Bể hụi là gì? Bể hụi thì xử lý như thế nào?

Mời bạn đọc cùng tìm hiểu Bể hụi là gì? trong bài viết dưới đây để có câu trả lời nhé.

Mục lục

Bể hụi là gì?

Họ, hụi, biêu, phường thực chất là một hoạt động và tùy vào từng địa phương mà sẽ có những tên gọi khác nhau. Tuy nhiên, bản chất hoạt động này là để góp vốn giúp đỡ tương trợ lẫn nhau trong công việc làm ăn, buôn bán. Theo quy định tại khoản 1 Điều 471 Bộ luật Dân sự năm 2015 thì họ, hụi, biêu, phường (sau đây gọi chung là họ) là hình thức giao dịch về tài sản theo tập quán trên cơ sở thỏa thuận của một nhóm người tập hợp nhau lại cùng định ra số người, thời gian, số tiền hoặc tài sản khác, thể thức góp, lĩnh họ và quyền, nghĩa vụ của các thành viên trong nhóm.

Bể hụi là gì?
Bể hụi là gì?

Bên cạnh đó, tại Điều 3 Nghị định 19/2019/NĐ-CP ngày 19 tháng 02 năm 2019 của Chính phủ quy định về họ, hụi, biêu, phường thì các nguyên tắc tổ chức họ, hụi được quy định như sau:

– Việc tổ chức họ phải tuân thủ các nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự quy định tại Điều 3 Bộ luật Dân sự năm 2015.

– Việc tổ chức họ chỉ được thực hiện nhằm mục đích tương trợ lẫn nhau giữa những người tham gia quan hệ về họ.

– Không được tổ chức họ để cho vay lãi nặng, lừa đảo chiếm đoạt tài sản, lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản, huy động vốn trái pháp luật hoặc các hành vi vi phạm pháp luật khác.

Theo đó, về bản chất thì hoạt động chơi hụi không vi phạm pháp luật mà nó chỉ bị nghiêm cấm nếu người chơi lợi dụng nó để thực hiện các hành vi vi phạm pháp luật như cho vay nặng lãi, lừa đảo chiếm đoạt tài sản, …

Như vậy, vỡ hụi, bể hụi được hiểu là khi chủ hụi đã thu hụi của các con hụi, đến kỳ mở hụi mà không chi trả hoặc không còn khả năng chi trả cho người được hốt hụi thì được coi là bể hụi. Nếu đến kỳ mở hụi mà không tìm ra chủ hụi là được coi là giật hụi.

Bể hụi thì xử lý như thế nào?

Trách nhiệm dân sự

Theo nội dung phân tích nêu trên thì việc chơi hụi chịu sự điều chỉnh của Bộ luật Dân sự và được hiểu là một giao kết về tài sản giữa cá nhân với cá nhân. Do đó, nếu như bị vỡ hụi, bể hụi thì người chủ hụi sẽ phải chịu trách nhiệm về dân sự do vi phạm theo quy định tại Điều 351 Bộ luật Dân sự năm 2015, cụ thể như sau:

– Đối với bên có nghĩa vụ mà vi phạm nghĩa vụ như hai bên đã cam kết thỏa thuận thì phải chịu trách nhiệm dân sự đối với bên có quyền lợi theo đúng cam kết đó.

Trong việc chơi hụi, việc vi phạm nghĩa vụ được hiểu là khi đến thời hạn xoay vòng người được hốt hụi lấy tiền mà chủ hụi là người đang nắm giữ tiền của mọi người không thực hiện việc đưa tiền cho người hốt hụi đó.

– Tuy nhiên, trường hợp loại trừ trách nhiệm nếu như chủ hụi do gặp sự cố bất khả kháng mà không thể thanh toán tiền cho người được hốt hụi, khi đó người chủ hụi sẽ không phải chịu trách nhiệm dân sự; ngoại trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.

– Đồng thời, bên có nghĩa vụ sẽ không phải chịu trách nhiệm dân sự nếu như có vấn đề lỗi xảy ra và lỗi này hoàn toàn xuất phát từ bên có quyền lợi.

Bể hụi thì xử lý như thế nào?
Bể hụi thì xử lý như thế nào?

Và về trách nhiệm bồi thường thiệt hại, bên chủ hụi gây ra thì phải chịu trách nhiệm bồi thường toàn bộ thiệt hại, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác (quy định tại Điều 360 Bộ luật Dân sự năm 2015).

Trách nhiệm hình sự

Thực tế, rất nhiều trường hợp xảy ra vỡ hụi nhưng người chủ hụi chỉ nghĩ đó là một giao dịch dân sự đơn giản và chỉ có thể khởi kiện ra Tòa án nhân dân để giải quyết. Tuy nhiên, nhiều người sau khi bị vỡ hụi đã có những hành vi mang tính chất gian dối như bán hụi, lập người chơi khống,… nhằm mục đích chủ quan là muốn chiếm đoạt số tiền của hụi viên. Tùy từng hành vi có thể đủ yếu tố cấu thành về Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo quy định theo Điều 174 hay Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản theo Điều 175 tại Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017. Cụ thể như sau:

  • Thứ nhất, đối với Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản

Các hình phạt được áp dụng sẽ bao gồm các khung hình phạt như :

– Phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

– Phạt tù từ 02 năm đến 07 năm.

– Phạt tù từ 07 năm đến 15 năm.

– Mức phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân.

Bên cạnh đó, ngoài mức phạt tù như trên thì người thực hiện hành vi phạm tội còn bị phạt tiền mức từ 10 triệu đồng đến 100 triệu đồng. Ngoài ra, người này còn cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm. Đồng thời, bị tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

  • Thứ hai, đối với Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản

Nếu như sau khi bị vỡ hụi, chủ hụi có hành vi bỏ trốn nhằm trốn tránh trách nhiệm thanh toán còn có thể bị quy về tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản. Khung hình phạt được quy định cụ thể như sau:

– Phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm

– Phạt tù từ 02 năm đến 07 năm

– Phạt tù từ 05 năm đến 12 năm

– Phạt tù từ 12 năm đến 20 năm

Ngoài ra, người thực hiện hành vi phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 100 triệu đồng; đồng thời cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

Bể hụi thì Tòa án xử thế nào người không có tài sản?

Quan hệ chủ hụi với con hụi là một loại giao dịch mang nhiều rủi ro. Để hạn chế các rủi ro đó thì pháp luật Việt Nam đã quy định các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ trả tiền như cầm cố, thế chấp, bảo lãnh, … Từ đó, khi bên chủ hụi bị vỡ hụi mà mất khả năng thanh toán tiền hụi thì thành viên có thể trao đổi thỏa thuận với bên chủ hụi về việc dùng tài sản để thực hiện thanh toán hoặc yêu cầu Tòa án đứng ra giải quyết trong trường hợp này.

Bể hụi thì Tòa án xử thế nào người không có tài sản?
Bể hụi thì Tòa án xử thế nào người không có tài sản?

Theo quy định tại Điều 25 Nghị định 19/2019/NĐ-CP, nếu như có tranh chấp về họ, hụi, biêu, phường thì giải quyết theo các phương án sau đây:

– Ưu tiên giải quyết tranh chấp bằng hòa giải, thương lượng.

– Khởi kiện ra Tòa án nhân dân theo hướng dân sự.

Khi đó, hụi viên cần làm hồ sơ gồm các loại văn bản giấy tờ như:

– Đơn khởi kiện dân sự.

– Giấy tờ tùy thân gồm chứng minh thư nhân dân, căn cước công dân.

– Các tài liệu, chứng minh về việc chơi hụi với nhau.

Nếu có đủ dấu hiệu thì thành viên nhóm hụi có thể làm đơn tố cáo ra phía cơ quan công an để xử lý về các tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản, lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản hoặc các hành vi vi phạm khác. Lúc này, việc cần làm của thành viên nhóm hụi là phải làm đơn tố cáo, tố giác đến phía cơ quan Công an quận/ huyện tại nơi chủ hụi đang cư trú (bao gồm nơi đăng ký thường trú hoặc nơi đăng ký tạm trú).

Trong trường hợp bên chủ hụi bị vỡ hụi mà không có tài sản thế chấp, cầm cố hay mất khả năng chi trả khoản tiền hụi thì thành viên nhóm hụi gần như không có cơ hội lấy lại tài sản. Khi đó, bên thành viên chơi hụi phải khởi kiện đến Tòa án có thẩm quyền để giải quyết theo thủ tục tố tụng dân sự. Tòa án sẽ ra một bản án để phán quyết xem nghĩa vụ thanh toán là bao nhiêu và thời gian thanh toán là bao giờ. Hai bên có thể tự nguyện thỏa thuận phương thức trả khoản tiền hụi dựa trên bản án (tự nguyện thi hành). Nếu bên chủ hụi không tự nguyện chấp hành bản án thì bên thành viên có quyền yêu cầu cơ quan thi hành án cưỡng chế thi hành án.

Hụi viên cần làm gì sau khi bị bể hụi?

Thông thường, đối với người chơi phường, hụi, hầu hết các giao dịch chỉ được các bên tin tưởng thường thực hiện bằng miệng hoặc mảnh giấy ghi sơ sài, không đầy đủ cơ sở pháp lý cần thiết. Do đó, khi bị vỡ hụi, dù các chủ hụi có bỏ trốn hay không, việc khởi kiện để đòi lại tiền chơi hụi là cả một quá trình hết sức khó khăn.

Theo quy định tại Điều 25 Nghị định 19/2019/NĐ-CP, nếu như có tranh chấp về họ, hụi, biêu, phường thì giải quyết theo các phương án sau đây:

– Ưu tiên giải quyết tranh chấp bằng hòa giải, thương lượng.

– Khởi kiện ra Tòa án nhân dân theo hướng dân sự.

Khi đó, hụi viên cần làm hồ sơ gồm:

+ Đơn khởi kiện dân sự.

+ Giấy tờ tùy thân gồm chứng minh thư nhân dân, căn cước công dân.

+ Các tài liệu, chứng minh về việc chơi hụi với nhau.

– Nếu có đủ dấu hiệu thì hụi viên có thể làm đơn tố cáo ra phía cơ quan công an để xử lý về các tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản, lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản hoặc các hành vi vi phạm khác.

Hụi viên khi này cần làm đơn tố cáo ra phía cơ quan công an quận/huyện tại nơi chủ hụi cư trú.

Trên đây là nội dung bài viết giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về Bể hụi là gì? Mọi thông tin trong bài viết Bể hụi là gì? Bể hụi thì xử lý như thế nào? đều được xác thực rõ ràng trước khi đăng tải. Tuy nhiên đôi lúc vẫn không tránh khỏi những sai xót đáng tiếc. Hãy để lại bình luận xuống phía dưới bài viết để đội ngũ biên tập được nắm bắt ý kiến từ bạn đọc.

Đăng bởi THCS Bình Chánh trong chuyện mục Tổng hợp

5/5 - (2 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *