Báo cáo sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học
Mẫu báo cáo sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học là biểu mẫu được sử dụng rộng rãi trong các trường học, được lập ra nhằm báo cáo kết quả, tình hình thực hiện việc sinh hoạt hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học.
Sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học là một nội dung tuy không mới nhưng việc triển khai thực hiện tại các nhà trường còn rất nhiều hạn chế. Việc sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học có ý nghĩa vô cùng quan trọng làm thay đổi hình thức sinh hoạt chuyên môn theo kiểu truyền thống. Nâng cao tay nghề giáo viên và khả năng sáng tạo qua các lần sinh hoạt chuyên môn ở trường. Đồng thời tạo cơ hội cho học sinh tham gia vào quá trình học tập qua các hoạt động. Vậy sau đây là 2 mẫu báo cáo sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học mời các bạn theo dõi. Bên cạnh mẫu báo cáo các bạn xem thêm: biên bản, kế hoạch sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học.
Bạn đang xem: Báo cáo sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học
Báo cáo sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học – Mẫu 1
TRƯỜNG …………………………. TỔ KHỐI……… |
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM …………, ngày …… tháng ….. năm …… |
BÁO CÁO
SINH HOẠT TỔ, NHÓM CHUYÊN MÔN THEO HƯỚNG NGHIÊN CỨU BÀI HỌC
NĂM HỌC 20…. – 20….
Thực hiện Công văn số …./KH- THPTHĐB, ngày ……. về việc Hướng dẫn sinh hoạt tổ/nhóm chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học.
Thực hiện kế hoạch số……./KHTCM, ngày ……… về việc thực hiện sinh hoạt tổ/nhóm chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học.
Nhóm chuyên môn Địa – GDCD báo cáo kết quả sinh hoạt tổ/nhóm chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học năm học 20…. – 20…. như sau:
1. Tổ chuyên môn sinh hoạt triển khai kế hoạch
– Thời gian: 14h, ngày ……tháng ….. năm 20…..
– Địa điểm: Văn phòng tổ Sử – Địa – GDCD
– Thành phần tham dự: ……… đồng chí trong nhóm Địa – GDCD
– Người chủ trì: …………………… – Chức vụ: Nhóm trưởng
NỘI DUNG
1- Đ/chí: …………………… nhóm trưởng chuyên môn triển khai nội dung buổi sinh hoạt:
+ Lập kế hoạch gửi ban chuyên môn nhà trường.
+ Họp phân công nhiệm vụ cho các thành viên trong tổ nghiên cứu nội dung sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học.
+ Nêu những thuận lợi khó khăn của việc sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học.
+ Lắng nghe và giải quyết những khó khăn vướng mắc của các thành viên trong nhóm.
2. Tổ chuyên môn sinh hoạt lựa chọn và xây dựng kế hoạch bài dạy
– Thời gian: ………………………………………………………………………
– Địa điểm: Văn phòng …………………………………………………….…….
– Thành phần tham dự:………………… Đ/c nhóm chuyên môn ……………….
– Người chủ trì: …………………… – Chức vụ: Nhóm trưởng
NỘI DUNG
1- Đ/chí: …………………… Nhóm trưởng chuyên môn triển khai nội dung buổi sinh hoạt:
Căn cứ Kế hoạch đã đề ra về việc sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học, do đó nhóm chuyên môn Địa – GDCD yêu cầu giáo viên trong nhóm cùng nêu ý kiến, thống nhất lựa chọn một bài dạy để tiến hành soạn giảng theo phương pháp dạy học theo hướng phát triển phẩm chất năng lực học sinh.
Các thành viên trong tổ lắng nghe nội dung và tiến hành thảo luận để lựa chọn bài dạy minh họa.
+ Đ/c: …………………… đề xuất chọn bài: Tự nhiên, dân cư và xã hội Trung Quốc.
+ Đ/c đã giải thích lý do chọn nội dung: Nội dung bài dạy phù hợp với đối tượng học sinh, dễ triển khai hình thức dạy học theo hướng phát triển phẩm chất lăng lực học sinh. Đồng thời có nhiều tư liệu hỗ trợ bài dạy hơn các bài khác trong tuần.
+ Các thành viên trong tổ đã nhất trí với đề xuất trên của đồng chí: …………………….
2. Sau khi lắng nghe các thành viên trong tổ đề xuất chọn bài dạy minh họa, giải thích lí do chọn bài, nhóm trưởng chuyên môn đồng ý và kết luận:
+ Giao cho các đồng chí trong tổ cùng soạn bài, tổng hợp bài soạn là đồng chí …………………….
+ Phân công giáo viên dạy minh họa: ………….…………………………………….
+ Dự kiến thời gian dạy minh họa vào tuần …….., ngày ……………………..
+ Trước thời gian dạy, tổ sẽ tổ chức sinh hoạt chuyên đề và thảo luận nội dung, phương pháp dạy của bài đã chọn thống nhất trước khi dạy thực hành.
3. Tổ chức dạy minh họa và dự giờ
– Thời gian: ……..’, tiết 3, thứ….. ngày ……….. tháng……. năm 20…..
– Địa điểm: Phòng học lớp ………………….
– Thành phần dự giờ: …….. Đ/c nhóm Địa, GDCD (vắng đc ………..có tiết)
– Người chủ trì: …………………… – Chức vụ: Nhóm trưởng
– Giáo viên dạy minh họa: ……………………
– Nội dung dự giờ: Các thành viên dự giờ thực hiện theo văn bản …………
4. Tổ sinh hoạt thảo luận rút kinh nghiệm giờ dạy, tổng kết.
– Thời gian: ………ngày….. tháng ………… năm 20…..
– Địa điểm: Văn phòng tổ Sử – Địa – GDCD
– Thành phần tham dự: ………… Đ/c trong nhóm chuyên môn Địa – GDCD.
– Người chủ trì: …………………… – Chức vụ: Nhóm trưởng
NỘI DUNG
Đồng chí Tổ trưởng chuyên môn tiến hành chỉ đạo các thành viên trong tổ Thảo luận suy ngẫm về giờ dạy sinh hoạt chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học.
– Người thực hiện giờ dạy: ……………………
– Tên bài dạy: Tự nhiên, dân cư và xã hội Trung Quốc
1- Đồng chí: …………………… trình bày ý kiến của cá nhân sau khi dạy minh họa.
+ Giờ dạy cơ bản đã đạt được kiến thức cần truyền thụ, học sinh đã nắm được kiến thức của bài học.
+ Đã khai thác được các hoạt động của học sinh cần phải làm. Về phía giáo viên, cơ bản đã truyền đạt được nội dung kiến thức theo dự định.
+ Các nhóm đã tích cực hoạt động đưa ra các câu trả lời và cùng nhau thảo luận giữa các nhóm.
+ Các tình huống xảy ra trong giờ học cơ bản nằm trong dự kiến của người dạy.
– Khởi động (Tiếp cận kiến thức) HS nhớ lại đặc diểm của đất nước Trung Quốc đã học ở bậc THCS; Rèn luyện kĩ năng phân tích, suy luận để thấy được một số đặc điểm nổi bật của Trung Quốc.
– Giáo viên giới thiệu nội dung tiết học
– Hình thành kiến thức:
+ Tìm hiểu về vị trí địa lí và lãnh thổ Trung Quốc. GV chia lớp thành 4 nhóm và yêu cầu HS thực hiện nhiệm vụ
+ Tìm hiểu về điều kiện tự nhiên: GV chia lớp thành 4 nhóm, yêu cầu HS tìm hiểu SGK kết hợp với kiến thức của bản thân và hoạt động theo nhóm để hoàn thành phiếu học tập
+ Tìm hiểu về dân cư và xã hội: Bằng kĩ thuật khăn trải bàn GV yêu cầu HS đọc SGK, kết hợp vốn hiểu biết của bản thân đưa ra ý kiến cá nhân sau đó cả nhóm thống nhất ý kiến chung của cả nhóm về vấn đề nghiên cứu
– Hoạt động luyện tập: HS quan sát máy chiếu, sử dụng SGK và vận dụng kiến thức đã học để trả lời câu hỏi.
Hoạt động vận dụng và mở rộng:
+ HS vận dụng hoặc liên hệ kiến thức để giải thích tại sao tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên của Trung Quốc ngày càng giảm mà số dân vẫn tăng?
+ HS quan sát máy chiếu, sử dụng GGK và vận dụng kiến thức đã học để trả lời câu hỏi.
* Hoạt động của các nhóm:
– Nhóm 1, 3, hoạt động hiệu quả hơn.
– Nhóm 2 và 4 còn chậm; kỹ năng và diễn đạt còn hạn chế.
2. GV dự giờ chia sẻ ý kiến:
a- Đồng chí: ……………………- Giáo viên chuẩn bị tiết dạy chu đáo (giáo án, đồ dùng dạy học…)
– GV bình tĩnh, tự tin, trình bày bảng khoa học.
– Hoạt động của thầy và trò phối hợp nhịp nhàng.
– Một số em chưa tích cực tham gia thảo luận.
b- Đồng chí: ……………………- Phần khởi động tốt.
– Một số HS làm việc còn chậm, một số em chưa nhập cuộc, sự chuẩn bị bài của một số HS chưa tốt.
– Qua phần trò chơi tìm hiểu về điều kiện tự nhiên của phần miền Đông và miền Tây của Trung Quốc một số học sinh chưa nắm bắt được yêu cầu của trò chơi nên còn núng túng, lên hoàn thiện kết quả còn chen lấn.
– GV nên cho HS ghi kết quả thảo luận vào phiếu, cho các nhóm nhận xét chéo kết quả của nhóm khác và bao quát HS trong cả lớp học.
– GV có thể đưa ra những hình thức khuyến khích động viên kịp thời để tạo không khí sôi nổi.
b- Đồng chí: ……………………
– Một số HS chưa thật sự chú ý vào bài học.
– Phần luyện tập nên dành nhiều thời gian hơn.
3. Tổng hợp ý kiến của Nhóm trưởng CM:
* Ưu điểm
– Tác phong lên lớp bình tĩnh, tự tin.
– Hướng dẫn HS hình thành đầy đủ kiến thức quan trọng cần thiết và đã có sự kết hợp các phương pháp dạy học mới, lấy HS làm trung tâm,…
– Hiệu quả của SHCM đối với người dạy cách chọn phương pháp không gò bó, người dạy gần gũi học sinh hơn, HS được làm việc nhiều hơn, qua đó rút ra nhiều kinh nghiệm hơn, học sinh cảm thấy gần gũi thầy, cô hơn.
– Qua giờ dạy giáo viên có nhiều phương án truyền thụ kiến thức cho học sinh, và có thể tạo điều kiện cho các em làm chủ kiến thức hơn.
* Tồn tại:
– Một số học sinh còn chưa thật sự chú ý, chưa có nhiều tương tác, hoạt động thảo luận trong nhóm.
– Do lớp chất việc quan sát các đối tượng HS của Gv chưa được đều khắp lớp.
– Phân bố thời gian chưa hợp lý ở một số nội dung.
– Học sinh không ghi chép được nội dung bài học
* Rút kinh nghiệm:
– Yêu cầu một số HS chuẩn bị bài ở nhà tốt hơn, trong giờ học cần tương tác, thảo luận nhóm hiệu quả hơn.
– GV cần quan sát tất cả học sinh trong giờ dạy, phân bố thời gian ở một số nội dung hợp lý hơn.
4. Thảo luận về bước áp dụng cho thực tế dạy học hằng ngày:
– Gv nên chủ động điều chỉnh các hoạt động về thời gian và có những phương án xử lí linh hoạt các khâu lên lớp.
– Khi giảng dạy các kiến thức mới GV cần chú ý các bước sau đây:
+ Phương pháp chung: Tự phát hiện – Tự giải quyết vấn đề – Tự chiếm lĩnh kiến thức.
+ Các bước cụ thể:
Bước 1: Làm nảy sinh nhu cầu nhận thức của HS (Làm xuất hiện vấn đề và tạo cho học sinh có nhu cầu tìm hiểu vấn đề đó).
Bước 2: Tổ chức các hoạt động học tập (theo cá nhân, theo nhóm hay cả lớp)
Bước 3: Hướng dẫn học sinh trình bày ý kiến trước nhóm, trước lớp.
Bước 4: Hướng dẫn học sinh nhận xét, đánh giá, bổ sung.
Bước 5: Giáo viên hệ thống, kết luận vấn đề, hướng dẫn học sinh trình bày (Giáo viên chốt lại các vấn đề quan trọng).
Bước 6: Tổ chức cho học sinh luyện tập, thực hành, rèn các kĩ năng.
Biên bản cuộc họp Thảo luận suy ngẫm về giờ dạy thực nghiệm sinh hoạt CM theo NCBH kết thúc vào …giờ ngày….tháng …. năm 20…..
THƯ KÝ
…………………… |
NHÓM TRƯỞNG CHUYÊN MÔN
…………………… |
Báo cáo sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học – Mẫu 2
TRƯỜNG …………………………. TỔ KHỐI……… |
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM …………, ngày …… tháng ….. năm …… |
BÁO CÁO
SINH HOẠT TỔ, NHÓM CHUYÊN MÔN THEO HƯỚNG NGHIÊN CỨU BÀI HỌC
NĂM HỌC 20…. – 20….
Thực hiện công văn số …………, ngày……………về việc hướng dẫn các hoạt động nâng cao chất lượng sinh hoạt chuyên môn (SHCM) cấp THCS của Phòng GD&ĐT huyện ……………….. Cụm 1 xin báo cáo công tác tổ chức sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học của cụm như sau:
I. Công tác tổ chức
– Thực hiện đúng theo kế hoạch số ……/KH-THCS ngày 11/9/20……. của cụm.
– Các trường trong cụm tham gia hội thảo đầy đủ, đúng thành phần.
– Thực hiện hội thảo chuyên môn NCBH 4 đợt đối với 12 môn: KHTN lớp 8 (Hóa, Sinh, Lý), Tin lớp 6, KHXH lớp 7 (Địa) , Ngữ văn lớp 8, Toán lớp 8, Công nghệ lớp 7, KHXH lớp 8 (Sử), Mỹ thuật lớp 8, GDCD lớp 7, tiếng Anh lớp 6.
– Cách thức sinh hoạt chuyên môn theo NCBH của cụm đảm bảo đúng quy trình.
– Các trường được phân công dạy minh họa bố trí đảm bảo CSVC, đồ dùng, thiết dạy học và thực hiện thành công tiết dạy minh họa.
II. Đánh giá nội dung SHCM theo NCBH
Đã có biên bản nộp PGD sau mỗi đợt sinh hoạt. Sau đây là kết quả cụ thể của từng bài:
1. Môn Toán 8:
Tiết 13- Bài 8: Tính theo công thức hóa học và phương trình hóa học. ( Ngày dạy 06/10/20….. – tại THCS …… ………………)
– Kế hoạch dạy học:
Ưu: Cụm đã trao đổi, thảo luận thống nhất được kế hoạch dạy học đảm bảo mục tiêu, tương đối phù hợp với đối tượng học sinh.
Rút kinh nghiệm: Nên để học sinh tham gia điều hành một hoạt động nhỏ trong tiết học; Cần bổ sung thêm mục tiêu nhận biết đơn thức chia hết cho đơn thức, đa thức chia hết cho đa thức.
– Hoạt động của giáo viên
Ưu: Giáo viên đã thực hiện đúng phương án cụm thống nhất, tự tin, tổ chức tiết dạy đảm bảo đúng mô hình THM, giám sát tốt học sinh.
Rút kinh nghiệm: Giáo viên nên hạn chế nói nhiều, nên để cho học sinh trình
bày chia sẻ nhiều hơn và sửa lỗi bài tập cho học sinh bằng bút khác mầu hoặc phấn mầu; Cần định hướng cho học sinh cách trình bày bài; Giáo viên nên đặt hệ thống câu hỏi dưới dạng gợi mở; cần quan tâm nhiều hơn đến đối tượng học sinh yếu. Khi hướng dẫn học sinh vận dụng quy tắc giáo viên nên làm nổi bật các bước qua một ví dụ cụ thể để học sinh hiểu sâu các bước của quy tắt.
– Hoạt động học sinh
Ưu: HS mạnh dạn, tự tin, đã thực hiện đúng theo mô hình THM
Rút kinh nghiệm: Một số học sinh còn hơi rụt dè, nên tổ chức một hoạt động nhóm.
2. Môn Giáo dục công dân 7: Tiết 7- Bài 3 – Yêu thương con người (Ngày dạy 06/10/20….. – tại THCS …… ………………)
– Kế hoạch dạy học:
Ưu: Kế hoạch dạy học đảm bảo mục tiêu, phù hợp với đối tượng học sinh.
– Hoạt động của giáo viên
Ưu: Giáo viên đã thực hiện đúng phương án đã thống nhất; phương án tổ chức các hoạt động dạy học phù hợp, nội dung chính xác; bao quát lớp tốt, quan tâm đến tất cả các đối tượng học sinh, giáo viên tổ chức các hoạt động linh hoạt, chủ động, phân phối thời gian hợp lí. Giáo viên có sự sáng tạo trong việc thực hiện mục tiêu bài học, tích hợp được tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, khơi gợi tình yêu thương con người trong học sinh.
Rút kinh nghiệm: các câu hỏi cần có lệnh thời gian, hoạt động nhóm cần cho học sinh chốt kiến thức, giáo viên không chỉ nhắc nhỏ mà cần trợ giúp học sinh, một số tình huống xảy ra trong tiết học giáo viên nên quán triệt để học sinh khắc sâu được kiến thức.
– Hoạt động học sinh
Ưu: HS mạnh dạn, tự tin, đã thực hiện đúng theo mô hình THM; hội đồng tự quản làm việc tốt; Hoạt động nhóm đúng quy trình; chủ động chia sẻ tốt.
3. Môn Ngữ văn 8: Tiết 25- Bài 6- Trợ từ, thán từ (Ngày dạy 06/10/20….. – tại THCS …… ………………)
– Kế hoạch dạy học:
Ưu: Cụm đã trao đổi, thảo luận thống nhất được kế hoạch dạy học đảm bảo mục tiêu, tương đối phù hợp với đối tượng học sinh.
Rút kinh nghiệm: Nên đưa thêm bài tập kết hợp cả trợ từ, thán từ.
– Hoạt động của giáo viên
Ưu: Giáo viên đã thực hiện tương đối đúng phương án cụm thống nhất, tổ chức các hoạt động linh hoạt, phù hợp.
Rút kinh nghiệm: Giáo viên chưa tổ chức được cho học sinh thực hiện bài tập bổ sung trong bài do phân phối thời gian không hợp lý, dành nhiều thời gian cho
phần I nên phần II, III đi nhanh, cần rèn kĩ năng cho học sinh.
– Hoạt động học sinh:
Ưu: HS mạnh dạn, sôi nổi, tự tin, đã thực hiện đúng theo mô hình THM; hoạt động nhóm đúng quy trình.
4. Môn Hóa học 8: Tiết – bài 5 – Dung dịch (dạy 8/11/20….. – tại THCS số 2 ………………)
– Kế hoạch dạy học:
Ưu: có chuẩn bị chu đáo kế hoạch dạy học, có ứng dụng CNTT, giáo viên đã thực hiện đúng theo phương án xây dựng.
– Hoạt động của giáo viên
Ưu: Thực hiện theo đúng phương án; điều hành, tổ chức các hoạt động đúng theo mô hình THM; giọng giảng nhẹ nhàng, tự tin, phối hợp giữa GV-HS nhịp nhàng hợp lí.
Rút kinh nghiệm: Giáo viên nên chuẩn bị thêm một số mẫu vật để học sinh quan sát, nên quan tâm hơn nữa đến đối tượng học sinh yếu. Giáo viên nên hướng dẫn học sinh ghi các đại lượng găn với tường chất cụ thể. Cần phân phối thời gian hợp lý hơn.
– Hoạt động học sinh
Ưu: HS mạnh dạn, tự tin, đã thực hiện đúng theo mô hình THM; hoạt động nhóm đúng quy trình.
Rút kinh nghiệm: Hoạt động nhóm cặp chưa rõ nét; một số nội dung trong tiết học học sinh chưa ghi vở kịp; chia sẻ của học sinh còn ít
5. Môn công nghệ 7 – Tiết 20 – Bảo vệ và khai thác rừng (THCS Số 2 ……………… – ngày 4/11/20…..).
– Kế hoạch dạy học: Xây dựng kế hoạch đạt được mục tiêu bài học.
– Hoạt động của giáo viên: Giáo viên tổ chức tốt các hoạt động dạy học theo đúng phương án cụm đã xây dựng.
– Hoạt động học sinh: Học sinh thực hiện tốt các hoạt động, chia sẻ báo cáo có hiệu quả, liên hệ tốt đối với thực tế gia đình và địa phương.
6. Môn Lịch sử 8 – Tiết 23 – Bài 8 – Phong trào độc lập ở Châu Á giữa hai cuộc chiến tranh thế giới 1918-1939 (THCS Số 2 ……………… – ngày 4/11/20…..)
– Kế hoạch dạy học: Xây dựng kế hoạch đạt được mục tiêu bài học.
– Hoạt động của giáo viên: Giáo viên tự tin, tổ chức đúng quy trình trường học mới.
– Hoạt động học sinh: Học sinh hoạt động nhóm tốt, tự tin điều khiển chia sẻ.
Rút kinh nghiệm: Hoạt động nhóm giáo viên nên để học sinh tự điều hành trong quá trình báo cáo, chia sẻ. Câu hỏi liên hệ: Thêm câu dẫn dắt để được chọn
vẹn hơn.
7. Môn KHTN 8 (Vật lý) – Tiết 28 – Các hình thức truyền nhiệt (tiết 1) (THCS số 2 ……………… – ngày 07/3/20…..).
– Kế hoạch dạy học: Xây dựng kế hoạch đạt được mục tiêu bài học.
– Hoạt động của giáo viên: Giáo viên tự tin, tổ chức đúng quy trình trường học mới, chuẩn bị đồ dùng thí nghiệm đầy đủ, chu đáo, khai thác hiệu quả.
– Hoạt động cuả học sinh: Học sinh học tập tích cực, sôi nổi, hoạt động nhóm sôi
nổi, tự tin điều khiển chia sẻ.
Rút kinh nghiệm: Do các thí nghiệm mất nhiều thời gian để tiến hành nên chuyên thí nghiệm 2b sang tiết 2. Sau các thí nghiệm giáo viên nên đặt câu hỏi để học sinh giải thích qua đó khắc sâu kiến thức cho học sinh. Trong các thí nghiệm, nên gắn các đinh gim gần hơn để đỡ mất thời gian làm thí nghiệm.
8. Môn Tin 6 – Tiết 53 – Làm quen với soạn thảo văn bản (tại THCS số 2 ……………… – ngày 07/3/20…..).
– Kế hoạch dạy học: Xây dựng kế hoạch đạt được mục tiêu bài học.
– Hoạt động của giáo viên: Giáo viên chuẩn bị tốt phương tiện, tác phong tự tin, đĩnh đạc, dạy đúng phương án đưa ra, có sự sáng tạo trong việc tổ chức .
– Hoạt động học sinh: Học sinh học tập tích cực, sôi nổi, chia sẻ tương đối hiệu quả.
Rút kinh nghiệm: Nên kiểm soát tốt hơn các sản phẩm của hóc sinh, việc chia sẻ của học sinh còn máy móc. Giáo viên còn nói nhiều.
9. Môn Mỹ thuật 8: Tiết 31- Chủ đề 6 – Trang trí bìa sách (tại THCS số 2 ……………… – ngày 07/3/20…..).
Ưu điểm:
– Kế hoạch dạy học: phù hợp đối tượng học sinh, có lồng ghép nhiều hình ảnh thực tế minh họa sinh động.
– Hoạt động của giáo viên: Giáo viên chuẩn bị chu đáo các phương tiện dạy học, thực hiện tốt các bước lên lớp theo mô hình trường học mới.
– Hoạt động học sinh: Học sinh học tập tích cực, tự tin trình bày chia sẻ kiến thức.
Rút kinh nghiệm: Phần ghi bảng: Không ghi phần khởi động, HĐHHKT. Một số học sinh chua tích cực.
10. Môn KHTN 8 (Sinh học): Tiết 63- bài 35 – Tác động của biến đổi khí hậu (tại THCS …… ……………… – ngày 18/4/20…..).
Ưu điểm:
– Kế hoạch dạy học: phù hợp đối tượng học sinh, có lồng ghép, tích hợp các nội dung giáo dục bảo vệ môi trường.
– Hoạt động của giáo viên: Giáo viên chuẩn bị tốt các phương tiện dạy học, thực hiện tốt các bước lên lớp theo mô hình trường học mới.
– Hoạt động học sinh: Học sinh học tập tích cực, tự tin trình bày chia sẻ kiến thức.
Rút kinh nghiệm: Giáo viên càn có sự linh hoạt trong việc phân chia thời gian, kiểm soát bài làm của học sinh, các câu lệnh cho học sinh thực hiện các hoạt động cần rõ ràng hơn.
11. Môn KHXH 7 (địa lý): Tiết 68 – bài 28 – Các khu vực Châu Âu (tại THCS …… ……………… – ngày 14/8/20…..).
Ưu điểm:
– Kế hoạch dạy học: Xây dựng kế hoạch dạy học đạt mục tiêu bài học, phù hợp đối tượng học sinh.
– Hoạt động của giáo viên: Thực hiện đúng theo phương án cụm đã xây dựng, tổ chức các hoạt động dạy học theo đúng mô hình THM.
– Hoạt động học sinh: Học sinh học tập tích cực, tự tin trình bày chia sẻ kiến thức.
Rút kinh nghiệm: Phân phối thời gian chưa hợp lí, việc tổ chức cho học sinh tự chấm điểm còn hơi rối, giáo viên càn có sự kiểm soát kết quả của học sinh. Việc tổ chức cho học sinh báo cáo kết quả còn rối, chưa nổi bật hoạt động cặp đôi. Giáo viên cần hướng đãn kĩ hơn cho học sinh cách chỉ bản đồ.
Ý kiến thống nhất, chỉ đạo: Phát huy những ưu điểm đã đạt được của tiết học và khắc phục những hạn chế, tồn tại để áp dụng linh hoạt chuyên đề đã hội thảo vào dạy học bộ môn.
12. Môn Tiếng Anh 6: Tiết 97 – Unit 12 – Closer look 1 (tại THCS …… ……………… – ngày 14/8/20…..).
Ưu điểm:
– Kế hoạch dạy học: phù hợp đối tượng học sinh
– Hoạt động của giáo viên: Giáo viên chuẩn bị tốt các phương tiện dạy học, thực hiện tốt các bước lên lớp.
– Hoạt động học sinh: Học sinh học tập tích cực, tự tin trình bày chia sẻ kiến thức.
Rút kinh nghiệm: Phân phối thời gian chưa hợp, giáo viên cần quan tâm hơn đến đối tượng học sinh yếu.
Ý kiến thống nhất, chỉ đạo: Phát huy những ưu điểm đã đạt được của tiết học và khắc phục những hạn chế, tồn tại để áp dụng linh hoạt chuyên đề đã hội thảo vào dạy học bộ môn.
Trên đây là báo cáo kết quả tổ chức sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học trong năm học 20….. – 20….. của cụm 1.
Nơi nhận: – Phòng GD&ĐT; – Lưu: VP, VT, các trường học. |
CỤM TRƯỜNG |
Trên đây là nội dung bài viết Báo cáo sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học được đăng trong chuyên mục Tài liệu & Biểu mẫu
Đăng bởi: THCS Bình Chánh