Hình chiếu là gì? Bài tập trắc nghiệm về hình chiếu 

Các phép chiếu

Mời các em theo dõi nội dung bài học về Hình chiếu là gì? Bài tập trắc nghiệm về hình chiếu  do thầy cô trường THCS Bình Chánh biên soạn. Hy vọng sẽ là tài liệu hữu ích giúp các em học tốt và hoàn thành tốt bài tập của mình.

Mục lục

Hình chiếu là gì?

Khi chiếu một vật thể lên mặt phẳng, hình nhận được trên mặt phẳng đó gọi là hình chiếu của vật thể.

Hình chiếu là gì?
Hình chiếu là gì?

Các phép chiếu

  • Phép chiếu vuông góc có các tia chiếu vuông góc với mặt phẳng chiếu.
  • Phép chiếu song song có các tia chiếu song song với nhau.
  • Phép chiếu xuyên tâm có các tia chiếu hội tụ ở một điểm.
Các phép chiếu
Các phép chiếu

Các hình chiếu vuông góc

Các mặt phẳng chiếu

  • Mặt chính diện: gọi là mặt phẳng chiếu đứng.
  • Mặt nằm ngang: gọi là mặt phẳng chiếu bằng.
  • Mặt cạnh bên: gọi là mặt phẳng chiếu cạnh.

Các hình chiếu vuông góc

Các hình chiếu

  • Hình chiếu đứng có hướng chiếu từ trước tới.
  • Hình chiếu bằng có hướng chiếu từ trên xuống.
  • Hình chiếu cạnh có hướng chiếu từ trái sang.

Vị trí các hình chiếu

Hình chiếu đứng ở trên hình chiếu bằng và ở bên trái hình chiếu cạnh.

Bài tập trắc nghiệm về hình chiếu

Câu 1: Khi chiếu một vật thể lên một mặt phẳng, hình nhận được trên mặt phẳng đó gọi là:

A. hình chiếu

B. Vật chiếu

C. Mặt phẳng chiếu

D. Vật thể

Lời giải:

Đáp án: A

Câu 2: Điểm A của vật thể có hình chiếu là điểm A’ trên mặt phẳng. Vậy A A’ gọi là:

A. Đường thẳng chiếu

B. Tia chiếu

C. Đường chiếu

D. Đoạn chiếu

Lời giải:

Đáp án: B

Câu 3: Có những loại phép chiếu nào?

A. Phép chiếu xuyên tâm

B. Phép chiếu song song

C. Phép chiếu vuông góc

D. Cả 3 đáp án trên

Lời giải:

Đáp án: D.

Có các loại phép chiếu là xuyên tâm, vuông góc và song song.

Câu 4: Để vẽ các hình chiếu vuông góc, người ta sử dụng phép chiếu:

A. Song song

B. Vuông góc

C. Xuyên tâm

D. Cả 3 đáp án trên

Lời giải:

Đáp án: B

Câu 5: Để vẽ các hình biểu diễn 3 chiều, người ta sử dụng phép chiếu:

A. Vuông góc

B. Vuông góc và song song

C. Song song và xuyên tâm

D. Vuông góc và xuyên tâm

Lời giải:

Đáp án: C Vì phép chiếu song song và xuyên tâm dùng để vẽ hình biểu diễn ba chiều bổ sung cho các hình chiếu vuông góc trên bản vẽ kĩ thuật

Vì phép chiếu song song và xuyên tâm dùng để vẽ hình biểu diễn ba chiều bổ sung cho các hình chiếu vuông góc trên bản vẽ kĩ thuật

Câu 6: Để diễn tả chính xác hình dạng vật thể, ta chiếu vuông góc vật thể theo:

A. Một hướng

B. Hai hướng

C. Ba hướng

D. Bốn hướng

Lời giải:

Đáp án: C

Câu 7: Có mấy mặt phẳng hình chiếu?

A. 2

B. 3

C. 4

D. 5

Lời giải:

Đáp án: B

Vì đó là mặt phẳng chiếu đứng, mặt phẳng chiếu bằng và mặt phẳng chiếu cạnh.

Câu 8: Có các hình chiếu vuông góc nào?

A. Hình chiếu đứng

B. Hình chiếu bằng

C. Hình chiếu cạnh

D. Cả 3 đáp án trên

Lời giải:

Đáp án: D

Vì theo ba hướng chiếu sẽ thu được ba hình chiếu tương ứng.

Câu 9: Để thu được hình chiếu đứng, hướng chiếu từ:

A. Trước tới

B. Trên xuống

C. Trái sang

D. Phải sang

Lời giải:

Đáp án: A

Vì hướng chiếu từ trên xuống sẽ thu được hình chiếu bằng, hướng chiếu từ trái sang sẽ thu được hình chiếu cạnh, hướng chiếu từ phải sang sẽ không thu được hình chiếu.

Câu 10: Chọn phát biểu sai về vị trí hình chiếu:

A. Hình chiếu bằng ở dưới hình chiếu đứng

B. Hình chiếu cạnh bên phải hình chiếu đứng

C. Hình chiếu đứng ở dưới hình chiếu bằng

D. Đáp án A và B đúng

Lời giải:

Đáp án: C

Câu 11: Hình nhận được trên mặt phẳng chiếu gọi là:

A. Hình chiếu

B. Mặt phẳng chiếu

C. Phép chiếu

D. Cả A, B, C đều sai

Lời giải:

Trả lời

Đáp án đúng: A

Giải thích: Chiếu một vật lên mặt phẳng hình chiếu, thu hình trên mặt phẳng hình chiếu, gọi là hình chiếu của vật thể.

Câu 12: Mặt chính diện gọi là:

A. Mặt phẳng chiếu đứng

B. Mặt phẳng chiếu bằng

C. Mặt phẳng chiếu cạnh

D. Hình chiếu

Lời giải:

Trả lời

Đáp án đúng: A

Giải thích: Mặt phẳng chiếu đứng là mặt phẳng nhìn từ trước vào, mặt phẳng chiếu bằng là mặt phẳng nhìn từ trên xuống, mặt phẳng chiếu cạnh là mặt phẳng nhìn từ trái sang.

Câu 13: Hình chiếu cạnh có hướng chiếu:

A. Từ trước tới

B. Từ trên xuống

C. Từ trái sang

D. Từ phải sang

Lời giải:

Trả lời

Đáp án đúng: C

Giải thích: 

+ Hướng từ trước tới là hình chiếu đứng nên A sai.

+ Hướng từ trên xuống là hình chiếu bằng nên B sai.

+ Hướng từ trái sang là hình chiếu cạnh nên C đúng,

+ Hướng từ phải sang không thu được hình chiếu nên D sai.

Câu 14: Cạnh khuất của vật thể được vẽ bằng nét gì?

A. Nét liền đậm

B. Nét đứt

C. Nét liền mảnh

D. Nét chấm gạch

Lời giải:

Trả lời

Đáp án đúng: B

Giải thích: 

+ Nét liền đậm thể hiện cạnh thấy, đường bao thấy nên A sai.

+ Nét đứt thể hiện cạnh khuất, đường bao khuất nên B đúng.

+ Nét liền mảnh thể hiện đường gióng, đường kích thước nên C sai.

+ Nét gạch chấm mảnh thể hiện đường tâm, đường trục đối xứng nên D sai.

Câu 15: Hình chiếu đứng có hướng chiếu:

A. Từ dưới lên

B. Từ trên xuống

C. Từ trái sang

D. Từ trước tới

Lời giải:

Trả lời

Đáp án đúng: D

Giải thích:

+ Hướng từ dưới lên không thu được hình chiếu nên A sai.

+ Hướng từ trên xuống thu được hình chiếu bằng nên B sai

+ Hướng từ trái sang thu được hình chiếu cạnh nên C sai

+ Hướng từ trước tới thu được hình chiếu đứng nên D đúng.

Câu 16: Vị trí các hình chiếu trên bản vẽ như sau:

A. Hình chiếu bằng ở dưới hình chiếu đứng, hình chiếu cạnh ở bên phải hình chiếu đứng

B. Hình chiếu bằng ở trên hình chiếu đứng, hình chiếu cạnh ở bên trái hình chiếu đứng

C. Hình chiếu cạnh ở bên phải hình chiếu đứng, hình chiếu bằng ở bên trái hình chiếu đứng

D. Hình chiếu đứng ở dưới hình chiếu bằng, hình chiếu cạnh ở bên phải hình chiếu bằng

Lời giải:

Trả lời

Đáp án đúng: A

Giải thích: Vị trí của hình chiếu bằng ở dưới hình chiếu đứng, hình chiếu cạnh bên phải hình chiếu đứng.

Câu 17: Phép chiếu vuông góc là phép chiếu có các tia chiếu:

A. Song song với mặt phẳng cắt

B. Song song với nhau

C. Cùng đi qua một điểm

D. Song song với nhau và vuông góc với mặt phẳng chiếu

Lời giải:

Đáp án đúng: D

Giải thích: Phép chiếu vuông góc là phép chiếu có các tia chiếu song song với nhau và vuông góc với mặt phẳng chiếu.

Câu 18: Trên bản vẽ kĩ thuật, hình chiếu bằng nằm ở vị trí:

A. Bên trái hình chiếu đứng

B. Bên phải hình chiếu đứng

C. Trên hình chiếu đứng

D. Dưới hình chiếu đứng

Lời giải:

Đáp án đúng: D

Giải thích: Vị trí của hình chiếu bằng ở dưới hình chiếu đứng, hình chiếu cạnh bên phải hình chiếu đứng nên D đúng.

Câu 19: Mặt nằm ngang gọi là mặt phẳng chiếu gì?

A. Mặt phẳng chiếu đứng

B. Mặt phẳng chiếu bằng

C. Mặt phẳng chiếu cạnh

D. Mặt phẳng chính diện

Lời giải:

Đáp án đúng: B

Giải thích: Mặt phẳng chiếu đứng (là mặt phẳng chính diện) và mặt phẳng chiếu cạnh là mặt thẳng đứng.

Câu 20: Có bao nhiêu phép chiếu?

A. 1

B. 2

C. 3

D. 4

Lời giải:

Đáp án đúng: C

Giải thích: Có các phép chiếu là:

+ Phép chiếu song song

+ Phép chiếu vuông góc

+ Phép chiếu xuyên tâm

***

Trên đây là nội dung bài học Hình chiếu là gì? Bài tập trắc nghiệm về hình chiếu do thầy cô trường THCS Bình Chánh biên soạn và tổng hợp. Hy vọng sẽ giúp các em hiểu rõ nội dung bài học và từ đó hoàn thành tốt bài tập của mình. Đồng thời luôn đạt điểm cao trong các bài thi bài kiểm tra sắp tới. Chúc các em học tập thật tốt.

Đăng bởi THCS Bình Chánh trong chuyên mục Học tập

5/5 - (1 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *