Học TậpLớp 6

Viết một đoạn văn thể hiện cảm nghĩ của em về nhà văn Nguyên Hồng, trong đó có sử dụng một trong các thành ngữ sau: chân lấm tay bùn, khố rách áo ôm, đầu đường xó chợ, tình sâu nghĩa nặng (24 mẫu)

Viết một đoạn văn thể hiện cảm nghĩ của em về nhà văn Nguyên Hồng, trong đó có sử dụng một trong các thành ngữ sau: chân lấm tay bùn, khố rách áo ôm, đầu đường xó chợ, tình sâu nghĩa nặng bao gồm hướng dẫn viết cùng 24 bài mẫu tham khảo do thầy cô trường THCS Bình Chánh biên soạn sẽ là nguồn tài liệu hữu ích cho các em học sinh trau dồi thêm vốn từ, rèn luyện kỹ năng viết đoạn văn ngắn ngày một hoàn thiện hơn.

Đề bài: Viết một đoạn văn thể hiện cảm nghĩ của em về nhà văn Nguyên Hồng, trong đó có sử dụng một trong các thành ngữ sau: chân lấm tay bùn, khố rách áo ôm, đầu đường xó chợ, tình sâu nghĩa nặng

Viết một đoạn văn thể hiện cảm nghĩ của em về nhà văn Nguyên Hồng, trong đó có sử dụng một trong các thành ngữ sau: chân lấm tay bùn, khố rách áo ôm, đầu đường xó chợ, tình sâu nghĩa nặng
Viết một đoạn văn thể hiện cảm nghĩ của em về nhà văn Nguyên Hồng, trong đó có sử dụng một trong các thành ngữ sau: chân lấm tay bùn, khố rách áo ôm, đầu đường xó chợ, tình sâu nghĩa nặng

Mục lục

Gợi ý Viết một đoạn văn thể hiện cảm nghĩ của em về nhà văn Nguyên Hồng, trong đó có sử dụng một trong các thành ngữ sau: chân lấm tay bùn, khố rách áo ôm, đầu đường xó chợ, tình sâu nghĩa nặng

1. Mở bài: Giới thiệu về nhà văn Nguyên Hồng.

Bạn đang xem: Viết một đoạn văn thể hiện cảm nghĩ của em về nhà văn Nguyên Hồng, trong đó có sử dụng một trong các thành ngữ sau: chân lấm tay bùn, khố rách áo ôm, đầu đường xó chợ, tình sâu nghĩa nặng (24 mẫu)

2. Thân bài:

* Nêu một số thông tin cơ bản về nhà văn Nguyên Hồng:

– Tuổi thơ ông chịu nhiều đắng cay, tủi cực:

+ Mồ côi cha từ năm 12 tuổi.

+ Mẹ đi thêm bước nữa và thường đi làm ăn xa.

=> Ông luôn khát khao tình thương và dễ đồng cảm với những người bất hạnh.

– Ông đã viết lại tuổi thơ của mình dưới dạng hồi kí trong tác phẩm “Những ngày thơ ấu”.

* Nêu ấn tượng của em về nhà văn Nguyên Hồng:

– Xót thương với hoàn cảnh bất hạnh, đau khổ của nhà văn.

– Cảm phục, ngưỡng mộ trước tình yêu thương của nhà văn đối với những người có hoàn cảnh kém may mắn trong xã hội.

3. Kết bài: Khẳng định tình cảm của em đối với nhà văn Nguyên Hồng.

Viết một đoạn văn thể hiện cảm nghĩ của em về nhà văn Nguyên Hồng, trong đó có sử dụng một trong các thành ngữ sau: chân lấm tay bùn, khố rách áo ôm, đầu đường xó chợ, tình sâu nghĩa nặng- Mẫu 1

Nguyên Hồng thiếu tình thương từ nhỏ nên luôn khao khát tình yêu thương. Cha mất sớm, mẹ đi bước nữa, ông phải sống cùng người cô cay nghiệt, nên ông phải làm đủ mọi công việc để kiếm sống. Chính vì hoàn cảnh sống như vậy đã tạo nên một Nguyên Hồng tình sâu nghĩa nặng, tình cảm đó thấm sâu vào văn chương và thế giới nghệ thuật của ông. Nguyên Hồng quả là một nhà văn của những người cùng khổ.

Viết một đoạn văn thể hiện cảm nghĩ của em về nhà văn Nguyên Hồng, trong đó có sử dụng một trong các thành ngữ sau: chân lấm tay bùn, khố rách áo ôm, đầu đường xó chợ, tình sâu nghĩa nặng- Mẫu 2

Nguyên Hồng quả là nhà văn của những người cùng khổ. Chính bởi hoàn cảnh khó khăn, nghèo cùng cực thiếu thốn tình yêu nên ông có những thấu hiểu, đồng cảm cho những kiếp người bần cùng. Cha mất, mẹ đi thêm bước nữa, tuổi thơ ông ” đầu đường xó chợ”, bươn chảy làm đủ mọi nghề . Chính vì thế chất nghèo, chất lao động đã thấm sâu vào văn chương và vào thế giới nghệ thuật của tác giả.

Viết một đoạn văn thể hiện cảm nghĩ của em về nhà văn Nguyên Hồng, trong đó có sử dụng một trong các thành ngữ sau: chân lấm tay bùn, khố rách áo ôm, đầu đường xó chợ, tình sâu nghĩa nặng- Mẫu 3

Nguyên Hồng quả là nhà văn của những người cùng khổ. Chính bởi hoàn cảnh khó khăn, nghèo cùng cực thiếu thốn tình yêu nên ông có những thấu hiểu, đồng cảm cho những kiếp người bần cùng. Cha mất, mẹ đi thêm bước nữa, tuổi thơ ông “đầu đường xó chợ”, bươn chảy làm đủ mọi nghề . Chính vì thế chất nghèo, chất lao động đã thấm sâu vào văn chương và vào thế giới nghệ thuật của tác giả

Viết một đoạn văn thể hiện cảm nghĩ của em về nhà văn Nguyên Hồng, trong đó có sử dụng một trong các thành ngữ sau: chân lấm tay bùn, khố rách áo ôm, đầu đường xó chợ, tình sâu nghĩa nặng- Mẫu 4

Khi đọc văn bản “Nguyên Hồng – nhà văn của những người cùng khổ”, tác giả đã giúp người đọc hiểu rõ hơn về nhà văn Nguyên Hồng. Ông là một con người nhạy cảm, dễ xúc động và dễ khóc. Mỗi tác phẩm của ông đều được viết từ một trái tim giàu tình yêu thương, sự đồng cảm sâu sắc. Điều đó xuất phát từ hoàn cảnh sống bất hạnh của nhà văn. Cha mất sớm, mẹ đi bước nữa và thường xuyên phải đi làm ăn xa. Dù yêu thương con, nhưng người mẹ ấy lại không có nhiều thời gian con. Từ khi còn đi học, Nguyên Hồng đã phải tự bươn chải kiếm sống bằng nhiều nghề, đến năm mười sáu tuổi phải rời xa quê hương để kiếm sống. Cuộc sống vất vả chân lấm tay bùn đã giúp Nguyên Hồng có được “chất dân nghèo, chất lao động” mà không nhà văn nào có được. Qua đây, có thể khẳng định Nguyên Hồng là nhà văn của những người cùng khổ.

Viết một đoạn văn thể hiện cảm nghĩ của em về nhà văn Nguyên Hồng, trong đó có sử dụng một trong các thành ngữ sau: chân lấm tay bùn, khố rách áo ôm, đầu đường xó chợ, tình sâu nghĩa nặng- Mẫu 5

Nguyên Hồng là nhà văn của những người cùng khổ. Điều đó đầu tiên xuất phát từ chính con người của ông – một người nhạy cảm, dễ xúc động. Từ nhỏ, nhà văn đã sống thiếu đi tình yêu thương, đặc biệt là của những người thân trong gia đình. Cha mất sớm, mẹ đi bước nữa và thường xuyên phải đi làm ăn xa. Dù yêu thương con, nhưng người mẹ ấy lại không có nhiều thời gian con. Chính bởi hoàn cảnh đó khiến cho nhà văn đồng cảm sâu sắc với những người bất hạnh. Cuộc sống của Nguyên Hồng cũng không dễ dàng. Từ nhỏ, khi còn đi học, ông đã phải tự mình bươn chải kiếm sống bằng những nghề nhỏ mọn, chung đụng với mọi hạng người nơi đầu đường xó chợ. Mười sáu tuổi, ông đã phải rời bỏ quê hương đến thành thị kiếm sống. Hoàn cảnh đó đã làm nên chất dân nghèo, chất lao động trong ông. Điều đó đã thấm vào các tác phẩm của ông, đem đến những cảm nhận sâu sắc cho người đọc.

Viết một đoạn văn thể hiện cảm nghĩ của em về nhà văn Nguyên Hồng, trong đó có sử dụng một trong các thành ngữ sau: chân lấm tay bùn, khố rách áo ôm, đầu đường xó chợ, tình sâu nghĩa nặng- Mẫu 6

Nguyên Hồng là một trong những cây bút tiêu biểu của nền văn học Việt Nam. Khi đọc các tác phẩm của ông, em đã cảm nhận được một trái tim giàu tình yêu thương và sự đồng cảm với những con người bất hạnh. Nguyên Hồng là kết quả của cuộc hôn nhân không tình yêu, cha mất sớm mẹ lại đi bước nữa, bởi vậy mà ông luôn khao khát có được tình yêu thương. Điều đó có thể thấy được khi đọc hồi kí Những ngày thơ ấu, đặc biệt là đoạn trích Trong lòng mẹ. Hoàn cảnh gia đình đã ném ông vào môi trường cùng khổ nhất trong xã hội cũ. Đó là điều kiện để ông hiểu được cuộc sống của những con người khố rách áo ôm, đầu đường xó chợ. Có thể thấy được Nguyên Hồng chính là nhà văn của những con người cùng khổ trong xã hội.

Viết một đoạn văn thể hiện cảm nghĩ của em về nhà văn Nguyên Hồng, trong đó có sử dụng một trong các thành ngữ sau: chân lấm tay bùn, khố rách áo ôm, đầu đường xó chợ, tình sâu nghĩa nặng- Mẫu 7

Văn bản “Nguyên Hồng – nhà văn của những người cùng khổ” đã giúp người đọc hiểu rõ hơn về Nguyên Hồng. Ông là một người giàu tình cảm. Mỗi tác phẩm của ông đều được viết từ một trái tim giàu tình yêu thương với những con người nhỏ bé trong xã hội. Điều đó xuất phát từ hoàn cảnh sống bất hạnh của nhà văn. Ngay từ khi còn đi học, Nguyên Hồng đã phải tự bươn chải kiếm sống bằng nhiều nghề, đến năm mười sáu tuổi phải rời xa quê hương. Cuộc sống vất vả mà ông trải qua đã giúp cho tác phẩm của ông thấm đậm chất dân nghèo, chất lao động” mà không nhà văn nào có được. Các nhân vật cùng khổ trong văn Nguyên Hồng đều là những con người có tình sâu nghĩa nặng. Điều đó khiến cho trang văn của ông thấm thía tinh thần nhân đạo cao cả.

Viết một đoạn văn thể hiện cảm nghĩ của em về nhà văn Nguyên Hồng, trong đó có sử dụng một trong các thành ngữ sau: chân lấm tay bùn, khố rách áo ôm, đầu đường xó chợ, tình sâu nghĩa nặng- Mẫu 8

Nguyên Hồng được coi là nhà văn của những người cùng khổ. Điều đó xuất phát từ hoàn cảnh sống của ông. Cha mất sớm, mẹ thường xuyên phải đi làm ăn xa. Mặc dù bà rất yêu thương con nhưng không thể ở bên cạnh quan tâm, chăm sóc. Từ khi còn đi học, Nguyên Hồng đã phải tự mình bươn chải kiếm sống bằng những nghề nhỏ mọn, quen biết với mọi hạng người nơi đầu đường xó chợ. Năm mười sáu tuổi, ông rời xa quê hương để lên thành phố kiếm sống. Điều này đã giúp ông có những hiểu biết và sự đồng cảm nhất định với những kiếp người nhỏ bé trong xã hội. Những nhân vật trong tác phẩm của Nguyên Hồng bởi vậy hiện lên đầy chân thực, sinh động.

Viết một đoạn văn thể hiện cảm nghĩ của em về nhà văn Nguyên Hồng, trong đó có sử dụng một trong các thành ngữ sau: chân lấm tay bùn, khố rách áo ôm, đầu đường xó chợ, tình sâu nghĩa nặng- Mẫu 9

Nguyên Hồng nhà văn đã để lại cho kho tàng văn chương nước nhà nhiều kiệt tác có giá trị: Những ngày thơ ấu, Bì vỏ, Bảy Hựu, . .. Nhưng ít ai biết được tác giả đã phải trải qua cuộc sống với nhiều tổn thương ngay khi còn thơ ấu. Cha mẹ lấy nhau theo sự sắp đặt mà không hề có tình yêu thương. Lên 12 tuổi cha mất, mẹ đi làm công nhân, Nguyên Hồng về sống với bà cô cay nghiệt. Cảnh ngộ ấy đã ném ông vào cuộc sống với những người dân lam lũ, nghèo khổ, ở dưới đáy của xã hội. Cũng từ đấy những trang viết của ông “đậm đà chất dân nghèo, chất lao động” mà không gặp ở bất kỳ ai. Càng tìm hiểu về cuộc sống và con người ông chúng ta càng thấm thía hơn nữa những dòng chữ do ông viết.

Viết một đoạn văn thể hiện cảm nghĩ của em về nhà văn Nguyên Hồng, trong đó có sử dụng một trong các thành ngữ sau: chân lấm tay bùn, khố rách áo ôm, đầu đường xó chợ, tình sâu nghĩa nặng- Mẫu 10

Nguyên Hồng là nhà văn của những người cùng khổ. Cha mất sớm, mẹ của ông mặc dù rất yêu thương con nhưng do hoàn cảnh khó khăn nên bà phải đi làm ăn xa, ông phải sống cũng bà cô cay nghiệt. Chính vì vậy, ngay từ nhỏ ông đã phải bươn chải để kiếm sống. Nên ông thấu hiểu được cuộc sống của người dân lao động chân lấm tay bùn. Sự đồng cảm sâu sắc của ông được thể hiện qua các tác phẩm thể hiện với tình cảm chan chứa. Qua đây, có thể khẳng định Nguyên Hồng là nhà văn của những người cùng khổ.

Viết một đoạn văn thể hiện cảm nghĩ của em về nhà văn Nguyên Hồng, trong đó có sử dụng một trong các thành ngữ sau: chân lấm tay bùn, khố rách áo ôm, đầu đường xó chợ, tình sâu nghĩa nặng- Mẫu 11

Nguyên Hồng là một nhà văn đặc biệt – nhà văn của những người cùng khổ. Có lẽ chính bởi hoàn cảnh khó khăn, chân lấm tay bùn và thiếu thốn tình thương nên ông có những thấu hiểu, đồng cảm cho những kiếp người khố rách áo ôm của xã hội. Cha mất, mẹ đi thêm bước nữa, tuổi thơ ông đầu đường xó chợ, bươn chải làm đủ mọi nghề. Chính vì thế chất nghèo, chất lao động đã thấm sâu vào văn chương và vào thế giới nghệ thuật của tác giả. Những trang văn của tác giả cứ thế đi sâu vào lòng người đọc với những cảm xúc rất đỗi tự nhiên. Tác giả Nguyên Hồng cùng với những tác phẩm của mình sẽ còn mãi trong tâm trí của người đọc

Viết một đoạn văn thể hiện cảm nghĩ của em về nhà văn Nguyên Hồng, trong đó có sử dụng một trong các thành ngữ sau: chân lấm tay bùn, khố rách áo ôm, đầu đường xó chợ, tình sâu nghĩa nặng- Mẫu 12

Đến với văn bản “Nguyên Hồng – nhà văn của những người cùng khổ”, chúng ta đã hiểu hơn về nhà văn. Ông là một con người nhạy cảm, dễ xúc động và dễ khóc. Các tác phẩm của ông đều thể hiện tình yêu thương, sự đồng cảm sâu sắc với những kiếp người bất hạnh trong xã hội. Nguyên nhân xuất phát từ hoàn cảnh sống bất hạnh của nhà văn. Mồ côi cha từ nhỏ, mẹ lại đi bước nữa, làm ăn xa quê. Nguyên Hồng đã phải học cách sống tự lập. Từ khi còn đi học, ông đã tự bươn chải kiếm sống bằng nhiều nghề. Đến năm mười sáu tuổi phải rời xa quê hương để kiếm sống. Cuộc sống chân lấm tay bùn đã giúp Nguyên Hồng có được “chất dân nghèo, chất lao động” mà không nhà văn nào có được. Ông đã thấu hiểu được cuộc sống vất vả mưu sinh của người lao động nghèo. Những tác phẩm của ông đều chứa đựng tình cảm sâu nặng, tha thiết với những kiếp người cùng khổ. Như vậy, lời khẳng định là Nguyên Hồng là nhà văn của những người cùng khổ là vô cùng đúng đắn.

Viết một đoạn văn thể hiện cảm nghĩ của em về nhà văn Nguyên Hồng, trong đó có sử dụng một trong các thành ngữ sau: chân lấm tay bùn, khố rách áo ôm, đầu đường xó chợ, tình sâu nghĩa nặng- Mẫu 13

Sau khi đọc văn bản “Nguyên Hồng – nhà văn của những người cùng khổ” của tác giả Nguyễn Đăng Mạnh, em vô cùng xúc động trước trái tim rung động, giàu tình yêu thương ở nhà văn Nguyên Hồng. Tuổi thơ ông chịu rất nhiều khổ cực, đắng cay khi cha mất sớm. Cảnh cùng túng, “khố rách áo ôm” khiến mẹ ông phải bỏ nhà đi làm ăn xa. Chính bởi vậy, ông luôn khao khát về một mái ấm gia đình và dễ dàng thấu cảm với những người cùng khổ như mình. Ông đã gửi gắm những tình cảm sâu kín của mình dành cho mẹ trong cuốn hồi kí “Những ngày thơ ấu”. Đối với em, Nguyên Hồng mãi là nhà văn của sự chân chất, thấm đẫm tinh thần nhân văn, nhân đạo.

Viết một đoạn văn thể hiện cảm nghĩ của em về nhà văn Nguyên Hồng, trong đó có sử dụng một trong các thành ngữ sau: chân lấm tay bùn, khố rách áo ôm, đầu đường xó chợ, tình sâu nghĩa nặng- Mẫu 14

Khi tìm hiểu về nhà văn Nguyên Hồng, em không khỏi cảm thương trước cảnh ngộ éo le, bất hạnh của ông. Tác giả có một tuổi thơ không mấy hạnh phúc khi cha mất sớm, mẹ phải rời bỏ quê hương đi “tha phương cầu thực”. Niềm mong ước, khát khao về một cuộc sống gia đình hạnh phúc được ông thể hiện trong cuốn hồi kí “Những ngày thơ ấu”. Những trang văn thấm đẫm tình yêu thương của ông dành cho mẹ đã đem đến cho chúng ta cảm nhận về một con người “tình sâu nghĩa nặng”. Do vậy, em luôn xúc động trước các sáng tác của ông.

Viết một đoạn văn thể hiện cảm nghĩ của em về nhà văn Nguyên Hồng, trong đó có sử dụng một trong các thành ngữ sau: chân lấm tay bùn, khố rách áo ôm, đầu đường xó chợ, tình sâu nghĩa nặng- Mẫu 15

Nguyên Hồng được mệnh danh là “nhà văn của những người cùng khổ” bởi những tình cảm sâu sắc, chan chứa mà ông dành cho tầng lớp “chân lấm tay bùn”, “khố rách áo ôm”. Đọc đoạn trích “Trong lòng mẹ”, em càng xúc động trước tấm lòng nhân hậu, bao dung của ông. Mặc dù không sống gần mẹ, lại chịu những lời cay nghiệt của bà cô nhưng ông chưa bao giờ có một ý nghĩ xấu xa về mẹ. Ông trân trọng những phút giây được bên mẹ và khao khát về một cuộc sống gia đình hạnh phúc. Tình cảm thiêng liêng mà ông dành cho mẹ càng khiến em cảm phục, yêu mến ông nhiều hơn!

Viết một đoạn văn thể hiện cảm nghĩ của em về nhà văn Nguyên Hồng, trong đó có sử dụng một trong các thành ngữ sau: chân lấm tay bùn, khố rách áo ôm, đầu đường xó chợ, tình sâu nghĩa nặng- Mẫu 16

Đối với em, nhà văn Nguyên Hồng là người để lại cho em nhiều rung cảm nhất. Mỗi tác phẩm của ông đều chan chứa biết bao tình cảm yêu thương con người. Tuổi thơ bất hạnh đã khiến ông đồng cảm sâu sắc với những thân phận thấp bé, nghèo hèn, “khố rách áo ôm” dưới đáy xã hội. Bởi vậy, ông được nhà phê bình văn học Nguyễn Đăng Mạnh mệnh danh là “nhà văn của nhân dân lao động”. Những tác phẩm thấm đẫm tinh thần nhân văn, nhân đạo của ông sẽ sống mãi theo dòng chảy thời gian.

Viết một đoạn văn thể hiện cảm nghĩ của em về nhà văn Nguyên Hồng, trong đó có sử dụng một trong các thành ngữ sau: chân lấm tay bùn, khố rách áo ôm, đầu đường xó chợ, tình sâu nghĩa nặng- Mẫu 17

Nhà văn Nguyên Hồng đã để lại dấu ấn đậm nét trong nền văn học Việt Nam. Những tác phẩm của ông thường hướng ngòi bút đến những đối tượng cùng khổ trong xã hội. Ngoài việc có một tuổi thơ không mấy êm đềm, ông còn phải trải qua những ngày tháng cù bất cù bơ, “đầu đường xó chợ”. Chính hoàn cảnh ấy đã tạo nên một con người giàu lòng nhân ái, sẵn sàng đồng cảm với những mảnh đời đau thương. Đối với em, thật hiếm có nhà văn nào có thể viết ra trang văn khiến người đọc rung cảm, xúc động mãnh liệt đến thế!

Viết một đoạn văn thể hiện cảm nghĩ của em về nhà văn Nguyên Hồng, trong đó có sử dụng một trong các thành ngữ sau: chân lấm tay bùn, khố rách áo ôm, đầu đường xó chợ, tình sâu nghĩa nặng- Mẫu 18

Đối với em, nhà văn Nguyên Hồng là người để lại cho em nhiều rung cảm nhất. Mỗi tác phẩm của ông đều chan chứa biết bao tình cảm yêu thương con người. Tuổi thơ bất hạnh đã khiến ông đồng cảm sâu sắc với những thân phận thấp bé, nghèo hèn, “khố rách áo ôm” dưới đáy xã hội. Bởi vậy, ông được nhà phê bình văn học Nguyễn Đăng Mạnh mệnh danh là “nhà văn của nhân dân lao động”. Những tác phẩm thấm đẫm tinh thần nhân văn, nhân đạo của ông sẽ sống mãi theo dòng chảy thời gian.

Viết một đoạn văn thể hiện cảm nghĩ của em về nhà văn Nguyên Hồng, trong đó có sử dụng một trong các thành ngữ sau: chân lấm tay bùn, khố rách áo ôm, đầu đường xó chợ, tình sâu nghĩa nặng- Mẫu 19

Nguyên Hồng, nhà văn nổi tiếng của văn học dân tộc, để lại cho nền văn học nhiều tác phẩm có giá trị, như “Những ngày thơ ấu,” “Bì vỏ,” “Bảy Hựu,” và nhiều tác phẩm khác. Tuy nhiên, ít ai biết rằng cuộc đời của tác giả này đã phải trải qua vô vàn thương tổn, ngay từ khi anh còn thơ ấu. Nguyên Hồng được sinh ra trong một gia đình không có tình yêu thương. Cha mẹ anh lấy nhau do sự sắp đặt, không hề có tình yêu đích thực. Lúc anh 12 tuổi, cha anh qua đời, để lại một cậu bé trẻ phải đối diện với sự mất mát và cô đơn. Mẹ anh phải đi làm ăn xa, để kiếm sống, khiến cho Nguyên Hồng phải sống với người cô cay nghiệt. Cuộc sống khó khăn và thiếu thốn tình thương gia đình đã ném tác giả vào môi trường đầy khắc khổ. Anh phải sống ở những khu vực đầu đường xó chợ, nơi mà cuộc sống thường rất khó khăn. Từ những trải nghiệm này, Nguyên Hồng đã hấp thụ tất cả những gì xảy ra xung quanh mình, và đóng góp vào những tác phẩm của anh “chất dân nghèo, chất lao động” mà không thể tìm thấy ở bất kỳ nơi nào khác. Càng tìm hiểu về cuộc đời và con người của ông, chúng ta càng hiểu sâu hơn về những tác phẩm mà anh đã sáng tác, và thấm thía hơn về cuộc đời đầy khắc khổ mà anh đã trải qua.

Viết một đoạn văn thể hiện cảm nghĩ của em về nhà văn Nguyên Hồng, trong đó có sử dụng một trong các thành ngữ sau: chân lấm tay bùn, khố rách áo ôm, đầu đường xó chợ, tình sâu nghĩa nặng- Mẫu 20

Nguyên Hồng nhà văn đã để lại cho nền văn học dân tộc biết bao tác phẩm có giá trị: Những ngày thơ ấu, Bỉ vỏ, Bảy Hựu,… Nhưng ít ai biết rằng tác giả này phải trải qua cuộc đời với vô vàn thương tổn ngay khi còn thơ ấu. Cha mẹ lấy nhau do sự sắp đặt chứ không hề có tình yêu. Lên 12 tuổi cha mất, mẹ đi làm ăn xa, Nguyên Hồng phải ở với người cô cay nghiệt. Cảnh ngộ ấy đã ném nhà văn vào môi trường với những người khắc khổ, đầu đường xó chợ, ở dưới đáy của xã hội. Cũng từ đó những trang văn của ông “đậm đà chất dân nghèo, chất lao động” mà không thể bắt gặp ở bất cứ đâu. Càng tìm hiểu về cuộc đời và con người ông chúng ta càng thấm thía hơn những trang văn mà ông viết.

Viết một đoạn văn thể hiện cảm nghĩ của em về nhà văn Nguyên Hồng, trong đó có sử dụng một trong các thành ngữ sau: chân lấm tay bùn, khố rách áo ôm, đầu đường xó chợ, tình sâu nghĩa nặng- Mẫu 21

Nguyên Hồng là con người luôn khát khao tình yêu thương và dễ cảm thông với những người bất hạnh. Từ tuổi thơ bất hạnh cho đến đời sống thời niên thiếu ông luôn sống trong hoàn cảnh đáng thương. Mồ côi cha, không được ở gần mẹ khiến ông phải sống cùng một bà cô cay nghiệt. Cảnh ngộ đó đã đẩy Nguyên Hồng vào môi trường của những con người đầu đường xó chợ, dưới đáy tận cùng xã hội. Nhờ đó, con người tác giả mang đậm chất dân nghèo, chất lao động.

Viết một đoạn văn thể hiện cảm nghĩ của em về nhà văn Nguyên Hồng, trong đó có sử dụng một trong các thành ngữ sau: chân lấm tay bùn, khố rách áo ôm, đầu đường xó chợ, tình sâu nghĩa nặng- Mẫu 22

Có thể khẳng định rằng Nguyên Hồng là nhà văn của những người cùng khổ. Điều đó một phần là do tính cách của ông – một người nhạy cảm, dễ xúc động và dễ khóc. Từ nhỏ, ông đã sống thiếu thốn tình yêu thương, đặc biệt là của người thân trong gia đình. Cha của Nguyên Hồng mất sớm, còn mẹ thì đi bước nữa, làm ăn ở xa. Mặc dù hết mực yêu thương con, nhưng bà lại không thể ở bên cạnh chăm sóc con chỉ vì những hủ tục của xã hội đương thời. Nhà văn cảm thấy đồng cảm sâu sắc với những người bất hạnh. Cuộc sống của ông cũng không dễ dàng, phải tự kiếm sống, chung đụng với mọi hạng người nơi đầu đường xó chợ. Năm mười sáu tuổi, ông đã phải rời bỏ quê hương đến thành thị kiếm sống. Cuộc sống chân lấm tay bùn đã làm nên chất dân nghèo, chất lao động trong ông, từ đó thấm vào các tác phẩm của ông.

Viết một đoạn văn thể hiện cảm nghĩ của em về nhà văn Nguyên Hồng, trong đó có sử dụng một trong các thành ngữ sau: chân lấm tay bùn, khố rách áo ôm, đầu đường xó chợ, tình sâu nghĩa nặng- Mẫu 23

Nguyên Hồng là nhà văn của những người cùng khổ. Ông đại diện và nói lên tiếng nói của những người dân lao động nghèo khổ – những người có địa vị thấp kém trong xã hội. Chính bởi hoàn cảnh của ông khó khăn, thiếu thốn tình cảm gia đình nên đã tạo ra một nhà văn đậm “chất lao động, chất dân nghèo” như vậy. Các tác phẩm có thể kể tên như: Những người thơ ấu, Bỉ vỏ, Bảy Hựu… Nhà phê bình Nguyễn Đăng Mạnh đã cho em thấy tuổi thơ đầy bất hạnh, tổn thương, thiếu thốn của Nguyên Hồng. Nhà văn đã trải qua cuộc sống đầu đường xó chợ.

Viết một đoạn văn thể hiện cảm nghĩ của em về nhà văn Nguyên Hồng, trong đó có sử dụng một trong các thành ngữ sau: chân lấm tay bùn, khố rách áo ôm, đầu đường xó chợ, tình sâu nghĩa nặng- Mẫu 24

Nguyên Hồng nhà văn đã để lại cho nền văn học dân tộc biết bao tác phẩm có giá trị: Những ngày thơ ấu, Bì vỏ, Bảy Hựu,…Nhưng ít ai biết rằng tác giả này phải trải qua cuộc đời với vô vàn thương tổn ngay khi còn thơ ấu. Cha mẹ lấy nhau do sự sắp đặt chứ không hề có tình yêu. Lên 12 tuổi cha mất, mẹ đi làm ăn xa, Nguyên Hồng phải ở với người cô cay nghiệt. Cảnh ngộ ấy đã ném nhà văn vào môi trường với những người khắc khổ, đầu đường xó chợ, ở dưới đáy của xã hội. Cũng từ đó những trang văn của ông “đậm đà chất dân nghèo, chất lao động” mà không thể bắt gặp ở bất cứ đâu. Càng tìm hiểu về cuộc đời và con người ông chúng ta càng thấm thía hơn những trang văn mà ông viết.

*****

Trên đây là hơn 24 mẫu Viết một đoạn văn thể hiện cảm nghĩ của em về nhà văn Nguyên Hồng, trong đó có sử dụng một trong các thành ngữ sau: chân lấm tay bùn, khố rách áo ôm, đầu đường xó chợ, tình sâu nghĩa nặng lớp 6 do thầy cô biên soạn. Hy vọng nội dung trong bài học hôm nay sẽ giúp các em có thêm nhiều ý tưởng mới lạ để từ đó hoàn thành tốt bài tập của mình đạt điểm số cao nhất nhé.

Đăng bởi thầy cô trường THCS Bình Chánh trong chuyên mục Học tậplớp 6

5/5 - (10 bình chọn)


Nguyễn Thanh Tùng

Trường THCS Bình Chánh với mục tiêu chung là tạo ra một môi trường học tập tích cực, nơi mà học sinh có thể phát triển khả năng và đạt được thành công trong quá trình học tập. Chúng tôi cam kết xây dựng một không gian học tập đầy thách thức, sáng tạo và linh hoạt, nơi mà học sinh được khuyến khích khám phá, rèn luyện kỹ năng và trở thành những người học suốt đời.

Bài viết liên quan

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button