Em có ý kiến gì về tác dụng của việc đọc truyền thuyết và cổ tích? (6 mẫu)

Em có ý kiến gì về tác dụng của việc đọc truyền thuyết và cổ tích? bao gồm hướng dẫn viết cùng 6 bài mẫu tham khảo do thầy cô trường THCS Bình Chánh biên soạn sẽ là nguồn tài liệu hữu ích cho các em học sinh trau dồi thêm vốn từ, rèn luyện kỹ năng viết đoạn văn ngắn ngày một hoàn thiện hơn.

Đề bài: Em có ý kiến gì về tác dụng của việc đọc truyền thuyết và cổ tích?

Em có ý kiến gì về tác dụng của việc đọc truyền thuyết và cổ tích?
Em có ý kiến gì về tác dụng của việc đọc truyền thuyết và cổ tích?

Mục lục

Dàn ý Em có ý kiến gì về tác dụng của việc đọc truyền thuyết và cổ tích?

1. Mở đầu: Giới thiệu vấn đề cần trình bày.

2. Nội dung chính:

– Khẳng định việc đọc truyện truyền thuyết, cổ tích mang đến rất nhiều lợi ích.

– Một số lợi ích từ việc đọc truyện truyền thuyết, cổ tích:

+ Có thêm hiểu biết về các sự việc, nhân vật lịch sử hoặc nguồn gốc phong tục nào đó.

+ Biết rèn luyện, trau dồi đạo đức, lối sống tốt đẹp.

+ Nuôi dưỡng trí tưởng tượng.

– Một vài giải pháp để thực hiện và phát triển việc đọc truyện truyền thuyết, cổ tích

+ Dành 30 phút đến 1 tiếng để đọc truyện, sau đó rút ra các bài học được gửi gắm.

+ Có thể nghe kể chuyện trên đài radio, Youtube.

+ Nên đọc thêm truyện cổ tích, truyền thuyết của nước ngoài để so sánh truyện dân gian nước ngoài và Việt Nam.

3. Kết thúc: Khẳng định lại ý kiến của bản thân về vấn đề.

Em có ý kiến gì về tác dụng của việc đọc truyền thuyết và cổ tích?- Mẫu 1

Albert Einstein đã từng nói rằng: “Nếu muốn con trẻ thông minh, hãy đọc cho chúng nghe truyện cổ tích. Nếu muốn chúng thông minh hơn nữa, hãy đọc cho chúng nghe nhiều truyện cổ tích hơn nữa”.

Thật vậy, truyện truyền thuyết và truyện cổ tích có rất nhiều ích lợi dối với việc giáo dục và hình thành nhân cách cho con người. Những lợi ích mà truyện truyền thuyết và truyện cổ tích mang lại như sau:

Đọc sách nói chung và đọc truyện truyền thuyết, cổ tích nói riêng có tác dụng làm tăng trí thông minh cảm xúc. Trong truyện cổ tích, những cảm xúc hàng ngày như niềm vui, nỗi buồn và sự tức giận được tái hiện. Nhờ đó, các em sẽ có những trải nghiệm cảm xúc và bản lĩnh để vượt qua nỗi buồn và nỗi đau với các nhân vật.

Đọc nhiều truyện truyền thuyết, cổ tích giúp chúng ta tăng khả năng tư duy xử lý vấn đề. Trẻ em có thể học hỏi kinh nghiệm sống của các nhân vật để xử lý các vấn đề của chính chúng. Ví dụ, thông qua câu chuyện về Cô bé quàng khăn đỏ, trẻ em biết hậu quả sẽ ra sao nếu cô lắng nghe người lạ.

Truyện truyền thuyết, cổ tích là chiếc cầu nối giúp chúng ta có thể tiếp xúc với túi khôn nhân loại. Nhiều nền văn hóa chia sẻ một câu chuyện chung như Lọ Lem trong truyện cổ tích của Andersen, Tấm Cám trong truyện cổ tích Việt Nam. Sự khác biệt lớn nhất là phong tục và thói quen. Hãy để con bạn có thể tiếp xúc vào những câu chuyện đó, cũng như tin rằng điều tốt đẹp sẽ chiến thắng cái xấu ở bất cứ đâu, bất kỳ quốc gia nào.

Truyện truyền thuyết và truyện cổ tích có thể giúp chúng ta có những bài học nhẹ nhàng mà sâu cay, đồng thời còn nuôi dưỡng trí tưởng tượng. Như lời Albert Einstein từng nói: “Khi nhìn lại bản thân và những phương pháp suy nghĩ của mình, tôi thấy truyện cổ tích là món quà có ích cho trí tưởng tượng hơn bất kỳ tài năng trừu tượng hay suy nghĩ tích cực nào khác”.

Cuối cùng, đọc nhiều truyện truyền thuyết và cổ tích giúp chúng ta dạy con bài học về đạo đức, lối sống một cách nhẹ nhàng. Những câu chuyện cổ tích sẽ hiệu quả hơn là chỉ đơn giản là dạy suông cho trẻ em đạo đức. Ví dụ, một đứa trẻ sẽ biết không nói dối sau khi nghe Cậu Bé Bằng Gỗ; không tin tưởng người lạ sau khi nghe Cô bé quàng khăn đỏ.

Truyện truyền thuyết và cổ tích có nhiều ích lợi như vậy, nhưng hiện nay số trẻ em đọc truyện truyền thuyết và cổ tích hầu như rất ít. Đa số các em đều thích chơi những trò chơi điện tử, đọc truyện tranh, xem phim,… Điều này làm kho tàng truyện truyền thuyết và cổ tích Việt Nam dần dần bị mai một đi.

Vậy, nếu muốn trẻ em quan tâm hơn đến truyện truyền thuyết và cổ tích, nhiều nhà làm phim đã dựng những câu chuyện ấy thành phim, giúp cho trẻ em cảm thấy hứng thú hơn khi tiếp xúc với những bài học mà câu chuyện mang lại.

Em có ý kiến gì về tác dụng của việc đọc truyền thuyết và cổ tích?- Mẫu 2

Xin chào cô và các bạn. Em tên là Tuấn Kiên. Trong tiết nói và nghe ngày hôm nay, em xin trình bày những suy nghĩ về tác dụng của việc đọc truyện truyền thuyết, cổ tích.

Như mọi người đã biết, từ khi còn xưa bé, bà và mẹ thường kể rất nhiều truyện cổ tích quen thuộc như “Tấm Cám”, “Sọ Dừa”,… Rồi ở trường, chúng ta cũng được học thêm vô vàn tác phẩm khác. Vậy, các bạn có cảm thấy đọc truyện truyền thuyết, cổ tích mang lại lợi ích hay không? Theo mình, việc đọc truyện truyền thuyết, cổ tích đã đem tới rất nhiều lợi ích.

Trước hết, nó giúp chúng ta mở mang tri thức, vốn hiểu biết. Những câu chuyện trong truyện truyền thuyết thường gắn liền với các sự việc, nhân vật lịch sử hoặc nguồn gốc phong tục nào đó. Vì thế, khi đọc các tác phẩm này, chúng ta biết thêm về vẻ đẹp con người, lịch sử, văn hóa của dân tộc. Ví như, đọc truyền thuyết “Bánh chưng, bánh giầy”, bạn sẽ hiểu được ý nghĩa tên gọi của hai loại bánh này.

Từ xa xưa, ông cha ta đã gửi gắm biết bao lời dạy sâu xa, ước mơ, khát vọng thông qua các sáng tác dân gian. Do đó, đọc truyện truyền thuyết, cổ tích còn giúp mỗi người biết rèn luyện, trau dồi đạo đức, lối sống tốt đẹp. Sau tất cả, các câu chuyện đều hướng con người tới lối sống lương thiện, nhân ái, “ở hiền gặp lành”. Đồng thời, nó cũng nhắc nhở chúng ta phải biết yêu dân tộc, yêu đất nước, biết giữ gìn và phát triển những truyền thống tốt đẹp.

Không chỉ vậy, việc đọc nhiều truyện cổ tích và truyền thuyết còn góp phần nuôi dưỡng trí tưởng tượng ở người đọc. Nhà vật lí lí thuyết người Đức Albert Einstein đã từng khẳng định “Khi nhìn lại bản thân và những phương pháp suy nghĩ của mình, tôi thấy truyện cổ tích là món quà có ích cho trí tưởng tượng hơn bất kỳ tài năng trừu tượng hay suy nghĩ tích cực nào khác”.

Để có thể thực hiện và phát triển việc đọc truyện truyền thuyết, cổ tích, mỗi người nên dành ra 30 phút đến 1 tiếng mỗi ngày. Thay vì đọc qua loa, lấy lệ, chúng ta hãy đọc kĩ và từ từ cảm nhận. Sau đó, tự mình rút ra các bài học, ý nghĩa được gửi gắm. Ngoài ra, nếu quỹ thời gian ít ỏi, bạn có thể vừa làm việc vừa nghe kể chuyện trên đài radio, Youtube.

Bài thuyết trình của em đến đây là kết thúc. Cảm ơn cô và các bạn đã chú ý theo dõi, lắng nghe.

Em có ý kiến gì về tác dụng của việc đọc truyền thuyết và cổ tích?- Mẫu 3

Xin chào cô và các bạn. Em tên là Ngọc Anh. Trong buổi học ngày hôm nay, em xin trình bày ý kiến về tác dụng của việc đọc truyện truyền thuyết, cổ tích.

Chắc hẳn, các bạn ngồi bên dưới đã từng ít nhất một lần nghe hoặc đọc truyện cổ tích, truyền thuyết rồi đúng không? Những câu chuyện quen thuộc như “Tấm Cám”, “Cây tre trăm đốt”,… dường như đã khắc sâu vào tâm trí mỗi người. Để rồi, chỉ cần nhắc tới tên, chúng ta cũng dễ dàng kể lại ngắn gọn nội dung truyện. Vậy, đã khi nào các bạn tự hỏi: việc đọc truyện truyền thuyết, cổ tích có đem lại lợi ích hay không?

Câu trả lời là có. Đầu tiên, đọc truyện truyền thuyết giúp ta có thêm hiểu biết về các sự việc, nhân vật lịch sử và nguồn gốc phong tục tập quán. Thông qua cách lí giải hấp dẫn, thú vị của người xưa, chúng ta được mở mang thêm vô vàn kiến thức về cội nguồn, lịch sử dân tộc, quê hương và đất nước.

Truyện truyền thuyết, cổ tích mang tới rất nhiều lợi ích trong việc giáo dục, hình thành nhân cách ở mỗi người. Như ta có thể thấy, qua các truyện cổ tích như “Cây tre trăm đốt”, “Sọ Dừa”, ông cha không chỉ gửi gắm mơ ước về một cuộc sống công bằng, hạnh phúc mà còn nhắc nhở con người phải biết sống hiền hậu, lương thiện, tương thân tương ái. Ngoài ra, việc đọc nhiều truyện cổ tích và truyền thuyết còn thúc đẩy trí thông minh cảm xúc và nuôi dưỡng trí tưởng tượng của mỗi người.

Vậy nên, để thực hiện và phát triển việc đọc các tác phẩm dân gian như truyện cổ tích, truyền thuyết, chúng ta nên đọc kĩ rồi cảm nhận đầy đủ nội dung, ý nghĩa tư tưởng. Mỗi người cũng cần rút ra thông điệp, bài học mà người xưa gửi gắm, nhắn nhủ trong những tác phẩm ấy. Đồng thời, hãy đọc thêm truyện cổ tích, truyền thuyết của nước ngoài để có thể so sánh với truyện Việt Nam. Từ đó, rút ra cho bản thân những tri thức về đặc điểm thể loại của truyện truyền thuyết và cổ tích.

Bài thuyết trình của em đến đây là kết thúc. Cảm ơn cô và các bạn đã lắng nghe.

Em có ý kiến gì về tác dụng của việc đọc truyền thuyết và cổ tích?- Mẫu 4

Mỗi khi nhắc đến những ngày thơ ấu, em luôn nhớ tới hình bóng bà ngoại nhẹ nhàng kể từng câu chuyện cổ. Những tích truyện đó đã mang tới cho em biết bao bài học ý nghĩa, sâu sắc. Vì thế, tới tận ngày nay, em vẫn luôn thích thú khi đọc truyện cổ tích.

Trước hết, người đọc có thể nuôi dưỡng cảm xúc, trí tưởng tượng thông qua việc đọc truyện cổ tích. Như các bạn đã biết, tác giả dân gian xưa đã dùng sự sáng tạo để dựng nên những thế giới kì diệu, ngập tràn phép màu. Sự xuất hiện của nhân vật ông Bụt, bà Tiên làm chúng ta không khỏi tò mò, thích thú. Họ được coi là những vị thần tiên, có phép biến hóa khôn lường và thường xuyên giúp đỡ người bất hạnh như Tấm (“Tấm Cám”), Khoai (“Cây tre trăm đốt”),… Từ đây, người xưa muốn gửi gắm bài học triết lí qua các câu chuyện cổ. Ông cha mong muốn, hi vọng thế hệ sau sẽ sống lương thiện, nhân hậu như Thạch Sanh, Tấm, người em (“Cây tre trăm đốt”). Đồng thời, nhắc nhở chúng ta không được sống gian dối, tham lam, ích kỉ như Lí Thông, mẹ con Cám hay người anh trong “Cây khế”. Vì thế, mỗi người phải cố gắng tu dưỡng, rèn luyện đạo đức, bồi dưỡng cho mình một tâm hồn trong sáng, tấm lòng thiện lương.

Ngay từ bây giờ, mỗi người cần có nhận thức đúng đắn về lợi ích mà truyện cổ tích đem lại. Chúng ta hãy đọc kĩ các tác phẩm rồi tự mình rút ra bài học, giá trị tư tưởng. Ngoài ra, chúng ta có thể đọc thêm tích truyện nước ngoài để thấy được điểm tương đồng, khác biệt giữa cổ tích nước ngoài và Việt Nam.

Với em, những sáng tác dân gian như cổ tích sẽ luôn tỏa sáng rạng ngời bởi ý nghĩa, giá trị nhân văn. Lời răn dạy sâu sắc mà cha ông nhắn nhủ chính là hành trang để em bước vào đời.

Em có ý kiến gì về tác dụng của việc đọc truyền thuyết và cổ tích?- Mẫu 5

Từ khi còn thơ bé, mẹ thường hay kể cho em nghe những câu chuyện quen thuộc như “Tấm Cám”, “Sọ Dừa”, “Cây tre trăm đốt”,… Những câu chuyện ấy đã khắc sâu trong tâm trí em. Em rất thích đọc truyện cổ tích.

Trong bài thơ “Chuyện cổ nước mình”, nhà thơ Lâm Thị Mĩ Dạ có viết “Tôi yêu chuyện cổ nước tôi/ Vừa nhân hậu lại tuyệt vời sâu xa”. Quả thực như vậy, các tích truyện xưa chính là lời nhắn nhủ, bài học mà ông cha muốn gửi gắm tới thế hệ sau. Đọc truyện “Tấm Cám”, “Thạch Sanh”, chúng ta hiểu thêm về triết lí “ở hiền gặp lành”, “ác giả ác báo”. Như vậy, mỗi câu chuyện chan chứa lời dạy bảo ý nghĩa mà người xưa muốn truyền tải. Đặc biệt, thông qua kết thúc có hậu và chi tiết kì ảo, các tác giả dân gian cũng bày tỏ mong ước về cuộc sống công bằng, hạnh phúc. Đây cũng chính là khao khát chung của con người trong mọi thời đại.

Ngoài ra, việc đọc truyện cổ tích còn giúp người đọc nuôi dưỡng óc sáng tạo, tưởng tượng. Ta có thể dựa vào chuyện kể để tưởng tượng ra hình ảnh ông Bụt, bà tiên. Hoặc tự xây dựng một câu chuyện tương tự từ chính cốt truyện đã có. Albert Einstein – nhà vật lí lí thuyết người Đức đã từng nhấn mạnh tác dụng to lớn này qua câu nói “Khi nhìn lại bản thân và những phương pháp suy nghĩ của mình, tôi thấy truyện cổ tích là món quà có ích cho trí tưởng tượng hơn bất kỳ tài năng trừu tượng hay suy nghĩ tích cực nào khác”.

Vậy nên, để việc đọc truyện cổ tích trở nên thiết thực và hiệu quả, mỗi người hãy thay đổi nhận thức, suy nghĩ ngay từ bây giờ. Chúng ta nên đọc kĩ, hiểu sâu bằng cách tự rút ra bài học, giá trị được nhắn nhủ trong tác phẩm. Nếu có thời gian, mỗi người hãy đọc thêm truyện cổ tích nước ngoài. Từ đó, chỉ ra được điểm giống và khác nhau giữa truyện nước ngoài và Việt Nam.

Với em, truyện cổ tích giống như dòng nước trong trẻo, tưới mát tâm hồn con người. Vì thế, em luôn trân trọng, nâng niu những tác phẩm quen thuộc mà giàu ý nghĩa này. Mong rằng, mỗi người sẽ biết kế thừa, giữ gìn các câu chuyện cổ để sống mãi theo dòng thời gian.

Em có ý kiến gì về tác dụng của việc đọc truyền thuyết và cổ tích?- Mẫu 6

Ngày nay, chúng ta được tiếp cận với muôn vàn loại hình, phương thức giải trí khác nhau. Song, em vẫn yêu thích việc đọc truyện cổ tích. Đây là hoạt động giúp em giải trí, thư giãn sau những giờ học mệt mỏi. Đồng thời, nó còn mang tới vô vàn lợi ích khác.

Có thể thấy, qua các câu chuyện cổ xa xưa, ông cha ta đã nhắn nhủ biết bao lời dạy ý nghĩa, sâu sắc. Đó là lời răn dạy về việc làm người lương thiện, nhân hậu, ở hiền gặp lành. Bài học này được gửi gắm trong rất nhiều tác phẩm quen thuộc như “Tấm Cám”, “Thạch Sanh” hay “Sọ Dừa”. Các nhân vật cô Tấm, chàng Thạch Sanh hay Sọ Dừa đều là hiện thân của những con người tốt bụng, chăm chỉ, chất phác. Bởi vậy, họ xứng đáng có cuộc sống hạnh phúc, tốt đẹp. Ngược lại, những người gian ác như Lí Thông, mẹ con Cám,… thì phải chịu trừng phạt thích đáng. Đây cũng chính là lời nhắc nhở của cha ông về việc sống trung thực, không tham lam. Từ việc đọc truyện cổ tích, ta rút ra được bao lời dạy giá trị. Đồng thời, thấy được ước mơ, khát vọng từ ngàn đời xưa của con người về cuộc sống tươi đẹp, êm ấm, công bằng. Qua đây, mỗi người phải biết tiếp thu các bài học mà người xưa gửi gắm, phải luôn trau dồi, rèn luyện lối sống, đạo đức tốt đẹp. Để rồi, dựng xây cho mình một cuộc sống ý nghĩa.

Như vậy, thay vì đọc qua loa, giải trí, chúng ta hãy đọc kĩ, hiểu sâu các vấn đề được gợi ra trong tác phẩm. Nếu không có thời gian, bạn có thể lắng nghe kể chuyện trên radio, podcast. Việc nghe nhiều cũng giúp con người ấn tượng và nhớ lâu hơn.

Những câu chuyện nhân văn, ý nghĩa mà người xưa dày công sáng tạo như truyện cổ tích sẽ luôn in sâu trong tâm trí em. Qua đây, em càng thêm yêu mến, tự hào về các giá trị văn hóa xa xưa.

*****

Trên đây là hơn 6 mẫu Em có ý kiến gì về tác dụng của việc đọc truyền thuyết và cổ tích? ớp 6 do thầy cô biên soạn. Hy vọng nội dung trong bài học hôm nay sẽ giúp các em có thêm nhiều ý tưởng mới lạ để từ đó hoàn thành tốt bài tập của mình đạt điểm số cao nhất nhé.

Đăng bởi thầy cô trường THCS Bình Chánh trong chuyên mục Học tậplớp 6

5/5 - (11 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *