Soạn bài thực hành đọc Cánh đồng SGK Ngữ Văn 10 Kết nối tri thức –
Nội dung chính
Bài thơ “Cánh đồng” nhằm thể hiện ý thức nâng niu cái đẹp và thể hiện tình yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống của con người. |
Câu 1
Cảm nhận sự biến hóa của nhịp điệu, sự phóng khoáng trong cách xây dựng hình ảnh thơ, sự dụng công trong cách tổ chức mạch thơ.
Bạn đang xem: Soạn bài thực hành đọc Cánh đồng SGK Ngữ Văn 10 Kết nối tri thức –
Hướng dẫn giải:
Nêu nhận xét về nhịp điệu, cách xây dựng hình ảnh thơ và cách tổ chức mạch thơ.
Lời giải:
– Sự biến hóa nhịp điệu khiến bài thơ như một trang sách tự sự.
– Sự kết hợp hài hòa giữ hình ảnh gam màu sáng, trong trẻo với hình ảnh gam màu tối, âm u, ẩm ướt.
– Mạch thơ đi theo dòng cảm xúc của nhân vật trữ tình.
Câu 2
Lắng nghe dòng chảy cảm xúc và suy tưởng của nhân vật trữ tình được biểu hiện một cách sống động, sắc nét trong sự tự do của hình thức thơ ca.
Hướng dẫn giải:
Nêu nhận xét về cảm xúc và suy tưởng của nhân vật trữ tình
Lời giải:
– Một đóa hoa cúc cắm trong bình gốm đã làm nhân vật trữ tình hình dung ra cả một cánh đồng hoa đang trải ra trước mắt. Không chỉ có những màu sắc mà còn có những thanh âm chân thực khiến đây như không còn chỉ là trong tưởng tượng.
– Sự tự do trong hình thức của thơ ca cũng được hiện lên rõ nét khi các câu thơ không tuân theo bất cứ quy luật nào. Từng câu thơ chứa đựng sự tinh tế trong tâm hồn tác giả.
Bài đọc
>> Xem chi tiết: Văn bản Cánh đồng
Đăng bởi: THCS Bình Chánh
Chuyên mục: Soạn Văn 10 Kết nối tri thức
- Giải Bài 4.16 trang 65 Toán 10 tập 1 SGK Kết nối tri thức với cuộc sống
- Giải Bài 1 trang 37 Toán 10 tập 1 SGK Chân trời sáng tạo
- Giải Vận dụng trang 30 Toán 10 tập 1 SGK Kết nối tri thức với cuộc sống
- Triều cường là gì? Triều cường xảy ra khi nào?
- Thơ Đường luật là gì? Đặc điểm của thơ Đường luật
- Phân tích nhân vật he ra clet hay nhất (5 mẫu)