Có thể hoán đổi vị trí của hai động từ (hắt, reo) miêu tả hình ảnh nắng mới trong khổ thơ thứ nhất (Mỗi lần nắng mới hắt bên song) và thứ hai (Mỗi lần nắng mới reo ngoài nội) được không? Vì sao?

Câu 6. Có thể hoán đổi vị trí của hai động từ (hắt, reo) miêu tả hình ảnh “nắng mới” trong khổ thơ thứ nhất (Mỗi lần nắng mới hắt bên song) và thứ hai (Mỗi lần nắng mới reo ngoài nội) được không? Vì sao?

Lời giải chi tiết:

Không thể hoán đổi vị trí của hai động từ (hắt, reo) miêu tả hình ảnh “nắng mới” trong khổ thơ thứ nhất và thứ hai vì chúng mang ý nghĩa và được đặt trong ngữ cảnh khác nhau.

+ Với động từ “hắt” trong câu thơ “Mỗi lần nắng mới hắt bên song”, ý chỉ luồng ánh sáng được chiếu vào song cửa. Đây là chi tiết khơi gợi, đánh thức tâm tư, kỉ niệm ùa về của tác giả khi bắt đầu bài thơ nói về người mẹ.

+ Với động từ “reo” trong câu thơ “Mỗi lần nắng mới reo ngoài nội”, ý chỉ sự nhấn mạnh về hình ảnh nắng gần gũi, thân thiện, tạo nên một không gian sinh động, qua đó ta thấy được tình cảm gắn bó, nỗi nhớ da diết của tác giả.

Đăng bởi: THCS Bình Chánh

Chuyên mục: Lớp 8

5/5 - (8 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *