Giải vật lí 10 bài 15 trang 63, 64, 65, 66 Kết nối tri thức

Giải vật lí 10 bài 15 trang 63, 64, 65, 66 Kết nối tri thức

Mời các em theo dõi nội dung bài học hôm nay Giải vật lí 10 bài 15 trang 63, 64, 65, 66 Kết nối tri thức


Nêu một số ví dụ cho thấy khối lượng của vật càng lớn thì mức quán tính của vật càng lớn. Điều này có ý nghĩa gì trong thực tiễn. Cho đồ thị biểu diễn mối liên hệ giữa các lực tác dụng lên một vật và gia tốc gây ra tương ứng (Hình 15.1). Khối lượng của vật là. Trong các cách viết hệ thức của định luật 2 Newton sau đây, cách viết nào đúng. Một quả bóng khối lượng 0,5 kg đang nằm trên mặt đất. Một cầu thủ đá bóng với một lực 250 N. Thời gian chân tác dụng vào bóng là 0,02 s. Quả bóng bay đi với tố

Câu hỏi tr 64 CH

1. Nêu một số ví dụ cho thấy khối lượng của vật càng lớn thì mức quán tính của vật càng lớn. Điều này có ý nghĩa gì trong thực tiễn?

2. Cho đồ thị biểu diễn mối liên hệ giữa các lực tác dụng lên một vật và gia tốc gây ra tương ứng (Hình 15.1). Khối lượng của vật là:

A. 1,0 kg                     B. 2,0 kg

C. 0,5 kg                     D. 1,5 kg

Hướng dẫn giải:

1. Khối lượng của vật là đại lượng đặc trưng cho mức quán tính của vật.

2. Sử dụng biểu thức định luật 2 Newton: BACKSLASH(a = BACKSLASHfrac{F}{m}BACKSLASH)

Lời giải:

1.

– Ví dụ:

+ Một người sử dụng cùng một lực để đẩy một thùng giấy vụn sẽ đẩy nhanh hơn so với khi đẩy một thùng gạo, do khối lượng của thùng gạo lớn hơn khối lượng của thùng giấy vụn, làm khó thay đổi vận tốc hơn.

+ Ô tô tải rất nặng so với xe máy hay ô tô con nên có mức quán tính lớn hơn rất nhiều. Ở cùng trạng thái bắt đầu chuyển động thì ô tô tải cần nhiều thời gian hơn mới đạt vận tốc lớn.

=> Khối lượng của vật càng lớn thì mức quán tính của vật càng lớn.

– Ý nghĩa trong thực tiễn:

Cho phép ta so sánh được khối lượng của những vật làm bằng các chất khác nhau. Chúng sẽ có khối lượng bằng nhau nếu như dưới tác dụng của hợp lực như nhau, chúng có gia tốc như nhau.

 

2.

Từ đồ thị ta thấy:

Khi F = 0,5 N thì a = 1,0 m/s2 suy ra khối lượng của vật là:

BACKSLASH(a = BACKSLASHfrac{F}{m} BACKSLASHRightarrow m = BACKSLASHfrac{F}{a} = BACKSLASHfrac{{0,5}}{1} = 0,5BACKSLASHleft( {kg} BACKSLASHright)BACKSLASH)

Chọn C

Câu hỏi tr 64 HĐ

Thí nghiệm được thiết lập như Hình 15.2

Kết quả thí nghiệm ghi trong bảng 15.1

Thảo luận:

a) Dựa vào số liệu trong Bảng 15.1, hãy vẽ đồ thị sự phụ thuộc của gia tốc a:

– Vào F (ứng với m + M = 0,5 kg), (Hình 15.3a). Đồ thị có phải là đường thẳng không? Tại sao?

– Vào BACKSLASH(BACKSLASHfrac{1}{{m + M}}BACKSLASH) (ứng với F = 1 N), (Hình 15.3b). Đồ thị có phải là đường thẳng không? Tại sao?

b) Nêu kết luận về sự phụ thuộc của gia tốc vào độ lớn của lực tác dụng và khối lượng của vật.

Hướng dẫn giải:

Dựa vào bảng số liệu để vẽ đồ thị

Lời giải:

a)

– a phụ thuộc vào F (m + M = 0, 5kg)

Ta có: 

+ Khi F = 1 N, a = 1,99 m/sthì BACKSLASH(BACKSLASHfrac{F}{a} = BACKSLASHfrac{1}{{1,99}} BACKSLASHapprox 0,5BACKSLASH)

+ Khi F = 2 N, a = 4,03 m/sthì BACKSLASH(BACKSLASHfrac{F}{a} = BACKSLASHfrac{2}{{4,03}} BACKSLASHapprox 0,5BACKSLASH)

+ Khi F = 3 N, a = 5,67 m/sthì BACKSLASH(BACKSLASHfrac{F}{a} = BACKSLASHfrac{3}{{5,67}} BACKSLASHapprox 0,5BACKSLASH)

=> Tỉ số BACKSLASH(BACKSLASHfrac{F}{a}BACKSLASH) không đổi nên đồ thị sự phụ thuộc của gia tốc a vào F là một đường thẳng

– a phụ thuộc vào BACKSLASH(BACKSLASHfrac{1}{{m + M}}BACKSLASH) (ứng với F = 1 N)

Ta có:

+ Khi a = 3,31 m/s, BACKSLASH(BACKSLASHfrac{1}{{M + m}} = BACKSLASHfrac{{10}}{3}BACKSLASH) thì a. (M + m) = 1

+ Khi a = 2,44 m/s, BACKSLASH(BACKSLASHfrac{1}{{M + m}} = 2,5BACKSLASH) thì a. (M + m) = 1

+ Khi a = 1,99 m/s, BACKSLASH(BACKSLASHfrac{1}{{M + m}} = 2BACKSLASH) thì a. (M + m) = 1

=> Tỉ số BACKSLASH(BACKSLASHfrac{a}{{BACKSLASHfrac{1}{{M + m}}}} = a.(M + m)BACKSLASH) không đổi nên đồ thị sự phụ thuộc của gia tốc a vào BACKSLASH(BACKSLASHfrac{1}{{M + m}}BACKSLASH) là một đường thẳng.

b) Ta có:

+ Khi (m + M) không đổi, F tăng thì a cũng tăng => Gia tốc a tỉ lệ thuận với lực F

+ Khi F không đổi, a giảm thì (m+M) tăng => Gia tốc a tỉ lệ nghịch với khối lượng

=> Kết luận: Gia tốc tỉ lệ thuận với lực tác dụng và tỉ lệ nghịch với khối lượng.

Câu hỏi tr 66

1. Trong các cách viết hệ thức của định luật 2 Newton sau đây, cách viết nào đúng?

A. BACKSLASH(BACKSLASHoverrightarrow F  = m.aBACKSLASH)                   

B. BACKSLASH(BACKSLASHoverrightarrow F  =  – m.BACKSLASHoverrightarrow a BACKSLASH)

C. BACKSLASH(BACKSLASHoverrightarrow F  = m.BACKSLASHoverrightarrow a BACKSLASH)             

D. BACKSLASH(-BACKSLASHoverrightarrow F  = m.BACKSLASHoverrightarrow a BACKSLASH)

2. Một quả bóng khối lượng 0,5 kg đang nằm trên mặt đất. Một cầu thủ đá bóng với một lực 250 N. Thời gian chân tác dụng vào bóng là 0,02 s. Quả bóng bay đi với tốc độ:

A. 0,01 m/s                  B. 0,10 m/s

C. 2,50 m/s                  D. 10,00 m/s

3. Dưới tác dụng của hợp lực 20 N, một chiếc xe đồ chơi chuyển động với gia tốc BACKSLASH(0,4m/{s^2}BACKSLASH). Dưới tác dụng của hợp lực 50 N, chiếc xe sẽ chuyển động với gia tốc bao nhiêu?

4. Tại sao máy bay khối lượng càng lớn thì đường băng phải càng dài?

Hướng dẫn giải:

1.

Sử dụng biểu thức định luật 2 Newton: BACKSLASH(BACKSLASHoverrightarrow a  = BACKSLASHfrac{{BACKSLASHoverrightarrow F }}{m}BACKSLASH)

 2.

+ Sử dụng biểu thức định luật 2 Newton: BACKSLASH(BACKSLASHoverrightarrow a  = BACKSLASHfrac{{BACKSLASHoverrightarrow F }}{m}BACKSLASH)

+ Sử dụng công thức vận tốc: BACKSLASH(v = {v_0} + atBACKSLASH)

3.

Sử dụng biểu thức định luật 2 Newton: BACKSLASH(BACKSLASHoverrightarrow a  = BACKSLASHfrac{{BACKSLASHoverrightarrow F }}{m}BACKSLASH)

4.

+ Sử dụng biểu thức định luật 2 Newton: BACKSLASH(BACKSLASHoverrightarrow a  = BACKSLASHfrac{{BACKSLASHoverrightarrow F }}{m}BACKSLASH)

+ Sử dụng công thức vận tốc: BACKSLASH(v = {v_0} + atBACKSLASH)

Lời giải:

1.

Ta có: biểu thức định luật 2 Newton: BACKSLASH(BACKSLASHoverrightarrow a  = BACKSLASHfrac{{BACKSLASHoverrightarrow F }}{m}BACKSLASH)

BACKSLASH( BACKSLASHRightarrow BACKSLASHoverrightarrow F  = m.BACKSLASHoverrightarrow a BACKSLASH)

Suy ra cách viết đúng là C.

2.

Theo bài ra, ta có: BACKSLASH(BACKSLASHleftBACKSLASH{ BACKSLASHbegin{array}{l}m = 0,5kg;BACKSLASH,{v_0} = 0BACKSLASHleft( {m/s} BACKSLASHright)BACKSLASHBACKSLASHF = 250NBACKSLASHBACKSLASHt = 0,020{BACKSLASHrm{s}}BACKSLASHend{array} BACKSLASHright.BACKSLASH)

Áp dụng định luật 2 Newton, gia tốc của chuyển động là:

BACKSLASH(a = BACKSLASHfrac{F}{m} = BACKSLASHfrac{{250}}{{0,5}} = 500BACKSLASHleft( {m/{s^2}} BACKSLASHright)BACKSLASH)

Quả bóng bay đi với tốc độ là:

BACKSLASH(v = {v_0} + at = 0 + 500.0,020 = 10BACKSLASHleft( {m/s} BACKSLASHright)BACKSLASH)

Chọn D

3.

Khối lượng của chiếc xe là:

BACKSLASH(m = BACKSLASHfrac{F}{a} = BACKSLASHfrac{{20}}{{0,4}} = 50BACKSLASHleft( {kg} BACKSLASHright)BACKSLASH)

Dưới tác dụng của hợp lực 50 N, chiếc xe sẽ chuyển động với gia tốc là:

BACKSLASH(a = BACKSLASHfrac{F}{m} = BACKSLASHfrac{{50}}{{50}} = 1BACKSLASHleft( {m/{s^2}} BACKSLASHright)BACKSLASH)

Vậy dưới tác dụng của hợp lực 50 N, chiếc xe sẽ chuyển động với gia tốc là BACKSLASH(1m/{s^2}BACKSLASH).

4.

Máy bay khối lượng càng lớn thì đường băng phải càng dài vì máy bay càng nặng thì mức quán tính càng lớn, do vậy càng khó thay đổi vận tốc nên đường băng cần phải dài để máy bay đạt được vận tốc cất cánh.

Lý thuyết

>> Xem chi tiết: Lý thuyết Định luật 2 Newton – Vật lí 10

Hy vọng với nội dung trong bài Giải vật lí 10 bài 15 trang 63, 64, 65, 66 Kết nối tri thức

do thầy cô trường Trung học Bình Chánh biên soạn sẽ giúp các em nắm chắc kiến thức nội dung bài học tốt hơn để từ đó hoàn thành tất cả các bài tập trong SGK.

Đăng bởi: THCS Bình Chánh

Chuyên mục: Vật Lí 10 Kết nối tri thức

5/5 - (1 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *