Con quy là con gì? Ý nghĩa của Tứ linh trong phong thủy

Mời bạn đọc cùng tìm hiểu Con quy là con gì? trong bài viết dưới đây để có câu trả lời nhé.

Mục lục

Con quy là con gì?

Quy (hay rùa) là một trong 4 linh vật của tứ linh theo tín ngưỡng dân gian Việt Nam. Nó đã xuất hiện trong truyện cổ tích từ thời An Dương Vương, nhiều nhà nghiên cứu cho rằng đó là bóng dáng của thần Visnou, một tối thượng thần của đạo Bà la môn. Trong tạo hình, người ta bắt đầu thấy Quy từ năm 1126 trong tư cách đội bia ở chùa Linh Ứng, Thanh Hóa, từ đó tồn tại thường xuyên dưới hình thức đội bia; mãi đến tận thế kỷ 15 mới thấy đội hạc (hình chạm khắc trên bia chùa Láng, Hà Nội).

Ở lĩnh vực tâm linh, người Việt coi Quy là vật hợp bởi cả âm lẫn dương: bụng phẳng tượng trưng cho đất (âm), mai khum tượng trưng cho trời (dương). Hình tượng rùa đội bia tượng trưng cho hạnh phúc, phát triển và sự chịu đựng. Đó là quan niệm dân gian. Đến khi đạo đức Nho giáo nhìn Quy theo nghĩa xấu, coi là âm vật của đàn bà nên đời Gia Long, Minh Mạng, Thiệu Trị không còn thấy bóng dáng rùa trên các mảng chạm khắc. Ở bia Văn miếu Huế thì Quy bị làm dày lên gấp đôi để tránh hình tượng gán ghép này. Trong quan niệm dân gian đất Bắc, Quy là cao quý, nhiều khi nó là chủ nguồn nước (rùa phun nước thiêng), là một linh vật của đất Phật.

Con quy là con gì?
Con quy là con gì?

Ý nghĩa của Tứ linh trong phong thủy

Mỗi một con vật trong Tứ linh Long – Ly – Quy – Phụng mang một ý nghĩa khác nhau, cụ thể:

Long – Biểu tượng của tài lộc, công danh

Đứng đầu trong bộ Tứ linh đó chính là Long (Rồng). Đây là biểu tượng cho sức mạnh, quyền lực và trí tuệ, mang ý nghĩa tài lộc và công danh. Rồng nắm giữ sức mạnh vượt trội trong muôn loài, có quyền uy vượt trội nhất. Trong văn học nghệ thuật phương Đông, Rồng thường xuất hiện như một biểu tượng sức sống mãnh liệt và sự cao quý.

Nếu như Trung Quốc, Rồng được coi là hiện thân của thiên tử, có quyền năng xoay chuyển càn khôn; tạo ra mưa gió sấm chớp…thì ở Việt Nam Rồng là cội nguồn của dân tộc. Là người dân Việt không ai là không biết tới sự tích “Con Rồng Cháu Tiên”. Tất cả mọi người đều là con cháu của Rồng chỉ Lạc Long Quân và tiên chỉ Âu Cơ.

Trong phong thủy, long (rồng) còn là vị thần giúp mùa màng tốt tươi. Người dân luôn tin rằng thờ phụng rồng sẽ mang tới nhiều lợi ích cho nông nghiệp Nếu nhìn thấy hình ảnh rồng trên trời đồng nghĩa với việc năm đó sẽ mưa thuận gió hòa. Trong tín ngưỡng của người Á Đông, mỗi khi mất mùa, hạn hán, nhà Vua thường đại diện cho nhân dân làm lễ cầu mưa tại miếu Long Vương.

Rồng được mệnh danh là linh vật có sức mạnh, sinh khí dồi dào, là linh vật hội tụ đầy đủ quyền uy của vũ trụ. Nếu xây nhà cửa, nhà thờ họ hoặc lăng mộ đá tâm linh tại những vùng đất có long mạch, vượng khí tốt thì sẽ đem đến những phúc lợi to lớn cho con cháu, dòng họ. Rồng còn là biểu tượng của sự quyền uy, giúp thăng tiến trong sự nghiệp; phù hợp với những người làm hành chính, người làm chính trị, muốn củng cố địa vị của mình. Chính vì thế, long (rồng) được ví là biểu tượng của tài lộc và công danh.

Long - Biểu tượng của tài lộc, công danh
Long – Biểu tượng của tài lộc, công danh

Ly – Biểu tượng của trí tuệ

Loài linh vật thứ hai sau Long chính là Ly biểu tượng của trí tuệ. Ly còn được gọi là Lân. Sự xuất hiện của Kỳ Lân thường báo hiệu cho một năm thái bình thịnh trị và mang lại điềm lành. Ở Việt Nam, Lân có mắt to, mũi to, mõm ngắn, phần đuôi xù cong.

Trong phong thủy, ly dùng để trấn trạch, hóa hung thành cát, hóa giải những vùng đất xấu không thịnh. Hình ảnh đôi Lân miệng há to trấn áp mọi hung khí vào nhà và đứng canh giữ cửa nhà mang lại sự bình an cho gia chủ.

Trong truyền thuyết, Lân được miêu tả là loài vật nhân từ. Khi di chuyển, Lân sẽ không bước lên trên cây cỏ hay giẫm lên côn trùng. Phẩm chất cao quý và tinh khiết của Lân cũng được thể hiện qua việc Lân chỉ uống nước sạch và không làm hại các con vật khác.

Ly (Lân) có ý nghĩa là điềm báo của sự thái bình thịnh vượng, an bình và yên ổn. Thời xưa, khi các bậc Vua chúa tiến hành các công việc quan trọng nào đó; nếu có Kỳ Lân xuất thế thì chắc chắn việc ấy sẽ được thuận ý.

Xã hội hiện đại cũng coi Ly (Lân) như một linh vật mang đến sự phước lành và thịnh vượng. Vậy nên, bạn sẽ thường thấy hình ảnh Lân ở các đình, đền trên khắp đất nước. Hình ảnh Lân cũng được các nghệ nhân chế tạo đồ gỗ mỹ nghệ theo lối xưa cách điệu tạo nên các chi tiết cho trường kỷ, giường ngủ, bàn ghế phòng khách hay bức bình phong….

Quy – Biểu tượng của sức khỏe dồi dào, trường thọ

Quy còn được biết tới với tên gọi là Rùa – biểu tượng của sức khỏe dồi dào và sống trường thọ. Trong bộ Tứ linh thì Quy là con vật có thật duy nhất trong tự nhiên. Rùa là loài bò sát lưỡng cư có tuổi thọ cao, có sức sống mãnh liệt; có thể sống từ khu vực núi cao đến biển sâu vì thế rùa là biểu tượng cho sự trường tồn bất diệt. Rùa cũng là loài vật được phóng sinh trong các dịp lễ của Phật giáo.

Rùa gắn liền với nhiều truyền thuyết của người Việt cổ qua câu chuyện về thần Kim Quy giúp vua An Dương Vương xây và bảo vệ thành Cổ Loa. Rùa là biểu tượng cho sự trường tồn bất diệt. Biểu tượng Quy được coi như sự hội tụ của trời đất- âm dương: bụng rùa tượng trưng cho mặt đất (âm), mai rùa tượng trưng cho vòm trời (dương).

Trong phong thủy, Rùa thường được kết hợp với Rắn (Quy xà hợp thể) hoặc Rùa đầu rồng (Long Rồng) để tạo nên một linh vật thiêng liêng. Ở Việt Nam, biểu tượng rùa xuất hiện nhiều trong các công trình văn hóa. Đặc biệt là Rùa đá trong văn miếu Quốc Tử Giám – nơi minh chứng cho truyền thống văn hóa lịch sử của Việt Nam.

Phụng – Biểu tượng của sự bất diệt

Phụng hay Phượng là một trong 4 Tứ linh và là vua của các loài chim, có đầy đủ các đặc điểm xinh đẹp như cổ cao như chim hạc, đuôi rực rỡ sắc màu như chim công, mỏ dài như diều hâu, tóc như chim trĩ, vảy của cá chép, thân hình cao sáu thước và mắt rực lửa.

Linh vật thần thoại này được xếp ngang với Long. Long Phụng là biểu tượng của Vua và Hoàng Hậu, được người dân kính trọng và tôn thờ. Do đó, ngày xưa mộ đá của những bậc Vua chúa và Hoàng Hậu thường được chạm khắc hình Rồng Phượng để thể hiện sự uy nghiêm và tôn quyền.

Phụng - Biểu tượng của sự bất diệt
Phụng – Biểu tượng của sự bất diệt

Trong thần thoại cổ đại, Phượng Hoàng có khả năng bất tử bởi vòng đời không bao giờ kết thúc. Khi tồn tại được một khoảng thời gian, Phượng sẽ tự kết thúc vòng đời, tái sinh lại với sức mạnh mãnh liệt hơn trước. Do đó, Phụng trong Tứ linh là đại diện cho phẩm hạnh cao quý, thanh nhã, sự trường tồn vĩnh cửu. Loài vật này cũng thường được sử dụng để miêu tả cho vẻ đẹp của nữ giới; chỉ những người phụ nữ có vẻ ngoài xinh đẹp (mắt phượng mày ngài) và có phẩm giá thanh cao.

Phượng Hoàng là một trong những Tứ linh xuất hiện trong nhiều tôn giáo khác nhau. Phượng Hoàng đại diện cho hành Hỏa nên khi đặt ở cung tài hay cung danh vọng đều mang lại nhiều may mắn, thịnh vượng và công danh sự nghiệp, sự thăng tiến cho chủ nhân.

Hình ảnh Phượng cũng được sử dụng rất nhiều trong việc tạo ra các sản phẩm cuốn thư câu đối trong văn hóa Việt hay như các sản phẩm thủ công mỹ nghệ.

Long, Ly, Quy, Phụng mang đậm tính chất tâm linh và phong thuỷ nên việc trưng bày tượng, tranh của Tứ linh trong nhà sẽ mang tới sự sang trọng may mắn cho gia chủ. Ngoài ra, nếu đặt Tứ linh đúng chuẩn, hợp tuổi còn giúp ngăn chặn tà khí xâm nhập, trấn trạch và mang đến nhiều may mắn.

Trên đây là nội dung bài viết giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về Con quy là con gì? Mọi thông tin trong bài viết Con quy là con gì? Ý nghĩa của Tứ linh trong phong thủy đều được xác thực rõ ràng trước khi đăng tải. Tuy nhiên đôi lúc vẫn không tránh khỏi những sai xót đáng tiếc. Hãy để lại bình luận xuống phía dưới bài viết để đội ngũ biên tập được nắm bắt ý kiến từ bạn đọc.

Đăng bởi THCS Bình Chánh trong chuyện mục Tổng hợp

5/5 - (45 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *