Thành phần cảm thán là gì? Dấu hiệu nhận biết thành phần cảm thán

Mời các em theo dõi nội dung bài học về Thành phần cảm thán là gì? Dấu hiệu nhận biết thành phần cảm thán do thầy cô trường THCS Bình Chánh biên soạn. Hy vọng sẽ là tài liệu hữu ích giúp các em học tốt và hoàn thành tốt bài tập của mình.

Mục lục

Thành phần cảm thán là gì?

Thành phần cảm thán là kiểu thành phần tình thái được sử dụng để bộc lộ tâm lý, tình cảm của người nói, người viết. Các cảm xúc đó có thể là vui, buồn, mừng, giận dữ, giận hờn, hưng phấn, u buồn, căng cẳng, ngạc nhiên, hối tiếc…

Thành phần cảm thán là gì?
Thành phần cảm thán là gì?

Thành phần cảm thán không tham gia diễn đạt nghĩa sự việc trong câu, không tham gia vào thành phần cấu trúc câu. Nếu bỏ thành thành phần cảm thán thì nghĩa và cấu trúc câu không bị thay đổi.

Đây là thành phần cảm thán được dùng để bộc lộ tâm lý của người nói, người viết như vui, mừng, buồn tủi, giận… để có thể bộc lộ cảm xúc và thể hiện tư tưởng tình cảm yêu mến, tự hào …của người nói người viết qua câu nói, câu viết của mình. Thành phần cảm thán trong câu có thể tách thành câu riêng (câu đặc biệt). Dù có điểm chung là không tham gia vào việc diễn đạt nghĩa sự việc của câu nên được gọi là thành phần biệt lập nhưng cần dựa vào.

Dấu hiệu nhận biết thành phần cảm thán

Dấu hiệu nhận biết các câu có thành phần cảm thán thông thường được nhận biết qua những câu nói, câu viết có chứa các từ ngữ cảm thán như là: ồ, trời ơi, ôi, …

Nếu trong câu có những từ cảm thán có tác dụng thể hiện tâm lý của người nói như: “chao ôi, trời ơi, ôi, trời đất ơi, than ôi, hỡi ơi, xiết bao, biết bao…”

Thành phần cảm thán thường đứng ở đầu câu và thường có dấu chấm than cuối cụm từ cảm thán đó.

Nếu bỏ thành phần cảm thán thì nghĩa của câu không bị thay đổi.

Ví dụ về thành phần cảm thán

Ví dụ 1: Ôi! Bầu trời đẹp quá.

Từ Ôi là thành phần cảm thán trong câu, nó thể hiện cảm xúc ngạc nhiên.

Ví dụ 2: Trời ơi! hôm nay trời nắng quá.

Thành phần cảm thán là từ trời ơi, nó thể hiện cảm xúc nóng giận.

Ví dụ 3: Chao ôi! Sao mà buồn ngủ quá.

Ví dụ 4: Ồ! đã muộn như vậy rồi sao?

Dấu hiệu nhận biết thành phần cảm thán
Dấu hiệu nhận biết thành phần cảm thán

Thành phần biệt lập là gì?

Trong chương trình giáo dục bậc học trung học cơ sở, tại môn học ngữ văn lớp 8 học sinh được tìm hiểu và học về thành phần biệt lập.

Thành phần biệt lập là những thành phần nằm ngoài cấu trúc cú pháp chủ ngữ, vị ngữ , bổ ngữ, trạng ngữ… của câu và không tham gia vào việc diễn đạt sự việc trong câu. Thành phần biệt lập thường được dùng để bộc lộ cảm xúc, thể hiện độ tin cậy đối với sự việc được nói đến, thể hiện quan hệ giữa những người giao tiếp với nhau hoặc có thể dùng để gọi, dùng để giải thích một sự vật hiện tượng nào đó của người dùng.

Hiểu một cách đơn giản thì trong một câu có nhiều thành phần khác nhau, nếu có những thành phần không tham gia vào việc diễn đạt trong câu thì thành phần đó được hiểu là thành phần biệt lập. Ví dụ câu ca dao sau cũng có sử dụng thành phần biệt lập trong câu :

” Bầu ơi thương lấy bí cùng

Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn. “

Hay đơn giản chỉ là một câu gọi như: Hoàng ơi, hôm này đi ra công viên chơi đi.” cũng có chứa thành phần biệt lập trong câu.

Những loại thành phần biệt lập

Thành phần biệt lập được nằm tách bạch, độc lập để thể hiện những ý riêng của câu. Hầu hết trong ngôn ngữ tiếng việt chúng ta đều hay sử dụng đến thành phần biệt lập trong câu để giúp cho tiếng việt trở nên đạc biệt và nổi bật hơn, đồng thời giúo cho cách diễn đạt ý của người nói được dễ dàng và tạo sự chú ý cho người nghe nhiều hơn.

Tại chương trình học lớp 9 bậc học trung học cơ sở, học sinh sẽ được học và tìm hiểu các loại thành phần biệt lập một cách chi tiết hơn.

Thành phần biệt lập gồm có 04 loại cơ bản sau:

  • Thành phần tình thái ;
  • Thành phần cảm thán ;
  • Thành phần gọi –  đáp ;
  • Thành phần phụ chú ;

Thành phần tình thái.

Đây là thành phần tình thái dùng để thể hiện cách nhìn của người nói đối với những sự việc được nói đến trong câu. Thành phần tình thái này có công dụng dùng để đánh giá sự vật , sự việc của người nói, người viết về nội dung được nói đến ở trong câu.

Các nhóm thành phần tình thái gồm:

  • Nhóm chỉ thái độ tin cậy : chắc, chắc là, có lẽ, hình như, …
  • Nhóm chỉ quan điểm cá nhân: theo tôi, theo quan điểm của,…
  • Nhóm chỉ thái độ của người nói đối với người nghe : à, hả, hử, nhé, nhỉ, đây, đấy, ….ở cuối câu.

Dấu hiệu nhận biết câu có thành phần tình thái

Dấu hiệu của thành phần tình thái được nhận biết qua những từ chỉ mức độ như chắc chắn, chắc chắn là , có lẽ, có lẽ là, ắt hẳn, chắc là ….Và khi bỏ các từ nhận biết này đi thì nghĩa của câu nó không thay đổi, bởi các từ này không nằm trong cấu trúc câu, không tham gia vào việc diễn đạt nghĩa sự việc của câu.

Ý nghĩa của thành phần tình thái:

  • Nêu độ tin cậy đối với sự việc được nói đến trong câu ;
  • Nêu nguồn ý kiến của sự việc được nói đến trong câu ;
  • Nêu thái độ, quan hệ giữa người nói và người nghe ;
  • Thái độ giữa người nói và người nghe, ngoài thành phần tình thái , còn được thể hiện rất rõ qua các từ xưng hô .

Ví dụ : Với lòng mong nhớ của anh, chắc anh nghĩ rằng, con anh sẽ chạy xô vào lòng anh, sẽ ôm chặt lấy cổ anh. ( Trích tác phẩm Chiếc lược ngà của tác giả Nguyễn Quang Sáng.)

Trong đó:  Cụm từ: ” Với lòng mong nhớ của anh” là trạng ngữ, từ anh thứ nhất là chủ ngữ, nghĩ rằng là vị ngữ.

Ý nghĩa sự việc qua suy nghĩ của người nói là : Anh Sáu nghĩ rằng con anh sẽ thể hiện tình cảm với mình.Nhận định của người nói được thể hiện qua từ ” chắc “.thể hiện sự phỏng đoán của người kể chuyện với mức độ khá tin cậy.

Ví dụ: Có lẽ hôm nay trời sẽ mưa.

Những loại thành phần biệt lập
Những loại thành phần biệt lập

Thành phần cảm thán

Ví dụ : trong một tác phẩm văn học của nhà văn Nguyễn Thành Long có câu: Trời ơi, chỉ còn năm phút!

Câu văn được thêm thành phần cảm thán qua từ ” trời ơi ” như thể hiện cảm xúc tiếc nuối.

Nghĩa của sự việc là thời gian còn rất ngắn ngủi, sắp phải chia tay .

Hay một câu thơ của nhà thơ Tố hữu có sử dụng thành phần cảm thán  như :

” Ôi lòng Bác vậy cứ thương ta

Thương cuộc đời chung thương cỏ hoa.”

Hay trong bài thơ Sao chiến thắng của Chế Lan Viên có đoạn:

” Ôi Tổ quốc ta, ta yêu như máu thịt 

Như mẹ cha ta, như vợ như chồng

Ôi tổ quốc, nếu cần, ta chết

Cho mỗi ngôi nhà, ngọn núi, con sông.”

Cũng có sử dụng thành phần biệt lập là thành phần cảm thán trong câu.

Thành phần gọi – đáp

Đây là thành phần gọi đáp dùng để tạo lập hoặc duy trì quan hệ giao tiếp để qua đó thể hiện được thái độ của người nói, người viết với người nghe, người đọc. Thành phần gọi – đáp có công dụng dùng để thiết lập cuộc thoại, duy trì cuộc giao tiếp và thể hiện được thái độ của người nới, người viết đối với người nghe, người đọc.

Dấu hiệu được dùng để nhận biết  những câu nói, câu viết có thành phần biệt lập gọi đáp là những từ ngữ gọi đáp, thông qua những câu nói, câu viết có chứa các từ như: thưa ông, thưa bà, anh ơi, …

Ví dụ: Thưa mẹ, con mới đi học về.

Ví dụ: Linh ơi, cậu cho tớ mượn quyển sách nhé.

Thành phần phụ chú

Đây là thành phần được dùng để chú thích bổ sung thông tin một số chi tiết cho nội dung chính của câu và có công dụng bổ sung chi tiết cho nội dung chính của câu nêu thái độ , tâm trạng, …kèm theo lời nói của nhân vật hoặc có thể là nêu xuất xứ của lời nói, văn bản. Thành phần phụ chú thường được đặt giữa 2 dấu gạch ngang, phẩy, ngoặc đơn, giữa 1 dấu gạch ngang với một dấu phẩy hoặc sau dấu hai chấm.

Dấu hiệu nhận biết thành phần phụ chú:

Dấu hiệu nhận biết thành phần phụ chú này được thể hiện qua cấu tạo từ, cụm từ, cụm chủ – vị ,việc câu nói, câu viết thường được thể hiện theo hình thức đặt giữa 2 dâu gạch ngang (- – ), 2 dấu phấy (‘ ‘) hoặc 2 dấu ngoặc kép ( ” ” ).

Ví dụ trong tác phẩm văn học chiếc lược ngà của nhà văn Nguyễn Quang Sáng có câu: Lúc đi, đứa con gái đầu lòng của anh – và cũng là đứa con gái duy nhất, chưa đầy một tuổi.

” Phần – và cũng là đứa con gái duy nhất của anh ” là thành phần biệt lập trong câu. Có tác dụng chú thích, bổ sung thông tin cho cụm từ đứa con gái đầu lòng.

Ví dụ: Bác Hồ là người cha già vĩ đại của dân tộc.

Như vậy, thành phần biệt lập được phân thành 4 loại, mỗi loại thành phần biệt lập có những ý nghĩa khác nhau. Trong đó, thành phân tình thái sẽ có tác dụng thể hiện các nhìn của người nói đối với sự việc được nói đến trong câu, thành phần cảm thán có tác dụng bộ lộ tâm lý của người nói như vui , buồn , mừng, giận,; thành phần gọi- đáp có tác dụng để tạo lập và duy trì mồi quan hệ giao tiếp còn thành phần phụ chú sẽ có tác dụng bổ sung chi tiết cho nội dung chính của câu. Mỗi một thành phần sẽ có những tác dụng khác nhau nhưng nó giúp cho câu văn , lời nói của người nói người viết được hàm đọng, súc tích nhiều hơn.

Bài tập vận dụng về thành phần biệt lập

Bài tập vận dụng về thành phần biệt lập
Bài tập vận dụng về thành phần biệt lập

Bài tập 1: Từ nào sau đây thuộc thành phần biệt lập tình thái?

A. Này

B. Thưa

C. Ôi trời

D. Có lẽ

Đáp án: D

Bài tập 2: Phát biểu nào sau đây là sai?

A. Thành phần biệt lập đóng vai trò biểu đạt ngữ nghĩa trong câu.

B. Thành phần biệt lập gọi đáp giúp duy trì cuộc đối thoại trong câu.

C. Thành phần biệt lập được chia thành 4 loại.

D. Thành phần biệt lập phụ chú được thêm vào câu nhằm mục đích liệt kê, bổ sung thêm thông tin,…

Đáp án: A

Bài tập 3: Liệt kê các thành phần biệt lập có trong những câu dưới đây:

a. Dường như, vật duy nhất vẫn bình tĩnh, phớt lờ mọi biến động chung là chiếc kim đồng hồ.

b. Thưa ông, chúng cháu ở Gia Lâm lên đấy ạ. Đi bốn năm hôm mới lên đến đây, vất vả quá!

c. Lão không hiểu tôi, tôi nghĩ vậy, và tôi càng buồn lắm.

Đáp án:

a. dường như: thành phần biệt lập tình thái

b. thưa ông: thành phần biệt lập gọi đáp

vất vả quá: thành phần biệt lập cảm thán

c. tôi nghĩ vậy: thành phần biệt lập phụ chú

Bài tập 4: Tìm thành phần biệt lập có trong ví dụ sau đây. Hãy cho biết có thể thay thế nó bằng các từ nào khác:

“Anh quay lại nhìn con vừa khẽ lắc đầu vừa cười. Có lẽ vì khổ tâm đến nỗi không khóc được, nên anh phải cười vậy thôi.”

(Nguyễn Quang Sáng, Chiếc lược ngà)

Đáp án: 

Thành phần biệt lập tình thái: “có lẽ”.

Ta có thể thay thế từ này bằng các từ: hình như, dường như, có vẻ,…

Bài tập 5: Tìm thành phần biệt lập trong các câu sau:

a.

Sương chùng chình qua ngõ

Hình như thu đã về

b. Chắc hẳn trận đấu tối nay giữa tuyển Việt Nam với tuyển Thái Lan sẽ thu hút đông đảo người xem và cổ vũ.

c. Chúng tôi, mọi người – kể cả anh, đều tưởng con bé sẽ đứng yên đó thôi.

d.

Cô bé nhà bên (có ai ngờ)

Cũng vào du kích

Hôm gặp tôi vẫn cười khúc khích

Mắt đen tròn (thương thương quá đi thôi)

e. Thưa bác, con mới từ Hà Nội về thăm gia đình ta ạ!

f. Trời ơi, chỉ còn có năm phút!

Đáp án:

a. Thành phần biệt lập tình thái: hình như.

b. Thành phần biệt lập tình thái: chắc hẳn.

c. Thành phần biệt lập phụ chú: kể cả anh.

d. Thành phần biệt lập phụ chú: có ai ngờ.

e. Thành phần biệt lập gọi đáp: thưa bác.

f. Thành phần biệt lập cảm thán: trời ơi.

Bài tập 6: Tìm thành phần biệt lập tình thái, cảm thán trong các câu dưới đây:

a. Nhưng còn cái này nữa mà ông sợ, có lẽ còn ghê rợn hơn cả những tiếng kia nhiều.

(Kim Lân, Làng)

b. Chao ôi, bắt gặp một con người như anh ta là một cơ hội hãn hữu cho sáng tác, nhưng hoàn thành sáng tác còn là một chặng đường dài.

(Nguyễn Thành Long, Lặng lẽ Sa Pa)

c. Ông lão bỗng ngừng lại ngờ ngợ như lời mình không được đúng lắm. Chả nhẽ cái bọn ở làng lại đổ đốn đến thế được.

(Kim Lân, Làng)

Đáp án:

a. Thành phần biệt lập tình thái: có lẽ.

b. Thành phần biệt lập cảm thán: chao ôi.

c. Thành phần biệt lập tình thái: chả nhẽ.

***

Trên đây là nội dung bài học Thành phần cảm thán là gì? Dấu hiệu nhận biết thành phần cảm thán do thầy cô trường THCS Bình Chánh biên soạn và tổng hợp. Hy vọng sẽ giúp các em hiểu rõ nội dung bài học và từ đó hoàn thành tốt bài tập của mình. Đồng thời luôn đạt điểm cao trong các bài thi bài kiểm tra sắp tới. Chúc các em học tập thật tốt.

Đăng bởi THCS Bình Chánh trong chuyên mục Học tập

5/5 - (6 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *