Học TậpLớp 12Soạn văn 12

Soạn bài Việt bắc (tiếp theo) – Phần 2: Tác phẩm ngắn gọn nhất | Soạn văn 12

Mời các em theo dõi nội dung bài học do thầy cô trường Trung học Bình Chánh biên soạn sẽ giúp các em nắm chắc kiến thức nội dung bài học tốt hơn.

Hướng dẫn soạn bài Việt Bắc (tiếp theo) – Phần 2: Tác phẩm Ngữ văn lớp 12 hay, ngắn gọn nhất và đủ ý giúp học sinh dễ dàng nắm được nội dung chính bài Việt Bắc (tiếp theo) – Phần 2: Tác phẩm để chuẩn bị bài và soạn văn 12. Mời các bạn đón xem:

Bạn đang xem: Soạn bài Việt bắc (tiếp theo) – Phần 2: Tác phẩm ngắn gọn nhất | Soạn văn 12

Soạn bài Việt Bắc (tiếp theo) – Phần 2: Tác phẩm – Ngữ văn 12

A. Soạn bài Việt Bắc – Phần 2: Tác phẩm ngắn gọn:

Phần đọc – hiểu văn bản

Câu 1 (trang 114 sgk Ngữ văn lớp 12 Tập 1):

a. Hoàn cảnh sáng tác

Cuối năm 1954, cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của nhân dân ta thắng lợi. Trung ương Đảng và chính phủ rời chiến khu Việt Bắc về thủ đô Hà Nội sau 9 năm kháng chiến gian khổ, trường kì. Tố Hữu đã viết bài thơ Việt Bắc để ghi lại tình cảm và mối quan hệ gắn bó khăng khít, nghĩa tình sâu nặng giữa nhân dân Việt Bắc với cái bộ và chiến sĩ cách mạng.

b.  Sắc thái tâm trạng của bài thơ

Bâng khuâng bồn chồn, bịn rịn lưu luyến của nhân vật trữ tình trong cuộc chia tay.

c. Lối đối đáp: Hai nhân vật đều xưng – gọi là “mình” và “ta” là thủ pháp khơi gợi, bộc lộ tâm trạng, tạo ra sự đồng vọng, là sự phân thân của cái tôi trữ tình.

Câu 2 (trang 114 sgk Ngữ văn lớp 12 Tập 1):

– Cảnh vật của núi rừng Tây Bắc trong con mắt của tác giả:

+ Thiên nhiên mang vẻ khắc nghiệt, hình ảnh “Mưa nguồn suối lũ những mây cùng mù” . Đây là thiên nhiên thể hiện nỗi vất vả, gian nan, vất vả, khốc liệt.

+ Ngoài thiên nhiên đó ra, con người con bị lưu luyến bởi những hình ảnh khó quên như hình ảnh khói bếp,  cảnh thiên nhiên đẹp của bốn mùa Tây Bắc. Con người đang bị hòa quyện vào không gian của cảnh núi rừng Tây Bắc rộng lớn.

– Cảnh Việt Bắc đẹp hơn trong sự hòa quyện với không khí kháng chiến: Vất vả, gian khổ, thiếu thốn, nhưng hào hùng lạc quan:

Nhớ sao lớp học i tờ


Gian nan đời vẫn ca vang núi đèo

– Hình ảnh người dân Việt Bắc đã khắc tạc vào lòng người kháng chiến những nét khó quên.

+ Đó là hình ảnh người mẹ “địu con lên rẫy” trong cái nắng cháy lưng, người lao động tự tin chủ động với hình ảnh “dao gài thắt lưng”; những người đan nón, cần mẫn, khéo léo “chuốt từng sợ giang”; gợi cảm nhất là hình ảnh “cô gái hái măng một mình” giữa rừng hoa vàng.

+ Đẹp nhất và đáng nhớ nhất ở người Việt Bắc là cái nghĩa, cái tình. Kháng chiến thiếu thốn “miếng cơm chấm muối” nhưng “đắng cay ngọt bùi” cùng chia sẻ, gánh vác.

Câu 3 (trang 114 sgk Ngữ văn lớp 12 Tập 1):

– Khung cảnh được miêu tả thật hùng tráng, dữ dội trước khung cảnh thiên nhiên mênh mông, rộng lớn, con người keo sơn, gắn bó, sống trong khung cảnh rộng lớn, dài mơ mộng. Những cảnh rộng lớn, những họat động tấp nập sôi động của kháng chiến được tái hiện với bút pháp đậm nét tráng ca:

“Những đường Việt Bắc của ta …

Bước chân nát đá muôn tàn lửa bay”.

– Vai trò của Việt Bắc trong cách mạng và kháng chiến: Việt Bắc là quê hương cách mạng, đầu não của cuộc kháng chiến, nơi đặt niềm tin tưởng và hi vọng của con người Việt Nam từ mọi miền đất nước, đặc biệt là những nơi còn “u ám quân thù”.

Câu 4 (trang 114 sgk Ngữ văn lớp 12 Tập 1):

Hình thức nghệ thuật đậm đà tính dân tộc được thể hiện trong đoạn trích:

– Thể thơ lục bát truyền thống của dân tộc.

– Kết cấu đối đáp trong ca dao, dân ca, giao duyên.

– Hình thức đối đáp: đậm đà phong vị ca dao, dân ca, chủ âm mà ngọt ngào, tha thiết.

– Giọng điệu tâm tình, ngọt ngài, quyến luyến của bài thơ.

Phần luyện tập

Câu 1 (trang 114 sgk Ngữ văn lớp 12 Tập 1):

Nét tài hoa của Tố Hữu trong việc sử dụng cặp đại từ “mình” và “ta”.

– Mình và ta là cách xưng hô quen thuộc trong ca dao được Tố Hữu đưa vào trong thơ một cách tự nhiên.

– Tác giả cũng đã vận dụng một cách tài tình cảm xúc dân dã, ngọt ngào, đằm thắm của ca dao dân ca trong cặp từ mình – ta.

+ Có trường hợp: mình chỉ những người cán bộ, ta chỉ người Việt Bắc (Mình về mình có nhớ ta/ Mười lăm năm ấy thiết tha mặn nồng).

+ Có trường hợp: mình chỉ người Việt Bắc, ta chỉ người cán bộ (Ta về, mình có nhớ ta/ Ta về, ta nhớ những hoa cùng người).

+ Có trường hợp: mình chỉ cả người cán bộ và người Việt Bắc (như chữ mình thứ ba trong câu: Mình đi mình lại nhớ mình).

– Ý nghĩa của cách sử dụng cặp đại từ mình – ta:

+ Mang lại cho bài thơ phong vị ca dao, tính dân tộc trong bài Việt Bắc đậm đà và một giọng điệu tâm tình ngọt ngào, sâu lắng.

+ Góp phần làm cho tình cảm giữa người ra đi và người ở lại, giữa cán bộ với nhân dân Việt Bắc thêm thân mật, gần gũi, tự nhiên, gắn bó khăng khít tuy hai mà một.

Câu 2 (trang 114 sgk Ngữ văn lớp 12 Tập 1):

Gợi ý bình giảng đoạn thơ tiêu biểu nói về cảnh hùng tráng của Việt Bắc trong chiến đấu: từ câu “Những đường Việt Bắc của ta” đến câu “Vui lên Việt Bắc, đèo De, núi Hồng”.

Học sinh cần trình bày được những nội dung sau:

a. Giới thiệu vị trí của đoạn miêu tả khung cảnh hùng tráng của Việt Bắc:

–  Bài thơ Việt Bắc là những hồi tưởng của người kháng chiến về một thời cách mạng và kháng chiến gian khổ mà anh hùng, nói lên nghĩa tình gắn bó thắm thiêt với Việt Bắc, là khúc tình ca và cũng là bản anh hùng ca về cách mạng, về cuộc kháng chiến và những con người kháng chiến.

–  Sau khi hồi tưởng về thiên nhiên và con người Việt Bắc, bài thơ dẫn người đọc vào khung cảnh Việt Bắc chiến đấu với không gian núi rừng rộng lớn, với những hoạt động tấp nập, hào hùng. Một Việt Bắc hùng tráng trong chiến đấu.

b. Khung cảnh hùng tráng của Việt Bắc trong chiến đấu:

–   Đoạn thơ khắc hoạ bức tranh toàn cảnh quân dân ta ra trận chiến đấu với khí thế hào hùng, sôi sục, khẩn trương, không gian rộng lớn, thời gian đằng đẵng – trường kì, các từ láy giúp người đọc hình dung ra nhịp độ khẩn trương, gấp gáp và một sức mạnh tổng hợp làm rung chuyển cả mặt đất.

–   Hình ảnh bộ đội hành quân ra trận vừa hào hùng, vừa lãng mạn: đoàn quân đi như những đợt sóng dâng trào mạnh mẽ. Ánh sao đầu súng vừa là một hình ảnh hiện thực vừa là hình ảnh ẩn dụ: ánh sao của lí tưởng soi đường chỉ lối cho những người chiến sĩ đánh đuổi kẻ thù bảo vệ độc lập, tự do cho Tổ quốc.

–   Núi rừng Việt Bắc trong đêm khuya, cùng hành quân với những đoàn dân công phục vụ chiến đấu, hình ảnh đuốc sáng soi đường trong đêm, những bước chân hành quân… Hình ảnh cả Việt Bắc ra trận mang âm hưởng anh hùng ca, mang dáng vẻ của một sử thi hiện đại, những hình ảnh cường điệu: bước chân nát đá, muôn tàn lửa bay… khẳng định ý chí phi thường, sức mạnh to lớn của toàn dân trong kháng chiến.

Hai câu thơ cuối khẳng định niềm lạc quan tin tưởng vững chắc vào ngày chiến thắng của dân tộc ta. (HS phân tích hình ảnh đối lập trong hai câu thơ: thăm thẳm sương dày – “ánh sáng ngày mai lên”)

c. Đoạn thơ vừa mang đậm chất sử thi hào hùng vừa giàu tính lãng mạn tượng trưng đã diễn tả thành công khí thế kháng chiến ở Việt Bắc, qua đó, nhà thơ muốn khắc họa sâu sắc hình ảnh dân tộc Việt Nam anh hùng trong cuộc kháng chiến toàn dân, toàn diện, trường kì, đầy gian khổ hi sinh nhưng nhất định sẽ thắng lợi.

B. Tóm tắt những nội dung chính khi soạn bài Việt Bắc (tiếp theo) – Phần 2: Tác phẩm:

II. Tác phẩm

1. Hoàn cảnh ra đời, xuất xứ:

– Sau khi hiệp định Giơ-ne-vơ được kí kết, Trung ương Đảng và Chính phủ rời chiến khu Việt Bắc về lại thủ đô.

– Nhân sự kiện có tính chất lịch sử ấy, Tố Hữu đã sáng tác bài thơ Việt Bắc để ghi lại không khí bịn rịn, nhớ thương của kẻ ở người đi.

– Vị trí đoạn trích: Nằm trong phần đầu của tác phẩm (kỉ niệm về cách mạng và kháng chiến).

2. Thể thơ: Thơ lục bát

3. Bố cục:

– Phần 1 (20 câu đầu): Lời nhắn nhủ của người ở lại đối với người ra đi.

– Phần 2 (70 câu sau): Lời của người ra đi.

4. Nội dung chính:

– Tái hiện những kỉ niệm cách mạng và kháng chiến.

– Gợi viễn cảnh tươi sáng của đất nước và ngợi ca công ơn của Đảng và Bác Hồ.

Soạn bài Việt bắc (tiếp theo) - Phần 2: Tác phẩm hay, ngắn gọn (ảnh 1)

5. Giá trị nội dung:

Là khúc ân tình thủy chung của những người cách mạng, của cả dân tộc qua tiếng lòng của tác giả.

6. Giá trị nghệ thuật:

– Bài thơ đậm đà tính dân tộc, tiêu biểu cho phong cách thơ Tố Hữu: thể thơ lục bát với giọng điệu ngọt ngào, tha thiết.

– Lối đối đáp giao duyên của ca dao dân ca (nhưng qua lớp đối thoại của kết cấu bên ngoài chính là lời độc thoại của tâm trạng).

– Cách xưng hô mình – ta; phép điệp giàu tính truyền thống.

– Ngôn từ mộc mạc, giàu hình ảnh, giàu sức gợi.

– Các biện pháp tu từ so sánh, ẩn dụ, hoán dụ đậm đà tính dân tộc.

– Tố Hữu phát huy cao độ tính nhạc phong phú của tiếng Việt…

Bài giảng Ngữ văn 12 Việt Bắc (tiếp theo) – Phần 2: Tác phẩm

Xem thêm các bài soạn Ngữ văn 12 hay, chi tiết khác:

Phát biểu theo chủ đề

Đất nước – Nguyễn Khoa Điềm

Đất nước (Nguyễn Đình Thi)

Luật thơ (tiếp theo)

Thực hành một số phép tu từ ngữ âm

Đăng bởi: THCS Bình Chánh

Chuyên mục: Soạn văn 12

5/5 - (2 bình chọn)


Trường THCS Bình Chánh

Trường THCS Bình Chánh với mục tiêu chung là tạo ra một môi trường học tập tích cực, nơi mà học sinh có thể phát triển khả năng và đạt được thành công trong quá trình học tập. Chúng tôi cam kết xây dựng một không gian học tập đầy thách thức, sáng tạo và linh hoạt, nơi mà học sinh được khuyến khích khám phá, rèn luyện kỹ năng và trở thành những người học suốt đời.

Bài viết liên quan

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button