử hình. Với tội ác nghiêm trọng: giết người và cướp tài sản tại đường xuyên đảo Đình Vũ, TP. Hải Phòng.

Bạn đang xem: Nguyễn Văn Chưởng là ai? Tóm tắt vụ án của Nguyễn Văn Chưởng

Tên đầy đủ: Nguyễn Văn Chưởng
Năm sinh: 1983
Tuổi: 40 tuổi (tính đến năm 2023)
Quê quán: Hải Dương

Tóm tắt vụ án của Nguyễn Văn Chưởng

Vào lúc 21h30 ngày 14/7/2007, Thiếu tá Nguyễn Văn Sinh (1962) là cán bộ của Công an đang trên đường đi làm nhiệm vụ chốt điểm tại đường xuyên đảo Đình Vũ, TP. Hải Phòng. Khi gần đến cổng nhà máy thép Đình Vũ, bất ngờ bị ba kẻ đi trên một chiếc xe máy cùng hướng tấn công, dùng hung khí đâm vào vùng lưng và thái dương.

Thiếu tá Sinh đã nhanh chóng rút súng K59 và bắn 4 phát. Các đối tượng tấn công nhanh chóng tẩu thoát. Mặc dù Sinh được đưa đi cấp cứu, nhưng do vết thương quá nặng. Anh đã hy sinh vào lúc 8h30′ ngày hôm sau (15/7/2007).

Ngày 3/8/2007, Cơ quan CSĐT tội phạm Công an TP. Hải Phòng đã bắt giữ Nguyễn Văn Chưởng (Hải Dương). Là công nhân của Công ty TNHH Đại Phát (Hải Phòng), đã có vợ, không tiền án, tiền sự. Đồng thời, cũng bắt giữ Đỗ Văn Hoàng và Vũ Toàn Trung cùng ngày với Chưởng.

Trong số đó, Chưởng bị xác định là kẻ đứng đầu. Anh phải đối diện án tử hình vì hai tội giết người và cướp tài sản. Vũ Toàn Trung (TP. Hải Phòng) bị kết án 23 năm tù và Đỗ Văn Hoàng (TP. Hải Phòng) đã bị kết án tù chung thân vì hai tội giết người và cướp tài sản. Nguyễn Thị Lan Phương (Hải Phòng) bị phạt 12 tháng tù nhưng được cho hưởng án treo. Còn Nguyễn Trọng Đoàn (em ruột của Chưởng) bị kết án 2 năm tù vì tội che giấu tội phạm.

Thực hư việc Nguyễn Văn Chưởng có tội?

Phán quyết của Viện Kiểm sát

Vụ án này đã được Viện trưởng VKS NDTC kháng nghị. Nhưng Hội đồng thẩm phán TAND tối cao đã bác kháng nghị này. Theo Phó viện trưởng VKS NDTC Nguyễn Hải Phong cho biết: “Qua xem xét hồ sơ vụ án, chúng tôi thấy chưa đủ căn cứ vững chắc để kết luận Chưởng là người chủ mưu, cầm đầu vụ giết người”.

Đại biểu Phạm Xuân Thường (Thái Bình) phân tích: “Trước khi gây án, các bị cáo đã thống nhất là ‘đi bay’ (tức đi cướp). Vì vậy việc Chưởng bị kết tội cướp tài sản là không còn nghi ngờ gì nữa. Nhưng việc kết tội Chưởng về tội giết người cần phải xem xét lại. Bởi hồ sơ bản án cho thấy Chưởng chỉ là người lái xe máy. Trong khi hai bị can khác ngồi sau đã thực hiện hành vi đâm, chém và gây ra cái chết cho nạn nhân Sinh”.

Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Nguyễn Văn Hiện cho rằng căn cứ vào hồ sơ, Chưởng cũng không phải là người chủ mưu gây ra cái chết. Tuy nhiên, “Theo quy định của pháp luật hiện hành, thì vụ này nếu có sai sót cũng đã vượt qua khả năng kháng nghị. Vì quyết định của Hội đồng thẩm phán là quyết định cuối cùng” – ông Nguyễn Văn Hiện nói.

Gia đình Nguyễn Văn Chưởng tiếp tục kêu oan

Sau khi nhận bản án, Chưởng đã không ngừng kháng án và kêu oan. Anh dùng tăm và chỉ từ chiếc chăn trong trại giam để viết thành một tờ đơn kêu oan và khẳng định mình vô tội.

Ông Nguyễn Trường Chinh, bố của Chưởng (1983), run rẩy khi chia sẻ nội dung của bức thư. Bức thư được thêu một cách nguệch ngoạc với nội dung như sau: “Án oan ôm hận nhờ Chính phủ – Giải oan hận này cho dân đen – Tấm lòng trong sạch thiên địa biết – Trả lại công bằng cho dân thường – Sao để quan sai hành hạ dân – Luật pháp Việt Nam là rất đúng – Đừng để oan sai giáng hạ cho dân lành”.

Trước đó, ông cho biết thêm: “Khi bị bắt, Chưởng không biết bị bắt vì lý do gì. Các nhân chứng được triệu tập đều khẳng định con tôi vô tội. Tuy nhiên, Công an TP. Hải Phòng còng tay nhân chứng, đánh đập, bắt họ phải khai sai sự thật theo sự chỉ dẫn của họ. Nhiều nhân chứng khi về đã đến xin lỗi gia đình tôi vì không chịu được đòn đánh nên buộc phải khai sai”.

Nguyễn Văn Chưởng dùng tăm thêu đơn kêu oan lên áo

Một tử tù đã dùng tăm, rút chỉ từ chiếc chăn trong trại giam thêu lên áo thành một tờ đơn kêu oan ức và khẳng định mình vô tội.

“Lúc con tôi bị kết án tử hình, nó chỉ kịp vất chiếc áo đã dùng tăm, rút chỉ từ chiếc chăn trong trại giam thêu lên áo thành một tờ đơn kêu oan ức và khẳng định mình vô tội vì không biết và không có mặt tại hiện trường nơi xảy ra vụ án mạng dẫn đến cái chết thiếu tá Nguyễn Văn Sinh, công an phường Đông Hải 2 (Hải An, TP.Hải Phòng)”.

Kể đến đây, giọng ông Nguyễn Trường Chinh, bố tử từ Nguyễn Văn Chưởng (SN 28/03/1983, thôn Trung Tuyến, xã Bình Dân, huyện Kim Thành, tỉnh Hải Dương) run rẩy, những giọt nước mắt không biết tự bao giờ đã lăn trên đôi gò má đen xạm của ông.

Đôi bàn tay run run, ông lôi từ trong bọc vải ra chiếc áo trắng cũ kỹ có những dòng chữ được thêu nguệch ngoạc với dòng mở đầu “Chưởng vô tội”.

Gạt nước mắt, ông Chinh cho hay: “Tôi đã giữ chiếc áo có bức thư kêu oan do con tôi dùng tăm thêu lên đây được gần 5 năm. Phải là chỗ tin tưởng lắm tôi mới giao cho bức thư này. Bởi nó là lá đơn cuối cùng do con tôi viết kêu cứu cho nỗi oan ức của nó tại vụ án mạng trên”, ông Chinh cho biết thêm.

Nội dung bức thư được thêu khá nguệch ngoạc, nhưng ông Chinh đọc khá chi tiết cho chúng tôi: “Án oan ôm hận nhờ Chính phủ – Giải oan hận này cho dân đen – Tấm lòng trong sạch thiên địa biết – Trả lại công bằng cho dân thường – Sao để quan sai hành hạ dân – Luật pháp Việt Nam là rất đúng – Đừng để oan sai giáng hạ cho dân lành”.

Đọc xong bức thư, ông Chinh lại khóc, những giọt nước mắt mặn chát của một người cha khi chứng kiến những dòng tâm huyết của đứa con trai do ông đứt ruột đẻ.

Gần 5 năm đi kêu oan cho con, mái tóc ông đã bạc đi nhiều, đôi mắt không còn minh mẫn. Ông cho biết: “Nhiều lúc tôi đã định buông xuôi, nhưng thương con, thương cháu, tôi lại cất bước đi hết cơ quan này đến cơ quan kia để kêu cứu. Bởi không chỉ có tôi mà hàng chục người dân trong xóm đều biết, con tôi không có liên quan gì đến vụ án mạng đó. Thời điểm đó nó đang ở nhà”.Ông cũng cho biết thêm: “Khi bị bắt, Chưởng còn không biết bị bắt vì lý do gì. Các nhân chứng được triệu tập đều khẳng định con tôi vô tội. Nhưng Công an Hải Phòng còng tay nhân chứng, đánh đập, bắt họ phải khai khác đi. Nhiều nhân chứng khi về đã đến xin lỗi gia đình tôi, vì không chịu được đòn đánh đành phải khai sai sự thật theo sự chỉ dẫn của họ”.

Nguyễn Văn Chưởng tiếp tục kêu oan

Tử tù Nguyễn Văn Chưởng (31 tuổi, quê Hải Dương) đang chờ thi hành án tử hình tại trại tạm giam Trần Phú, TP Hải Phòng.

Tám năm kể từ khi xảy ra vụ án mạng, tử tù Nguyễn Văn Chưởng và gia đình vẫn đang có nhiều đơn kêu oan đề nghị các cấp xem xét lại bản án.

Một số tình tiết chưa được làm rõ

Theo bản án sơ thẩm ngày 12-6-2008 của Tòa án nhân dân TP Hải Phòng, ngày 14-7-2007 Vũ Toàn Trung và Ðỗ Văn Hoàng đi xe máy đến quán cà phê của Nguyễn Văn Chưởng ở Hải Phòng để vay tiền mua heroin.

Chưởng hẹn với Trung và Hoàng buổi tối quay lại để cùng nhau đi cướp. 8g cùng ngày, cả ba chuẩn bị dao, kiếm đi theo hướng cảng nước sâu Ðình Vũ (Hải An, Hải Phòng).

Trên đường đi, cả nhóm gặp anh Nguyễn Văn Sinh là cán bộ Công an phường Ðông Hải. Khi anh Sinh dừng xe nghe điện thoại, Chưởng và đồng bọn dùng dao chém nhiều nhát làm anh Sinh tử vong.

Xét xử sơ thẩm, Tòa án nhân dân TP Hải Phòng tuyên phạt năm bị cáo: Nguyễn Văn Chưởng tử hình về tội giết người, 4 năm tù về tội cướp tài sản.

Ðỗ Văn Hoàng tù chung thân về tội giết người, 3 năm tù về tội cướp tài sản. Vũ Toàn Trung 20 năm tù về tội giết người, 3 năm tù về tội cướp tài sản.

Nguyễn Thị Lan Phương 12 tháng tù (án treo) về tội không tố giác tội phạm. Em trai của Chưởng là Nguyễn Trọng Ðoàn (27 tuổi) cũng phải lãnh 2 năm tù về tội che giấu tội phạm.

Sau phiên tòa, Nguyễn Văn Chưởng, Ðỗ Văn Hoàng và Nguyễn Trọng Ðoàn kháng cáo. Tại hai phiên tòa, cả ba bị cáo này đều kêu oan, không nhận tội. Tòa phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao tại Hà Nội bác kháng cáo, y án sơ thẩm.

Năm 2011, viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao có quyết định kháng nghị giám đốc thẩm, đề nghị Tòa án nhân dân tối cao hủy bản án hình sự phúc thẩm.

Quyết định kháng nghị nêu rõ vụ án có một số vấn đề cần phải làm rõ, đề nghị xem xét về phần hình phạt theo hướng giảm nhẹ cho Nguyễn Văn Chưởng từ tử hình xuống chung thân.

Tuy nhiên tháng 12-2011, Tòa án nhân dân tối cao có quyết định giám đốc thẩm, không chấp nhận kháng nghị của viện trưởng Viện KSND tối cao, giữ nguyên án phúc thẩm.

Lời kêu oan trải dài 8 năm

Tám năm qua, tử tù Nguyễn Văn Chưởng, bố mẹ Chưởng là ông Nguyễn Trường Chinh, bà Nguyễn Thị Bích và một số luật sư có rất nhiều đơn kêu oan gửi các cấp đề nghị xem xét lại bản án.

Thời gian gần đây, biết con sắp bị thi hành án, vợ chồng ông Chinh càng thêm lo lắng. Ông Chinh – bà Bích phải cầm cố nhà cửa và lang thang ở TP Hà Nội nhiều tháng nay kêu oan cho con.

Luật sư Hoàng Văn Quánh (Ðoàn luật sư TP Hà Nội), người bảo vệ cho Nguyễn Văn Chưởng ở phiên phúc thẩm, cho biết tại tòa cả hai anh em Chưởng khai bị đánh đập nên phải nhận tội. Các bản cung phía dưới chữ ký Chưởng đều viết chữ “EC” (tức bị ép cung).

Hồ sơ vụ án có một số tài liệu bị mất, biên bản xác định thương tích trên người bị cáo Chưởng khi Chưởng về trại tạm giam Trần Phú do giám thị trại giam lập, có y sĩ trại giam chứng kiến nhưng không có trong hồ sơ.

Khi bị bắt, Chưởng bị tịch thu điện thoại. Bị cáo và luật sư đề nghị cơ quan điều tra khôi phục cuộc gọi và xác định xem Chưởng có mặt tại Hải Phòng vào tối 14-7 hay không nhưng yêu cầu này cũng không được thực hiện.

Ðôi dép, khẩu trang màu xanh và thanh đoản kiếm thu giữ tại hiện trường thì cơ quan điều tra không làm rõ của ai. Quần dài và áo lót của nạn nhân là tang vật thu giữ, sau đó bị hủy mà không hiểu vì lý do gì.

Quá trình tham gia vụ án từ giai đoạn điều tra, các luật sư bị Công an TP Hải Phòng gây khó dễ, kéo dài thời gian cấp giấy chứng nhận bào chữa, không cho tiếp xúc với bị can. Họ phải gửi đơn kiến nghị đến Bộ Công an, Viện KSND tối cao và phó thủ tướng Chính phủ.

“Bài bào chữa của tôi dành cho Chưởng dài 23 trang với gần 20 vấn đề đặt ra đề nghị tòa và viện xem xét không được chấp nhận. Tôi cho rằng việc kết tội Chưởng giết người là chưa có cơ sở” – luật sư Quánh nhấn mạnh.

Bị án có chứng cứ ngoại phạm?

Theo cáo trạng và các bản án thì sau khi gây án, sáng 15-7 Chưởng từ Hải Phòng về Hải Dương, tuy nhiên nhiều nhân chứng lại nói Chưởng có mặt tại Hải Dương vào đêm 14-7.

Chúng tôi gặp anh Nguyễn Trọng Ðoàn (em trai Chưởng, chấp hành xong hình phạt tù) tại xã Bình Dân, huyện Kim Thành, tỉnh Hải Dương.

Ðoàn cho biết năm 2007, hai anh em đi làm tại Hải Phòng, cứ cuối tuần lại đi xe máy về quê thăm bố mẹ. Theo anh Ðoàn, chiều 14-7, anh từ Hải Phòng về quê trước. Chưởng và bạn là Trịnh Xuân Trường về sau.

Khoảng 7g tối 14-7, Ðoàn ra quán Internet và đợi Chưởng về để lấy xe máy đi chơi. Sau khi Chưởng về thì ghé quán Internet đưa xe cho em trai, về nhà ăn cơm với bố mẹ, ra nhà văn hóa xem văn nghệ, rồi đến một số nhà bạn bè chơi.

Khi anh trai bị bắt, Ðoàn đi xin xác nhận của những người làm chứng để nộp cho công an thì bị bắt luôn. Sau khi Ðoàn bị bắt, tất cả các nhân chứng này đều thay đổi lời khai, nói rằng có gặp Chưởng tại Hải Dương nhưng không nhớ rõ có phải đêm 14-7 hay không.

Trong số các nhân chứng có anh Trần Quang Tuất (32 tuổi). Lời khai của anh Tuất ở cơ quan điều tra thể hiện không nhớ rõ đêm Chưởng về quê.

Sau đó anh Tuất có đơn xác nhận lại và tại tòa sơ thẩm, anh đều khai rõ: đêm 14-7, Chưởng ghé nhà anh chơi.

Khi bị triệu tập đến cơ quan điều tra, anh bị đánh đập nên mới phải khai không nhớ rõ ngày. Sau đó về suy nghĩ lại thấy áy náy, anh và vợ làm đơn khẳng định tối 14-7 có gặp Chưởng tại Hải Dương.

Anh Trịnh Xuân Trường (28 tuổi) cũng có đơn xác nhận nêu rõ tối 14-7, anh cùng Chưởng về Hải Dương chơi và đến nhà một số bạn bè. Nhưng khi được triệu tập lên Công an TP Hải Phòng, bị nhục hình anh phải xác nhận theo công an là sáng 15-7 mới cùng Chưởng về quê.

Cần xem xét lại

Ông Lê Đình Khanh, phó trưởng đoàn chuyên trách Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Hải Dương, cho biết: “Tôi đọc qua hồ sơ vụ án và thấy còn có nhiều vấn đề. Vụ án có năm bị cáo thì ba bị cáo kêu oan.

Tôi cũng phân vân, đây là vụ giết thiếu tá công an phường, liệu Công an TP Hải Phòng có vì điều đó mà làm không khách quan hay không?

Mọi việc phải được xem xét cẩn trọng. Tôi xem lại vụ việc và sẽ báo cáo lên Ủy ban Tư pháp của Quốc hội. Có thể đưa vụ án này vào những vụ án cần thiết phải xem xét, rà soát lại”.

Được biết, đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã nhận được hồ sơ do gia đình tử tù Nguyễn Văn Chưởng và các luật sư gửi đến. Theo ông Lê Đình Khanh, trong cuộc họp sáng nay (23-12) tại Hà Nội, ông sẽ báo cáo vụ việc cho Ủy ban Tư pháp của Quốc hội

***

Trên đây là nội dung bài viết giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về Nguyễn Văn Chưởng là ai. Mọi thông tin trong bài viết Nguyễn Văn Chưởng là ai? Tóm tắt vụ án của Nguyễn Văn Chưởng đều được xác thực rõ ràng trước khi đăng tải. Tuy nhiên đôi lúc vẫn không tránh khỏi những sai xót đáng tiếc. Hãy để lại bình luận xuống phía dưới bài viết để đội ngũ biên tập được nắm bắt ý kiến từ bạn đọc.

Đăng bởi THCS Bình Chánh trong chuyên mục Tổng hợp

5/5 - (4918 bình chọn)

Cô Nguyễn Thanh Phương

Trường THCS Bình Chánh với mục tiêu chung là tạo ra một môi trường học tập tích cực, nơi mà học sinh có thể phát triển khả năng và đạt được thành công trong quá trình học tập. Chúng tôi cam kết xây dựng một không gian học tập đầy thách thức, sáng tạo và linh hoạt, nơi mà học sinh được khuyến khích khám phá, rèn luyện kỹ năng và trở thành những người học suốt đời.

Bài viết liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button