Anh Lý Tự Trọng sinh vào năm nào? Tiểu sử anh hùng Lý Tự Trọng

Mời bạn đọc cùng tìm hiểu Anh Lý Tự Trọng sinh vào năm nào? trong bài viết dưới đây để có câu trả lời nhé.

Mục lục

Lý Tự Trọng là ai? Anh Lý Tự Trọng sinh vào năm nào?

Ông sinh ngày 20 tháng 10 năm 1914 tại làng Bản Mạy, tỉnh Nakhon Phanom – Thái Lan. Quê gốc ông ở xã Thạch Minh, huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh. Cha ông là Lê Hữu Đạt, mẹ là Nguyễn Thị Sờm, đều là những Việt kiều sống ở Nakhon; họ gốc của ông vốn là Lê Hữu song đến đời ông thì được đặt thành Lê Văn. Ông có đông anh chị em gồm: Lê Văn Đại, Lê Văn Tăng, Lê Văn Năng, Lê Thị Sáu, Lê Thị Bảy,…Ông là một nhà văn, nhà báo, nhà hoạt động chính trị nổi tiếng, đã đóng góp rất nhiều cho phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc Việt Nam.

Lý Tự Trọng là một nhân vật lịch sử vĩ đại của Việt Nam, người đã đóng góp rất nhiều cho phong trào giải phóng dân tộc và sự phát triển của nền văn hóa Việt Nam. Tác phẩm văn học của ông còn được đánh giá là những tác phẩm kinh điển của nền văn học Việt Nam. Năm 1996, ông được tôn vinh bằng việc đặt tên một trường đại học ở Hà Nội là Trường Đại học Văn hoá Hà Nội – Lý Tự Trọng.

Lý Tự Trọng là ai? Anh Lý Tự Trọng sinh vào năm nào?
Lý Tự Trọng là ai? Anh Lý Tự Trọng sinh vào năm nào?

Con đường hoạt động cách mạng của Lý Tự Trọng

Ông là một trong những nhà cách mạng trẻ tuổi nhất của Việt Nam. Khi được cử sang Trung Quốc học tập, anh được đồng chí Nguyễn Ái Quốc, lúc bấy giờ lấy bí danh là Lý Thụy dạy dỗ, dìu dắt, nên tự nguyện đổi tên thành Lý Tự Trọng. Lý Tự Trọng quê ở làng Kẻ Vẹt, huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh (nay là xã Xuyên Việt), nhưng anh được sinh ra ở Xiêm (Thái Lan).

Đến năm 12 tuổi, anh được đưa sang Quảng Châu học theo chủ trương của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc đưa những thiếu niên ưu tú sang đào tạo lâu dài ở hải ngoại, chuẩn bị nhân tài cứu nước. Với dáng người nhỏ bé, nhưng lại rất thông minh, nhanh nhẹn, anh đã học rất giỏi và là một trong những học trò xuất sắc của lớp đào tạo. Đồng thời, anh tích cực tham gia hoạt động trong tổ chức Việt Nam Thanh niên cách mạng đồng chí hội do Nguyễn Ái Quốc sáng lập.

Năm 1929, anh được cử về trong nước hoạt động để tăng cường lực lượng cho Hội ở trong nước. Nhanh nhẹn, giỏi ngoại ngữ, anh được giao nhiệm vụ làm liên lạc, phiên dịch viên… và có công rất lớn trong việc tuyên truyền, vận động giai cấp công nhân ở Nam Kỳ đứng lên đấu tranh. Anh cũng là một trong những người tích cực tuyên truyền, giác ngộ đảng viên để tiến tới hợp nhất 3 tổ chức Cộng sản ở trong nước và thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam năm 1930. Đồng chí Trần Phú, Tổng Bí thư đầu tiên của Đảng đã chỉ định Lý Tự Trọng làm bí thư đầu tiên của Đoàn ở Nam Kỳ. Anh được giao nhiệm vụ vận động, tổ chức Đoàn Thanh niên Cộng sản trong các xí nghiệp và các trường học ở Sài Gòn – Chợ Lớn. Lúc này, anh mới 16 tuổi.

Trong cuộc diễn thuyết ngày 8-2-1931 tại sân vận động Larennie Sài Gòn để kỷ niệm 1 năm cuộc bạo động ở Yên Bái thất bại, Lý Tự Trọng đã bị thực dân Pháp bắt khi chính anh đã bắn chết tên cò Lơrăng. Bọn thực dân điên cuồng tra tấn anh với mọi loại hình dã man nhất, nhưng chúng không lấy được ở anh bất kỳ thông tin gì.

Mặt khác, chúng phải khiếp sợ trước tinh thần hiên ngang, bất khuất, ánh mắt rực lửa căm thù và lòng yêu nước mãnh liệt của người thiếu niên mới 17 tuổi. Mặc dù theo luật pháp, chúng không được dùng án tử hình đối với thiếu niên, nhưng chúng đã buộc phải giết anh để tránh hậu họa về sau. Cái chết cao cả, vô cùng anh dũng của Lý Tự Trọng đã tạo nên truyền thống đấu tranh bất khuất của lớp lớp thế hệ thanh niên Việt Nam.

Đêm 30/4/2011, hài cốt của liệt sĩ Lý Tự Trọng được chuyển từ TP.HCM về đến sân bay Vinh. Tại sân bay, các cấp, các ngành, thân nhân liệt sĩ Lý Tự Trọng cùng người dân Hà Tĩnh đã làm lễ truy điệu tiễn đưa hài cốt và di ảnh liệt sĩ từ sân bay Vinh về an táng tại huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh.

Anh Lý Tự Trọng sinh mất vào ngày nào?

Ngày 8/2/1931, để bảo vệ cho đồng chí Phan Bôi đang diễn thuyết tuyên truyền cách mạng, Lý Tự Trọng đã bắn chết tên Thanh tra mật thám Pháp Lơ Gơ Răng gần sân vận động Sài Gòn. Lý Tự Trọng bị mật thám Pháp bắt. Mặc dù bị tra tấn hết sức dã man; nhưng anh không khai nửa lời.

Anh Lý Tự Trọng sinh mất vào ngày nào?
Anh Lý Tự Trọng sinh mất vào ngày nào?

Ngày 15/4/1931, chính quyền Pháp tại Sài Gòn đã mở phiên toà Đại hình xét xử Lý Tự Trọng và anh bị kết án tử hình tuy chưa hết tuổi vị thành niên. Trong thời gian bị giam tại khám lớn Sài Gòn, bị mua chuộc dụ dỗ bằng mọi hình thức, thực dân Pháp không hề lay chuyển được ý chí sắt thép của Lý Tự Trọng. Anh luôn luôn tin tưởng vào thắng lợi của cách mạng sau này. Khí phách hiên ngang của anh đã làm cho bọn cai ngục phải khâm phục và kinh ngạc, chúng gọi anh là “Ông Nhỏ’ và ca ngợi “ thật là con người gang thép”.

Tháng 11/1932, bất chấp dư luận và luật pháp, thực dân Pháp đã xử bắn Lý Tự Trọng khi anh mới 17 tuổi. Lý Tự Trọng đã anh dũng hy sinh, nhưng dũng khí đấu tranh của anh mãi mãi ghi vào lịch sử đấu tranh cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam.

Câu nói của Lý Tự Trọng trước khi chết

Lý Tự Trọng dõng dạc nói: “Tôi hành động không phải là không suy nghĩ. Tôi hiểu việc tôi làm. Tôi làm vì mục đích cách mạng. Tôi chưa đến tuổi thành niên thật, nhưng tôi đủ trí khôn để hiểu rằng con đường của thanh niên chỉ có thể là con đường cách mạng và không thể là con đường nào khác. Tôi tin rằng nếu các ông suy nghĩ kĩ thì các ông cũng cần phải giải phóng dân tộc, giải phóng những người cần lao như tôi”

Chánh án, một tên quan cai trị thực dân tuyên án xử tử anh Trọng. Lý Tự Trọng vẫn bình tĩnh. Tên thực dân Pháp hỏi anh có ăn năn gì không; Lý Tự Trọng đứng trước vành móng ngựa, mặt thẳng phía trước chỉ nói một câu: “Không ăn năn gì cả!”

Ở trong xà lim án chém khám lớn Sài Gòn, Ông oanh liệt sống những ngày cuối cùng của cuộc đời mình. Mọi chi tiết về người tù án chém “Trọng con” được những tên gác ngục, tên chủ khám truyền ra ngoài với một lòng cung kính, khâm phục: “Ông nhỏ ngày nào cũng tập thể dục! Nhìn ông nhỏ sống không ai tưởng tượng được là người đợi đến ngày lên máy chém”.

Gương mặt Ông rắn rỏi và kiên nghị. Anh nhớ lại những ngày thơ ấu trên đất Xiêm, nơi cha mẹ anh vì trốn tránh sự khủng bố của đế quốc sang ẩn nấu ở bên kia bờ sông Cửu Long và sinh ra anh. Ông tưởng như thấy lại các chiến sĩ Cộng Sản Trung Quốc bị Quốc dân đảng phản bội bắn chết hàng loạt bên bờ sông Châu Giang trên đất Quảng Châu sau ngày Công Xã Quảng Châu thất bại. Anh nhớ lại có lần cùng với các đồng chí lớn tuổi đi viếng mồ liệt sĩ Phạm Hồng Thái ở Hoàng Hoa Cương. Người thanh niên yêu nước Phạm Hồng Thái năm 1926 đã ôm bom vào giết tên toàn quyền Pháp MecLanh ở Tô Giới Pháp sau nhảy xuống sông Châu Giang để khỏi sa vào tay giặc.

Lý Tự Trọng – Người Đoàn viên đầu tiên
Lý Tự Trọng – Người Đoàn viên đầu tiên

Ông bồi hồi nhớ lại lần đầu được đặt chân lên Ô Cấp, được về hoạt động trên đất nước thân yêu, những lúc vùi đầu vào các trang sách đầy hào hứng những lúc trò chuyện ngắn ngủi với các đồng chí ở cơ sở nhớ cả lúc bị sa vào tay giặc… Những đòn tra tấn của quân giặc không làm lay chuyển được ý chí của anh. Trong xà lim án chém, Lý Tự Trọng làm bạn với “Truyện Kiều” của Nguyễn Du. Cuốn này do vợ tên chủ khám biếu. Những câu thơ lục bát trong sáng, tài hoa của thi hào Nguyễn Du đã quyện lòng anh với tâm hồn hồn dân tộc.

Ông yêu đất nước, yêu đồng bào, yêu đồng chí của mình, anh càng yêu cuộc sống, sống trọn vẹn những năm tháng ngắn ngủi của đời mình không hề lãng phí, không để mầm bi quan len lỏi vào tâm hồn mình mặc dù biết mình sắp bị giặc đem hành hình. Bọn thực dân tìm cách lung lạc ý chí gang thép của anh, nhưng tất cả những lời dụ dỗ của chúng đều bị anh đánh bại.

Bà Angđơrê Viôlít đã viết về giờ phút cuối cùng của Ông: “Ngày 21/11/1931 thì Huy (tức là Trọng) bị đem xử tử. Sài Gòn hết sức xúc động. Hôm ấy phải ra lệnh thiết quân luật. Từ khám lớn vang ra ngoài đuờng phố, tiếng la hét của tù chính trị. Tiếng thét từ lồng ngực và từ trái tim của họ đã đi theo Huy ra trường chém. Phải điều quân đội và lính cứu hỏa để phun nước đàn áp họ. Trong những tường giam của khám lớn đã xảy ra những chuyện như thế. Trước máy chém, Huy định diễn thuyết, song hai tên sen đầm nhảy xô đến không cho anh nói. Người ta chỉ nghe thấy tiếng anh kêu “Việt Nam! Việt Nam!”.

Ông trước khi lên máy chém mấy lần gọi “Việt Nam” thân yêu và đã hát nhiều lần bài “Quốc tế ca”: “Vùng lên hỡi các nô lệ ở thế gian!” và anh đã giữ vững ý chí chiến đấu đến phút chót của đời mình. Hơn 30 năm sau, ngày 15/10/1964, tại khám Chí Hòa, Nguyễn Văn Trỗi trước lúc hy sinh lại hô: “Việt Nam muôn năm!” – “Hồ Chí Minh muôn năm!”.

Bản anh hùng ca Lý Tự Trọng
Bản anh hùng ca Lý Tự Trọng

Nhà nước vịnh danh anh hùng Lý Tự Trọng

Nhà thờ Lý Tự Trọng được xây trên nền nhà tổ tiên của dòng họ Lê tại xã Việt Tiến, huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh. Lý Tự Trọng được Ban Bí thư Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh công nhận là người Đoàn viên đầu tiên với tấm thẻ Đoàn viên danh dự số 1[3]. Tên của ông đã được đặt cho tên của một giải thưởng của Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh dành trao tặng cho thanh niên.[4] Ngoài ra, tên ông cũng được đặt cho nhiều trường học và con đường ở Việt Nam.

Trên đây là nội dung bài viết giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về Anh Lý Tự Trọng sinh vào năm nào? Mọi thông tin trong bài viết Anh Lý Tự Trọng sinh vào năm nào? Tiểu sử anh hùng Lý Tự Trọng đều được xác thực rõ ràng trước khi đăng tải. Tuy nhiên đôi lúc vẫn không tránh khỏi những sai xót đáng tiếc. Hãy để lại bình luận xuống phía dưới bài viết để đội ngũ biên tập được nắm bắt ý kiến từ bạn đọc.

Đăng bởi THCS Bình Chánh trong chuyện mục Tổng hợp

5/5 - (1 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *