Soạn bài Chiếu dời đô SGK Ngữ văn 8 Cánh diều
Chuẩn bị
(trang 118, SGK Ngữ văn 8, tập 1)
Đọc trước văn bản Chiếu dời đô. Xem lại phần Kiến thức ngữ văn, tìm hiểu bối cảnh lịch sử khi bài chiếu ra đời và ghi chép lại những thông tin về tác giả Lý Công Uẩn giúp cho việc đọc hiểu văn bản này.
Bạn đang xem: Soạn bài Chiếu dời đô SGK Ngữ văn 8 Cánh diều
Hướng dẫn giải:
Đọc trước văn bản Chiếu dời đô. Xem lại phần Kiến thức ngữ văn, tìm hiểu bối cảnh lịch sử khi bài chiếu ra đời và ghi chép lại những thông tin về tác giả Lý Công Uẩn
Lời giải:
– Tác giả: Lí Công Uẩn (974 – 1028) tức Lí Thái Tổ, người châu Cổ Pháp, lộ Bắc Giang (nay là xã Đình Bảng, huyện Từ Sơn, tỉnh Thành Phố Bắc Ninh). Ông là người mưu trí, nhân ái, có chí lớn và lập được nhiều chiến công. Dưới thời Tiền Lê, ông làm đến chức Tả thân vệ Điện tiền chỉ huy sứ. Khi Lê Ngọa Triều mất, ông được triều thần tôn lên làm vua, lấy niên hiệu là Thuận Thiên.
– Bối cảnh ra đời bài chiếu: Năm Canh Tuất niên hiệu Thuận Thiên thứ nhất (1010), Lí Công Uẩn viết bài chiếu bày tỏ dự tính dời đô từ Hoa Lư (nay thuộc tỉnh Tỉnh Ninh Bình) ra thành Đại La (tức Thành Phố Hà Nội thời nay).
Đọc hiểu 1
Câu 1 (trang 118, SGK Ngữ văn 8, tập 1)
Tác giả nêu lên việc dời đô của các triều đại xưa nhằm mục đích gì?
Hướng dẫn giải:
Đọc kĩ văn bản
Lời giải:
Tác giả nêu lên việc dời đô của các triều đại xưa nhằm mục đích mưu toan nghiệp lớn, xây dựng vương triều thật thịnh vượng, mở ra được tương lai lâu bền cho những thế hệ sau.
Đọc hiểu 2
Câu 2 (trang 119, SGK Ngữ văn 8, tập 1)
Thành Đại La có lợi thế như thế nào?
Hướng dẫn giải:
Đọc kĩ đoạn văn
Lời giải:
– Là nơi Cao Vương từng định đô.
– Về địa lí: trung tâm của đất trời, mở ra 4 phương, vừa có sông vừa có núi, đất rộng mà bằng phẳng, cao mà thoáng, tránh được lụt lội, chật chội.
– Về phong thủy: thế rồng cuộn hổ ngồi.
– Về sự giàu có: muôn vật phong phú, tốt tươi.
– Về chính trị: là nơi tụ hội trọng yếu của đất nước.
Đọc hiểu 3
Câu 3 (trang 119, SGK Ngữ văn 8, tập 1)
Câu hỏi kết thúc văn bản thể hiện điều gì?
Hướng dẫn giải:
Đọc kĩ đoạn văn
Lời giải:
Ở câu kết của bài chiếu “Trẫm muốn dựa vào sự thuận lợi của đất ấy để định chỗ ở. Các khanh nghĩ thế nào?” vừa là ban bố một quyết định vừa là lời phủ dụ yên dân, khiến ý nguyện của nhà vua cũng được trăm họ đồng tình ủng hộ. Khoảng cách giữa bậc quân vương và nhân dân trăm họ dường như đã được thu ngắn lại bởi có cùng chung một quyết tâm xây dựng đất nước phát triển vững mạnh.
CH cuối bài 1
Câu 1 (trang 119, SGK Ngữ văn 8, tập 1)
Hãy trình bày hoàn cảnh ra đời bài Chiếu dời đô của Lý Công Uẩn. Nêu lên ý nghĩa lịch sử của văn bản này.
Hướng dẫn giải:
Tìm hiểu và nêu ý nghĩa lịch sử của văn bản
Lời giải:
– Năm Canh Tuất niên hiệu Thuận Thiên thứ nhất (1010), Lí Công Uẩn viết bài chiếu bày tỏ dự tính dời đô từ Hoa Lư (nay thuộc tỉnh Tỉnh Ninh Bình) ra thành Đại La (tức Thành Phố Hà Nội thời nay) .
– Chiếu dời đô thể hiện được những ý tứ sâu sắc, tầm nhìn thời đại của vua Lý Công Uẩn khi ông chọn Đại La làm kinh đô mới để mưu nghiệp lớn, tính kế phồn vinh, trường kì cho muôn đời sau.
CH cuối bài 2
Câu 2 (trang 119, SGK Ngữ văn 8, tập 1)
Dựa vào nội dung phần (1) của bài chiếu, hãy trình bày lí do cần dời đô.
Hướng dẫn giải:
Đọc kĩ phần 1
Lời giải:
Lý Công Uẩn dời đô vì kinh đô cũ không còn thích hợp với sự mở mang của đất nước nữa. Theo ông, những triều đại cũ như nhà Đinh, nhà Lê đã không nghe theo ý trời nên chỉ đóng đô ở Hoa Lư, một nơi không phù hợp để phát triển đất nước, chính vì thế mà triều đại không được lâu dài.
CH cuối bài 3
Câu 3 (trang 119, SGK Ngữ văn 8, tập 1)
Để thuyết phục triều đình về việc chọn kinh đô mới, Lý Công Uẩn đã nêu lên những lí lẽ và bằng chứng như thế nào?
Hướng dẫn giải:
Nêu ra lí lẽ, bằng chứng được tác giả sử dụng
Lời giải:
– Lý Công Uẩn đã chỉ ra Đại La là nơi trung tâm của đất nước, rộng rãi, dễ thủ khó công, tiện lợi cho sự phát triển lớn mạnh sau này của đất nước
– Cách lập luận của tác giả dựa vào những sự kiện lịch sử có thật, hợp tình hợp lí, đúng theo nguyện vọng của nhân dân và sự phát triển của đất nước. Từ đó cho người đọc thấy sự đúng đắn của việc dời đô và cho ta thấy sự sáng suốt của Lý Thái Tổ – một bậc minh quân của đất nước
CH cuối bài 4
Câu 4 (trang 119, SGK Ngữ văn 8, tập 1)
Văn bản Chiếu dời đô thể hiện sự kết hợp hài hòa giữa lí trí và tình cảm như thế nào?
Hướng dẫn giải:
Trả lời theo ý hiểu
Lời giải:
Trong Chiếu dời đô, Lí Công Uẩn không dùng nhiều lời mà hướng đến cái lí sắc bén, thuyết phục lòng người. Điểm cốt yếu là ông viện dẫn cái lí lẽ mà ai cũng thấu rõ, kí thác vào đó sức mạnh của niềm tin. Ông rất lí trí và rõ ràng khi chỉ rõ những mặt lợi, mặt hại của Hoa Lư, nhấn mạnh việc cần rời kinh đô đến nơi phù hợp để đất nước phát triển hơn.
CH cuối bài 5
Câu 5 (trang 119, SGK Ngữ văn 8, tập 1)
Hãy viết một đoạn văn (khoảng 8 – 10 dòng) nêu lên ý nghĩa, tác dụng việc dời đô của Lý Công Uẩn.
Hướng dẫn giải:
Viết đoạn văn theo yêu cầu
Lời giải:
Việc rời đô của Lý Công Uẩn hay vua Lý Thái Tổ là một việc làm mang ý nghĩa lớn cũng như có tác động tích cực tới đất nước ta. Kinh đô Hoa Lư khi đó không còn đủ khả năng để phát triển đất nước, nơi đây địa thế không tốt, khiến các triều đại ngắn ngủi, cuộc sống nhân dân chưa được ấm no, hạnh phúc. Vậy nên việc chọn kinh đô mới là điều vô cùng cần thiết, ảnh hưởng tới vận mệnh quốc gia. Từ lý do đó, Lý Công Uẩn đã đưa ra một loạt những lý lẽ thấu tình đạt lí để thuyết phục triều đình và chiếu cáo cho nhân dân biết về việc rời đô đến Đại La, nơi vừa tốt về mặt tâm linh, vừa tốt về mặt thực tế khoa học. Nơi đây thiên thời địa lợi nhân hòa, đất bằng phẳng lại cao, muôn vật tươi tốt, nhân dân không phải chịu cảnh ngập lụt và có thể phát triển đất nước hơn. Và đúng như lời Lý Công Uẩn, thành Đại La hay Hà Nội bây giờ quả là thánh địa, giúp nước ta phát triển về cả chính trị, văn hóa và kinh tế xã hội. Vậy nên việc rời đô có ý nghĩa vô cùng lớn tới vận mệnh đất nước ta.
Bài đọc
>> Xem chi tiết: Văn bản Chiếu dời đô (Lý Công Uẩn)
Đăng bởi: THCS Bình Chánh
Chuyên mục: Soạn Văn 8 Cánh diều
- Chi tiết hoặc hình ảnh nào trong văn bản đã để lại trong em những ấn tượng sâu đậm? Hãy viết một đoạn văn (khoảng 8 – 10 dòng) ghi lại ấn tượng ấy lớp 8 (7 Mẫu)
- Trong truyện có nhiều đoạn văn mang tính triết lí về cuộc sống, con người. Em thích nhất đoạn văn nào? Vì sao? lớp 8 (2 Mẫu)
- Tóm tắt truyện Lão Hạc trong khoảng 10-15 dòng lớp 8 (24 Mẫu)
- Việc tái hiện sự khác nhau trong cách nhìn những bức tranh liên quan chặt chẽ đến ý nghĩa của đoạn trích. Em có đồng ý với nhận xét này không? Vì sao? (Trình bày thành một đoạn văn khoảng 8 – 10 dòng) lớp 8 (3 Mẫu)
- Viết một đoạn văn (khoảng 6-8 dòng) nêu ý kiến của em về hiện tượng sử dụng biệt ngữ xã hội trên mạng xã hội hiện nay lớp 8 (6 Mẫu)
- Hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình là một trong những biểu hiện của lòng yêu nước. Viết một đoạn văn khoảng sáu câu, nêu một số việc mà em đã hoàn thành tốt và lí giải vì sao những việc đó có thể thể hiện lòng yêu nước của em lớp 8 (6 Mẫu)