Bản tham luận về học tập trong Đại hội Chi đoàn (8 Mẫu)
Tham luận về học tập trong Đại hội Chi đoàn mang đến cho các bạn 8 mẫu tham luận siêu hay, ấn tượng nhất về phương pháp học tập. Thông qua bản tham luận về học tập các bạn có thêm nhiều gợi ý tham khảo, nhanh chóng biết cách viết tham luận về học tập cho riêng mình.
TOP 8 tham luận Đại hội Chi đoàn dưới đây sẽ giúp các bạn biết cách xây dựng bài tham luận hay hoàn chỉnh bố cục và nội dung, để lại ấn tượng sâu sắc đối với các bạn trong Đại hội. Bài tham luận về học tập chính là trình bày những quan điểm, những luận chứng của cá nhân người viết về vấn đề học tập để từ đó đưa ra phương hướng nâng cao chất lượng học tập được trình bày trước đại hội chi đoàn. Ngoài ra để buổi Đại hội Chi đoàn được diễn ra thành công tốt đẹp các bạn xem thêm: Kịch bản Đại hội Chi đoàn, biên bản Đại hội Chi đoàn, Mẫu phương hướng Đại hội Chi đoàn.
Tham luận về học tập trong Đại hội Chi đoàn của sinh viên
Kính thưa quý vị đại biểu, quý thầy cô giáo và các bạn sinh viên thân mến!
Bạn đang xem: Bản tham luận về học tập trong Đại hội Chi đoàn (8 Mẫu)
Tôi xin tự giới thiệu, Tôi tên là………., sinh viên lớp ………
Hôm nay tôi rất vinh dự được tham gia tham luận trong Đại hội Chi đoàn trường …………. năm 20….. về phương pháp học tập.
Thưa các bạn!
Mỗi bạn sinh viên trong chúng ta đều có một phương pháp học tập riêng cho bản thân, học như thế nào, phương pháp học ra làm sao thì đó là một điều vô cùng quan trọng, vừa giúp cho chúng ta đạt kết quả cao trong học tập và rèn luyện, vừa giúp chúng ta tiết kiệm được thời gian và phát triển toàn diện khả năng của mình, nhất là đối với các anh chị sinh viên cuối khóa, việc phấn đấu tăng tốc trong học tập để về đích đạt kết quả tốt càng trở lên quan trọng và cấp thiết.
Theo tôi để học tốt, trước hết, bạn phải đặt ra mục tiêu và phải có niềm tin vào bản. Khi bạn tin vào chính bản mình thì bạn mới có thể đạt được những mục tiêu đặt ra, phải tin rằng mình làm được! nhất định sẽ làm được!. Hãy nhớ một điều rằng bạn có thể học bất cứ điều gì cần học để đạt được bất cứ mục tiêu nào mình tự đặt ra. Con người sinh ra là một điều kì diệu và kĩ năng học tập cũng là kỹ năng kì diệu nhất của con người. Hãy nhớ rằng: “Không một ai trên Trái đất này thừa cả, bạn sinh ra là để làm điều gì đó thật đặc biệt cho cuộc đời mình, cho gia đình và xã hội, muốn làm được điều đó bạn phải biết tự nghiên cứu và tự học tập”.
Đối với sinh viên chúng ta việc tiếp thu kiến thức từ giảng viên, đó là một trong những kiến thức cơ bản của từng môn học, bạn muốn học giỏi, hiểu biết sâu hơn nữa về chuyên môn của các môn học, thì theo tôi kĩ năng quan trọng nhất đó là tự học, tự nghiên cứu, tự tìm tòi để nâng cao kiến thức cho bản thân. Học ở đâu, học như thế nào, hiện nay có rất nhiều phương pháp học tập khác nhau qua nhiều phương tiện thông tin đại chúng khác nhau, sẽ giúp bạn tiến bộ nhanh, tích lũy được nhiều kiến thức trong quá trình tự học.
Các bạn thân mến!.
1. Để có hiệu quả trong quá trình học tập chúng ta phải hoàn thành bài học hôm nay và chuẩn bị tốt bài học tiếp theo. Thời gian qua đi không thể lấy lại được. Thứ duy nhất mà bạn có thể làm chủ và thay đổi là hiện tại.
Ngạn ngữ Anh có một câu rất hay:
“Hôm qua là quá khứ.
Ngày mai là điều bí mật.
Và hôm nay là một món quà.”
Đó là lí do tại sao người ta gọi thì hiện tại là present, tức là món quà.Vì thế, hãy làm mọi thứ mà bạn đã đặt ra ngay ở thì hiện tại chứ không phải thì tương lai. Ông bà ta thường răn dạy con cháu “việc hôm nay chớ để ngày mai”. Điều này sẽ tạo ra một thói quen tốt, giúp ích cho chúng ta ở mọi mặt của đời sống chứ không chỉ riêng gì học tập.
2. Luôn tập kỹ năng ghi nhớ kiến thức một cách lôgic.
Muốn có một tư duy logic cần phải có một hệ thống kiến thức nhất định. Việc nắm vững kiến thức cơ bản sẽ làm cơ sở cho tư duy, là tiền đề cho việc nắm vững kiến thức mới. Nắm chắc kiến thức có nghĩa là hiểu được, nhớ lâu dài và có thể vận dụng được kiến thức. Chúng ta biết trí nhớ là hoạt động phản xạ có điều kiện, muốn lập được phản xạ có điều kiện thì thông tin phải được lặp đi lặp lại nhiều lần. Vì vậy trong ghi nhớ kiến thức cần phải ôn tập thường xuyên và có hệ thống để tăng cường khả năng ghi nhớ. Không phải ngẫu nhiên mà cha ông ta đã dạy: “Dốt đến đâu học lâu cũng giỏi, muốn biết phải hỏi, muốn giỏi phải học”.
Ngoài ra nhớ lâu thường dựa trên ấn tượng mạnh tác động tới ngưỡng tâm lý chúng ta: Một kiến thức hay, một cách giải quyết vấn đề độc đáo, một lần bị sai lầm là những ấn tượng khó quên lưu lại lâu bền trong trí nhớ chúng ta. Vì vậy khi học bài cần tạo ra các ấn tượng ghi nhớ sâu kiến thức thông qua đồ dùng dạy học, thông qua trao đổi thảo luận thậm chí tranh cãi với bạn bè.
Nhớ lâu nó cũng bắt nguồn từ hứng thú học tập, nó chính là chất men kích thích học tập. Vì vậy luôn chuẩn bị cho mình tinh thần thoải mái và sự tập trung cao độ khi học tránh phân tán tư tưởng khi học.
3. Trong học tập phải xây dựng cho mình sơ đồ tư duy sơ đồ cành cây để ghi nhớ kiến thức.
4. Tạo dựng thói quen tự học, tự nghiên cứu tài liệu. Hiện nay trên các phương tiện thông tin lượng kiến thức rất phong phú chúng ta chỉ cần vào google nhấn enter là chúng ta đã có bách khoa toàn thư về kiến thức. Một số bạn thay bằng đọc sách lại nướng thời gian vào các trò chơi game, điện tử, hay dành thời gian cho facebook, online cày phim ngôn tình quá nhiều,… đó là điều hết sức đáng tiếc.
5. Để học tốt theo em chúng ta còn cần phải biết sắp xếp thời gian hợp lý, chia nhỏ công việc để dễ dàng thực hiện. Đừng ngại khó khăn và thất bại, đừng bao giờ bỏ cuộc vì đích đến đã ở trước mắt. Chúng ta phải rèn cho mình nghị lực phấn đấu vươn lên không được bằng lòng với những gì chính bản thân mình đã có. Vì sự học nó được ví như con thuyền đi giữa đại dương kiến thức, nếu chúng ta không tiến ắt sẽ lùi. Thực tiễn đã chứng minh người thành công chỉ có 1% dựa vào thiên tài còn 99% là sự nỗ lực.
Nhà thơ Văn Cao đã viết.
“Con thuyền đi qua để lại sóng,
Con tàu đi qua để lại tiếng,
Đoàn người đi qua để lại bóng,
Tôi không đi qua tôi, để lại gì”.
Nếu bản thân mình không vượt qua được chính mình thì các bạn không thể hoàn thành tốt được việc học tập, rèn luyện và trở thành người không có ích cho bản thân, gia đình và xã hội.
Thông qua bản tham luận về phương pháp học tập, mình mong rằng có thể đóng góp ít nhiều sự tích cực vào cách học của các bạn. Mỗi bạn sinh viên ngồi đây, mỗi chúng ta đều có định hướng và phương pháp riêng cho mình để có thể nắm bắt được tri thức của nhân loại một cách nhanh chóng và hiệu quả.
Trên đây là những ý kiến tham luận của tôi về vấn đề học tập. Tôi rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các thầy cô và các bạn để bản tham luận của được hoàn thiện hơn. Cuối cùng xin kính chúc các quý vị đại biểu, các thầy cô giáo mạnh khỏe, chúc các bạn sinh viên học tập tốt, chúc đại hội thành công tốt đẹp.
Xin chân thành cảm ơn!
Bài tham luận nâng cao chất lượng học tập tại Đại hội Đoàn
THAM LUẬN
ĐẠI HỘI ĐOÀN NHIỆM KỲ 20…. – 20…..
Kính thưa Đoàn chủ tịch đại hội!
Kính thưa các đồng chí đại biểu dự đại hội!
Thưa Đại hội!
Trước hết tôi hoàn toàn nhất trí với bản báo cáo tổng kết công tác Đoàn và phong trào thanh niên nhiệm kỳ 2020 – 20…. cũng như bản báo cáo các phương hướng nhiệm kỳ 20…. – 20….. mà đoàn chủ tịch vừa trình bày trước Đại hội. Sau đây tôi xin thay mặt chi Đoàn….., tham luận trước Đại hội về:
Giải pháp nâng cao chất lượng, hiệu quả học tập các môn văn hóa
I. Vai trò học tập các môn văn hóa:
Việt Nam đang trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế.
Trong những nhân tố có tác động mạnh mẽ đến sự phát triển của đất nước đó là nguồn nhân lực.
Con người là một trong những lực lượng lao động trực tiếp đối mặt với mọi thách thức, tiêu chuẩn mà thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đề ra.
II. Hiện trạng: Một trong những nhiệm vụ quan trọng tại các trường là đào tạo để cung cấp một lượng lao động đạt chuẩn, chất lượng toàn diện. Do đó, Giải pháp nâng cao chất lượng, hiệu quả học tập các môn văn hóa là một trong những vấn đề cần quan tâm.
Như chúng ta được biết, chất lượng giáo dục và đào tạo trong những năm qua có nhiều chuyển biến tích cực, kết quả thi tốt nghiệp THPT, tỉ lệ học đại học cao, tuy nhiên, trước những đòi hỏi ngày càng cao của xã hội, trước các diễn biến phức tạp của dịch bệnh…… học sinh vẫn phải học đủ các môn văn hóa và rèn luyện toàn diện theo đúng quy định, hướng dẫn của từng giai đoạn nên không tránh khỏi một vài suy tư….ví dụ như học môn gì? Học như thế nào? Học khối nào? Thi như thế nào? Thi khối gì đây? ….
Để giải quyết vấn đề đó tôi xin nêu lên một số nguyên nhân và đề ra một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả học tập các môn văn hóa như sau:
III. Nguyên nhân:
* Thứ nhất, Từ học sinh:
- Nhiều học sinh không hứng thú học tập đủ các môn văn hóa mà hay quan tâm học các môn theo khối đào tạo chuyên nghiệp do đó sự tiếp thu kiến thức liên môn ngày càng khó khăn và thiếu hụt.
- Tinh thần tự giác kỷ luật không cao, Tinh thần chủ động, sáng tạo trong học tập còn nhiều hạn chế, chưa hiểu hoặc không hiểu đúng sự thiết yếu của việc học liên môn nên đăng ký học theo khối không đúng khả năng. Ví như học yếu môn Toán thì khó có khả năng tiếp thu kiến thức môn Lý, Hóa do đó học sinh sợ và không ham thích học.
- Một số học sinh còn lười học, thiếu sự chuẩn bị chu đáo về tư tưởng và tâm lý nên dẫn tới không nắm được các kĩ năng cần thiết trong việc học và vận dụng vào việc giải quyết các dạng bài tập.
- Một số học sinh thiếu tìm tòi, sáng tạo trong học tập, không có sự phấn đấu vươn lên, có thói quen chờ đợi, lười suy nghĩ hay dựa vào giáo viên, bạn bè hoặc xem lời giải sẵn trong sách giải, qua Internet một cách thụ động.
- Cá biệt còn tồn tại việc học đối phó, che dấu nhược điểm khi học bộ môn, học theo ý thích riêng, học theo sự may mắn (vì một số môn thi trắc nghiệm nên chỉ cần trọn đáp án là xong).
* Thứ hai, Từ giáo viên:
- Trang thiết bị để thày cô sử dụng trong giảng dạy còn thiếu hoặc lỗi thời…..
- Nhiều luật mới, qui định mới đòi hỏi thày, cô và học sinh phải tuân theo ….
- Quĩ thời gian gần gữi học sinh của giáo viên quá ít …..
- Phương pháp đa dạng, đổi mới liên tục và thay đổi nhiều theo đặc thù từng môn ……
* Mặt khác, Từ phụ huynh học sinh và xã hội:
- Một số học sinh là con em nhân dân lao động, nghèo ít có điều kiện đầu tư việc học cho con cái.
- Một số phụ huynh không quan tâm đến việc học của con em, khoán trắng việc học tập của con em họ cho nhà trường.
- Sự phát triển bùng nổ của công nghệ thông tin cùng với internet với các dịch vụ vui chơi, giải trí hấp dẫn đã lôi cuốn học sinh…….
IV. Đề xuất biện pháp: Từ những nguyên nhân trên, tôi đề ra một số biện pháp cụ thể nhằm làm giảm tỉ lệ học sinh yếu kém đối với việc học các môn văn hóa như sau:
Thứ nhất: Thày giáo – cô giáo đảm nhận ở mỗi bộ môn nên có thêm quỹ thời gian gần gũi học sinh của mình nhiều hơn qua đó giúp học sinh hiểu đúng và đầy đủ mọi nhiệm vụ – quyền lợi và trách nhiệm của bản thân theo qui định mới, luật mới, tạo động cơ, gây lòng tin, hứng thú say mê, yêu thích học tập bộ môn do mình phụ trách cho học sinh. Thường xuyên gần gũi chăm lo, động viên học sinh, chỉ dẫn, kèm cặp học sinh trong quá trình thực hiện.
Tránh để học sinh tự học, tự tìm tòi, sáng tạo trong nghiên cứu luật dẫn đến hiểu sai, hiểu không đúng với sự nóng vội, buông trôi, phó mặc.
Thứ hai, Duy trì và tiếp tục bù đắp kiến thức cơ bản cho học sinh yếu kém, hướng dẫn cụ thể cách thức hoạt động của nhóm, của mỗi thành viên trong nhóm, và thường xuyên theo dõi uốn nắn, điều chỉnh kịp thời để các học sinh đó kịp thời hòa nhập với nhóm học tập, với lớp.
Thứ ba, Học sinh cần hiểu đúng, vận dụng đúng nếu không hiểu phải hỏi thày giáo, cô giáo về đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực, sáng tạo, chủ động học tập của học sinh. Việc đổi mới cần gắn với khai thác, sử dụng thiết bị giáo dục trên cơ sở bám sát nội dung sách giáo khoa, yêu cầu bộ môn về chuẩn kiến thức kĩ năng.
Thứ tư, Học sinh phải tham gia chiếm lĩnh kiến thức mới. Để thực hiện tốt vấn đề này:
Học sinh phải biết cách học trong đó có phương pháp tự học là yêu cầu bắt buộc luôn phải đặt ra mọi lúc, mọi nơi và mỗi giờ lên lớp. xác định đúng động cơ thái độ học tập: Học là để có kiến thức, để làm người, để chiếm lĩnh tri thức của loài người, biến kiến thức đó thành kiến thức của mình, học để lập thân, lập nghiệp nhằm phục vụ Tổ quốc, phục vụ nhân dân. Có như vậy học sinh mới tự giác học tập, chăm chỉ học tập, cố gắng vươn lên.
Học sinh phải biết lên kết kiến thức, bù đắp kiến thức còn thiếu và dùng kiến thức mới để củng cố kiến thức mà học sinh đã học trước đó.
Thày – cô tiếp tục , duy trì xây dựng hệ thống bài tập trong giờ phù hợp với các đối tượng học sinh khác nhau. Có câu hỏi phát hiện dấu hiệu bên ngoài, có câu hỏi về bản chất, cần có tư duy, so sánh, khái quát tổng hợp cao…
Thứ năm, Học sinh luôn có ý thức tự học: Học- Hỏi – Hiểu – Hành.
Học sinh làm việc nhiều hơn, tăng cường bài tập vận dụng kiến thức, bài tập rèn luyện kiến thức, bài tập rèn luyện kĩ năng thích hợp cho các đối tượng. “Hiểu” để “Hành” và “Hành” để sáng tỏ kiến thức đã “Hiểu”. Hiểu là điểm tựa, hành để phát triển.
Thầy– cô theo dõi, kiểm tra đánh giá học sinh thường xuyên hơn.
Cuối cùng, tiếp tục duy trì, phát huy tổ tư vấn học đường và truyền thống giáo dục phối hợp chặt trẽ giữa học sinh, gia đình và nhà trường:
- Trao đổi để giúp học sinh và phụ huynh xác định rõ mục đích đi học.
- Phụ huynh phải quan tâm quản lý nghiêm giờ giấc học tập của con em, thường xuyên liên hệ với giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn để tìm hiểu việc học tập của con em minh.
V. Kết luận:
Để đạt được kết như mong muốn trong học tập thì có nhiều cách tuy nhiên, người học phải có niềm say mê, tính kiên nhẫn, có niềm tin và không ngại khó. Luôn có ý thức tự học: Học- Hỏi – Hiểu – Hành.
Coi: “Việc học tập là niềm vui của lứa tuổi học trò là nỗi vất vả của mẹ, là nỗi lo của Thầy, là hi vọng của tương lai”. Một khi học sinh đã yêu thích môn học rồi thì việc hạn chế được tỉ lệ yếu kém là không khó. Tình cảm bạn bè đầm ấm hơn, tình nghĩa với Thầy – cô sâu đậm hơn. Sự hiếu thảo với cha mẹ trọn vẹn hơn…..Và đó là trách nhiệm với tổ quốc với cộng đồng …..
Kính thưa Đại hội!
Trên đây là bản tham luận của tôi về: Giải pháp nâng cao chất lượng, hiệu quả học tập các môn văn hóa. Bản tham luận có tính chủ quan chắc chắn không tránh khỏi thiếu sót, rất mong nhận được ý kiến đóng góp của các quý vị đại biểu dự đại hội để bản tham luận được hoàn thiện hơn.
Kính chúc: Sức khỏe – Hạnh phúc – Thành công tới các quý vị đại biểu dự Đại hội!
Chúc Đại hội thành công tốt đẹp!
Xin trân trọng cảm ơn!
….., Ngày …..tháng ….. năm 20….. Người viết tham luận: |
Tham luận về học tập trong Đại hội Chi đoàn
Kính thưa Quý vị Đại biểu!
Thưa tất cả các đồng chí đoàn viên thân mến!
Hôm nay tôi rất vinh dự được thay mặt cho các đồng chí đoàn viên chi đoàn…… về tham dự đại hội đại biểu đoàn trường THPT……. nhiệm kỳ …….
Lời đầu tiên cho phép tôi gửi tới quý vị đại biểu lời chúc sức khỏe, lời chào trân trọng nhất, chúc đại hội thành công tốt đẹp.
Kính thưa đại hội!
Chi đoàn….. hoàn toàn nhất trí và tán thành cao bản Báo cáo tổng kết công tác Đoàn và phong trào thanh niên nhiệm kỳ …….. và dự thảo phương hướng hoạt động công tác đoàn và phong trào thanh niên nhiệm kỳ …… mà Đoàn chủ tịch đã trình bày trước đại hội. Để góp phần xây dựng hoàn thiện bản Dự thảo phương hướng nhiệm vụ công tác Đoàn và phong trào thanh niên nhiệm kỳ …….., được sự cho phép của Đại hội, tôi xin mạnh dạn trình bày THAM LUẬN VỀ PHƯƠNG PHÁP HỌC TẬP TỐT.
Ai đó đã từng nói rằng: “Cuộc đời là một dòng sông, kẻ nào không chịu học bơi thì sẽ bị nhấn chìm!”. Đúng vậy! Không học đồng nghĩa với việc bạn sẽ sớm chết chìm giữa biển đời mênh mông và tụt hậu so với thời đại. Tuy nhiên học như thế nào, phương pháp ra sao thì đó lại là một điều rất khó mà không phải ai cũng tìm được hướng đi đúng đắn. Hôm nay, tôi muốn chia sẻ cách học của riêng mình, có thể không phù hợp với các bạn, nhưng tôi nghĩ nó vẫn có ít nhiều lợi ích để bạn xác định phương pháp học đúng đắn hơn.
Trước tiên là việc xác định mục tiêu rõ ràng. Đỗ đại học, vâng, dĩ nhiên đó là mục tiêu rõ ràng nhất với học sinh nói chung và học sinh lớp 12 nói riêng. Một khi bạn đã quyết tâm đỗ đại học với thái độ sống chết với nó thì não bộ của bạn nhận thức rằng phải tập trung cố gắng hết sức và không thể phạm một sai lầm nhỏ nào. Việc này cũng giống như so sánh sự tập trung khi bạn đi xe máy 80 km/h so với khi đi 10km/h vậy!
Tiếp đó là việc lên kế hoạch và sắp xếp thời gian. Đừng nghĩ rằng đây là việc thừa thãi. Trên thực tế nó là điều quan trọng nhất. Bạn nên sắp xếp thời gian trong ngày làm bài tập gì, thời gian bao lâu; thời gian giải lao và làm việc nhà, chơi thể thao…như thế nào; đồng thời tuân thủ nghiêm ngặt thời gian biểu mình đã đặt ra. Ví dụ bạn có thể liệt kê các bài tập chưa hoàn thành và xác định thời hạn cho nó; hoặc liệt kê các bài tập sẽ hoàn thành hôm nay cùng với thời gian cụ thể. Không nên cho rằng cứ cần cù chỉ biết cắm đầu vào làm hết bài tập này đến bài tập khác là đã tốt. Không, bộ óc của chúng ta rất đáng quý, ta phải giữ gìn. Lập thời gian biểu để não bộ xác định rõ mục tiêu, từ đó mới đạt được kết quả tốt, đồng thời xen kẽ thời gian giải lao, chơi thể thao để thoải mái tư tưởng. Bạn có thể liệt kê các công việc vào tờ giấy nhớ và dán vào góc học tập học để dễ dàng quan sát.
Thứ ba là việc tự học. Bản thân tôi thấy có nhiều bạn học nhiều nơi, nhiều thầy cô vì cho rằng cứ học nhiều là giỏi. Nhưng theo tôi thì việc tự học mới là yếu tố quan trọng, bởi vì chỉ có tự học,kiến thức mới là của bản thân mình! Việc tự học bao gồm đọc bài trước khi đến lớp giúp cho việc tiếp thu kiến thức mới dễ dàng hơn; trên lớp chú ý nghe giảng và chăm chỉ làm bài tập về nhà. Tự luyện bài tập sẽ giúp kỹ năng giải bài tập của các bạn nhuần nhuyễn, cũng như viết văn nhiều sẽ giúp kỹ năng viết được cải thiện, nâng cao. Một bộ óc siêu phàm mà không được rèn luyện thì cũng chẳng hơn mấy với bộ óc bình thường mà cần cù, chịu khó. Việc làm bài tập về nhà giúp các bạn gợi nhớ và hiểu thêm về các kiến thức đã học trên lớp.Có như vậy,khi cần phải ôn luyện lại thì cũng sẽ dễ dàng hơn. Đọc sách tham khảo cũng là một phần không thể thiếu. Có những kiến thức SGK không viết, thầy cô chưa nói nhưng lại giúp ích rất nhiều cho việc học của bạn. Việc tập trung học các môn khối thi đại học là rất cần thiết, vì vậy cần dành đa phần thời gian cho nó. Còn với các môn khác, không phải là không học mà đầu tư ít thời gian hơn, vì dù gì nó cũng vẫn giúp ích cho bạn trong cuộc sống sau này.
Ngoài ra, trong quá trình học bạn cũng nên trao đổi với thầy cô và bạn bè xung quanh. Những người giỏi hơn chúng ta có rất nhiều. Bản thân tôi là một học sinh khá, việc hỏi bài tập người khác có lẽ có nhiều người chẳng tin hay một số người cho đó là việc làm xấu hổ; nhưng tôi không ngại ngần bày tỏ điều đó, mỗi khi gặp vướng mắc gì, tôi đều hỏi bạn bè hoặc các thầy để giải đáp cặn kẽ đến cùng. Không ít lần có những bài nhiều bạn làm được trong khi tôi ngồi cắn bút, các bạn biết cảm giác lúc đó thế nào chứ: hoang mang, xấu hổ, nản chí và có chút gì đó muốn che giấu. Vâng đúng vậy, nhưng tôi vẫn mạnh dạn hỏi các bạn khác để được giải đáp. Vì dù sao thế cũng tốt hơn là cứ để khúc mắc đó đến khi gặp lại vẫn không giải quyết được. Kẻ giấu dốt là kẻ ngu ngốc và không thể tiến bộ. Các thầy cô không đến nỗi khó gần như các bạn nghĩ, việc bạn mạnh dạn hỏi bài sẽ được các thầy cô hết sức ủng hộ và khuyến khích.
Kính thưa Đại hội!
Trên đây là những ý kiến tham luận của chi đoàn ….. gửi tới Đại hội. Bản tham luận chắc chắn không tránh khỏi thiếu sót, rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của quý vị đại biểu và các đồng chí đoàn viên để bản tham luận của chi đoàn chúng tôi được đầy đủ hơn.
Cuối cùng, xin kính chúc sức khoẻ tới quý vị đại biểu và các đồng chí đoàn viên tham dự Đại hội.
Chúc Đại hội thành công tốt đẹp.
Xin trân trọng cảm ơn!
Bài tham luận học tập Đại hội chi đoàn
Kính thưa:
– Quý vị Đại biểu
– Thưa các đồng chí đoàn viên
– Thưa Đại Hội
Qua một thời gian làm việc của đại hội tôi hoàn toàn nhất trí với bản báo cáo tổng kết công tác công đoàn nhiệm kỳ ….. và phương hướng hoạt động công đoàn nhiệm kỳ .;……
Rất vinh dự cho tôi khi được sự uỷ nhiệm của Đoàn chủ tịch. Tôi xin được đóng góp một vài ý kiến nhỏ của mình trong bản tham luận về học tập.
Học tập không phải là vấn đề mới mẻ đối với chúng ta. Ít nhất là nó đã gắn bó với chúng ta được 12 năm. 12 năm với học tập, có người cho nó là niềm vui, niềm hạnh phúc; có người lại coi nó như nỗi ám ảnh thường trực mỗi khi đến trường; có người lại coi nó không còn tồn tại trong tâm trí của mình.
Tuy nhiên, đại đa số HSSV hiện nay, bao gồm tôi và bạn, có nhiều lần xem chuyện học như một gánh nặng phải đeo bám suốt mười mấy năm. Những bài tập khó, những đợt kiểm tra và những bài học khó nuốt, chúng ta thường dùng một kế sách, đó là: đối phó.
Học để đối phó. Rõ ràng, đó không phải mục đích của việc học.
Tổ chức UNESCO có 1 câu nói: “Học để hiểu biết, học để làm người, học để làm việc và chung sống…”. Đúng như vậy, điều trên rất quan trọng, nó còn quan trọng đến nỗi nếu bạn không xác định được học để làm gì, thì mãi mãi với bạn, học luôn là cực hình. Bởi, bạn không thể bắn trúng vào một cái đích khi mà không biết cái đích ở đâu. Xác định mục tiêu của bản thân luôn là yếu tố hàng đầu trong học tập. Cuộc sống của chúng ta hiện nay phụ thuộc vào học tập rất nhiều. Bạn không thể ngồi chờ điều kì diệu sẽ đến với cuộc đời mình. Định mệnh không phải là vấn đề cơ hội, đó là vấn đề chọn lựa. Đó không phải là điều được trông chờ, mà là điều mà bạn phải đạt được.
Điều quan trọng thứ hai sau xác định mục tiêu, là niềm tin. Chính xác hơn là niềm tin vào chính bản thân mình. Nếu bạn tin rằng bạn không thể học giỏi môn Chính trị, Môn Tiếng Anh… thì chắc chắn bạn sẽ chẳng thể nào khá lên được. Một khi bạn đã chấp nhận sự thật “phũ phàng” ấy, bạn sẽ viện vào hàng chục lí do, mà lí do nào cũng mang đầy cơ sở khoa học: nào là do di truyền, thầy cô dạy chán, chương trình học rắc rối, hay thậm chí là do đứa bạn ngồi bên chẳng giỏi hơn mình… Hãy nhớ một điều rằng bạn có thể học bất cứ điều gì cần học để đạt được bất cứ mục tiêu nào tự đặt ra cho mình. Con người là tuyệt tác của thiên nhiên. Và, kĩ năng học tập là kỹ năng tuyệt tác nhất của con người. Xin hãy nhớ rằng: “Không một ai trên Trái đất này thừa cả, bạn sinh ra là để làm điều gì đó thật đặc biệt cho cuộc đời mình”.
Hiện nay, có rất nhiều phương pháp học tập khác nhau, bằng các phương tiện khác nhau. Nhưng kĩ năng quan trọng nhất là tự học. Khả năng độc lập trong học tập, tư duy sẽ giúp bạn tiến bộ nhanh. Dù cho là phương pháp nào đi chăng nữa thì cũng có một số yếu tố mà bạn nên quan tâm:
Giả sử bạn được chọn trong 3 điều sau: tiền bạc, sức khỏe, tình yêu. Bạn sẽ chọn điều gì quan trọng nhất với bạn? Một số bạn có tư tưởng hiện thực hóa sẽ chọn tiền bạc. Số khác, giả vờ ngây thơ và trong sáng, sẽ chọn tình yêu. Nhưng ít ai chú ý rằng sức khỏe mới là điều thực sự quan trọng. Ngay cả trong học tập cũng vậy, khi mà đầu bạn đang đau như búa bổ, tay chân mỏi nhừ và mắt cứ nhíu lại vì thức quá khuya, bạn sẽ chẳng thể nhét nửa chữ vào đầu. Đừng nghĩ rằng mình đang ở độ “mơn mởn tuổi xuân” mà coi thường sức khỏe. Vì vậy, ngoài việc học tập, các bạn cần nên chú ý đến sức khỏe, ăn uống điều độ, thường xuyên luyện tập thể dục thể thao tránh không sử dụng các chất kích thích như rượu bia, hút thuốc, hay nghiện các trò chơi điện tử.
Sắp xếp thời gian hợp lý, chia nhỏ công việc để dễ dàng thực hiện. Đừng ngại khó khăn và thất bại và đừng bao giờ bỏ cuộc các bạn nhé đích ngắm đã ở trước mắt chúng ta rồi.
Chúng ta, các bạn và tôi đều sinh ra từ vùng quê nghèo, cha mẹ chúng ta đã và đang rất cố gắng, quanh năm bán mặt cho đất, bán lưng cho trời để cho chúng ta có cơ hội được tiếp cận với các cơ hội của cuộc đời, chúng ta hãy nắm lấy, tận dụng và sử dụng sao cho hiệu quả nhất để rồi ta không phải hối hận, không phải thốt lên “Nếu mà … “.
Chúng ta được đi học, chúng ta đã là người may mắn không nằm trong số 2 tỷ người mù chữ trên trái đất này tại sao chúng ta không cố gắng. Vẫn biết năm nhất của học sinh trường Trung cấp Kinh tế Kỹ thuật cái gì cũng bỡ ngỡ, mới mẻ. Lựa chọn ngành Địa chính để gắn bó cuộc đời, mỗi chúng ta luôn phải nhớ rằng bạn phải có kiến thức thực sự, hãy xác định tư tưởng và niềm tin cho chính bản thân mình. Học ngành Địa chính khối lượng kiến thức rất nhiều, nhiều thông tin cần phải nhớ và cần phải chính xác, kỹ năng cần phải thuần thục vì thế mỗi chúng ta cần tìm cho mình phương pháp học tốt nhất, phù hợp nhất.
Qua hơn 15 tuần học chúng ta đã được làm quen với một số môn: Lý thuyết thông tin tư liệu địa chính; Bản đồ địa chính, đất và bảo vệ đất.. Trong quá trình học tập vẫn còn một số thành viên trong lớp ý thức học tập.Trong giờ học vẫn còn mất trật tự, bỏ tiết nghỉ học không lý do. Để hạn chế những yếu kém đó mỗi chúng ta cần xác định đúng đắn mục tiêu học tập, chuyển từ học tập bị động sang học tập chủ động và tích cực tham gia các các phong trào thi đua mà Nhà trường đã phát động.
Một vài lời tự sự chia sẻ cùng các bạn, để các bạn và tôi cùng cố gắng hơn nữa để tập thể lớp chúng ta vững mạnh về mọi mặt, chúng ta cùng đạt kết quả cao trong học tập, tích lũy được kiến thức vững vàng cho một nghề nghiệp trong tương lai.
Trên đây là những ý kiến tham luận của tôi về vấn đề học tập. Rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các đồng chí để bản tham luận của tôi được đầy đủ hơn. Cuối cùng xin kính chúc sức khoẻ các quý vị đại biểu, ĐVTN chúc các đồng chí luôn tươi vui và hạnh phúc. Chúc đại hội thành công tốt đẹp.
Xin trân trọng cảm ơn!
Bài tham luận về học tập
Kính thưa các quý vị đại biểu, các thầy cô giáo và các bạn ….. thân mến!
Thay mặt BCS lớp- Đoàn- Hội, tôi rất vinh dự được trình bày bản tham luận về phương pháp học tập của bản thân.
Mỗi người trong chúng ta đều có một cách học riêng, học như thế nào, phương pháp học ra làm sao thì đó là một điều vô cùng quan trọng. Giúp cho chúng ta đạt kết quả cao trong học tập. Nhất là đối với sinh viên năm cuối, việc phấn đấu tăng tốc trong học tập để về đích càng trở lên quan trọng, cấp thiết.
Theo tôi để học tốt trước hết, bạn phải có niềm tin. Khi bạn tin vào chính bản thân mình thì bạn mới có thể đạt được những mục tiêu bạn đặt ra. Hãy nhớ một điều rằng bạn có thể học bất cứ điều gì cần học để đạt được bất cứ mục tiêu nào tự đặt ra cho mình. Con người sinh ra là một điều kì diệu và kĩ năng học tập là kỹ năng kì diệu nhất của con người. Xin hãy nhớ rằng: “Không một ai trên Trái đất này thừa cả, bạn sinh ra là để làm điều gì đó thật đặc biệt cho cuộc đời mình”.
Hiện nay, có rất nhiều phương pháp học tập khác nhau, bằng các phương tiện khác nhau. Bên cạnh việc tiếp nhận sự truyền đạt kiến thức từ giáo viên thì theo tôi kĩ năng quan trọng nhất là tự học. Khả năng độc lập trong học tập, tư duy sẽ giúp bạn tiến bộ nhanh. Dù cho là phương pháp nào đi chăng nữa thì cũng có một số yếu tố mà bạn nên quan tâm:
1. Luôn hoàn thành bài hôm nay và chuẩn bị tốt bài vở ngày mai.
Thời gian qua đi không thể lấy lại được. Thứ duy nhất mà bạn có thể làm chủ và thay đổi là hiện tại. Ngạn ngữ Anh có một câu rất hay “ Hôm qua là quá khứ. Ngày mai là điều bí mật. Và hôm nay là một món quà.” Đó là lí do tại sao người ta gọi thì hiện tại là present, tức là món quà. Vì thế, hãy làm mọi thứ mà bạn đã đặt ra ngay ở thì hiện tại chứ không phải thì tương lai. “việc hôm nay chớ để ngày mai” Điều này sẽ tạo ra một thói quen tốt, giúp ích cho chúng ta ở mọi mặt của đời sống chứ không riêng học tập.
2. Luôn tập kỹ năng ghi nhớ kiến thức một cách lôgic.
Muốn có một tư duy logic cần phải có một hệ thống kiến thức nhất định.Việc nắm vững kiến thức cơ bản sẽ làm cơ sở cho tư duy là tiền đề cho việc nắm vững kiến thức mới. Nắm chắc kiến thức có nghĩa là hiểu được nhớ lâu dài và có thể vận dụng được kiến thức. Chúng ta biết trí nhớ là hoạt động phản xạ có điều kiện.Muốn lập được phản xạ có điều kiện thông tin phải được lặp đi lặp lại nhiều lần.Vì vậy trong ghi nhớ kiến thức cần phải ôn tập thường xuyên và có hệ thống để tăng cường khả năng ghi nhớ.Không phải ngẫu nhiên mà cha ông ta đã dạy: Dốt đến đâu học lâu cũng giỏi, Muốn biết phải hỏi,muốn giỏi phải học.
Ngoài ra nhớ lâu thường dựa trên ấn tượng mạnh tác động tới ngưỡng tâm lý chúng ta: Một kiến thức hay, một cách giải quyết vấn đề độc đáo, một lần bị sai lầm là những ấn tượng khó quên lưu lại lâu bền trong trí nhớ chúng ta.Vì vậy khi học bài cần tạo ra các ấn tượng ghi nhớ sâu kiến thức thông qua đồ dùng dạy học, thông qua trao đổi thảo luận thậm chí tranh cãi với bạn bè.
Nhớ lâu nó cũng bắt nguồn từ hứng thú học tập, nó chính là chất men kích thích học tập.Vì vậy luôn chuẩn bị cho mình tinh thần thoải mái và sự tập trung cao độ khi học tránh phân tán tư tưởng khi học.
……………….
Bản tham luận về học tập Đại hội chi đoàn
Kính thưa đoàn chủ tịch, kính thưa các vị đại biểu khách quý cùng toàn thể đại hội.
Hôm nay về dự với đại hội chi Đoàn – Lớp 10A1 ,tôi rất vinh dự thay mặt cho các đồng chí đoàn viên chi đoàn 10A1 đóng góp ý kiến tham luận về phương pháp học tập cho năm học lớp 10 .
Lời đầu tiên tôi xin gửi tới các vị đại biểu, các thầy cô giáo cùng toàn thể các đồng chí đoàn viên lời chào và lời chúc tốt đẹp nhất.
Trước tiên tôi hoàn toàn nhất trí bản dự thảo phương hướng, nhiệm vụ nhiệm kỳ 20…– 20… mà đồng chí ………………………………vừa trình bày trước đại hội. Sau đây tôi xin tham luận về phương pháp học tập cho năm học lớp 10:
Thưa các đồng chí, để có thể bước vào cánh cổng ngôi trường THPT như ngày hôm nay là thành quả sau 9 năm học tập, rèn luyện tích cực khi còn là học sinh của cấp Tiểu học và THCS. Trong 9 năm đó, chắc hẳn mỗi người đã đạt được nhiều kết quả học tập đáng trân trọng, tôi biết, để có những kết quả như thế, các đồng chí chắc hẳn có riêng cho mình một phương pháp học hiệu quả và năng suất. Và lên đến cấp học này cũng thế, nếu muốn đạt được kết quả cao trong học tập, mỗi người cần thiết phải đặt ra cho mình những phương pháp cụ thể để học tập. Do đó tôi xin trình bày một vài phương pháp học tập mà tôi rút kinh nghiệm từ các thầy cô, anh chị đi trước cũng như của bản thân.
– Đầu tiên, dựa vào tình hình thực tế là nhà trường đã phân chia các lớp theo sở trường, sở thích và khả năng của học sinh, mỗi lớp là với mỗi chuyên môn, do đó, cần xác định đúng khả năng của bản thân cũng như định hướng khối học, nghề nghiệp sau này. Đây là bước quan trọng khi bước vào lớp 10 cũng như cấp THPT, bởi đây cũng như việc chọn nghề nghiệp – công việc gắn bó suốt cuộc đời của mỗi người, giúp ta chăm lo cho bản thân, gia đình và phát triển xã hội, góp phần xây dựng đất nước đi lên.
– Tiếp theo, muốn có phương pháp học tập tốt, phải vạch ra chương trình cụ thể.
Trong thời khóa biểu, cần lưu ý phác họa chương trình của từng ngày, từng tuần và tháng ăn khớp với nhau. Tránh để xảy ra việc nọ chồng chéo lên việc kia, để rồi cuối cùng không việc nào hoàn thành một cách chắc chắn cả.
Vậy phải lập chương trình thế nào để được sít sao?
Trước nhất, phải nắm chắc thời khóa biểu ở trường, ngày nào có những môn gì.
Nếu buổi sáng bạn học ở trường thì buổi chiều bạn nên vận dụng thời khóa biểu của chương trình học bài kết hợp với chương trình sinh hoạt ở nhà. Đêm từ 8 giờ – 10 giờ các bạn nên ôn tập lại các môn bài đã học buổi chiều, và nắm chắc bài trước khi lên giường ngủ.
– Tiếp đến, tôi sẽ đi vào cụ thể từng môn, với lớp A1, tôi sẽ phân tích 3 môn : Lý, Hóa, Toán như sau:
+ Với môn Lý: Bạn đã nghe qua bài giảng của thầy cô ở lớp rồi. Nghe giảng cho nghiêm túc là điều quan trọng bước đầu . Môn học này có hai 2 phần. Phần học bài và phần làm toán. Trước tiên, nên đọc qua bài một lần. Ðọc thật chậm. Phần nào khó hiểu bạn nên ghi ra giấy nháp ngay. Sau khi đọc xong một lượt bài ghi, bạn nên lập ngay dàn bài. Nhớ là từ phần của dàn bài, có đoạn quan trọng, bạn cần ghi cụ thể và gạch dưới những đoạn ấy. Lập dàn bài xong là bạn khai triển bài học rất dễ dàng.
Về môn Vật lý, bao giờ cũng có những công thức, những định luật, bạn nên học thật nhuần nhuyễn các công thức, các định luật ấy. Không học sơ sơ mà nhớ phải thật nằm lòng. Bạn nên có những quyển sổ tay để ghi những công thức này. Một phương pháp giúp bạn dễ nhớ là bạn nên học trên bảng, dùng phấn viết những định luật, những công thức để khi đi qua đi lại luôn nhìn thấy và khắc sâu vào tâm óc bạn. Khi nào đã thuộc thì xóa đi để ghi nội dung khác. Hoặc bạn cũng có thể ghi dàn bài, các định luật, các công thức của môn học này trong một mảnh giấy, xếp bỏ vào túi, và bất cứ nơi đâu bạn cũng có thể lấy ra nhẩm lại được. Với môn Vật lý bạn nên áp dụng làm bài tập toán ứng dụng, đừng bỏ qua một bài tập nào của sách bài tập. Vì nếu không thực hành bạn sẽ không thể giỏi về môn Lý được.
+ Môn Hóa: Cũng không khác với môn Lý, môn học này cũng có nhiều công thức. Ðiều quan trọng là bạn phải nắm chắc các hóa trị của các chất trong bảng tuần hoàn Hóa học Mendeleev. Về phương pháp học, bạn cũng áp dụng như môn Vật lý.
Với môn học này bạn chịu khó nắm chắc kiến thức ngay từ ban đầu thì sẽ không khó gì cho bạn về sau. Bạn muốn nhớ nằm lòng về hóa trị của các chất hóa học trong bảng tuần hoàn ?
Xin đơn cử vài câu đơn giản để bạn dễ nhớ khi sử dụng làm bài:
Ví dụ: Với bảng phân loại tuần hoàn hóa học, những câu sau đây bạn sẽ phân biệt được chất nào đứng trước Hydro: “Khi nào cần may áo giáp sắt phải nhìn sang phố, hỏi cửa hàng Á Phi Âu”
Có nghĩa là: K – Na – Ca – Mg – Ag – Zn – Fe – P – Ni – Sn – Pb – H – C – Hg-Ar – Pt Au.
Và nữa, bằng những câu thơ trong bài ca Hóa trị sẽ giúp các bạn nhớ lại các hóa trị để dễ cho việc cân bằng phương trình khi làm toán.
+ Môn Toán: là môn học quan trọng nhất của bạn,nó đòi hỏi quá trình rèn luyện liên tục từ thấp lên cao. Muốn làm toán giỏi, trước tiên bạn phải hết sức chú trọng việc nghe giảng ở lớp. Bạn ghi nhanh vào sổ tay những phần bài khó hiểu, để về nghiên cứu lại. Bạn phải phân loại và nắm chắc từng dạng toán. Ðây là phần quan trọng, nếu bạn chỉ học vẹt, mà không phân biệt rõ các dạng thì muôn đời bạn không thể giỏi toán được. Ðiều thứ 2 là bạn phải học thuộc các công thức, định lý, mệnh đề, đây là “chìa khóa” cho bạn đi vào các bài toán khó. Không thuộc công thức, bạn không sao giải nổi một bài toán cho dù rất đơn giản ví như người đứng trước một kho tàng nhưng không có chìa khóa để mở. Các giáo viên toán học cũng thấy được môn toán là môn học khó khăn “khó nuốt”, nên đã làm ra những bài thơ để kích thích học sinh để dễ nhớ. Mỗi thầy dạy theo một phương pháp khác nhau. Phương pháp học toán cũng không đơn giản như các môn khác. Bạn cũng rất cần ghi các công thức ra bảng học. Hoặc đối với môn hình học không gian, cần vẽ hình cho thật chính xác lên bảng để đi qua đi lại, bạn nhìn hình vẽ cho quen, mà cũng có thể bạn tìm phương pháp giải một cách bất ngờ. Về công thức, định lý, định đề ghi như vậy bạn sẽ thấy quen mắt. Bạn có thể nhẩm nhớ mà không phải “gò đầu, bó gối” để học một cách khổ sở. Mặt khác, bạn cũng có thể ghi tắt các công thức ra mảnh giấy nhỏ cho vào túi: Ði đâu bạn cũng nhẩm, làm việc gì bạn cũng tranh thủ nhẩm lại được. Học mệt, dạo chơi trên công viên bạn cũng có điều kiện ôn lại mà, nếu quên bạn lôi “lá bùa hộ mệnh” đó ra. Chắc chắn điều đó sẽ nằm lòng bạn, và bạn sẽ không bao giờ quên nó một cách dễ dàng hoặc lẫn lộn.
– Điều tiếp là không ngại nêu thắc mắc trong lớp học, khi chưa hiểu bài chủ động hỏi ngay tại lớp, vấn đề càng mở rộng càng nhớ lâu và hiểu sâu, kết quả cao phụ thuộc vào mức độ hiểu biết vấn đề, không chỉ trả lời đủ câu hỏi kiểm tra thường xuyên trao đổi với bạn bè những gì mình chưa hiểu. Thảo luận với nhau về vấn đề vướng mắc, trình bày các giải pháp để cùng nhau giải quyết, những sinh viên muốn độc lập học hành đã tiêu phí thời gian vô ích khi tự giải quyết vấn đề khó khăn một mình mà không chia sẻ trao đổi cùng với bạn bè.
– Cuối cùng, việc học ở nhà là rất quan trọng, đây là khoảng thời gian cho ta ôn lại kiến thức đã học ở trường, cũng như rèn luyện với nhiều bài tập cơ bản và nâng cao, giúp ta nắm bài học kĩ và lâu hơn. Trên đây là những ý kiến tham luận của tôi gửi tới đại hội. Bản tham luận chắc chắn không tránh khỏi thiếu sót rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của quý vị đại biểu và các đồng chí đoàn viên để bản tham luận của tôi được đầy đủ hơn.
Cuối cùng xin kính chúc sức khoẻ tới quý vị đại biểu và các đồng chí đoàn viên tham dự đại hội. Chúc đại hội thành công tốt đẹp.
Xin trân trọng cảm ơn!
Tham luận về học tập của Đoàn viên
Kính thưa các vị khách quý!
Kính thưa các vị đại biểu!
Kính thưa các thầy giáo, cô giáo!
Các bạn đoàn viên thân mến!
Sau khi được nghe bạn ……….. đọc bản báo cáo tổng kết việc thực hiện nhiệm vụ của liên đội ta trong nhiệm kì 20… – 20…đồng thời nêu ra phương hướng nhiệm vụ của Chi đoàn trong nhiệm kì mới: 20…. 20…, bản thân tôi nhất trí cao với bản dự thảo đó. Trong hội nghị này, thật vinh dự cho tôi được đại hội chỉ định lên trình bày tham luận của cá nhân tôi về vấn đề “Học tập như thế nào để đạt hiệu quả cao”.
Lời đầu tiên thay mặt cho tất cả các bạn đoàn viên, tôi xin gửi tới các vị đại biểu, các thầy cô giáo cùng toàn thể các bạn đoàn viên lời kính chúc sức khỏe, hạnh phúc và thành đạt. Chúc Đại hội của chúng ta thành công rực rỡ.
Kính thưa các vị đại biểu, thưa toàn thể các bạn đoàn viên!
Có thể nói học tập là một trong những nhiệm vụ hàng đầu của người học sinh. Để có những cách học tốt nhất, đem lại hiệu quả cao nhất, chúng ta nên có những phương pháp học tập tích cực đối với từng cá nhân. Mỗi người có một cách học khác nhau, có một suy nghĩ về tầm quan trọng của việc học khác nhau. Do đó phương pháp học tập, và quan điểm học tập cũng khác nhau. Nhưng tất cả đều hướng vào nội dung “Học thật – Thi thật”. Chính các phương pháp học tập của mỗi người sẽ giúp chúng ta có được vốn kiến thức quan trọng, giải thích được các hiện tượng khoa học trong đời sống và cũng là hành trang vững chắc nhất trên con đường sự nghiệp sau này. Muốn được như thế chúng ta phải cố gắng học tập ngay khi còn đang ngồi trên ghế nhà trường. Vậy học như thế nào để đạt được kết quả tốt ? theo tôi mỗi chúng ta cần phải thực hiện được một số mặt sau:
1) Trước tiên để học được tốt thì mỗi chúng ta cần phải có niềm say mê, yêu thích các môn học và có nhận thức đúng đắn về các môn học, xác định rõ học tập tốt, kiến thức vững vàng sẽ là hành trang giúp chúng ta có thể tự tin bước vào tương lai. Đây chính là yếu tố giúp cho chúng ta có những suy nghĩ, hiểu biết ban đầu về việc học.
2) Khi ở trên lớp chúng ta cần phải chú ý lắng nghe lời giảng của thầy cô, ghi chép đầy đủ, cẩn thận và suy nghĩ phát biểu ý kiến xây dựng bài. Việc này sẽ giúp các bạn hiểu bài ngay tại lớp tới 70% kiến thức. Khi về nhà chúng ta cần xem lại sách vở tức là xem lại lí thuyết, cố gắng hồi tưởng lại các kiến thức thầy cô giảng trên lớp, kết hợp với trả lời và làm bài tập trong sách giáo khoa, sách bài tập, sách tham khảo. Như thế ta sẽ có thêm được 20% kiến thức của bài học nữa. còn lại 10% chính là do chúng ta áp dụng kiến thức đã học vào cuộc sống.
3) Nên đọc bài, soạn bài chu đáo trước khi đến lớp, tự tìm ra các phương án trả lời theo câu hỏi định hướng trong SGK. Đây là một việc rất cần làm Vì có chuẩn bị chu đáo thì khi đến lớp ta sẽ có tâm thế thoải mái, tự tin hơn khi bước vào tiết học. Chuẩn bị bài chu đáo sẽ là nền tảng để ta tiếp thu kiến thức nhanh hơn, sâu sắc hơn.
4) Mỗi người học sinh cần lập cho riêng mình một thời gian biểu và thực hiện nghiêm túc theo thời gian biểu đã đề ra cho từng môn học. Có kế hoạch học tập khoa học, hiệu quả. Thường xuyên đến thư viện của nhà trường để đăng kí mượn sách, báo để tham khảo thêm các kiến thức bổ trợ cho môn học cũng là cách nâng cao chất lượng học tập.
5) Tục ngữ Việt Nam có câu: “Học thầy không tày học bạn” vì thế mỗi chúng ta cần có ý thức học bạn, nhờ bạn giảng giải thêm cho ta những kiến thức mà ta chưa hiểu, những bài tập mà ta chưa làm được. Ngoài ra, sau mỗi tiết học hay sau mỗi giờ ra chơi, ta có thể gặp riêng thầy cô bộ môn, nhờ thầy cô giảng lại những kiến thức mà ta mông lung chưa hiểu. Thầy và bạn sẽ đóng vai trò quyết định đối với sự thành công trong học tập của mỗi người học sinh bởi thầy bằng kiến thức, nghiệp vụ sư phạm sẽ giúp ta hiểu bài nhanh hơn, bạn bè giúp đỡ sẽ tạo cho ta cảm giác thoải mái hơn trong học tập.
Trên đây là bản tham luận của cá nhân tôi về vấn đề nâng cao kết quả học tập của người học sinh. Tôi hi vọng rằng các bạn sẽ đóng góp thêm ý kiến để tôi bổ sung cho bản tham luận được hoàn thiện hơn. Chúng ta có thể trao đổi, góp ý cho nhau để mọi người cùng cố được những kết quả học tập thật tốt.
Cuối cùng tôi xin kính chúc các vị đại biểu, các thầy cô giáo luôn mạnh khoẻ. Chúc các các bạn đoàn viên luôn chăm ngoan học giỏi. Chúc Đại hội thành công tốt đẹp.
Tôi xin trân trọng cảm ơn!
Bản tham luận về học tập
Kính thưa quý thầy cô giáo, cùng toàn thể các bạn học sinh thân mến!
Vậy là sau 3 tháng nghỉ hè,chúng ta lại bước vào năm học mới với nhiều thử thách và nhiệm vụ trong học tập cần phải vượt qua. Chắc chắn là bạn nào cũng cảm thấy khó khăn, áp lực hơn vì lượng kiến thức trên lớp ngày càng nhiều và khó nhưng yêu cầu của các thầy cô không vì thế mà giảm đi, hơn nữa còn tăng lên. Có một số bạn vùi đầu vào học, học suốt ngày đêm mà vẫn chưa thể nắm bắt kiến thức nhưng có bạn có thể vừa học vừa học, vừa chơi mà vẫn đáp ứng được mọi yêu cầu của thầy cô. Có sự khác nhau đó, theo tôi, nguyên nhân chính là do phương pháp học tập của mỗi người. Điều này đóng 1 vai trò rất quan trọng đối với sự thành công của các bạn. Vì vậy, hôm nay, trong bài tham luận này tôi xin đóng góp 1 vài ý kiến về phương pháp học tập.
1. Đầu tiên là việc nghe giảng trên lớp – đây là một việc hết sức quan trọng. Tập trung, chú ý nghe giảng sẽ giúp bạn hiểu bài kĩ càng, hiệu quả sẽ tăng lên nhiều lần so với khi bạn lơ đãng trong lớp. Để có được sự tiếp thu tốt nhất khi nghe giảng, hãy dành ra ít phút ở nhà để xem trước bài mới, tới lúc thầy cô giảng, bạn sẽ không bị bỡ ngỡ trước những kiến thức mới. Trên lớp, hãy hăng hái giơ tay phát biểu, đừng quá nặng nề chuyện đúng, sai, quan trọng nhất là một lần được nói là một lần được học.
2. Thứ 2 là việc học, ôn lại bài. Lần ôn lí tưởng nhất là sau khi học xong 10 phút – đó chính là lúc khả năng ghi nhớ đạt tới đỉnh điểm. Nếu không thể ôn ngay như vậy được thì hãy ôn vào lúc có thể nhất. Vì thế nên bạn không chỉ chuẩn bị bài mới, ôn bài cũ của môn học ngày mai mà còn ôn cả những kiến thức hôm nay vừa được học dù ngày hôm sau có môn đó hay không. Điều này không hề tốn thời gian một chút nào vì kiến thức mới tiếp thu, ghi nhớ và nhớ lâu nên lần sau học chỉ bỏ ra ít phút là có thể học thuộc và hiểu kĩ càng. Đối với việc làm bài tập, trước hết cần học thuộc kiến thức và hiểu sâu, như vậy có thể làm bài tập và hiểu một cách dễ dàng. Để tránh sự căng thẳng trong khi học, mỗi lần học không nên quá 2 tiếng. Sau khi học xong một môn học, hãy để đầu óc thư giãn 5 phút trước khi học tới môn tiếp theo. Sau mỗi lần học dài 2 tiếng, hãy thư giãn nửa tiếng trước khi học tới môn tiếp theo.
3. Thứ 3 là việc bồi dưỡng, nâng cao kiến thức. Sẽ không đủ nếu bạn chỉ học trong SGK, cần phải dành thời gian để tìm tòi tài liệu, làm phong phú vốn tri thức của bản thân. Đừng ngại ngần khi trao đổi với thầy cô bạn bè một vấn đề mà bạn chưa hiểu rõ, qua những lần trao đổi đó, kiến thức sẽ được khắc sâu trong đầu bạn hơn bất kì cách nào. Các bạn cũng có thể tạo ra những đôi bạn cùng tiến để cùng ti đua nhau học tập và trau dồi tri thức cho nhau. Khi đó, việc học sẽ không quá nặng nề mà trở nên thật dễ dàng.
Kính thưa các quý thầy cô giáo, cùng toàn thể các bạn học sinh, trên đây là tôi đã trình bày những ý kiến của mình về vấn đề học tập. Nó có thể chỉ phù hợp với tôi hay phù hợp với nhiều bạn, nhưng dù nó đã hoàn hảo hay chưa thì tôi rất mong nhận được ý kiến từ các bạn để bản tham luận đầy đủ hơn.
Cuối cùng, tôi xin chúc tất cả các bạn đạt được nhiều thành tích cao trong học tập, em xin kính chúc các thầy cô luôn mạnh khoẻ để truyền đạt cho chúng em nhiều hơn nữa những tri thức cuộc sống, chúc Đại hội thành công rực rỡ.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Trên đây là nội dung bài viết Bản tham luận về học tập trong Đại hội Chi đoàn (8 Mẫu) được đăng trong chuyên mục Tài liệu & Biểu mẫu
Đăng bởi: THCS Bình Chánh