Học TậpLớp 6

Oán nặng thù sâu là gì? Soạn thực hành tiếng việt lớp 6

Mời các em theo dõi nội dung bài học về Oán nặng thù sâu là gì? Soạn thực hành tiếng việt lớp 6 do thầy cô trường THCS Bình Chánh biên soạn. Hy vọng sẽ là tài liệu hữu ích giúp các em học tốt và hoàn thành tốt bài tập của mình.

Oán nặng thù sâu là gì?

Oán nặng thù sâu có nghĩa là: sự hận thù sâu sắc, khắc cốt ghi tâm, ghi nhớ ở trong lòng, không bao giờ quên được.

 Oán nặng thù sâu: có mối oán thù sâu nặng, dai dẳng theo thời gian, không thể xóa bỏ.

Bạn đang xem: Oán nặng thù sâu là gì? Soạn thực hành tiếng việt lớp 6

Oán nặng thù sâu là gì?
Oán nặng thù sâu là gì?

Soạn thực hành tiếng việt lớp 6

Câu 1. Tìm và cho biết công dụng của dấu chấm phảy trong đoạn văn sau:

Một người ở vùng núi Tản Viên có tài lạ: vẫy tay về phía đông, phía đông nổi cơn bão, vẫy tay về phía tây, phía tây mọc lên từng dãy núi đồi. Người ta gọi chàng là Sơn Tinh. Một người ở miền biển, tài năng cũng không kém: gọi gió, gió đến; hô mưa, mưa về. Người ta gọi chàng là Thuỷ Tỉnh.

Trả lời

– Các câu có sử dụng dấu chấm phẩy là:

+ Một người ở vùng núi Tản Viên có tài lạ: vẫy tay về phía đông, phía đông nổi cồn bãi; vẫy tay về phía tây, phía tây mọc lên từng dãy núi đồi.

+ Một người ở miền biển, tài năng cũng không kém: gọi gió, gió đến; hô mưa, mưa về.

– Tác dụng: Dấu chấm phẩy dùng để đánh dấu ranh giới giữa các vế của câu ghép.

Câu 2. Viết đoạn văn (khoảng 5-7 câu) có dùng dấu chấm phẩy.

Trả lời

Đến Huế, thật là may mắn khi được nghe những điệu hò, điệu lí ngay trong một con thuyền bồng bềnh trên sông Hương. Huế là quê hương của hò đối đáp, hò giã gạo, hò xay lúa, hò ru em,… ; Huế cũng là nơi có nhiều điệu lí: lí con sáo, lí hoài xuân, lí hoài nam, vàrất nhiều làn điệu dân ca khác như nam bình, nam ai, nam xuân, tương tư khúc, … Trong âm điệu của ca Huế, có biết bao nhiêu là ý tình của người dân cố đô. Có bài sôi nổi, tươi vui; có bài bâng khuâng, tha thiết; lại cũng có bài nghe như tiếc thương, ai oán,… Có lẽ vì thế mà có người nói rằng, đến Huế mà không nghe ca Huế thì cũng là chưa biết gì về Huế.

Câu 3. Trong truyện Sơn Tinh, Thuỷ Tinh, nhân vật Thuỷ tinh còn được gọi là Thần Nước. Trong tiếng Việt, nhiều từ có yếu tố thuỷ có nghĩa là nước. Tìm một số từ có yếu tố thuỷ được dùng theo nghĩa như vậy và giải thích ngắn gọn nghĩa của những từ đó.

Trả lời

– Thủy sinh: các loại sinh vật sống ở trong nước.

– Thủy quái: quái vật sống dưới nước.

– Thuỷ điện: nguồn điện được tạo ra từ sử dụng sức nước.

Câu 4. Giải thích nghĩa của các thành ngữ sau: hô mưa gọi gió, oán nặng thù sâu. Trong mỗi thành ngữ, các từ ngữ được sắp xếp theo kiểu đan xen: hô – gọi, mưa – gió, oán – thù, nặng – sâu. Hãy tìm thêm một số thành ngữ được tạo nên bằng cách đan xen các từ ngữ theo cách tương tự.

Trả lời

– Giải thích nghĩa của các thành ngữ:

+ Hô mưa gọi gió: người có sức mạnh siêu nhiên, có thể làm được những điều kì diệu, to lớn như là điều khiển thiên nhiên.

+ Oán nặng thù sâu: sự hận thù sâu sắc, khắc cốt ghi tâm, ghi nhớ ở trong lòng, không bao giờ quên được.

– Trong mỗi thành ngữ, các từ ngữ được sắp xếp theo kiểu đan xen: hô – gọi, mưa – gió, oán – thù, nặng – sâu. Thành ngữ được tạo nên bằng cách đan xen các từ ngữ theo cách tương tự đó là: Góp gió thành bão, ăn gió nằm sương, dãi nắng dầm mưa, đội trời đạp đất, chân cứng đá mềm, ăn to nói lớn, …

Câu 5. Tìm những câu văn có sử dụng biện pháp tu từ điệp từ, điệp ngữ trong văn bản Sơn Tinh Thủy Tinh (Huỳnh Lý kể) và nêu tác dụng của biện pháp tu từ này.

Trả lời 

– “Một người là chúa miền non cao, một người là chúa vùng nước thẳm, cả hai đều xứng đáng làm rể Vua Hùng”.

=> nhấn mạnh sự ngang tài ngang sức, mỗi người đều thế mạnh riêng của Sơn Tinh, Thủy Tinh.

– “Một người ở vùng núi Tản Viên, có tài lạ: vẫy tay về phía đông, phía đông nổi cồn bãi; vẫy tay về phía tây, phía tây mọc lên từng dãy núi đồi. … Một người ở miền biển, tài năng cũng không kém: gọi gió, gió đến; hô mưa, mưa về.”

=> Liệt kê các phép lạ của Sơn Tinh và Thủy Tinh, nhấn mạnh sự mạnh mẽ, dứt khoát, hiệu nghiệm tức thì.

– “Nước ngập ruộng đồng, nước tràn nhà cửa, nước dâng lên lưng đồi, sườn núi, thành Phong Châu như nổi lềnh bềnh trên một biển nước.”

=> Liệt kê những sự vật bị ngập trong nước, nhấn mạnh việc nước ngập mọi nơi, lần lượt, tăng tiến (từ xa đến gần, từ ngoài vào trong), qua đó thể hiện sức mạnh, sự tức giận của Thủy Tinh.

Kể lại câu chuyện Sơn Tinh Thủy Tinh oán nặng thù sâu

Kể lại câu chuyện Sơn Tinh Thủy Tinh oán nặng thù sâu
Kể lại câu chuyện Sơn Tinh Thủy Tinh oán nặng thù sâu

Trong các truyền thuyết đã được học ở đầu lớp 6, em thích nhất truyện Sơn Tinh, Thuỷ Tinh. Câu chuyện có nhiều chi tiết tưởng tượng kì ảo đã góp phần thêm sinh động cho cuộc cầu hôn đầy gay cấn để tranh giành nàng Mị Nương xinh đẹp giữa hai vị thần Sơn Tinh và Thuỷ Tinh. Em xin kể lại câu chuyện:

Hồi đó, vua Hùng Vương thứ mười tám có duy nhất một nàng công chúa xinh đẹp tuyệt trần tên là Mị Nương. Năm ấy, Mị Nương đã đến tuổi lấy chồng, nhà vua muốn kén cho con gái mình một chàng rể thật tài ba, xứng đáng với sắc đẹp nghiêng nước nghiêng thành của công chúa.

Hay tin nhà vua kén rể, thần núi Tản Viên là Sơn Tinh và thần nước Thuỷ Tinh đều đến thành Phong Châu để cầu hôn. Sơn Tinh có phép lạ: vẫy tay về phía Đông, phía Đông nổi cồn bãi, vẫy tay về phía Tây, nơi đó mọc lên từng dãy núi đồi. Thuỷ Tinh cũng không kém phần thần thông, chàng ta có thể hô mưa gọi gió. Hùng Vương phân vân vì hai người đều vừa lòng vua, liền mời các Lạc hầu vào bàn chuyện. Xong, vua phán:

– Hai chàng đều xứng đáng làm con rể ta, nhưng ta chỉ có một người con gái không thể lấy cả hai được. Thôi thì ngày mai ai đem sính lễ tới trước, ta sẽ gả con gái cho. Sính lễ gồm có: một trăm ván cơm nếp, một trăm nệp bánh chưng, voi chín ngà, gà chín cựa, ngựa chín hồng mao, mỗi thứ một đôi.

Sáng hôm sau, đã thấy Sơn Tinh đến, đem đầy đủ lễ vật và rước được Mị Nương về.

Mãi đến gần trưa Thuỷ Tinh mới đến, không lấy được vợ, đùng đùng nổi giận, thần hoá phép đuổi đánh Sơn Tinh. Thuỷ Tinh hô mưa gọi gió, làm thành dông bão, nước từ biển cuồn cuộn chảy ngược về đất liền. Nước mỗi lúc một cao, làm ngập cả ruộng đồng, nhà cửa, nước ngang lưng đồi, thành Phong Châu như nổi lềnh bềnh trên một biển nước. Sơn Tinh không hề nao núng. Chàng dùng phép bốc từng dãy núi, ngọn đồi đắp thành một con đê khổng lồ, vững chắc ngăn dòng nước lũ.

Cuộc chiến kéo dài mấy tháng trời, Sơn Tinh vẫn vững vàng mà sức Thuý Tinh đã đuối, thần liền rút quân về.

Từ đó, oán nặng thù sâu, hằng năm, Thuỷ Tinh vẫn thường dâng nước đánh Sơn Tinh hòng cướp được Mị Nương. Nhưng năm nào cũng vậy, Thuỷ Tinh chán chê cũng không thắng nổi Sơn Tinh, đành rút quân về.

Em rất yêu thích câu chuyện này – câu chuyện đầy cao trào của cuộc chiến. Truyện phần nào giúp em hiểu rõ hơn về hiện tượng bão lũ hằng năm, ước mơ chế ngự thiên tai của người Việt cổ.

***

Trên đây là nội dung bài học Oán nặng thù sâu là gì? Soạn thực hành tiếng việt lớp 6 do thầy cô trường THCS Bình Chánh biên soạn và tổng hợp. Hy vọng sẽ giúp các em hiểu rõ nội dung bài học và từ đó hoàn thành tốt bài tập của mình. Đồng thời luôn đạt điểm cao trong các bài thi bài kiểm tra sắp tới. Chúc các em học tập thật tốt.

Đăng bởi THCS Bình Chánh trong chuyên mục Học tập

5/5 - (9 bình chọn)


Cô Nguyễn Thanh Phương

Trường THCS Bình Chánh với mục tiêu chung là tạo ra một môi trường học tập tích cực, nơi mà học sinh có thể phát triển khả năng và đạt được thành công trong quá trình học tập. Chúng tôi cam kết xây dựng một không gian học tập đầy thách thức, sáng tạo và linh hoạt, nơi mà học sinh được khuyến khích khám phá, rèn luyện kỹ năng và trở thành những người học suốt đời.

Bài viết liên quan

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button