Toán lớp 5 trang 141 Quãng đường
Mời các em theo dõi nội dung bài học do thầy cô trường Trung học Bình Chánh biên soạn sẽ giúp các em nắm chắc kiến thức nội dung bài học tốt hơn.
Giải Toán lớp 5 trang 141 Quãng đường
Bạn đang xem: Toán lớp 5 trang 141 Quãng đường
Toán lớp 5 trang 141 Bài 1: Một ca nô đi với vận tốc 15,2km/giờ.Tính quãng đường đi được của ca nô trong 3 giờ.
Lời giải
Quãng đường canô đi được trong 3 giờ là:
15,2 × 3 = 45,6 (km)
Đáp số: 45,6km
Toán lớp 5 trang 141 Bài 2: Một người đi xe đạp trong 15 phút với vận tốc 12,6 km/giờ. Tính quãng đường đi được của người đó.
Lời giải
Đổi: 15 phút = 0,25 giờ
Quãng đường người đó đi được là:
12,6 × 0,25 = 3,15 (km)
Đáp số: 3,15km
Toán lớp 5 trang 141 Bài 3: Một xe máy đi từ A lúc 8 giờ 20 phút với vận tốc 42km/giờ, đến B lúc 11 giờ. Tính độ dài quãng đường AB.
Lời giải
Thời gian xe máy đi trên quãng đường AB là:
11 giờ – 8 giờ 20 phút = 2 giờ 40 phút
Đổi: 2 giờ 40 phút = giờ
Độ dài quãng đường AB là:
Đáp số: 112km
Bài giảng Toán lớp 5 trang 141 Quãng đường
Xem thêm lời giải bài tập Toán lớp 5 hay, chi tiết khác:
Toán lớp 5 trang 141, 142 Luyện tập
Toán lớp 5 trang 143 Thời gian
Toán lớp 5 trang 143 Luyện tập
Toán lớp 5 trang 144 Luyện tập chung phần 1
Toán lớp 5 trang 144, 145 Luyện tập chung phần 2
————————————————————————————
Bài tập Quãng đường
Giải Vở bài tập Toán lớp 5 trang 63, 64 Quãng đường
Giải Sách bài tập Toán lớp 5 Quãng đường
Tính quãng đường đi được của một chuyển động đều lớp 5 và cách giải
———————————————————————————–
Lý thuyết Quãng đường lớp 5
Bài toán 1: Một ô tô đi trong 2 giờ với vận tốc 42 km/giờ. Tính quãng đường đi được của ô tô.
Bài giải
Quãng đường ô tô đi được trong 2 giờ là:
42 x 2 = 84 (km)
Đáp số: 84km
Nhận xét: Để tính quãng đường ô tô đi được ta lấy quãng đường ô tô đi được trong 1 giờ hay vận tốc của ô tô nhân với thời gian.
1. Cách tính quãng đường
Muốn tính quãng đường ta lấy vận tốc nhân với thời gian.
Gọi vận tốc là v, quãng đường là s, thời gian là t, ta có:
s = v x t
Lưu ý:
– Đơn vị của quãng đường sẽ tương ứng với đơn vị của vận tốc và thời gian, ví dụ vận tốc có đơn vị đo là km/giờ, thời gian có đơn vị là giờ thì quãng đường có đơn vị là km; …
– Đơn vị của vận tốc và thời gian phải tương ứng với nhau thì mới thực hiện phép tính nhân để tìm quãng đường, ví dụ vận tốc có đơn vị là km/giờ, thời gian có đơn vị là phút thì ta phải đổi thời gian từ đơn vị phút sang đơn vị là giờ rồi mới áp dụng quy tắc để tính quãng đường.
Ví dụ 1: Một người đi xe đạp trong 3 giờ với vận tốc 15 km/giờ. Tính quãng đường đi được của người đi xe đạp.
Phương pháp: Muốn tính quãng đường ta lấy vận tốc nhân với thời gian..
Bài giải
Quãng đường đi được của người đi xe đạp là:
15 x 3 = 45(km)
Đáp số: 45km
Ví dụ 2: Một ca nô đi với vận tốc 16 km/giờ. Tính quãng đường đi được của ca nô trong 2 giờ 15 phút.
Phương pháp: Vận tốc có đơn vị km/giờ nên thời gian cũng phải có thời gian tương ứng là giờ. Do đó ta đổi thời gian sang đơn vị là giờ, sau đó để tính quãng đường ta lấy vận tốc nhân với thời gian.
Bài giải
Đổi: 2 giờ 15 phút = 2,25 giờ
Quãng đường ca nô đó đã đi được là:
16 x 2,25 = 36 (km)
Đáp số: 36km
2. Một số dạng bài tập
Dạng 1: Tìm quãng đường khi biết vận tốc và thời gian
Phương pháp: Muốn tính quãng đường ta lấy vận tốc nhân với thời gian.
Lưu ý: Các đơn vị của vận tốc, quãng đường và thời gian phải tương ứng với nhau, nếu chưa tương ứng thì phải đổi để tương ứng với nhau rồi mới áp dụng quy tắc để tính quãng đường.
Dạng 2: Tìm quãng đường khi biết vận tốc, thời gian xuất phát, thời gian đến, thời gian nghỉ (nếu có)
Phương pháp:
– Tìm thời gian đi = thời gian đến – thời gian khởi hành – thời gian nghỉ (nếu có).
– Tính quãng đường ta lấy vận tốc nhân với thời gian.
Dạng 3: So sánh quãng đường khi biết vận tốc và thời gian
Phương pháp: Áp dụng quy tắc để tính quãng đường đi được của từng vật rồi so sánh kết quả với nhau.
Đăng bởi: THCS Bình Chánh
Chuyên mục: Toán lớp 5
- Kể lại một câu chuyện em đã chứng kiến hoặc một việc em đã làm thể hiện tình hữu nghị giữa nhân dân ta với nhân dân cả nước (11 mẫu)
- Viết đoạn văn tả ngoại hình của một người mà em thường gặp (42 mẫu)
- Lập dàn ý cho bài văn tả một người mà em thường gặp (thầy giáo, cô giáo, chú công an, người hàng xóm,…) (21 mẫu)
- Kể một việc tốt của em hoặc của những người xung quanh để bảo vệ môi trường (78 mẫu)
- Em hãy viết một đoạn văn khoảng 5 câu về đề tài Hành động phá hoại môi trường (16 mẫu)
- Em hãy viết một đoạn văn khoảng 5 câu về đề tài Hành động bảo vệ môi trường (54 mẫu)
- Bác Hồ lấy tên Nguyễn Ái Quốc khi nào?
- Bài 2: Quan hệ giữa góc và cạnh đối diện. Bất đẳng thức tam giác | Cánh diều Giải Toán lớp 7
- Cảm nhận về hình tượng nhân vật Chí Phèo (30 mẫu) hay nhất
- Địa lí 10 Bài 37 Chân trời sáng tạo: Địa lí ngành du lịch và tài chính-ngân hàng | Soạn Địa 10
- Đỗ Kim Phúc là ai? Sự nghiệp của Đỗ Kim Phúc
- Giải Bài 5.5 trang 77 Toán 10 tập 1 SGK Kết nối tri thức với cuộc sống
- Giải Khoa học tự nhiên 7 Bài 7 Chân trời sáng tạo: Hóa trị và công thức hóa học | Giải KHTN 7
- Giải Toán 7 Bài 23 Kết nối tri thức: Đại lượng tỉ lệ nghịch