Mời các em theo dõi nội dung bài học về Tác giả En-đi Uya là ai? Tác phẩm Nhật trình Sol 6 – En-đi Uya do thầy cô trường THCS Bình Chánh biên soạn. Hy vọng sẽ là tài liệu hữu ích giúp các em học tốt và hoàn thành tốt bài tập của mình.
Tác giả En-đi Uya là ai?
Tác giả Em – đi Uya là một tiểu thuyết gia người Mỹ và cựu lập trình viên máy tính.
Ông còn có tên Andy Weir, sinh ngày 16/06/1972. Ông sinh ra và lớn lên tại bang California, nước Mỹ. Ông không học các ngành chuyên văn học mà bắt đầu từ công nghệ thông tin. Năm 15 tuổi, ông bắt đầu được thuê làm lập trình viên cho phòng thí nghiệm của quốc gia tại Đại học California-Davis. Hiện nay, ông vẫn là một kỹ sư phần mềm.
Bạn đang xem: Tác giả En-đi Uya là ai? Tác phẩm Nhật trình Sol 6 – En-đi Uya
Cha ông cũng là một kỹ sư vật lý giỏi. Hiện nay, ông đang sống và làm việc ở Moountain View, California.
Ông là người có đam mê mãnh liệt với khoa học không gian, thích nghiên cứu các học thuyết và cơ học quỹ đạo. Ông cũng thường để ý đến các thông tin về du hành vũ trụ và các thiết bị du hành có người lái.
Năm 2015, cuốn tiểu thuyết The Martian năm 2011 của ông đã được chuyển thể thành bộ phim cùng tên năm 2015.
Tác phẩm Nhật trình Sol 6 – En-đi Uya
Nhật trình Sol 6 – En-đi Uya (Cánh diều) bao gồm tóm tắt nội dung chính, lập dàn ý phân tích, bố cục, giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật cùng hoàn cảnh sáng tác, ra đời của tác phẩm và tiểu sử, quan điểm cùng sự nghiệp sáng tác phong cách nghệ thuật giúp các em học tốt môn văn
Xuất xứ: Trích tiểu thuyết Người về từ Sao Hỏa 2015
Tóm tắt: Người về từ Sao Hỏa kể về Mác Oát-ni, một phi hành gia trên Sao Hỏa. Trong một trận bão, đồng đội để lạc mất anh. Vì tưởng anh đã chết, họ rời đi mà không có anh. Bất ngờ thay, Oát-ni vẫn xoay xở sống sót được sau trận bão đó. Vấn đề là bây giờ anh không còn tàu mà về nữa. Phải rất lâu sau mới có chuyến tàu khác lên đây, trong khi anh thì không có cách nào liên hệ với Trái Đất hay con tàu vừa rời đi, không có nhu yếu phẩm, và nguồn oxi thì đang cạn dần. Truyện xoay quanh hành trình sinh tồn của Oát-ni và những nỗ lực của NASA trong việc đưa anh về lại Trái Đất
Bố cục (2 phần)
– Phần 1 (từ đầu đến “ở trong tình trạng này quá lâu”): Sự cố bão cát trên Sao Hỏa của Mác Oát-ni
– Phần 2 (còn lại): Sự tuyệt vọng khi biết mình bị bỏ lại trên Sao Hỏa
Thể loại: tiểu thuyết
Phương thức biểu đạt: tự sự kết hợp miêu tả, biểu cảm
Giá trị nội dung
Truyện viết về sự kiện đoàn phi hành gia tàu Hơ-mét gặp một trận bão và Mác Oát-ni suýt mất mạng, anh phải chống chọi với vết thương và các yếu tố môi trường để tìm cách sống sót
– Văn bản như một câu hỏi gợi mở: nếu có người mắc kẹt trên Sao Hỏa, liệu chúng ta có đưa anh ta quay về Trái Đất an toàn được không?
– Ca ngợi sự bình tĩnh, thông minh của nhà phi hành gia Mác Oát – ni trước những sự cố bất ngờ
Giá trị nghệ thuật
– Lối kể chuyện hấp dẫn, lôi cuốn
– Yếu tố viễn tưởng thú vị, thể hiện sự am hiểu khoa học của tác giả
Đọc hiểu văn bản Nhật trình Sol 6
Câu 1 trang 71 SGK Ngữ văn 7 tập 1 Cánh Diều
Phần (1) kể về việc gì?
Gợi ý
Phần (1) kể về sự cố bão cát trên Sao Hỏa mà đoàn phi hành gia Hơ-mét của nhân vật tôi gặp phải.
Câu 2 trang 71 SGK Ngữ văn 7 tập 1 Cánh Diều
Tại sao chiếc MAV được coi là quan trọng nhất?
Gợi ý
Chiếc MAV được coi là quan trọng nhất vì nó là một con tàu không gian có nhiều bộ phận tinh xảo.
Câu 3 trang 72 SGK Ngữ văn 7 tập 1 Cánh Diều
Vì sao nhân vật “tôi” bị thương?
Gợi ý
Nhân vật “tôi” bị thương vì bị một trong những chiếc ăng-ten dài mỏng bay thẳng đâm vào người.
Câu 4 trang 73 SGK Ngữ văn 7 tập 1 Cánh Diều
Dụng cụ nào đã giúp cho nhân vật “tôi” vượt qua được tai nạn?
Gợi ý
Dụng cụ đã giúp cho nhân vật “tôi” vượt qua được tai nạn chính là bộ đồ du hành. Khi áp suất giảm, nó liên tục tự làm đầy bằng khí lấy từ bình nitơ để cân bằng.
Câu 5 trang 73, SGK Ngữ văn 7 tập 1 Cánh Diều
Điều gì khiến “tôi vui mừng khôn tả” và điều gì khiến “tôi buồn da diết”? Vì sao?
Gợi ý
Điều khiến “tôi vui mừng khôn tả” và “tôi buồn da diết” là: Căn Háp vẫn nguyên vẹn và chiếc MAV đã đi rồi. Vì căn Háp ở lại giúp nhân vật “tôi” có thêm thời gian sống còn chiếc MAV đã đi, nhân vật “tôi” không thể trở về Trái Đất.
Câu 6 trang 74 SGK Ngữ văn 7 tập 1 Cánh Diều
Nhân vật “tôi” lâm vào tình cảnh như thế nào?
Gợi ý
Nhân vật “tôi” lâm vào tình cảnh bị ngã lăn xuống đồi với một ngọn giáo xuyên thủng vào người giữa cơn bão.
Câu 7 trang 74 SGK Ngữ văn 7 tập 1 Cánh Diều
Câu kết thể hiện tâm trạng gì của nhân vật “tôi”?
Gợi ý
Câu kết thể hiện tâm trạng tuyệt vọng của nhân vật “tôi”.
Câu hỏi cuối bài
Câu 1 trang 75 SGK Ngữ văn 7 tập 1 Cánh Diều
Truyện viết về sự kiện gì? Vì sao truyện này có tính chất “viễn tưởng”?
Gợi ý
– Truyện viết về sự kiện đoàn phi hành gia tàu Hơ-mét gặp một trận bão và Mác Oát-ni suýt mất mạng, anh phải chống chọi với vết thương và các yếu tố môi trường để tìm cách sống sót.
– Truyện này có tính chất “viễn tưởng” vì truyện viết về cuộc đổ bộ của đoàn phi hành gia lên Sao Hoả, ngôi sao cách Trái Đất 225 triệu ki-lô-mét. Trong khi đó, cho đến nay, con người chỉ mới đặt chân được lên Mặt Trăng; Sao Hoả vẫn còn trong mơ ước.
Câu 2 trang 75 SGK Ngữ văn 7 tập 1 Cánh Diều
Liệt kê các số từ có trong phần (1) của văn bản Nhật trình Sol 6. Việc tác giả sử dụng nhiều số từ như vậy có ý nghĩa gì?
Gợi ý
Số từ trong phần (1): một, rưỡi, sáu, đôi
Việc tác giả sử dụng nhiều số từ như vậy có ý nghĩa xác định số lượng của các sự vật được nhắc đến trong văn bản
Câu 3 trang 75 SGK Ngữ văn 7 tập 1 Cánh Diều
Em có nhận xét gì về nhân vật “tôi” trong đoạn trích?
Gợi ý
Nhân vật “tôi” là một nhân vật có ý chí sống cao, dù trong hoàn cảnh éo le tuyệt vọng nhưng vẫn cố gắng tìm cách để giúp bản thân vượt qua
Câu 4 trang 75 SGK Ngữ văn 7 tập 1 Cánh Diều
Những chi tiết nào trong văn bản Nhật trình Sol 6 thể hiện tác giả có rất nhiều hiểu biết về ngành khoa học vũ trụ?
Gợi ý
Những chi tiết trong văn bản thể hiện tác giả có rất nhiều hiểu biết về ngành khoa học vũ trụ là:
– Phi vụ bay được thiết kế để chịu được cơn bão cát với sức gió 150km/h.
– Đĩa liên lạc dùng để gửi tín hiệu từ căn Háp đến Hơ-mét.
– Cách tác giả mô tả lại sự cố:
+ Đĩa liên lạc đâm sầm vào mạng ăng-ten thu tầm, chiếc ăng-ten xuyên thủng bộ đồ bảo hộ khiến áp suất giảm dần.
+ Máu chảy ra ngoài nhanh chóng bị bốc hơi do dòng khí lưu thông và áp suất thấp để lại một đống cặn.
+ Khi áp suất giảm, bộ đồ du hành liên tục tự làm đầy bằng khí lấy từ bình nitơ.
Câu 5 trang 75 SGK Ngữ văn 7 tập 1 Cánh Diều
Giả sử ở trong hoàn cảnh của nhân vật “tôi”, em sẽ có suy nghĩ và hành động như thế nào?
Gợi ý
Giả sử ở trong hoàn cảnh của nhân vật “tôi”, em sẽ rất sợ hãi và lo lắng. Có thể em sẽ mất một khoảng thời gian khủng hoảng vì cho rằng mình tàn đời rồi. Sau đó em sẽ cố gắng tìm mọi cách để có thể duy trì sự sống, sửa chữa máy móc để có thể bắt tín hiệu và liên lạc với trái đất mong sớm được trở về.
***
Trên đây là nội dung bài học Tác giả En-đi Uya là ai? Tác phẩm Nhật trình Sol 6 – En-đi Uya do thầy cô trường THCS Bình Chánh biên soạn và tổng hợp. Hy vọng sẽ giúp các em hiểu rõ nội dung bài học và từ đó hoàn thành tốt bài tập của mình. Đồng thời luôn đạt điểm cao trong các bài thi bài kiểm tra sắp tới. Chúc các em học tập thật tốt.
Đăng bởi THCS Bình Chánh trong chuyên mục Học tập
- Giải Bài 9.29 trang 81 Toán 7 tập 2 SGK Kết nối tri thức với cuộc sống
- Giải Bài 9.30 trang 81 Toán 7 tập 2 SGK Kết nối tri thức với cuộc sống
- Giải Bài 6.33 trang 21 Toán 7 tập 2 SGK Kết nối tri thức với cuộc sống
- Giải Bài 6.27 trang 20 Toán 7 tập 2 SGK Kết nối tri thức với cuộc sống
- Giải Bài 6.28 trang 20 Toán 7 tập 2 SGK Kết nối tri thức với cuộc sống
- Giải Bài 6.29 trang 20 Toán 7 tập 2 SGK Kết nối tri thức với cuộc sống