Học TậpLớp 10Tin học 10 Cánh diều

Tin học 10 Bài 5 Cánh diều: Thực hành viết chương trình đơn giản | Soạn Tin học 10

Mời các em theo dõi nội dung bài học do thầy cô trường Trung học Bình Chánh biên soạn sẽ giúp các em nắm chắc kiến thức nội dung bài học tốt hơn.

Giải bài tập Tin học lớp 10 Bài 5: Thực hành viết chương trình đơn giản

Bài 1 trang 69 Tin học lớp 10: Giải phương trình bậc nhất

Bạn đang xem: Tin học 10 Bài 5 Cánh diều: Thực hành viết chương trình đơn giản | Soạn Tin học 10

Chương trình ở Hình 1a được viết để giải phương trình bậc nhất ax + b = 0, với a, b là hai số thực nhập từ bàn phím (a ≠ 0) và nghiệm thu được thông báo ra màn hình. Tuy nhiên, chương trình đó còn viết thiếu ở những vị trí “…”. Em hãy hoàn thiện chương trình và kiểm thử xem với dữ liệu vào a = 1 và b = 2, chương trình em vừa hoàn thiện có cho kết quả giống như Hình 1b không?

Chương trình sẽ đưa ra màn hình thông tin gì nếu nhập vào giá trị a = 0?

Trả lời:

– Hoàn thiện chương trình:

a = float(input(“a = “))

b = float (input(“b = “))

print(“Nghiệm của phương trình là “, -b/a)

– Chạy thử với a = 1, b = 2:

– Chương trình hoàn thiện cho kết quả giống

– Nếu nhập a = 0 thì chương trình sẽ đưa ra thông báo lỗi:

ZeroDivisionError: float division by zero

Bài 2 trang 69 Tin học lớp 10: An ninh lương thực

Trung bình mỗi người dân cần có a kg gạo để ăn, chế biến và phục vụ chăn nuôi trong một năm. Để đảm bảo an ninh lương thực, tổng số gạo dự trữ trong các kho của nhà nước chia cho đầu người phải lớn hơn hoặc bằng a kg.

Một nước có số dân là b thì cần phải dự trữ tối thiểu bao nhiêu kg gạo? Soạn thảo chương trình nhập từ bàn phím hai số a, b và đưa ra màn hình khối lượng gao tối thiểu cần dữ trữ.

Yêu cầu: Cần đưa ra màn hình hướng dẫn nhập dữ liệu và thông báo kết quả bằng Tiếng Việt.

Ví dụ:

Trả lời:

Chương trình:

a = float(input(“Nhập số kg gạo cần thiết “))

b = int(input(“Nhập số người dân của một nước “))

print(“Số gạo cần dự trữ là “, b*a)

Bài 3 trang 70 Tin học lớp 10: Tìm ước chung lớn nhất

Em hãy viết chương trình nhập vào từ bàn phím hai số nguyên a và b, tính và đưa ra màn hình ước chung lớn nhất của hai số đó.

Gợi ý: Hãy tìm hiểu một số hàm toán học dùng trong Python.

Ví dụ:

Trả lời:

Chương trình:

import math

a = int(input(“Nhập a “))

b = int(input(“Nhập b “))

print(“Ước chung lớn nhất là “, math.gcd(a, b))

Kết quả chạy thử:

Bài 4 trang 71 Tin học lớp 10: Làm quen với ghi chú thích trong chương trình

Em hãy soạn thảo rồi chạy thử chương trình ở Hình 3 sau đây trong hai trường hợp là có chú thích và không có chú thích. Em có nhận xét gì khi so sánh kết quả thực hiện chương trình trong hai trường hợp nêu trên.

Trả lời:

Chương trình có chú thích:

#Giải phương trình bậc hai

import math

a = 1

b = -5

c = 6

x1 = (-b – math.sqrt(b * b – 4 * a * c) / (2 * a))

x2 = -b / a – x1 #Định lí Viet

print(x1)

print(x2)

Chương trình không có chú thích:

import math

a = 1

b = -5

c = 6

x1 = (-b – math.sqrt(b * b – 4 * a * c) / (2 * a))

x2 = -b / a – x1

print(x1)

print(x2)

– Nhận xét: Kết quả của chúng giống nhau.

– Chương trình khi sử dụng chú thích dễ hiểu hơn, giúp cho người đọc theo dõi và hiểu được ý định của người viết.

Vận dụng

Vận dụng trang 71 Tin học lớp 10: Viết chương trình tính và đưa ra màn hình vận tốc v (m/s) khi chạm mặt đất của một vật rơi tự do từ độ cao h, biết rằng: v = 2gh trong đó g là gia tốc trọng trường (g≈9,8m/s2). Độ cao h tính theo mét được nhập từ bàn phím.

Trả lời:

Bài này cần sử dụng hàm toán học là hàm căn bậc 2 nên cần lời gọi thư viện toán học.

Chương trình được viết như sau:

Chương trình

 

Kết quả

 

Xem thêm lời giải bài tập Tin học lớp 10 Cánh diều hay, chi tiết khác:

Bài 6: Câu lệnh rẽ nhánh

Bài 7: Thực hành câu lệnh rẽ nhánh

Bài 8: Câu lệnh lặp

Bài 9: Thực hành câu lệnh lặp

Bài 10: Chương trình con và thư viện các chương trình con có sẵn

Đăng bởi: THCS Bình Chánh

Chuyên mục: Tin học 10 Cánh diều

Rate this post


Trường THCS Bình Chánh

Trường THCS Bình Chánh với mục tiêu chung là tạo ra một môi trường học tập tích cực, nơi mà học sinh có thể phát triển khả năng và đạt được thành công trong quá trình học tập. Chúng tôi cam kết xây dựng một không gian học tập đầy thách thức, sáng tạo và linh hoạt, nơi mà học sinh được khuyến khích khám phá, rèn luyện kỹ năng và trở thành những người học suốt đời.

Bài viết liên quan

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button