Cách thức tính học phí một môn học? Học phí một số trường đại học, học viện năm 2023

Mời bạn đọc cùng tìm hiểu Cách thức tính học phí một môn học trong bài viết dưới đây để có câu trả lời nhé.

Mục lục

Cách thức tính học phí một môn học

Một môn học bao nhiêu tín chỉ?

Số tín chỉ 1 môn giao động từ 1 đến 11 tuỳ ngành, tuỳ trường; đa số môn có số tín chỉ là 3.

Ở đại học, mỗi môn học thường sẽ được gán với 2-3 tín chỉ, có một số môn học thời lượng dài hơn sẽ có thể lên đến 4 tín chỉ. “Môn học” có số tín chỉ cao nhất thường sẽ là khóa luận tốt nghiệp mà sinh viên phải hoàn thành trước khi ra trường, thông thường, khóa luận tốt nghiệp sẽ được gán tới tận 10 tín chỉ, tức là nó sẽ quyết định rất lớn đến điểm trung bình tích luỹ suốt 4 năm đại học của sinh viên.

Tóm lại, số lượng tín chỉ của môn học sẽ không cố định, mà nó sẽ phụ thuộc vào thời lượng học, thời lượng càng lớn thì càng nhiều tín chỉ. Môn nào càng nhiều tín chỉ thì sẽ càng khiến sinh viên “đau đầu” khi phải cố gắng vượt qua, cố gắng đạt điểm tốt, và hạn chế rớt môn.

1 tín chỉ là bao nhiêu tiền?

Giữa những môi trường đào tạo đặc thù ngành nghề khác nhau, mức chi phí cho 1 tín chỉ sẽ khác nhau

Không có một giá chung thống nhất về học phí/ tín chỉ cho tất cả các trường, cũng như cho tất cả chương trình đào tạo.

Học phí/tín chỉ khác nhau giữa: trường tư/ trường công/ trường công lập tự chủ tài chính/trường quốc tế; cũng khác nhau giữa chương trình chuẩn/ chương trình chất lượng cao/ chương trình liên kết quốc tế.

Thông thường, học phí 1 tín chỉ lý thuyết sẽ thấp hơn 1 tín chỉ thực hành. Học phí/ 1 tín chỉ của khối ngành kỹ thuật công nghệ sẽ cao hơn khối ngành xã hội, kinh tế, nhân văn.

Cách tính học phí một môn học

Học phí một môn học = Số tín chỉ một môn học x Học phí một tín chỉ.

Cách thức tính học phí một môn học
Cách thức tính học phí một môn học

Học phí một số trường đại học, học viện năm 2023

STT Tên trường Học phí dự kiến năm học 2023-2024
1 Trường Đại học Kinh tế quốc dân Từ 16-22 triệu đồng, tăng 10% so với năm ngoái
2 ĐH Bách Khoa Hà Nội Học phí các ngành/chương trình đào tạo từ 23 – 90 triệu đồng/năm.

Mức học phí 23 – 29 triệu đồng/năm được Đại học Bách khoa Hà Nội áp dụng cho sinh viên chương trình chuẩn, tuyển sinh năm 2023 (tăng trung bình 1 triệu đồng/năm học so với mức đóng của năm học trước đó).

Trường cũng quy định rõ mức học phí có thể được điều chỉnh cho các năm học sau, nhưng không tăng quá 8% – 10% mỗi năm.

3 Học viện Tài chính 22-24 triệu đồng/ năm với chương trình chuẩn, chương trình chất lượng cao là 48-50 triệu đồng
4 ĐH Điện lực Học phí ngành Kinh tế và Kỹ thuật lần lượt là 16-18 triệu đồng tăng 14% so với năm học trước
5 ĐH Giao thông Vận tải Tăng 10%. Cụ thể khối kĩ thuật là 415.000 đồng/ tín chỉ; khối kinh tế 353.300 đồng/ tín chỉ
6 ĐH Ngoại thương Dự kiến: Chương trình đại trà: 22 triệu đồng/ năm

Chương trình chất lượng cao: 45 triệu đồng/ năm

Chương trình tiên tiến: 70 triệu đồng/ năm

Học phí các chương trình định hướng nghề nghiệp và phát triển quốc dao động từ 45-60 triệu đồng/ năm, tùy ngành.

Dự kiến học phí của các chương trình được điều chỉnh hàng năm không quá 10%/ năm

7 ĐH Thương Mại Không tăng, giữ nguyên như năm cũ. Mức thu học phí đại học chính quy áp dụng cho khóa 58 của Đại học Thương mại dao động từ 535.000 – 959.000 đồng/tín chỉ.
8 Học viện Ngân hàng Chương trình đào tạo chất lượng cao: 32,5 triệu đồng/ năm cho 4 năm

Chương trình cử nhân quốc tế với Đại học City U (Hoa Kỳ): Học phí 345 triệu đồng/ năm tại Việt Nam

Chương trình cử nhân quốc tế liên kết với Đại học Sunderland (Anh quốc): khoảng 320 triệu đồng/ khóa học

Chương trình cử nhân quốc tế liên kết với ĐH Coventry (Anh quốc) : khoảng 320 triệu đồng/ khóa học

9 Học viện Báo chí & Tuyên truyền Các ngành đào tạo giảng viên lý luận chính trị được miễn học phí

Các ngành đào tạo hệ đại trà: dự kiến 506.000 đồng/ tín chỉ

Hệ chất lượng cao: 1.470.010 đồng/ tín chỉ chưa bao gồm 13 tín chỉ Giáo dục thể chất, Giáo dục quốc phòng- An ninh.

10 Trường ĐH Mỏ địa chất Sinh viên chính quy: khối kinh tế 282.000 đồng/ tín chỉ, khối kỹ thuật 338.000 đồng/ tín chỉ
11 Trường ĐH Hà Nội Đối với sinh viên chính quy dự kiến học phí các ngành dao động từ 650.000 đồng/ tín chỉ đến 1.390.000 đồng/ tín chỉ tùy từng ngành
12 Trường ĐH Công nghiệp Hà Nội 20 triệu đồng/ năm học, học phí năm tiếp theo không quá 10% so với năm học trước
13 Trường ĐH Kinh tế TP.HCM 940.000 đồng/ tín chỉ với chương trình chuẩn. Chương trình đào tạo bằng tiếng Anh mức học phí gấp 1,4 lần so với học phần giảng dạy bằng tiếng Việt.

Đối với các học phần thực hành, đồ án, thực tế,… mức học phí tín chỉ gấp 1,2 lần mức học phí tín chỉ học phần lý thuyết.

14 Trường ĐH Bách Khoa – ĐH Quốc gia TP.HCM 30 triệu đồng/ năm với chương trình chuẩn
15 Trường ĐH Ngân hàng TP.HCM Chính quy: 7.050.000 đồng/ học kỳ

Chương trình chính quy chất lượng cao: 17.922.500 đồng/ học kỳ

Chương trình chính quy quốc tế cấp song bằng và học phí chương trình liên kết đào tạo quốc tế do đại học đối tác cấp bằng trung bình 26.500 .000 đồng/ học kỳ

16 Khoa Y Dược- ĐH Đà Nẵng 318.000- 400.000 đồng/ tín chỉ hệ đại học chính quy. Học phí mỗi năm không tăng quá 15%

Mức học phí thu theo quy định tại Nghị định số 81/2021/NĐ-CP ngày 27/8/2021 của CP là: Ngành Y khoa, Răng- Hàm- Mặt, Dược học: 27.600.000 đồng/ năm

Ngành điều dưỡng: 20.900.000 đồng/năm

Mức học phí các năm còn lại tăng theo lộ trình do Nhà nước quy định

17 Trường đại học Y Dược Cần Thơ Học phí trung bình tối đa của trường là 37,6 triệu đồng/ năm, tăng 13 triệu đồng so với năm trước
18 Trường đại học Kỹ thuật Y dược Đà Nẵng Ngành Y khoa và Dược học: 27.600.000 đồng/năm

Các ngành còn lại: 20.900.000 đồng/ năm

19 Trường ĐH Y khoa Vinh Ngành Y khoa và Dược học: 23.000.000 đồng/tháng/sinh viên

Ngành Y học dự phòng: 2.000.000 đồng/tháng/sinh viên

Ngành Điều dưỡng và Kỹ thuật xét nghiệm Y học: 1.750.000 đồng/tháng/sinh viên

20 Trường ĐH Luật Hà Nội Đại trà: gần 24 triệu đồng/ năm học

Chất lượng cao: 60 triệu đồng/ năm học

21 Trường ĐH Khoa học Tự nhiên – ĐH Quốc gia TP.HCM Khoa học máy tính chương trình tiên tiến: 53 triệu đồng/ năm học

Ngành Công nghệ Kỹ thuật Hóa học chương trình chất lượng cao: 50,8 triệu đồng/ năm học

Sinh học, Công nghệ sinh học, Hóa học chương trình chất lượng cao: 46 triệu đồng/ năm học

Các ngành còn lại: 24,9-40 triệu đồng

22 Trường Đại học Dược HN Áp dụng theo nghị định 81 của chính phủ, là 18,5 và 24,5 triệu đồng một năm. Mức này cao hơn 4,2 triệu đồng và 10,2 triệu đồng so với mức hiện hành. Với hệ chất lượng cao ngành Dược học, trường thu 49,5 triệu đồng, cao hơn 4,5 triệu đồng.

Học phí ngành Hóa học và Công nghệ Sinh học giữ nguyên, với mức thu 13,5 triệu đồng mỗi năm

Mức học phí có thể điều chỉnh cho phù hợp với thực tế đào tạo, nhưng sẽ không tăng quá 10% so với mức năm liền trước trong 3 năm đầu và 5% cho hai năm sau

23 Đh Công nghệ- ĐH Quốc gia Hà Nội Từ 28.500.000-35.000.000 đồng tùy chuyên ngành đào tạo
24 Trường ĐH Cần Thơ 16.920.000 đồng-20.745.000 đồng, tùy từng chuyên ngành
25 Học viện Phụ nữ Việt Nam 318-400.000 đồng/ tín chỉ hệ đại học chính quy
26 Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn TP.HCM Triết học, Tôn giáo học, Lịch sử, Địa lý học, Thông tin- Thư viện, Lưu trữ học, Nhân học: 430.000 đồng/ tín chỉ, khoảng 13.000.000 đồng/ năm học

Giáo dục học, Ngôn ngữ học, Văn học, Đông Phương học,… 640.000 đồng/tín chỉ, khoảng 19.800.000 đồng/ năm học

Quan hệ quốc tế, Tâm lý học, Báo chí, Truyền thông đa phương tiện: 710.000 đồng/ tín chỉ, khoảng 22.000.000 đồng/ năm học

Nhóm ngành Ngôn ngữ, Du lịch: dự kiến khoảng 15.600.000 triệu đồng- 26.400.000 đồng/ năm học

27 Trường Đại học Việt Đức Sinh viên Việt dao động từ 39.900.000-42.500.000 đồng/sinh viên/ học kỳ và 59.850.000-63.825.000 đồng/ sinh viên/kỳ đối với sinh viên quốc tế
28 Học viện Ngoại giao Ngành Quan hệ quốc tế, Ngôn ngữ Anh, Kinh tế Quốc tế, Luật quốc tế, Truyền thông quốc tế, Kinh doanh quốc tế, 4.400.000 đồng/tháng/ sinh viên

Đối với chương trình đào tạo ngành Luật thương mại quốc tế và Châu Á- Thái Bình Dương học, Luật thương mại quốc tế mức thu 2.100.000 đồng/ tháng/ sinh viên

Mức tăng học phí hàng năm không quá 10%

29 Trường ĐH Y Dược- ĐH Quốc gia HN Ngành Y khoa: 14,3 triệu đồng lên 55 triệu đồng/ năm

Ngành dược học học phí 51 triệu đồng/ năm (tăng 36,7 triệu so với năm ngoái) . Các ngành còn lại thu 27,6 triệu đồng, tăng 13,3 triệu.

30 Trường ĐH Y dược TP.HCM Ngành Y tế công cộng: 45 triệu đồng/ năm

Ngành Điều dưỡng, Điều dưỡng chuyên ngành Gây mê hồi sức, Hộ sinh, Kỹ thuật phục hình răng, Kỹ thuật xét nghiệm y học,… thu học phí 41,8 triệu đồng/ năm

Các ngành Y học dự phòng, Y học cổ truyền có mức tăng học phí thấp hơn dao động từ 45 triệu đồng/ năm, tăng 3,2 triệu đồng

Ba ngành Răng – Hàm- Mặt , Y khoa, Dược học thu lần lượt 77, 74,8 và 55 triệu đồng/ năm.

31 ĐH Quốc tế- ĐH Quốc gia Hà Nội Ngành quản lý chương trình song bằng do ĐH Quốc gia HN và ĐH Keula (Mỹ) cùng cấp bằng thu khoảng 112,7 triệu đồng/ năm. Học phí cả khóa học là 450,8 triệu đồng, trong đó có một học kỳ sinh viên học tại Mỹ. Mức này không bao gồm học phí chương trình tiếng Anh dự bị
31 Trường ĐH Giáo dục- ĐH Quốc gia Hà Nội Các ngành sư phạm được nhà nước hỗ trợ tiền học và sinh hoạt phí

Ngành quản trị trường học, Quản trị công nghệ giáo dục, Quản trị chất lượng giáo dục, Tham vấn học đường, Khoa học giáo dục có mức học phí từ 9,8- 11,7 triệu đồng/ năm.

33 Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn- ĐH Quốc gia Hà Nội Dao động từ 15-35 triệu đồng/ năm
34 Trường ĐH Ngoại ngữ- ĐH Quốc gia HN Dao động từ 15-60 triệu đồng/ năm
35 Trường ĐH Công nghệ- ĐH Quốc gia HN Dao động từ 28,5-35 triệu đồng/ năm
36 Trường ĐH Bách Khoa Hà Nội, ĐH Quốc gia TP.HCM Đại trà: 30 triệu đồng/ sinh viên

Chương trình Tiên tiến, chất lượng cao: 80 triệu đồng/ sinh viên

37 Trường ĐH Khoa học Tự nhiên- ĐH Quốc gia HN Địa chất học, Vật lý học, Hải dương học, Khoa học môi trường, Công nghệ Kỹ thuật môi trường, Kỹ thuật Hạt nhân, Kỹ thuật địa chất, Kỹ thuật quản lý tài nguyên và môi trường là 24,9 triệu/ năm

Sinh học, Hóa học, Khoa học vật liệu, vật lý y khoa,…là 30,4 triệu.

Các ngành chất lượng cao từ 36 đến 53 triệu.

38 Trường ĐH Công nghệ thông tin, ĐH Quốc gia TP.HCM 33 triệu đồng/năm học; tiên tiến là 50 triệu đồng, chương trình liên kết: 80 triệu/ năm, cho đến năm thứ 3 là 138 triệu/ năm
39 Trường ĐH Quốc tế, ĐH Quốc gia TP.HCM Chính quy: 50 triệu đồng/ năm

Chương trình liên kết, học phí 2 năm đầu tại Việt Nam khoảng 63-67 triệu/ năm; 2 năm sau ở nước ngoài học phí theo quy định của từng trường liên kết.

40 Trường ĐH An Giang, ĐH Quốc gia TP.HCM Dao động từ 21.115.000 đồng/ sinh viên. Dự kiến năm học 2026-2027 tăng lên khoảng 42-49 triệu đồng/ sinh viên
41 Khoa Y, ĐH Quốc gia TPHCM Ngành Y khoa, Dược học, Răng- Hàm- Mặt, Y học cổ truyền: 55 triệu đồng

Ngành điều dưỡng: 40 triệu đồng

42 Trường ĐH Y khoa Phạm Ngọc Thạch Từ 31,6-209 triệu đồng một năm

Các ngành đào tạo đại trà, học phí 31,6-52,2 triệu đồng một năm. Trong đó, mức học phí 55,2 áp dụng với ngành Y khoa, Dược học, Răng- Hàm- Mặt. Các ngành còn lại là 31,6 triệu đồng một năm.

Học phí một số trường đại học, học viện năm 2023
Học phí một số trường đại học, học viện năm 2023

Tín chỉ là?

Đây là đơn vị dùng để đo lường khối lượng học tập của một sinh viên. Một tín chỉ được quy định bằng 15 tiết học lý thuyết và 30 tiết học thực hành, thí nghiệm hoặc thảo luận. Bằng 60 giờ học tại cơ sở hoặc bằng 45 giờ làm tiểu luận, bài tập, đồ án hoặc khóa luận tốt nghiệp

Và để tiếp thu được một tín chỉ, đòi hỏi sinh viên phải dành tối thiểu là 30 giờ chuẩn bị ngoài giờ lên lớp.

Đào tạo tín chỉ là gì?

Đào tạo theo tín chỉ được hiểu là việc đào tạo, dạy học không tổ chức theo năm học mà áp dụng theo từng học kỳ. Hiện nay, theo quy định chung, 1 năm học, các trường đại học, cao đẳng có thể tổ chức đào tạo được từ 2 – 3 học kỳ.

Và trong mỗi học kỳ của từng ngành học sẽ không yêu cầu sinh viên phải đăng ký môn học cụ thể nào, bởi việc đào tạo này chỉ tính theo sự tích lũy điểm của cả năm. Khi đảm bảo tích lũy đủ số tín chỉ cho một ngành học thì sinh viên sẽ được cấp bằng tốt nghiệp và ra trường. Trái ngược với đó là nợ tín chỉ, vậy nợ tín chỉ là gì? Thuật ngữ này nhằm chỉ việc sinh viên không tích lũy đủ số tín chỉ cho một ngành học theo quy định chung. Và để đủ điều kiện ra trường, người học bắt buộc phải hoàn thành những học phần thiếu.

Ưu, nhược điểm của đào tạo tín chỉ

Ưu điểm của đào tạo tín chỉ

  • Phát huy được sự sáng tạo, tính chủ động của sinh viên

Đào tạo tín chỉ lấy sinh viên làm trung tâm do đó sẽ giúp sinh viên có cơ hội phát huy, nâng cao được sự sáng tạo. Sinh viên được tự học, tự nghiên cứu, giảm thiểu sự nhồi nhét kiến thức theo các phương pháp đào tạo truyền thống. Ngoài ra, tất cả các khâu thiết kế chương trình, nội dung giảng dạy cũng được rà soát, sát sao hơn, đảm bảo lượng kiến thức sâu rộng đem đến cho người học.

  • Tạo sự linh hoạt giữa các môn học

Với kiến thức chung sẽ gồm các môn học mang tính bắt buộc thì sinh viên sẽ phải áp dụng và thực hiện đầy đủ quá trình học tập, rèn luyện.

Còn đối với kiến thức chuyên ngành, áp dụng cho từng ngành học khác nhau. Do đó, sinh viên có thể tham khảo ý kiến từ cố vấn học tập để lựa chọn môn học phù hợp, vừa đáp ứng yêu cầu bằng cấp và vừa phục vụ cho công việc sau này.

  • Thời gian học tập linh hoạt, giảm thiểu chi phí giảng dạy

Việc áp dụng đào tạo theo tín chỉ tại các trường đại học, cao đẳng sẽ giúp sinh viên tự lựa chọn môn học, thời gian và thầy cô giảng dạy. Từ đó giúp người học chủ động sắp xếp lịch học, đảm bảo sự cân bằng giữa việc học tập trên trường và làm thêm.

Ngoài ra, đào tạo tín chỉ còn là phương pháp tiết kiệm chi phí hiệu quả. Người học sẽ chỉ phải trả tiền theo đúng các tín chỉ mà mình đã đăng ký, chứ không theo năm học như trước đây. Trường hợp bỏ lỡ một số tín chỉ thì vẫn có thể tiếp tục quá trình học tập.

Nhược điểm của đào tạo theo tín chỉ

  • Kiến thức bị cắt vụn

Một số trường đại học, cao đẳng hiện nay áp dụng hình thức đào tạo tín chỉ, tuy nhiên, các môn học bị chia nhỏ thành 2, 3 tín chỉ. Do đó, giảng viên sẽ không đủ thời gian để truyền dạy hết lượng kiến thức của môn học, mà thay vào đó là bản thân mỗi sinh viên cần tăng thời gian tự học. Điều này sẽ rất bất lợi đối với những người lười tự học và nghiên cứu.

  • Sinh viên khó gắn kết

Bởi mỗi sinh viên sẽ có sự lựa chọn môn học và thời gian riêng, sao cho phù hợp nhất với sinh hoạt và công việc của mình. Chính vì vậy, đa phần các lớp học thường không ổn định, sinh viên khó gắn kết.

Ưu, nhược điểm của đào tạo tín chỉ
Ưu, nhược điểm của đào tạo tín chỉ

1 năm học có bao nhiêu tín chỉ?

Hiện nay, có hai phương thức giảng dạy được áp dụng phổ biến tại các trường đại học: phương thức học theo niên chế và phương thức học theo tín chỉ

  • Đào tạo theo niên chế là đào tạo theo năm học, chương trình đào tạo của mỗi ngành học được quy định đào tạo trong một số năm nhất định.
  • Đào tạo theo tín chỉ áp dụng theo học kỳ. Một năm học tùy trường có thể tổ chức đào tạo từ 2-3 học kỳ, mỗi chương trình đào tạo của một ngành học không tính theo năm mà tính theo mức độ  tích lũy kiến thức của sinh viên, sinh viên cần tích lũy đủ số tín chỉ quy định cho một ngành học. Hoàn thành đủ số tín chỉ cần tích lũy, sinh viên được cấp bằng tốt nghiệp đại học và được ra trường.

Hiện tại phần lớn các cơ sở giáo dục đại học hiện nay thay đổi theo xu hướng đào tạo hình thức tín chỉ, lấy người học làm trung tâm.

Quy định đăng ký học tín chỉ của Bộ Giáo dục và Đào tạo

  • Số tín chỉ đăng ký học tối thiểu, tối đa của một học kỳ 6 tháng do từng chương trình quy định nhưng không được ít hơn 14 (trừ học kỳ cuối khóa học) và không vượt quá 25 tín chỉ, mỗi học kỳ hè không vượt quá 12 tín chỉ.
  • Đăng ký 14 tín chỉ cho mỗi học kỳ, đối với những sinh viên được xếp hạng học lực bình thường, trừ học kỳ cuối khóa học
  • Đăng ký 10 tín chỉ cho mỗi học kỳ, đối với những sinh viên đang trong thời gian bị xếp hạng học lực yếu, trừ học kỳ cuối khóa học.
  • Không quy định khối lượng học tập tối thiểu với sinh viên ở học kỳ phụ.

Số tín chỉ được đăng ký tối đa tại các trường học không được Bộ GD&ĐT nêu rõ. Nhưng dựa theo khối lượng chương trình học thì trung bình sinh viên sẽ đăng ký tối đa là 25 tín chỉ cho một kỳ học.

Bên cạnh đó, trong mỗi năm học sẽ có thêm 1 học kỳ hè để sinh viên có thể học vượt tín chỉ. Hoặc học lại nếu có thành tích chưa tốt.

Việc sinh viên đăng ký tín chỉ vào kỳ nghỉ hè cũng không bắt buộc tùy vào quy định của mỗi trường

Đối với những môn năng khiếu hoặc giáo dục thể chất thì chỉ có 1 tín chỉ mà thôi. Còn các môn chính như chuyên ngành hoặc đại cương thì được đăng ký từ 2 tín chỉ trở lên. Thông thường đối với kỳ học hè thì sẽ chỉ học 2 buổi/ tuần.

Quy định đăng ký học tín chỉ của Bộ Giáo dục và Đào tạo
Quy định đăng ký học tín chỉ của Bộ Giáo dục và Đào tạo

1 học kỳ có bao nhiêu tháng?

1 năm học có 10 tháng, gồm 2 học kỳ chính, 1 học kỳ hè để sinh viên học trả nợ môn. Trong 1 học kỳ sẽ có khoảng từ 15 – 20 tín chỉ, tương đương 30 – 40 tín chỉ của cả một năm học. Như vậy, bạn dễ dàng tính được 1 tín chỉ học bao lâu, bao nhiêu tháng.

Tuy nhiên, trên thực tế, tại một số trường, sinh viên có thể đăng ký nhiều hơn hoặc ít hơn 1 chút so với số tín chỉ đó. Việc đăng ký sao cho phù hợp nhất với năng lực và việc sắp xếp thời gian phù hợp của mỗi sinh viên.

Sinh viên được học lại tối đa bao nhiêu tín chỉ?

Khi sinh viên rớt môn thì bắt buộc phải học lại để qua môn thì mới được ra trường, chứ nếu không thì sẽ bị tính là nợ môn và không được tốt nghiệp. Ngoài ra, trong trường hợp không rớt môn nhưng điểm trung bình môn học thấp thì sinh viên vẫn có thể học lại để cải thiện điểm số, tất nhiên khi học lại thì sẽ tính điểm lại từ đầu, tức là các em có thể sẽ đạt điểm cao hơn, nhưng cũng có thể phải nhận điểm số thấp hơn lúc trước nếu mình chưa thật sự tập trung học tập.

Ở các trường đại học giảng dạy theo hệ thống tín chỉ, việc học lại sẽ không tính theo số lượng môn học, mà sẽ tín theo số tín chỉ, tức là học lại môn 2 tín chỉ thì sẽ là học lại 2 tín chỉ, học lại môn 3 tín chỉ sẽ là học lại 3 tín chỉ. Điều này đã khiến không ít sinh viên băn khoăn là mình được học lại tối đa bao nhiêu tín chỉ? Liệu học lại nhiều quá thì có bị cấm tốt nghiệp không? Câu trả lời là không. Sinh viên có thể học lại thoải mái, không giới hạn số tín chỉ, miễn sao các em hoàn thành đầy đủ số lượng tín chỉ của chương trình học là được.

Tuy nhiên, đối với các bạn sinh viên đặt mục tiêu tốt nghiệp loại giỏi hoặc xuất sắc thì các em cần lưu ý rằng đừng học lại quá 5% số lượng tín chỉ của chương trình học, vì nó sẽ khiến các em bị hạ 1 bậc xếp loại tốt nghiệp, từ xuất sắc xuống giỏi, hoặc từ giỏi xuống khá. Chẳng hạn như chương trình học có 125 tín chỉ, thì các em không được để mình học lại quá 6 tín chỉ. Còn nếu chỉ đặt mục tiêu tốt nghiệp loại khá thì các em không cần quá bận tâm về điều này.

***

Trên đây là nội dung bài viết giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về Cách thức tính học phí một môn học. Mọi thông tin trong bài viết Cách thức tính học phí một môn học? Học phí một số trường đại học, học viện năm 2023 đều được xác thực rõ ràng trước khi đăng tải. Tuy nhiên đôi lúc vẫn không tránh khỏi những sai xót đáng tiếc. Hãy để lại bình luận xuống phía dưới bài viết để đội ngũ biên tập được nắm bắt ý kiến từ bạn đọc.

Đăng bởi THCS Bình Chánh trong chuyên mục Tổng hợp

5/5 - (16 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *