Bóng cười là gì, có bị cấm không? Bóng cười có phải là ma túy không?

Mời bạn đọc cùng tìm hiểu Bóng cười là gì, có bị cấm không trong bài viết dưới đây để có câu trả lời nhé.

Mục lục

Bóng cười là gì?

Ngày nay, ta rất dễ bắt gặp hiện tượng sử dụng bóng cười của người dân nói chung và nhất là thế hệ trẻ nói riêng tại Việt Nam trong các quán bar, club, quán cafe, karaoke hay thậm chí tại những khu vực vỉa hè, đường phố một cách tràn lan.

Bóng cười có hình dạng với đúng tên gọi của nó là một quả bóng có màu hoặc không có màu, phổ biến nhất là bóng trong suốt hoặc bóng trắng. Nó thực chất chỉ là một quả bóng bay được bơm một loại khí có công thức hóa học là N2O (Dinito monoxit hay nitrous oxide). Loại khí hóa học này khi hít phải có khả năng tác động mạnh đến một điểm của hệ thần kinh gây cười, tạo cảm giác lâng lâng, sảng khóa cho người sử dụng. Do vậy nó có tên gọi phổ thông là “Bóng cười”

Bóng cười là gì?
Bóng cười là gì?

Theo đánh giá của các chuyên gia y tế thì khí N2O hoàn toàn an toàn với người lớn và trẻ nhỏ nếu sử dụng theo chỉ định của bác sĩ. Loại khí này thường được sử dụng trong phẫu thuật và nha khoa với tác dụng giảm đau hoặc được sử dụng với các khí khác để làm thuốc gây mê, thuốc an thần, tạo độ lạnh trong dụng cụ phẫu thuật. Bên cạnh đó khí N2O còn được ứng dụng trong việc sản xuất chất dẫn bán, giám sát chất thải, dùng trong thí nghiệm phân tích, tăng năng suất động cơ xe và thậm chí là ứng dụng để làm kem tươi. Mặt khác khí N2O đã được chứng minh hiệu quả khi áp dụng trong một số biện pháp cai nghiên rượu. Phương pháp điều trị trạng thái cai rượu nhẹ đến trung bình dùng khí N2O đã được áp dụng thành công tromg 10 năm trên 07 nghìn trường hợp thử nghiệm.

Tuy nhiên, khí N2O chỉ có những tác dụng tốt nêu trên nếu như được sử dụng theo chỉ định của bác sĩ, theo đúng yêu cầu, định lượng quy định. Việc sử dụng một cách vô tổ chức, tràn lan và lâu dài loại chất khí này sẽ dẫn đến những tác dụng phụ không mong muốn, để lại những hậu quả hết sức nguy hiểm. Giới trẻ hiện nay đa phần sử dụng khí này vào để làm giảm stress, giải trí, tìm đến khoái cảm thông qua một quả bóng được bơm khí N2O quá liều. Việc sử dụng bóng cười sẽ tao cho người dùng cảm giác hưng phấn, vui vẻ nhưng nếu sử dụng một cách thường xuyên thì người dùng sẽ có biểu hiện bị châm chích ở đầu các chi, đi đứng loạng choạng, các rối loạn về khí sắc, rối loạn về trí nhớ, rối loạn giấc ngủ, sinh hoạt, đặc biệt là rối loạn nhịp tim và hạ huyết áp là trường hợp hết sức nguy hiểm. Bên cạnh đó cũng gây thiếu máu, thiếu B12… và việc sử dụng quá nhiều, với liều lượng vượt quá mức cho phép trong một thời gian dài thì sẽ gây nên các bệnh lý về mắt như gây kích ứng mắt, mũi, họng, gây khó thở, thở khò khè, gây tức ngực, nghẹt thở, sẽ xuất hiện những cơn co giật, nhịp tim nhanh, môi và chân tay tái xanh, đột quỵ và thậm chí dẫn đến tử vong nếu như sử dụng cùng lúc với ma túy, chất hướng thần.

Như vậy có thể thấy tác dụng hai mặt của loại khí này sẽ phụ thuộc vào liều dùng của người sử dụng. Nếu biết tiết chế, sử dụng một cách an toàn, có khoa học thì đó là một chất có ích trong công nghệ khoa học, ứng dụng thực tiễn. Nhưng một khi sử dụng một cách tràn lan, vô tổ chức thì nó gây hại trực tiếp đến tình trạng sức khỏe của người sử dụng, tính mạng và đặc biệt là hiện tượng ảo giác, rối loạn tâm thần dễ thấy nhất ở người sử dụng bóng cười, đây là nguyên nhân của bao nhiêu trường hợp tai nạn giao thông, con cái giết cha mẹ,… ảnh hưởng không nhỏ đến những người vô tội. Vậy việc sử dụng bóng cười tai hại như thế thì pháp luật có cấm sử dụng không mà các hàng quán, bar, club vẫn có đông đảo giới trẻ sử dụng bóng cười chất đống như vậy?

Bóng cười có bị cấm không?

Với những tác hại khôn lường, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và tính mạng con người như đã phân tích ở trên. Nhưng hành vi sử dụng bóng cười này lại không bị pháp luật cấm, cũng như không bị xử phạt hành chính hay truy cứu trách nhiệm hình sự cho dù sử dụng quá liều hay không sử dụng quá liều. Bởi theo quy định tại Nghị định 113/2017/ND-CP thì N2O là hóa chất được quản lý chuyên ngành bởi Bộ Công Thương, thuộc danh mục chất hạn chế kinh doanh, sản xuất trong lĩnh vực công nghiệp nên viêc sử dụng bóng cười không phải là hành vi bị cấm và qua quy định tại Nghị định 113 thì đồng nghĩa với việc nếu doanh nghiệp, cá nhân kinh doanh và sản xuất khí N2O mà không đúng các quy định thì sẽ bị xử phạt hành chính về lĩnh vực này. Bên cạnh đó thì tại Điều 6 Luật đầu tư 2020, bóng cười hay khí N2O cũng không phải một loại chất ma túy và cũng không thuộc danh mục cấm hoạt động đầu tư kinh doanh.

Như vậy tóm lại thì việc sử dụng bóng cười không bị pháp luật Việt Nam cấm sử dụng bóng cười nhưng lại nghiêm cấm các hành vi sản xuất, kinh doanh trái phép khí N2O trong công nghiệp. Việc sử dụng bóng cười thường xuyên để lại rất nhiều hệ lụy cho chính bản thân người sử dụng và xã hội. Vì vậy mặc dù không bị xử phạt, không bị cấm dùng bóng cười nhưng người dân cũng nên hạn chế sử dụng loại kích thích ảo giác này. Nếu như việc sử dụng bóng cười mà khiến người sử dụng bị ảo giác, kích động mạnh, gây ra những tội ác như giết người, đánh người, gây tai nạn giao thông… thì vẫn sẽ bị xử phạt và truy cứu trách nhiệm hình sự với từng loại tội tương ứng.

Bóng cười có bị cấm không?
Bóng cười có bị cấm không?

Biện pháp xử lý đối với việc mua bán, sử dụng “Bóng cười” hiện nay

Hiện nay, vấn nạn mua bán, sử dụng “Bóng cười” hết sức nguy hiểm, có thể gây chết người, lực lượng chức năng chỉ phạt hành chính thì chưa đủ răn đe. Cử tri kiến nghị cần có chế tài thật mạnh để xử lý vấn nạn này.

Bộ Công an trả lời như sau:

“Bóng cười” thực chất là quả bóng bay được bơm một loại khí có công thức hóa học là N2O (Dinitơ oxit hay nitrous oxide). Loại khí này khi hít vào có khả năng tác động mạnh lên một điểm của hệ thần kinh gây cười, tạo cảm giác lâng lâng sảng khoái cho người sử dụng. Tuy nhiên, nếu thường xuyên sử dụng N2O có thể gây ra các rối loạn như cảm giác châm chích ở đầu các chi và đi đứng loạng choạng, rối loạn khí sắc, rối loạn trí nhớ, rối loạn giấc ngủ, rối loạn nhịp tim và hạ huyết áp, thiếu máu, thiếu B12.

N2O không nằm trong Danh mục các chất ma túy và tiền chất được ban hành theo Nghị định số 73/2018/NĐ-CP ngày 15/5/2018 của Chính phủ mà là hóa chất được quản lý chuyên ngành bởi Bộ Công thương, cụ thể: N2O thuộc Danh mục hóa chất hạn chế sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực công nghiệp (số thứ tự 120, Phụ lục II của Nghị định số 113/2017/NĐ-CP ngày 09/7/2017 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Hóa chất), chủ yếu sử dụng để gây tê, giảm đau trong lĩnh vực y tế hoặc dùng để đóng gói, bảo quản thực phẩm.

Hành vi vi phạm pháp luật về sản xuất, kinh doanh N2O được xử lý theo các quy định tại Nghị định số 115/2016/NĐ-CP ngày 08/7/2016, Nghị định số 163/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013 của Chính phủ. Ví dụ: Điều 10 Nghị định số 163/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013 quy định hành vi vi phạm quy định về Giấy phép hạn chế sản xuất, kinh doanh hóa chất thuộc Danh mục hóa chất hạn chế sản xuất, kinh doanh quy định:

“- Phạt tiền từ 12.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Sản xuất, kinh doanh hóa chất hạn chế sản xuất, kinh doanh mà không có Giấy phép hạn chế sản xuất, kinh doanh hóa chất theo quy định;

b) Sản xuất, kinh doanh hóa chất hạn chế sản xuất, kinh doanh khi Giấy phép hạn chế sản xuất, kinh doanh hóa chất được cấp đã hết hiệu lực.

– Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với hành vi tiếp tục hoạt động sản xuất, kinh doanh khi đã bị cơ quan quản lý có thẩm quyền đình chỉ hoạt động sản xuất, kinh doanh, tước quyền sử dụng hoặc thu hồi

Giấy phép hạn chế sản xuất, kinh doanh hóa chất”.

Như vậy, việc nhập khẩu, mua bán… chất N2O để sử dụng trong công nghiệp, phát triển kinh tế, xã hội được phép thực hiện nhưng được pháp luật quy định chặt chẽ. Mặc dù N2O không nằm trong danh mục các chất ma túy và tiền chất nhưng trước tình hình giới trẻ sử dụng “Bóng cười” gây ảnh hưởng đến sức khỏe, nguy hiểm đến tính mạng (nhất là sử dụng đồng thời với ma túy tổng hợp, chất hướng thần, như vụ việc xảy ra tại Công viên nước Hồ Tây, Hà Nội khiến 07 người chết), Bộ Công an đã và đang triển khai nhiều biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn, xử lý như:

(1) Ngày 16/10/2018, ban hành Công điện số 410 chỉ đạo Công an các đơn vị, địa phương tăng cường phòng ngừa, ngăn chặn, đấu tranh quyết liệt với tội phạm mua bán, tổ chức, chứa chấp, lôi kéo, cưỡng bức người khác sử dụng ma túy tổng hợp, đặc biệt tại cơ sở kinh doanh có điều kiện về an ninh, trật tự và các sự kiện, lễ hội.

(2) Phối hợp Bộ Công thương, Bộ Y tế, Quản lý thị trường, Hải quan… đánh giá tình hình nhu cầu thực tế sử dụng khí N2O trong nước để có biện pháp siết chặt trong nhập khẩu và bổ sung quy định quản lý chặt chẽ hoạt động mua bán, kinh doanh khí N2O trong nước; tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, quản lý chặt chẽ các mặt hàng hóa chất không rõ nguồn gốc, ngăn chặn thẩm lậu từ nước ngoài vào Việt Nam; yêu cầu cơ sở kinh doanh ký cam kết không bán “Bóng cười” (do không phải là hóa chất cấm mua bán) vào mục đích sử dụng cho con người, kiên quyết xử lý những trường hợp vi phạm; tổ chức tuyên truyền rộng rãi trong nhân dân, nhất là thanh, thiếu niên về tác hại của “Bóng cười”…

Hiện Bộ Công an tiếp tục phối hợp lực lượng chức năng nắm tình hình, xác định thực trạng sử dụng “Bóng cười” và các chất hướng thần mới ở trong nước, tham khảo quy định của Ban Kiểm soát ma túy quốc tế (INCB) và các nước trên thế giới về các chất này, khi có đủ căn cứ sẽ đề xuất Chính phủ đưa vào Danh mục các chất ma túy và tiền chất để có căn cứ đấu tranh, xử lý các đối tượng mua bán, vận chuyển, sản xuất, tổ chức sử dụng trái phép các chất này (hiện nay chưa có quốc gia nào đưa “Bóng cười” vào Danh mục chất ma túy).

Bóng cười có phải là ma túy không?

Bóng cười là quả bóng bay được bơm khí oxit nitơ (N2O). Trong y tế, khí này được sử dụng với mục đích gây mê, an thần và giảm đau. Tuy nhiên, nhiều người sử dụng khí N2O với mục đích giải trí bởi khi hít phải một lượng nhỏ sẽ kích thích thần kinh trung ương tạo ra hứng phấn và gây cười.

Bóng cười có phải là ma túy không?
Bóng cười có phải là ma túy không?

Khi sử dụng bóng cười, người chơi sẽ có hiện tượng giảm tầm nhìn, thính giác, hưng phấn trong thời gian ngắn. Thậm chí mất nhận thức, loạn nhịp tim, tụt huyết áp, co giật,… nếu sử dụng quá liều lượng.

Hiện nay, Bộ luật Hình sự chưa có quy định người hút bóng cười là tội phạm. Nhưng nếu người sử dụng bóng cười có hành vi sản xuất, thu mua, bán bóng cười cho người khác mà không có sự cấp phép của cơ quan có thẩm quyền thì sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật.

Theo đó, tại Nghị định 57/2022, bóng cười không nằm trong danh mục chất ma túy và tiền chất, hàng bị cấm tại Việt Nam nhưng trong bóng cười có chứa hóa chất N2O – hóa chất bị hạn chế sản xuất, kinh doanh được quy định tại Phụ lục 2 Nghị định 82/2022. Như vậy, việc sản xuất, kinh doanh khí N2O là sai phạm.

Căn cứ khoản 6 Điều 17 Nghị định 71/2019 (được sửa đổi bởi khoản 8 Điều 1 Nghị định 17/2022) hành vi sản xuất bóng cười trái phép (có chứa chất N20 thuộc chất bị hạn chế sản xuất, kinh doanh) sẽ bị xử phạt từ 20 – 25 triệu đồng. Trong trường hợp tổ chức có hành vi vi phạm sẽ bị xử lý gấp đôi mức phạt nêu trên.

Ngoài ra, người thực hiện hành vi vi phạm còn có thể bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung và buộc khắc phục hậu quả.

Khí N2O không nằm trong danh mục các chất ma túy và tiền chất được ban hành theo Nghị định 73/2018 (được sửa đổi tại Nghị định 60/2020) nên không phải là ma túy. Tuy nhiên, việc sử dụng bóng cười vì sai, bởi nó gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của người dùng, không được cấp phép để mua bán, sử dụng cho con người.

***

Trên đây là nội dung bài viết giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về Bóng cười là gì, có bị cấm không. Mọi thông tin trong bài viết Bóng cười là gì, có bị cấm không? Bóng cười có phải là ma túy không? đều được xác thực rõ ràng trước khi đăng tải. Tuy nhiên đôi lúc vẫn không tránh khỏi những sai xót đáng tiếc. Hãy để lại bình luận xuống phía dưới bài viết để đội ngũ biên tập được nắm bắt ý kiến từ bạn đọc.

Đăng bởi THCS Bình Chánh trong chuyên mục Tổng hợp

5/5 - (2 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *