Cách tính diện tích toàn phần hình hộp chữ nhật và bài tập vận dụng

Mời các em theo dõi nội dung bài học về Cách tính diện tích toàn phần hình hộp chữ nhật và bài tập vận dụng do thầy cô trường THCS Bình Chánh biên soạn. Hy vọng sẽ là tài liệu hữu ích giúp các em học tốt và hoàn thành tốt bài tập của mình.

Mục lục

Cách tính diện tích toàn phần hình hộp chữ nhật

a) Định nghĩa

– Diện tích xung quanh của hình hộp chữ nhật là tổng diện tích bốn mặt bên của hình hộp chữ nhật.

– Diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật là tổng của diện tích xung quanh và diện tích hai đáy.

b) Quy tắc

Giả sử hình hộp chữ nhật có chiều dài là a, chiều rộng là b và chiều cao là h.

– Muốn tính diện tích xung quanh của hình hộp chữ nhật ta lấy chu vi mặt đáy nhân với chiều cao (cùng đơn vị đo).

Sxq = (a + b) × 2 × h

 Muốn tính diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật ta lấy diện tích xung quanh cộng với diện tích hai đáy.

Stp = Sxq + Sđáy × 2 = (a + b) x 2 x h + 2 x a x b

Lưu ý:

 Chu vi mặt đáy bằng tổng của chiều dài và chiều rộng nhân với 2.

 Diện tích mặt đáy bằng tích của chiều dài và chiều rộng.

Một số dạng bài tập

Dạng 1: Tính diện tích xung quanh hoặc diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật

Phương pháp: Áp dụng quy tắc tính diện tích xung quanh hoặc diện tích toàn phần.

Ví dụ: Tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật có chiều dài 8cm, chiều rộng 6cm và chiều cao 4cm.

Bài giải

Chu vi đáy của hình hộp chữ nhật là:

(8 + 6) × 2 = 28 (cm)

Diện tích xung quanh của hình hộp chữ nhật đó là:

28 × 4 = 112 (cm2)

Diện tích một đáy là:

8 × 6 = 48 (cm2)

Diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật đó là:

112 + 48 × 2 = 208(cm2)

Đáp số: Diện tích xung quanh: 112cm2

Diện tích toàn phần: 208cm2

Dạng 2: Biết diện tích xung quanh hoặc diện tích toàn phần, tìm chu vi đáy hoặc chiều cao của hình hộp chữ nhật

Phương pháp:

*) Từ công thức Sxq = (a + b) x 2 x h:

– Tìm chiều cao theo công thức:  h = Sxq : [(a + b) x 2] = Sxq: (a + b) : 2;

– Tìm tổng chu vi đáy theo công thức: (a + b) x 2 = Sxq : h.

*) Nếu biết diện tích toàn phần ta cũng thay vào công thức để tìm các đại lượng chưa biết.

Ví dụ. Cho hình hộp chữ nhật có diện tích xung quanh là 217,5m2 và nửa chu vi mặt đáy bằng 14,5m. Tính chiều cao của hình hộp chữ nhật đó.

Bài giải

Chu vi mặt đáy của hình hộp chữ nhật đó là:

14,5 × 2 = 29 (m)

Chiều cao của hình hộp chữ nhật đó là:

217,5 : 29 = 7,5 (m)

Đáp số: 7,5m

Dạng 3: Toán có lời văn (thường là tìm diện tích hộp, căn phòng, sơn tường …)

Phương pháp: Cần xác định xem diện tích cần tìm là diện tích xung quanh hay diện tích toàn phần rồi áp dụng quy tắc tính diện tích xung quanh hoặc diện tích toàn phần.

Ví dụ. Một căn phòng dạng hình hộp chữ nhật có chiều dài 6m, chiều rộng 48dm, chiều cao 4m. Người ta muốn quét vôi các bức tường xung quanh và trần của căn phòng đó. Hỏi diện tích cần quét vôi là bao nhiêu mét vuông, biết tổng diện tích các cửa bằng 12m2 (biết rằng chỉ quét vôi bên trong phòng)?

Bài giải

Đổi 48dm = 4,8m

Diện tích xung quanh của căn phòng đó là:

(6 + 4,8) × 2 × 4 = 86,4 (m2)

Diện tích trần của căn phòng đó là:

6 × 4,8 = 28,8 (m2)

Diện tích cần quét vôi là:

86,4 + 28,8 – 12 = 103,2 (m2)

Đáp số: 103,2m2

Bài tập vận dụng

Câu 1: Diện tích xung quanh của hình hộp chữ nhật là tổng diện tích bốn mặt bên của hình hộp chữ nhật. Đúng hay sai?

A. Đúng

B. Sai

Diện tích xung quanh của hình hộp chữ nhật là tổng diện tích bốn mặt bên của hình hộp chữ nhật.

Vậy phát biểu trên là đúng.

Câu 2: Chọn đáp án đúng nhất:

A. Muốn tính diện tích xung quanh của hình hộp chữ nhật ta lấy chu vi mặt đáy nhân với chiều cao (cùng đơn vị đo).

B. Muốn tính diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật ta lấy diện tích xung quanh cộng với diện tích hai đáy.

C. Cả A và B đều sai

D. Cả A và B đều sai

– Muốn tính diện tích xung quanh của hình hộp chữ nhật ta lấy chu vi mặt đáy nhân với chiều cao (cùng đơn vị đo).

– Muốn tính diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật ta lấy diện tích xung quanh cộng với diện tích hai đáy.

Vậy cả A và B đều đúng.

Câu 3: Tính diện tích xung quanh của hình hộp chữ nhật có chiều dài 18cm, chiều rộng 13cm và chiều cao 9cm.

Chu vi đáy của hình hộp chữ nhật là:

(18 + 13) × 2 = 62 (cm)

Diện tích xung quanh của hình hộp chữ nhật là:

62 × 9 = 558 (cm2)

Đáp số: 558cm2.

Câu 4: Cho hình hộp chữ nhật có kích thước như hình vẽ:

Diện tích xung quanh của hình hộp chữ nhật là 275cm2. Đúng hay sai?

A. Đúng

B. Sai

Đổi 2,5dm = 25cm

Chu vi đáy của hình hộp chữ nhật là:

(36 + 19) × 2 = 110 (cm)

Diện tích xung quanh của hình hộp chữ nhật là:

110 × 25 = 2750 (cm2)

Vậy khẳng định diện tích xung quanh của hình hộp chữ nhật là 275cm2 là sai.

Câu 5: Điền số thích hợp vào ô trống:

Hình hộp chữ nhật có chiều dai 23dm, chiều rộng 1,6m và chiều cao 11,5dm. Diện tích toàn phần của hình hộp đó là Bài tập Diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật Toán lớp 5 có lời giải dm2.

Chu vi đáy của hình hộp chữ nhật là:

(23 + 16) × 2 = 78 (dm)

Diện tích xung quanh của hình hộp chữ nhật là:

78 × 11,5 = 897 (dm2)

Diện tích đáy của hình hộp chữ nhật là:

23 × 16 = 368 (dm2)

Diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật là:

897 + 368 × 2 = 1633 (dm2)

Đáp số: 1633dm2.

Vậy đáp án đúng điền vào ô trống là 1633.

Câu 6: Cho hình hộp chữ nhật có chiều rộng 4,25cm, chiều dài gấp 3 lần chiều rộng và dài hơn chiều cao 5cm. Tính diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật đó.

Chiều dài của hình hộp chữ nhật là:4,25 × 3 = 12,75 (cm)Chiều cao của hình hộp chữ nhật là:

12,75 − 5 = 7,75 (cm)

Diện tích xung quanh của hình hộp chữ nhật là:

(4,25 + 12,75) × 2 × 7,75 = 263,5 (cm2)

Diện tích đáy của hình hộp chữ nhật là:

4,25 × 12,75 = 54,1875 (cm2)

Diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật là:

263,5 + 54,1875 × 2 = 371,875 (cm2)

Đáp số: 371,875cm2.

Câu 7: Một căn phòng dạng hình hộp chữ nhật có chiều dài 6m, chiều rộng 48dm, chiều cao 4m. Người ta muốn quét vôi các bức tường xung quanh và trần của căn phòng đó. Hỏi diện tích cần quét vôi là bao nhiêu mét vuông, biết tổng diện tích các cửa bằng 12m2 (biết rằng chỉ quét vôi bên trong phòng)?

Đổi 48dm = 4,8m

Diện tích xung quanh của căn phòng đó là:

(6 + 4,8) × 2 × 4 = 86,4 (m2)

Diện tích trần của căn phòng đó là:

6 × 4,8 = 28,8 (m2)

Diện tích cần quét vôi là:

86,4 + 28,8 – 12 = 103,2 (m2)

Đáp số: 103,2m2.

Câu 8: Một người thợ gò cái thùng tôn không nắp dạng hình hộp chữ nhật có chiều dài 18dm, chiều rộng 8dm, chiều cao bằng Bài tập Diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật Toán lớp 5 có lời giải chiều dài. Tính diện tích tôn dùng để làm thùng (không tính mép dán).

Chiều cao của thùng tôn đó là:

18 : 3 × 2 = 12 (dm)

Diện tích xung quanh của thùng tôn đó là:

(18 + 8) × 2 × 12 = 624 (dm2)

Diện tích đáy của thùng tôn đó là:

18 × 8 = 144 (dm2)

Diện tích tôn dùng để làm thùng là:

624 + 144 = 768 (dm2)

Đáp số: 768dm2.

Câu 9: Người ta xây dựng tường rào xung quanh một cái hồ hình chữ nhật có chiều dài 45m, chiều rộng kém chiều dài 23,5m, bức tường cao 1,6m. Cứ mỗi mét vuông tiêu tốn hết 40000 đồng. Hỏi xây bức tường đó hết tất cả bao nhiêu tiền?

A. 50812000 đồng

B. 18520000 đồng

C. 8512000 đồng

D. 4256000 đồng

Chiều rộng cái hồ đó là :

45 − 23,5 = 21,5 (m)

Diện tích bức tường rào đó được xây lên là:

(45 + 21,5) × 2 × 1,6 = 212,8 (m2)

Số tiền dùng để xây bức tường rào đó là:

40000 × 212,8 = 8512000 (đồng)

Đáp số: 8512000 đồng.

Câu 10: Điền số thích hợp vào ô trống:

Một viên gạch dạng hình hộp chữ nhật có chiều dài 22cm, chiều rộng 8cm, chiều dài 4,5cm. Một khối gạch do 6 viên gạch xếp thành dạng hình hộp chữ nhật như hình vẽ:

Bài tập Diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật Toán lớp 5 có lời giải

Diện tích toàn phần của khối gạch đó là Bài tập Diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật Toán lớp 5 có lời giải cm2.

Chiều rộng của khối gạch hình hộp chữ nhật đó là:

8 × 2 = 16 (cm)

Chiều cao của khối gạch hình hộp chữ nhật đó là:

4,5 × 3 = 13,5 (cm)

Diện tích xung quanh của khối gạch đó là:

(22 + 16) × 2× 13,5 = 1026 (cm2)

Diện tích đáy của khối gạch hình hộp chữ nhật là:

22 × 16 = 352 (cm2)

Diện tích toàn phần của khối gạch hình hộp chữ nhật là

1026 + 352 = 1378 (cm2)

Đáp số: 1378cm2.

Vậy đáp án đúng điền vào ô trống là 1378.

Câu 11: Một người thuê thợ sơn mặt trong và mặt ngoài một cái thùng sắt không có nắp dạng hình hộp chữ nhật chiều dài 1,3m; chiều rộng 0,8m; chiều cao 1,5m. Hỏi người ấy phải trả bao nhiêu tiền để sơn cái thùng đó, biết rằng tiền sơn 1m2 là 35000 đồng?

A. 256900 đồng

B. 513800 đồng

C. 293300 đồng

D. 586600 đồng

Diện tích xung quanh của thùng sắt đó là:

(1,3 + 0,8) × 2 × 1,5 = 6,3 (m2)

Diện tích đáy của thùng sắt đó là:

1,3 × 0,8 = 1,04 (m2)

Diện tích cần sơn là:

(6,3 + 1,04) × 2 = 14,68 (m2)

Số tiền người đó phải trả để sơn cái thùng đó là:

35000 × 14,68 = 513800 (đồng)

Đáp số: 513800 đồng.

***

Trên đây là nội dung bài học Cách tính diện tích toàn phần hình hộp chữ nhật và bài tập vận dụng do thầy cô trường THCS Bình Chánh biên soạn và tổng hợp. Hy vọng sẽ giúp các em hiểu rõ nội dung bài học và từ đó hoàn thành tốt bài tập của mình. Đồng thời luôn đạt điểm cao trong các bài thi bài kiểm tra sắp tới. Chúc các em học tập thật tốt.

Đăng bởi THCS Bình Chánh trong chuyên mục Học tập

5/5 - (1 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *