Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 113 SGK Ngữ văn 8 Kết nối tri thức
Câu 1
Câu 1 (trang 113, SGK Ngữ văn 8, tập 1)
Đặt trong ngữ cảnh cuộc đối thoại được thể hiện ở bài ca dao số 2, nghĩa hàm ẩn của câu “Chú chuột đi chợ đường xa/ Mua mắm mua muối giỗ cha con mèo” là gì?
Bạn đang xem: Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 113 SGK Ngữ văn 8 Kết nối tri thức
Hướng dẫn giải:
Đọc kỹ ngữ liệu đã cho và dựa vào ngữ cảnh để trả lời câu hỏi.
Lời giải:
“Đi chợ đường xa”, nghĩa là chuột muốn nói với mèo rằng mình đã cao chạy xa bay rồi, không tóm được đâu! Mua mắm mua muối là để muối mắm lão mèo chăng? Mèo tinh ranh nhưng chuột còn tinh ranh hơn. Ở đây, chuột đã biết dùng “gậy ông đập lưng ông”, lấy ngay chuyện hỏi thăm của mèo để chửi mèo!
Câu 2
Câu 2 (trang 113, SGK Ngữ văn 8, tập 1)
Theo em, qua câu ca dao “Cưới em ba chum mật ong/ Mười thúng mỡ muỗi ba nong quýt đầy…”, anh học trò thực sự muốn nói điều gì?
Hướng dẫn giải:
Đọc kỹ ngữ liệu đã cho và dựa vào ngữ cảnh để trả lời câu hỏi.
Lời giải:
Anh học trò muốn nói nhà cô gái thách cưới cao mà điều kiện nhà anh học trò không đáp ứng được. “ba chum mật ong”,”mười thúng mỡ muỗi” là những thứ không có thật nhằm chế giễu, tạo sự hài hước của anh chàng học trò.
Câu 3
Câu 3 (trang 113, SGK Ngữ văn 8, tập 1)
Cho biết nghĩa hàm ẩn của những câu in đậm trong các trường hợp sau:
a. Chập chập rồi lại cheng cheng
Con gà sống lớn để riêng cho thầy.
b. Ông Giuốc-đanh: – Thế này là thế nào? Bác may hoa ngược mất rồi.
Phó may: – Ngài có bảo là ngài muốn may xuôi hoa đâu.
Ông Giuốc-đanh: – Lại còn phải bảo cái đó à?
Phó may: – Vâng, phải bảo chứ. Vì tất cả những người quý phái đều mặc như thế này cả.
Hướng dẫn giải:
Dựa vào ngữ cảnh để xác định nghĩa hàm ẩn của các câu in đậm.
Lời giải:
a. Phê phán những kẻ hành nghề mê tín dị đoan, lừa lọc người khác để kiếm tiền, đồng thời cũng phê phán những người ít hiểu biết, nhẹ dạ cả tin, tin vào những điều phản khoa học.
b. Phê phán thói làm sang của ông Giuốc- đanh.
Câu 4
Câu 4 (trang 113, SGK Ngữ văn 8, tập 1)
Xác định nghĩa hàm ẩn của các câu tục ngữ dưới đây:
a. Có tật giật mình.
b. Đời người có một gang tay
Ai hay ngủ ngày, còn có nửa gang.
c. Cười người chớ vội cười lâu
Cười người hôm trước, hôm sau người cười.
d. Lời nói gói vàng
e. Lưỡi sắc hơn gươm
Hướng dẫn giải:
Dựa vào hiểu biết của em để xác định nghĩa hàm ẩn của các câu tục ngữ.
Lời giải:
a. Chỉ những người cảm thấy chột dạ khi có ai đó nói về mình vì mình đã làm những điều sai trái.
b. Nói về sự hữu hạn của đời người, từ đó khuyên chúng ta nên biết quý trọng thời gian.
c. Khuyên ta phải biết tôn trọng người khác, nếu coi thường, khinh bỉ người khác thì khi ta rơi vào hoàn cảnh như họ ta sẽ bị người khác chê bai, khinh thường.
d. Nhắc nhở chúng ta về giá trị của lời nói để ta biết trân quý lời nói.
e. Khẳng dịnh sức mạnh của lời nói: lời nói có thể làm tổn thương còn hơn gươm giáo. Những lời độc địa có thể làm hại người khác. Nhưng trong vài trường hợp, lời nó có tác dụng hơn vũ khí thông thường
Đăng bởi: THCS Bình Chánh
Chuyên mục: Soạn Văn 8 Kết nối tri thức
- Chi tiết hoặc hình ảnh nào trong văn bản đã để lại trong em những ấn tượng sâu đậm? Hãy viết một đoạn văn (khoảng 8 – 10 dòng) ghi lại ấn tượng ấy lớp 8 (7 Mẫu)
- Trong truyện có nhiều đoạn văn mang tính triết lí về cuộc sống, con người. Em thích nhất đoạn văn nào? Vì sao? lớp 8 (2 Mẫu)
- Tóm tắt truyện Lão Hạc trong khoảng 10-15 dòng lớp 8 (24 Mẫu)
- Việc tái hiện sự khác nhau trong cách nhìn những bức tranh liên quan chặt chẽ đến ý nghĩa của đoạn trích. Em có đồng ý với nhận xét này không? Vì sao? (Trình bày thành một đoạn văn khoảng 8 – 10 dòng) lớp 8 (3 Mẫu)
- Viết một đoạn văn (khoảng 6-8 dòng) nêu ý kiến của em về hiện tượng sử dụng biệt ngữ xã hội trên mạng xã hội hiện nay lớp 8 (6 Mẫu)
- Hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình là một trong những biểu hiện của lòng yêu nước. Viết một đoạn văn khoảng sáu câu, nêu một số việc mà em đã hoàn thành tốt và lí giải vì sao những việc đó có thể thể hiện lòng yêu nước của em lớp 8 (6 Mẫu)