Ca sĩ Thái Bảo là ai? Ca sĩ Thái Bảo sinh năm bao nhiêu?

Mời bạn đọc cùng tìm hiểu Ca sĩ Thái Bảo là ai trong bài viết dưới đây để có câu trả lời nhé.

Mục lục

Ca sĩ Thái Bảo là ai? Ca sĩ Thái Bảo sinh năm bao nhiêu?

Thái Bảo (tên thật: Kỳ Thái Bảo, sinh năm 1964) là một ca sĩ, Nghệ sĩ nhân dân Việt Nam thành công ở cả hai thể loại nhạc nhẹ và dân ca. Bà được nhận xét là “Một giọng hát không quá trẻ mà cũng chẳng chịu già. Cô như người đứng giữa hai thế hệ ca hát để mang thông điệp tình yêu đến cho mọi người: luôn lặng lẽ, cẩn trọng và nghiêm túc trau dồi nghệ thuật ca hát và diễn tấu cây đàn bầu”.

Ca sĩ Thái Bảo là ai? Ca sĩ Thái Bảo sinh năm bao nhiêu?
Ca sĩ Thái Bảo là ai? Ca sĩ Thái Bảo sinh năm bao nhiêu?

Thái Bảo được Nhà nước Việt Nam phong tặng danh hiệu Nghệ sĩ ưu tú năm 2013, Nghệ sĩ nhân dân năm 2015

Một số ca khúc của nghệ sĩ nhân dân Thái Bảo được mọi người yêu thích:

  • Tâm hồn
  • Thăm bến nhà rồng
  • Thời hoa đỏ
  • Vết chân tròn trên cát
  • Mưa rơi
  • Xa rồi mùa đông
  • Biển chiều
  • Lời Bác dặn trước lúc đi xa
  • Thuyền hoa
  • Mùa xuân bên cửa sổ
  • Hoài cảm
  • Quê nhà
  • Phôi pha
  • Tình khúc chiều mưa
  • Nắng chiều
  • …..

Tiểu sử của ca sĩ Thái Bảo

Thái Bảo sinh ra trong một gia đình trí thức ở thành phố Vinh. Cha mẹ và anh chị của bà đều làm trong ngành văn hóa nghệ thuật hoặc kỹ sư. Bà là con út trong gia đình có sáu anh chị em và được mẹ rất cưng chiều. Trong mắt mẹ bà, “Thái Bảo là đứa con Trời cho” vì trong suốt thời gian mang thai, bà đã bốn lần tới trạm xá để phá thai nhưng rồi tình mẫu tử trỗi dậy, bà không đủ can đảm để làm điều đó nên quyết định giữ Thái Bảo lại.

Thái Bảo thi đỗ Trường Âm nhạc Việt Nam trong một buổi tuyển sinh của trường tại Nghệ An. Bà về nhà xin phép cha mẹ thu xếp quần áo ra Hà Nội học. Tuy cha mẹ Thái Bảo vẫn mong con gái sẽ trở thành công chức nhưng khi thấy cô đi theo con đường nghệ thuật thì ông bà vẫn vui vẻ ủng hộ. Thái Bảo xa gia đình từ năm 10 tuổi. Mười sáu năm sau đó, bà theo học đàn bầu tại trường.

Vốn yêu âm nhạc từ nhỏ nên âm nhạc là mơ ước lớn nhất của chị, mặc dù cha mẹ của chị đều mong chị sẽ trở thành một công chức Nhà nước. Năm lên 10 tuổi, nghệ sĩ nhân dân Thái Bảo đã thi đỗ vào Trường Âm nhạc Việt Nam trong một buổi tuyển sinh của trường tại Nghệ An avf cũng chính từ lúc đó cô gái nhỏ ngày nào phải xa gia đình để lên Hà Nội học. Sau 16 năm chị lại có cơ hội tiếp tục học đàn bầu tại ngôi trường ngày nào chị theo học.

Rồi trong một lần sự Liên hoan sinh viên ba nước Đông Dương tại Viêng Chăn, Thái Bảo đã ngẫu hứng ôm ghi-ta hát một ca khúc Lào, khi chị cất lên giọng hát đã khiến mọi người phải sửng sốt bởi chất giọng khàn khàn rất đặc biệt của mình. Và chính nhạc sĩ Nguyễn Văn Thượng là người đã phát hiện ra tài năng của chị đồng thời nhạc sĩ cũng là người khuyên hái Bảo theo con đường ca hát.

Sự nghiệp của ca sĩ Thái Bảo

Năm 1979, Thái Bảo là một trong những văn nghệ sỹ vinh dự được phục vụ bộ đội ở mặt trận bảo vệ biên giới phía Bắc.

Trong một lần dự Liên hoan sinh viên ba nước Đông Dương tại Viêng Chăn, Thái Bảo đã ngẫu hứng ôm ghi-ta hát một ca khúc Lào. Giọng hát của bà đã khiến tất cả mọi người sửng sốt bởi âm thanh khàn khàn lạ tai đầy chất trữ tình quyến rũ.[4] Nhạc sĩ Nguyễn Văn Thương – người thầy của Thái Bảo là người phát hiện ra chất giọng đặc biệt của bà: rất khàn, nhưng rất khỏe và nồng nàn, ấm áp. Ông chính là người đã khuyên Thái Bảo theo con đường ca hát.

Với “trái tim truyền lửa”, Thái Bảo đã thắp sáng sự nghiệp ca hát của mình. Vào năm 1984, lần đầu tiên bà được cùng đoàn đi phục vụ bộ đội và nhân dân Việt Nam ở các tỉnh biên giới phía Bắc.

Thái Bảo là một ca sĩ rất đam mê với nghề và nỗ lực phấn đấu không ngừng; bà luôn tìm tòi, sáng tạo và làm mới mình để không nhàm chán. Bà có giọng hát đặc biệt riêng, đồng thời luôn tạo dựng cho mình một lối hát riêng, một phong cách riêng và một hình ảnh riêng để không bị lẫn với ai khác. Vì vậy mà có rất nhiều “bài tủ” của bà đã đi vào lòng công chúng như “Vết chân tròn trên cát”, “Quê nhà” của nhạc sĩ Trần Tiến; “Tâm hồn” của nhạc sĩ Huy Tiến; “Mùa xuân bên cửa sổ” của nhạc sĩ Xuân Hồng; “Mùa hoa cải” của nhạc sĩ Lê Vinh; “Thăm Bến Nhà Rồng”, “Mưa rơi” của nhạc sĩ Trần Hoàn và nhiều năm gần đây là “Thời hoa đỏ” của nhạc sĩ Nguyễn Đình Bảng; “Lời ru cỏ non” của Trung tướng, nhà văn Hữu Ước,…

Cuộc đời nghệ thuật của Thái Bảo không phải lúc nào cũng bằng phẳng. Năm 1997, tự nhiên bà nói cũng thấy khó khăn, đi khám mới biết bị u dây thanh quản.

Một người bạn bác sĩ khuyên bà nên sang Singapore phẫu thuật với hy vọng có thể hát lại. Một mình bà sang Singapore chữa bệnh bốn ngày. Ca phẫu thuật thành công; một năm sau khám lại thì bà được thông báo chính thức: u thường. Bà bắt đầu tập hát lại với sự giúp đỡ của nghệ sĩ Lê Dung. Ba tháng đầu rất khó khăn. Hát quá thì sợ đau, hát non lại không đạt. Rồi thì ngưỡng ấy qua đi, Thái Bảo tiếp tục hát.

Tháng 4 năm 2012, đoàn nghệ sĩ Việt Nam tham gia Liên hoan âm nhạc mùa xuân Bình Nhưỡng tại Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên, trong đó có Thái Bảo. Bà đã giành cúp bạc với ca khúc Fascination.

Sự nghiệp của ca sĩ Thái Bảo
Sự nghiệp của ca sĩ Thái Bảo

Cuộc sống gia đình của ca sĩ Thái Bảo

Kỳ Thái Bảo sinh ra trong một gia đình trí thức ở thành phố Vinh chị là con út trong gia đình có 6 anh chị em, do là con út nên chị rất được cha mẹ và mọi người trong gia đinh cưng chiều, các anh chị của chị hiện đều làm trong ngành văn hóa nghệ thuật hoặc kỹ sư.

Chị cũng đã lập gia đình được biết chồng chị là trưởng đoàn cùng làm việc với chị tại Nhà hát Ca múa nhạc Việt Nam. Hai vợ chồng anh chị cũng đã có một cậu con trai hiện đã lớn tên là Bảo Anh; cậu bé cũng có một niềm đam mê với nghệ thuật cậu bé có một nhóm nhảy riêng và vẫn hay cùng các bạn tập luyện tại nhà; hiện tại Bảo Anh cũng đang theo học tại trường Học viện âm nhạc quốc gia.

Thái Bảo an phận với hình ảnh một nghệ sĩ kiểu mẫu “công chức” từ nhiều năm nay, chỉn chu từ trang phục đến lời ăn tiếng nói và chính những điều đó đã mang cho cô một cuộc sống bình yên. Hai vợ chồng bà cùng công tác tại Nhà hát Ca múa nhạc Việt Nam. Bà có một người con trai tên là Nguyễn Bảo Anh.

Cuộc sống gia đình của ca sĩ Thái Bảo
Cuộc sống gia đình của ca sĩ Thái Bảo

NSND Thái Bảo: Phiêu bồng với cây đàn

Nóng bỏng từ “Vết chân tròn trên cát”

Câu chuyện của chúng tôi giờ đây tại một ngôi nhà âm nhạc mới của ca sĩ Thái Bảo ở trước gò Đống Đa. Bên cạnh cây đàn dương cầm mà Thái Bảo vẫn luyện giọng hàng ngày còn có một cây kèn Saxophone của người con trai. Đôi khi chị vẫn hát và biểu diễn cùng con trai đậm phong cách nhạc Jazz rất liêu trai. Mỗi lúc như thế ca sĩ Thái Bảo như trẻ lại tuổi đôi mươi. Biết bao ký ức tràn về cùng những âm thanh bay bổng.

Chị ôm cây đàn ghita bên mình như vật báu và kể chuyện. Đó là một thời đi hát trong nhóm “Bồ câu trắng” với ca sĩ Thanh Lam khi còn là sinh viên Nhạc viện Hà Nội. Cả hai cùng học đàn ở Khoa Âm nhạc dân tộc (từ năm 1974) nhưng lại rất mê hát. Họ lặng thầm liên kết cùng bạn bè đi hát theo yêu cầu bất cứ đâu. Cuồng nhiệt và đam mê trong những giai điệu rộn ràng. Dường như trong giọng hát của mỗi người có những bí ẩn kỳ lạ. Họ muốn phô bày và dâng hiến. Đặc biệt giọng hát Thái Bảo lại phô bày quãng giọng Mezo Alto rất ma mị.

Tuy nhiên sự nghiệp ca hát của Thái Bảo bắt đầu không mấy thuận lợi khi mới về Nhà hát Ca múa nhạc Trung ương (năm 1983). Thái Bảo được biên chế chính thức là nhạc công biểu diễn đàn bầu. Nhưng rồi bất ngờ trong dịp dự Liên hoan ba nước Đông Dương ở Lào, nghệ sĩ Thái Bảo đã ôm cây đàn ghita hát trước mọi người. Ai nấy đều ngạc nhiên với giọng hát khác lạ của chị. Trầm ấm, khê khàn lộ rõ một cá tính nghệ thuật. Đoàn trưởng, nhạc sĩ Nguyễn Văn Thương khích lệ và đồng ý cho Thái Bảo được hát đơn ca. Nhưng cũng từ đây, khởi động một chặng đường đầy thử thách với giọng hát không được đào tạo thanh nhạc cơ bản như Thái Bảo.

Bài hát đầu tiên mà Thái Bảo biểu diễn chính là ca khúc “Vết chân tròn trên cát” của nhạc sĩ Trần Tiến. Không ít lời khen tiếng chê. Bởi lẽ bên cạnh Thái Bảo là những giọng hát nổi tiếng như: Thanh Huyền, Thu Hiền, Kiều Hưng, Trung Đức, Ái Vân…Có những nhận xét thỏa đáng làm cho Thái Bảo tỉnh ngộ cần phải học hỏi nhiều hơn nữa. Ngoài giờ biểu diễn, Thái Bảo ngày ngày nhờ các nghệ sĩ Kiều Hưng và Lê Dung truyền dậy về kỹ thuật thanh nhạc. Năm tháng kiên trì và khiêm tốn học hỏi, Thái Bảo miệt mài tập luyện và khai thác những gì ưu việt của giọng hát mình. Chị đã tìm ra một sự hòa đồng kỳ thú với những cây đàn. Từ đây giọng hát Thái Bảo có sức thu hút người nghe. Nghệ thuật biểu diễn của Thái Bảo sâu lắng và truyền cảm mạnh qua những âm vực dị biệt. Ngay cả những bài hát mới chị hát cũng trầm ấm lắng sâu cùng với cây ghita. Các nghệ sĩ đàn anh, đàn chị đều thán phục Thái Bảo có sáng tạo trong xử lý tác phẩm khác người.

Gần đây trong đêm diễn “Ký ức vui vẻ” (5-2021) VTV3, NSND Thái Bảo đã kể lại chuyến lên biên giới hát bài “Vết chân tròn trên cát” cho các chiến sĩ nghe. Khi đó chị còn trẻ. Một giọng hát say mê có sức truyền cảm sâu sắc khi kể chuyện với cây đàn về cuộc sống của một thương binh về làng. Ai ngờ gần nửa đêm các chiến sĩ đã đi bộ từ xa đến để được nghe chị hát lại “Vết chân tròn trên cát”.

Sau đó có người còn cúi lưng cho chị chép lại bài hát để họ mang về. Ca khúc này gắn bó với Thái Bảo gần 40 năm. Nó là sự khởi nghiệp và đồng hành cùng với cuộc đời ca hát hết sức thành công của Thái Bảo cùng những tác phẩm như: “Thành phố tình yêu và nỗi nhớ”, “Bài ca không quên”, “Thuyền và biển”; hay như “Quê nhà”, “Huyền thoại mẹ”, “Lời Bác dặn trước lúc đi xa”; hoặc  là “Mùa xuân bên cửa sổ”, “Thời hoa đỏ”, “Mưa rơi”… Đặc biệt là những ca khúc của nhạc sĩ Trần Hoàn. Ca sĩ Thái Bảo được nhận danh hiệu Nghệ sĩ Ưu tú năm 2013.

Cây đàn bầu với “Thăm bến Nhà Rồng”

Cách đây không lâu tôi được xem một MV (5-2020) của ca sĩ Thái Bảo dựng lại bài ca “Thăm bến Nhà Rồng” của nhạc sĩ Trần Hoàn. Thái Bảo biểu diễn bài hát này suốt 30 năm. Nhưng đây là lần đầu tiên ca sĩ Thái Bảo đến nơi mà chị đã trọn đời kể chuyện về Bác Hồ bằng âm nhạc. MV được quay tại bến Nhà Rồng cùng với cây đàn bầu quen thuộc. Chị hồi hộp nhớ lại ký ức thuở ban đầu đến với ca khúc này.

Đó là vào năm 1991, khi nhạc sĩ Trần Hoàn mới viết xong tác phẩm, ca sĩ Thái Bảo đã đến gia đình nhạc sĩ xin bài để biểu diễn trong “Liên hoan ca múa nhạc toàn quốc”. Đây là một ca khúc mang âm hưởng dân gian nên nhạc sĩ Trần Hoàn phân vân không biết ca sĩ trẻ Thái Bảo có hợp không. Bởi lẽ giọng hát Thái Bảo thuộc dòng nhạc nhẹ. Cuối cùng vận may đã đến với Thái Bảo. Chị đã tập luyện cùng với sự theo dõi của nhạc sĩ. Ông muốn ca sĩ thể hiện ngoài tình cảm chân thành ấm áp còn phải đúng với âm sắc dân gian phù hợp với hình tượng Bác Hồ. Ca sĩ trẻ Thái Bảo đã không phụ lòng tác giả. Chị đoạt HCV  tiết mục biểu diễn với cây đàn bầu. Một phong cách nghệ thuật mới lạ cùng với giọng hát thiên phú của Thái Bảo đã làm rung động hàng triệu trái tim khán giả.

Khi tâm sự với tôi, ca sĩ Thái Bảo bất ngờ kể về cha mình cũng có sự đồng hành trong thành công bài hát “Thăm bến Nhà Rồng”. Chị nói từ bé đã được nghe cha mình kể nhiều chuyện về Bác Hồ. Ông là giám đốc Khu di tích Kim Liên nên nắm rất vững những chặng đường hoạt động cách mạng của Bác. Hơn nữa trong thời gian đi sơ tán cùng với mẹ, Thái Bảo có dịp sinh sống ở làng Sen (1972). Những câu chuyện cuộc đời bôn ba của Bác và ký ức tuổi thơ như đã nhập hồn Thái Bảo một thuở thân thương.

Tiếng đàn và lời ca của bài hát đã trở nên gần gũi, tự nhiên. Không phải Thái Bảo hát nữa mà đã kể chuyện đúng như nhạc sĩ hình dung. Những hình ảnh được hiện lên trong câu chuyện có cả tình cảm của người cha thuở nào và hương sen quê Bác dịu dàng với giai điệu quê hương. Nghệ sĩ Thái Bảo hát với tất cả niềm yêu thương và cảm xúc dạt dào như dòng sông Lam nơi mình đã sinh ra.

Trong nhiều chuyến đi biểu diễn khắp đất nước và nước ngoài Thái Bảo luôn giữ được cảm xúc sâu sắc ấy. Khi hát tốp ca với đàn tranh hay biểu diễn đơn ca với cây đàn bầu, Thái Bảo luôn tạo ấn tượng thấm đẫm tâm cảm đối với người nghe. Với MV “Thăm bến Nhà Rồng” dựng lại câu chuyện về một người cha là họa sĩ chuyên vẽ tranh Bác Hồ. Những ký ức của họa sĩ chính là sự trải nghiệm mà Thái Bảo đã đồng hành. Bài hát có sức sống với thời gian qua giọng hát ấm áp và ngọt ngào của Thái Bảo. Thậm chí có người còn nói đó là bài hát độc quyền mang tên Thái Bảo. Năm 2015 ca sĩ Thái Bảo được Nhà nước phong tặng danh hiệu “Nghệ sĩ Nhân dân”, với những thành tựu ca hát gần 40 năm qua.

Vĩ thanh

Vợ chồng nghệ sĩ Thái Bảo có một con trai cũng làm nhạc công như bố. Đó là nghệ sĩ Saxophone Nguyễn Bảo Anh hiện biên chế Nhà hát Ca múa Việt Nam. Coi như cả nhà có thể lập một ban nhạc đi biểu diễn. Mọi chuyện ngỡ như dễ dàng nhưng tổ chức một đêm biểu diễn cho cả ba người không dễ dàng. Đó chính là ước mơ của NSND Thái Bảo trong tương lai. Một gia đình nghệ sĩ hạnh phúc đã 32 năm tồn tại và cùng hoạt động nghệ thuật. Những chuyến đi biểu diễn nhiều tỉnh biên giới và hải đảo là mối kết giao sâu sắc và củng cố hạnh phúc bền vững.

Đặc biệt chuyến đi Trường Sa đã ghi dấu tình cảm sâu nặng trong tâm cảm nghệ sĩ. Thái Bảo đã từng tâm sự với bạn bè rằng: “18 ngày lênh đênh trên biển, say sóng không ăn được gì, chỉ uống nước và buồn nôn…Nhưng khi dừng lại đảo để biểu diễn thì ai nấy đều khỏe như voi. Diễn mấy tiếng liền không ngưng nghỉ…”. Tôi chợt nhớ tới những câu thơ mà nghệ sĩ Thái Bảo đã viết trong chuyến đi biên giới hồi cuối năm 1984. Hồn thơ ngày nào vẫn còn cháy bỏng: “Tôi đã đi suốt cả chặng đường dài/ Tuổi thanh xuân như bài ca năm tháng/ Những háo hức đam mê luôn bừng sáng/ Gió đông về tôi hát ấm tim anh”.

***

Trên đây là nội dung bài viết giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về Ca sĩ Thái Bảo là ai. Mọi thông tin trong bài viết Ca sĩ Thái Bảo là ai? Ca sĩ Thái Bảo sinh năm bao nhiêu? đều được xác thực rõ ràng trước khi đăng tải. Tuy nhiên đôi lúc vẫn không tránh khỏi những sai xót đáng tiếc. Hãy để lại bình luận xuống phía dưới bài viết để đội ngũ biên tập được nắm bắt ý kiến từ bạn đọc.

Đăng bởi THCS Bình Chánh trong chuyên mục Tổng hợp

5/5 - (7 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *