Động từ là gì? Chức năng chính của động từ

Mời các em theo dõi nội dung bài học về Động từ là gì? Chức năng chính của động từ do thầy cô trường THCS Bình Chánh biên soạn. Hy vọng sẽ là tài liệu hữu ích giúp các em học tốt và hoàn thành tốt bài tập của mình.

Mục lục

Động từ là gì?

Động từ được định nghĩa là từ dùng để chỉ các hoạt động hoặc trạng thái của con người và sự vật hiện tượng khác. Cũng giống với tính từ và danh từ, động từ trong tiếng Việt cũng ghi nhận sự đóng góp lớn vào việc biểu đạt giàu hình ảnh, giàu biểu cảm và đa dạng. Vì vậy, khi nó được kết hợp với các loại từ khác thì nó sẽ có ý nghĩa khái quát hơn.

Động từ là gì?
Động từ là gì?

Ví dụ: dưới tầm cánh chú chuồn chuồn bây giờ là lũy tre xanh rì rào trong gió, là bờ ao với những khóm khoai nước rung rinh. Rồi những cảnh tuyệt đẹp của đất nước hiện ra: cánh đồng với những đàn trâu thung thăng gặm cỏ; dòng sông với những đoàn thuyền ngược xuôi. Còn trên tầng cao là đàn cò đang bay, là trời xanh cao vút.

Trong đoạn văn này có thể thấy các động từ là: rì rào, rung rinh, hiện ra, gặm, ngược xuôi, bay.

Khi động từ được kết hợp với tính từ và danh từ thì sẽ tạo ra cụm động từ. Đồng thời động từ cũng có thể được kết hợp với phó từ (đã, đang, sẽ,…). Ngoài ra, động từ cũng có khả năng kết hợp với các phó từ mệnh lệnh để tạo thành các câu hoặc cụm từ có mục đích sai khiến

Ví dụ: không nói nhiều, đừng hát nữa, chớ làm càn.

Sự kết hợp giữa động từ với các loại từ khác có tác dụng làm rõ ý của người nói, người viết giúp đạt được mục đích giao tiếp đồng thời thể hiện phong phú trong ngữ pháp tiếng Việt.

Chức năng chính của động từ

Chức năng chính của động từ là làm vị ngữ trong câu và bổ sung ý nghĩa cho danh từ, tính từ khác.

Ví dụ: cây cối đâm chồi, nảy lộc vào mùa xuân. Như vậy, từ “đâm” và từ “nảy” là động từ chính trong câu và đóng vai trò là vị ngữ.

Ngoài ra động từ còn có thể đảm nhiệm các vai trò khác như chủ ngữ và trạng ngữ.

Ví dụ: Chơi thể thao làm chúng ta tràn đầy năng lượng. Như vậy, động từ “chơi” đóng vai trò là chủ ngữ trong câu.

– Ăn vội vàng mấy củ khoai, anh ấy vội vã lên đường. Trong câu này, động từ  “ăn” đóng vai trò là trạng ngữ.

Như vậy, có thể nói, động từ có chức năng rất đa dạng và có thể được sử dụng ở nhiều vị trí khác nhau nhằm biểu thị được mục đích của người nói.

Chức năng chính của động từ
Chức năng chính của động từ

Khả năng kết hợp của động từ

  • Động từ có thể kết hợp với các tính từ, danh từ để để tạo ra cụm động từ: đi (động từ) nhanh lên (tính từ), thắng (động từ) biển (danh từ),…
  • Động từ cũng có khả năng kết hợp với các phó từ (đã, sẽ, đang, không, chưa, chẳng, vẫn, cứ, còn). Khác với tính từ, động từ còn có thể kết hợp với các phó từ thức mệnh lệnh (hãy, đừng, chớ) để tạo ra những câu hoặc cụm từ có mục đích sai khiến.

VD: đã thổi mạnh, không về nhà, cứ nói nhiều, đừng nói nữa

Phân loại động từ

Trên thực tế, động từ thường được chia làm hai cửa chính là động từ chỉ hoạt động và động từ chỉ trạng thái. Bên cạnh đó, người ta cũng có thể chia động từ thành nội động từ và ngoại động từ.

– Thứ nhất, động từ chỉ hoạt động: đây là dạng động từ dùng để chỉ hoạt động của con người hoặc sự vật, hiện tượng. Ví dụ: nhảy nhảy, đi, ca, hót,…

– Thứ hai, động từ chỉ trạng thái: Đây là loại động từ dùng để tái hiện, gọi tên trạng thái, cảm xúc hay suy nghĩ tồn tại của con người, sự vật, hiện tượng. Ví dụ: giận dữ, lo sợ. Trong đó, động từ chỉ trạng thái cũng được chia thành nhiều loại như sau:

  • Động từ chỉ trạng thái tồn tại: còn, có, hết… Ví dụ: Nhà mình còn trà không?
  • Động từ chỉ trạng thái biến hóa: thành, hoá, trở nên… Ví dụ: Thánh Gióng bỗng trở nên cao lớn lạ thường.
  • Động từ chỉ trạng thái tiếp thụ: được, bị, phải,… Ví dụ: cô ấy được nhận học bổng.
  • Động từ chỉ trạng thái so sánh: bằng, thua,… Ví dụ: cô ấy đã cao bằng tôi rồi.

Có thể thấy, những động từ chỉ hành động dùng để trả lời cho câu hỏi: làm gì? Còn các động từ chỉ trạng thái thì trả lời cho câu hỏi: làm sao? Trong nhiều trường hợp, có những động từ vừa được xếp vào loại chỉ hành động lại vừa được xếp vào loại chỉ trạng thái.

Bên cạnh đó, dựa vào vai trò của động từ ở trong câu, em có thể chia động từ thành nội động từ và ngoại động từ.

Nội động từ là những động từ có thể mô tả, chỉ hoặc hướng vào người làm chủ hoạt động như ngồi, chạy, nằm,… Về nguyên tắc, nội động từ phải được kết hợp với quan hệ từ để bổ nghĩa cho đối tượng.

Ví dụ: mẹ mua cho em một con mèo. Trong câu này, nội động từ là “mua” và từ “cho” là quan hệ từ.

Ngoại động từ là những động từ hướng đến người hoặc vật khác như: xây, cắt,… Về cơ bản, ngoại động từ không cần phải có quan hệ từ mà vẫn có thể bổ nghĩa cho đối tượng trực tiếp.

Ví dụ: mọi người yêu quý mẹ. Trong câu này, ngoại động từ là “yêu quý” và “mẹ” là bổ ngữ.

Phân loại động từ
Phân loại động từ

Các lưu ý khi sử dụng động từ

Các động từ có thể được kết hợp với các từ khác để bổ sung ý nghĩa và khiến cho câu văn có tính biểu cảm cao hơn. Tuy nhiên có một số từ mà chỉ có thể kết hợp với động từ chỉ hoạt động nhưng không thể kết hợp với động từ chỉ trạng thái, chẳng hạn như từ “xong”

Ví dụ: tôi đã ăn xong. Với câu này, “ăn” là động từ chỉ hoạt động của con người nên có thể kết hợp với từ “xong” để chỉ việc một người đã hoàn thành hoạt động của họ. Mặt khác, động từ chỉ trạng thái thì không thể kết hợp với từ “xong”, bởi không ai nói là: Tôi đã buồn xong

Trong một số trường hợp, nội động từ có thể sử dụng như động từ chỉ trạng thái. Có một số từ có thể kết hợp với trợ từ chỉ mức độ và mang tính chất, ý nghĩa như tính từ. Ví dụ: vui vẻ là một loại động từ chỉ trạng thái nhưng khi sử dụng theo cách khác thì nó có thể trở thành tính từ. Như trong câu sau: Cô ấy là một người vui vẻ. Như vậy, động từ “vui vẻ” đã trở thành một tính từ nhằm chỉ đặc điểm của con người.

Cụm động từ

Khái niệm: Cụm động từ là cụm từ có động từ là từ trung tâm, kết hợp với các phụ trước và phụ sau để tạo thành.

Chức năng: Chức năng của cụm động từ cũng giống như của động từ. Tức là cụm động từ cũng có chức năng chính là làm vị ngữ, nhưng cũng có thể làm chủ ngữ, định ngữ hoặc trạng ngữ trong câu.

Cấu tạo của cụm động từ: Mô hình cấu tạo đầy đủ của cụm động từ: Phụ trước + Động từ trung tâm + Phụ sau

Phụ trước

Trung tâm

Phụ sau

Các từ chỉ quan hệ thời gian (đã sẽ đang,..)

Các từ chỉ sự tiếp diễn tương tự (vẫn, cứ, còn, cùng,…)

Các từ thức mệnh lệnh (hãy, đừng, chớ,…)

Các từ mang nghĩa khẳng định hoặc phủ định hành động (không, chưa, chẳng, có,…)

Các động từ

Các từ chi tiết về đối tượng (danh từ, tính từ)

Các từ chỉ hướng (thẳng, ra, lên, xuống,…)

Các từ chỉ địa điểm

Các từ chỉ thời gian

Từ chỉ nguyên nhân, mục đích

Từ chỉ phương tiện

Từ chỉ cách thức hành động

Tuy nhiên, cụm động từ có thể chỉ có phụ trước hoặc phụ sau, đây là dạng không đầy đủ của cụm động từ.

Phụ ngữ cho động từ có loại chuyên đứng trước hoặc có loại chuyên đứng sau nhưng cũng có những từ có vị trí tự do, đứng trước hay đứng sau động từ đều được.

VD: Các phụ ngữ chuyên đứng trước (làm phụ trước) động từ: đã, sẽ, đang, vẫn, cứ, còn,…

Các phụ ngữ chuyên đứng sau (làm phụ sau) động từ: chi tiết về đối tượng

Các phụ ngữ có vị trí tự do, đứng trước hay sau động từ đều được: ăn vội vàng -> vội vàng ăn cho xong; đi thong thả ->. Thong thả đi,…

Cụm động từ
Cụm động từ

Bài tập về động từ

Bài 1: Cho các động từ sau: hết, thành, phải, thua, có, hoá, biến thành, bằng, không. Hãy sắp xếp các động từ trên vào các nhóm sau:

a. Động từ chỉ trạng thái tồn tại hoặc không tồn tại

b. Động từ chỉ trạng thái biến hóa

c. Động từ chỉ trạng thái tiếp thu

d. Động từ chỉ trạng thái so sánh

Trả lời:

a. Động từ chỉ trạng thái tồn tại hoặc không tồn tại là: hết, có

b. Động từ chỉ trạng thái biến hóa là: thành, hoá, biến thành

c. Động từ chỉ trạng thái tiếp thu là: phải

d. Động từ chỉ trạng thái so sánh là: thua, bằng, không.

Bài 2: Em hãy tìm các động từ được sử dụng trong đoạn văn sau: 

Thỉnh thoảng, muốn thử sự lợi hại của những chiếc vuốt, tôi co cẳng lên, đạp phanh phách vào các ngọn cỏ. Những ngọn cỏ gãy rạp, y như có nhát dao vừa lướt qua. Đôi cánh tôi, trước kia ngắn hủn hoẳn, bây giờ thành cái áo dài kín xuống tận chấm đuôi. Mỗi khi tôi vũ lên, đã nghe tiếng phành phạch giòn giã. Lúc tôi đi bách bộ thì cả người tôi rung rinh một màu nâu bóng mỡ soi gương được và rất ưa nhìn.

Trả lời: 

Động từ được sử dụng trong đoạn văn trên là: thử, có cẳng, đạp, lướt, vũ, đi, sôi.

Bài 3: Em hãy tìm các động từ trong đoạn văn sau: 

Nơi đây cất lên những tiếng chim ríu rít. Chúng từ các nơi trên miền Trường Sơn bay về. Chim đại bàng thân vàng mỏ đỏ đang chao lượn, bóng che rợp mặt đất. Mỗi lần đại bàng vỗ cánh lại phát ra những tiếng vi vu vi vu từ trên nền trời xanh thăm thẳm, giống như có hàng trăm chiếc đàn đang cùng hòa âm. Bầy thiên nga trắng muốt chen nhau bơi lội…

Trả lời: 

Động từ được sử dụng trong đoạn văn trên là: cất lên, bay, chao lượn, vỗ, hoà âm.

Bài 4: “Các bạn học sinh còn đang vui chơi ở sân trường”. Phân tích cụm động từ trong câu trên.

Trả lời: 

=> Cụm động từ: “còn đang vui chơi ở sân trường”.

Trong đó:

– Phần trước: “còn đang” bổ ngữ cho động từ chính, diễn tả sự việc đang xảy ra.

– Phần trung tâm: “vui chơi”.

– Phần sau: “ở sân trường” bổ ngữ cho động từ chính về địa điểm.

Bài 5. “Nam đã ăn cơm lúc 7 giờ tối”. Phân tích cụm động từ trong câu trên.

Trả lời: 

=> Cụm động từ: “đã ăn xong buổi tối”.

Trong đó:

– Phần trước: “đã” diễn tả quan hệ thời gian, hành động tiếp diễn.

– Phần trung tâm: “ăn”.

– Phần sau: “lúc 7 giờ tối” bổ sung ý nghĩa về mốc thời gian diễn ra.

***

Trên đây là nội dung bài học Động từ là gì? Chức năng chính của động từ do thầy cô trường THCS Bình Chánh biên soạn và tổng hợp. Hy vọng sẽ giúp các em hiểu rõ nội dung bài học và từ đó hoàn thành tốt bài tập của mình. Đồng thời luôn đạt điểm cao trong các bài thi bài kiểm tra sắp tới. Chúc các em học tập thật tốt.

Đăng bởi THCS Bình Chánh trong chuyên mục Học tập

5/5 - (3 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *