Học bán trú là gì? Bán trú và nội trú khác nhau như thế nào?

Mời bạn đọc cùng tìm hiểu Học bán trú là gì? Bán trú và nội trú khác nhau như thế nào? trong bài viết dưới đây để có câu trả lời nhé.

Mục lục

Học bán trú là gì?

Bán trú là cách tổ chức ăn ngủ tại trường cả ngày diễn ra trong các trường mầm non và tiểu học và chỉ về nhà sinh hoạt buổi tối. Đây là phương pháp học tập phù hợp với các bạn học sinh nhỏ từ mầm non đến tiểu học. Các em chưa có khả năng tự đến trường đi học được với điều này khá nguy hiểm và nhiều phụ huynh học sinh không an tâm.

Phụ huynh thường phải đi làm cả ngày và có khả năng đưa con đi học sáng sớm và đón con khi tan làm chiều nên đây chính là phương pháp tổ chức học tập được khá nhiều phụ huynh lựa chọn và đây chính là giải pháp tốt để giải quyết được những vấn đề đưa đón.

Thực trạng học bán trú tại các trường mầm non và tiểu học rất thuận tiện cho phụ huynh và là phương pháp hợp lý. Nhưng hiện nay lại có rất nhiều những vấn đề bất cập xảy ra khiến phụ huynh lo lắng và quan tâm.

Học bán trú là gì?
Học bán trú là gì?

Những ưu điểm và nhược điểm khi cho học sinh học bán trú

Vấn đề nào cũng có có mặt phải và trái với tổ chức học bán trú cũng vậy bên cạnh những cái lợi trước mắt đằng sau là nhiều những vấn đề bất cập khiến phụ huynh lo lắng khi đưa ra quyết định nên học bán trú hay không học bán trú.

Ưu điểm bán trú

Nhiều phụ huynh lo lắng khi không có thời gian đưa đón con đi học và với độ tuổi từ mầm non đến tiểu học để tự một mình di chuyển đến trường là điều rất nguy hiểm và thời gian đi làm của phụ huynh cũng đối lập với giờ học và nghỉ của con nên rất khó có thể một ngày đưa đi đón về.

Học bán trú là cách để phụ huynh vừa an tâm và có nơi con cái học tập và ăn, ngủ nghỉ dựa trên giám sát của cô giáo. Bên cạnh đó, còn dịch vụ đưa đón tận nơi bằng xe đưa đón nên rất tiện cho phụ huynh không lo lắng giờ giấc để đưa đón con đi học đúng giờ.

Sau khi vào lớp, học sinh sẽ được dùng bữa sáng cùng các bạn và học đến trưa được ăn cơm trưa và ngủ nghỉ tại trường đến chiều tối hết giờ học mới về nhà sinh hoạt với gia đình.

Nhược điểm

Bên cạnh những ưu điểm trông thấy thì còn nhiều bất cập khiến các bậc phụ huynh đắn đo khi đăng ký bán trú tại trường. Nếu như không được sự giám sát kỹ càng thì rất nguy hiểm đến các con. Trong quá trình đưa đón đến trường và về nhà và quá trình ăn uống tại trường.

Nhiều phụ huynh lo lắng vệ sinh an toàn thực phẩm tại trường học có thực sự đảm bảo và an toàn thực phẩm cho các con hay không. Hiện nay, rất nhiều vụ bạo lực học sinh xảy ra vì lý do con trẻ quấy khóc và biếng ăn nên nhiều cô giáo đã thẳng tay đánh đập tàn nhẫn các bạn học sinh đây là vấn đề báo động hiện nay.

Với môi trường đông người lại sinh hoạt chung rất dễ lây nhiễm những bệnh tật khó có thể tránh khỏi và phòng tránh được. Đây cũng là điều mà khiến nhiều phụ huynh suy nghĩ đau đầu có nên hay không nên đối với con của mình. Nhưng vấn đề nào cũng vậy đều có mặt lợi và hại nên cần cân nhắc kỹ lưỡng trước khi đưa ra quyết định.

Những lưu ý khi cho con em học sinh học bán trú tại trường

Nên cho trẻ học bán trú hay học 2 buổi luôn là nỗi băn khoăn, lo lắng của nhiều bậc phụ huynh khi con lần đầu vào tiểu học. Vấn đề nào cũng có mặt phải và mặt trái.  Với phương pháp tổ chức học bán trú cũng vậy; bên cạnh những cái lợi trước mắt đằng sau là những vấn đề bất cập khiến phụ huynh lo lắng khi đưa ra quyết định nên học bán trú hay không học bán trú.

Ngoài việc phải đóng hàng tháng một khoản chi phí cao thì sự lo lắng về dịch bệnh, về sự thay đổi môi trường học, thầy cô, bạn bè khiến nhiều trẻ trở nên chán nản vì chưa thích nghi trong thời gian đầu. Thế nhưng, việc quyết định cho trẻ học bán trú, đối với hầu hết phụ huynh là một biện pháp phù hợp để tiết kiệm thời gian.

Có thể thấy, tiết kiệm thời gian là sự tối ưu nhất của phương pháp này. Không những phụ huynh không cần tất bật đưa đón trẻ, mà thời gian nghỉ trưa tại trường của các trẻ cũng được kéo dài hơn. Trẻ có nhiều thời gian để tiếp xúc, nói chuyện, vui chơi, trao đổi với các bạn; từ đó trẻ sẽ có thêm bạn mới và cảm thấy thích thú hơn với việc đến trường. Không chỉ vậy, việc học bán trú còn giúp trẻ biết tự lập, kỷ luật, ngăn nắp và sinh hoạt đúng giờ, có thể nói đây là giải pháp hữu hiệu cho trẻ

Thế nhưng, việc vệ sinh an toàn thực phẩm cũng như mức độ cung cấp dinh dưỡng trong khẩu phần ăn ở trường của trẻ cũng là vấn đề cần quan tâm. Thông thường khẩu phần ăn ở trường được tính toán để có thể cung cấp cho trẻ đủ năng lượng trong thời gian ở trường.

Tuy nhiên vì thực đơn được tính toán trên nhu cầu chung nên riêng cho mỗi trẻ với những nhu cầu riêng khác nhau thì chưa được chính xác. Chưa kể có trẻ không hợp khẩu vị nên đã không ăn hết suất ăn của mình, có trẻ khác lại ăn thêm phần ăn bạn nhường cho nữa. Vì vậy phụ huynh cần tham khảo khẩu phần ăn để có thể linh động bổ sung cho phù hợp. Đồng thời nên báo cho nhà trường nếu con mình có cơ địa dị ứng với loại thức ăn nào đó để đảm báo an toàn cho bữa ăn của con

Không có một giải pháp nào là hoàn hảo; quan trọng nhất vẫn là sức khỏe và sự thoải mái của trẻ. Do vậy, phụ huynh nên cố gắng dành thời gian để trò chuyện với trẻ, khơi gợi trẻ chia sẻ những cảm nhận khi học bán trú. Từ đó, phụ huynh sẽ có những nhận định kịp thời và can thiệp ngay những bất thường xảy ra suốt thời gian trẻ ở trường.

Những ưu điểm và nhược điểm khi cho học sinh học bán trú
Những ưu điểm và nhược điểm khi cho học sinh học bán trú

Bán trú và nội trú khác nhau như thế nào?

Trường bán trú: Cho phép học sinh ở lại trường vào buổi trưa, nghỉ ngơi, ăn uống, sinh hoạt ở trường trước khi buổi học chiều bắt đầu. Đến tối, các em sẽ quay về với gia đình. Như vậy, với mô hình này, phụ huynh sẽ tiết kiệm thời gian đưa đón con đi học, đồng thời, đảm bảo sự an toàn cho con trong những giờ trưa hơn. Thay vì rong rủi ngoài đường thì các em sẽ có chỗ ở, nghỉ ngơi, ăn uống thích hợp, chuẩn bị tốt cho buổi học chiều.

Trường nội trú: Hình thức này sắp xếp chế độ học sáng – chiều – tối phù hợp cho các em ở lại trường trong ngày. Thầy cô sẽ đưa ra các hoạt động ngoại khóa hoặc hướng dẫn làm bài tập vào buổi tối cho các em. Các em được phép về nhà vào chủ nhật hoặc xin phép lại trường vài tháng.

Ở môi trường giáo dục nội trú, các em sẽ thích nghi với sự đa dạng, học tập nâng cao, rèn luyện nhiều kỹ năng quan trọng hơn và có khả năng hòa nhập vào cộng đồng tốt hơn.

Như vậy, mỗi mô hình trường bán trú hoặc nội trú đều có những đặc điểm riêng. Do đó, để quyết định chọn trường nào cho con, phụ huynh hãy cân nhắc đến nhu cầu và sức học của các em. Mặc dù trường nội trú có lịch học dày hơn nhưng việc sắp xếp lịch học đa dạng và cách học linh hoạt nên các em cũng không phải chịu áp lực học tập quá sức.

Lớp nội trú là dành cho học sinh học hai buổi, ở lại trường vào buổi tối để giáo viên hỗ trợ dò bài, hướng dẫn làm bài tập và tham gia nhiều buổi học ngoại khóa khác. Các em sẽ được ăn sáng – trưa – chiều tại trường đúng giờ giấc theo lịch trình cụ thể. Thông thường, học sinh sẽ trở về nhà vào chủ nhật hoặc ở lại trường một hai tháng tùy theo mong muốn của học sinh và các bậc phụ huynh

Lớp bán trú là mô hình học tập dành cho học sinh học hai buổi trong trường và có giờ ăn trưa, nghỉ trưa tại trường. lớp học nội trú và bán trú khác biệt ở thời gian lưu lại trường của các em và đây là lý do đáng cân nhắc đối với phụ huynh để có lựa chọn phù hợp nhất.

Bán trú và nội trú khác nhau như thế nào?
Bán trú và nội trú khác nhau như thế nào?

Ưu và nhược điểm khi cho con học nội trú

Còn với mô hình học “Nội trú” cũng phải kể đến những ưu điểm và hạn chế của mô hình này để có nhìn khái quát nhất và các bậc phụ huynh có quyết định đúng đắn trong việc lựa chọn mô hình.

 Ưu điểm

Với góc nhìn hiện nay của các bậc phụ huynh về mô hình “Nội trú”, có nhiều người cho rằng đây là hình thức phù hợp với các học sinh cá biệt, không ngoan nên mới cần có sự giám sát chặt chẽ như vậy. Nhưng thực chất với môi trường sống xa nhà và có sự hỗ trợ từ phía giáo viên các em sẽ được phát triển mạnh mẽ, cụ thể như:

  • Sự hỗ trợ từ phía giáo viên: Việc có sự hỗ trợ từ phía giáo viên 24/7 thì các em sẽ được giải đáp tất cả các thắc mắc chỉ trong vòng vài phút. Điều này cũng có thể được coi là điểm mạnh của mô hình này, vì nó tiết kiệm được thời gian và giúp các em nhận được nhiều kiến thức hơn.
  • Hình thành thói quan mới: Học nội trú là một quá trình học tập dài hạn tại nhà trường, các em sẽ được về nhà vào chủ nhật hằng tuần hoặc ở lại trường một vài tháng. Trong thời gian đó, có em sẽ được giám sát, quan tâm, chăm sóc bởi đội ngũ giáo viên, giúp các em định hình được những thói quen tốt. Theo một tờ báo quốc tế có một nhận định rằng, con người cần có thời gian là 66 ngày để hình thành một thói quen mới. Chính vì vậy, việc sinh hoạt khoa học ở trường sẽ đảm bảo việc tạo nền móng trong tương lai, học sinh sẽ tiếp tục phát triển với cuộc sống lành mạnh.
  • Bố mẹ có nhiều thời gian: Mục đích chính của việc cho phép con cái tham gia vào trường nội trú là cho con có thời gian trải nghiệm cuộc sống xa nhà, tham gia các hoạt động ngoại khóa để có thể học hỏi và trải nghiệm nhiều thứ mới… Các em sẽ được chăm sóc, quan tâm bởi giáo viên, vui vẻ học hỏi điều mới với các bạn cùng trang lứa, điều này giúp cha mẹ có thể yên tâm trong việc gửi gắm cũng như có thời gian lo lắng cho việc phát triển kinh tế và giảm đi một phần áp lực trong cuộc sống.
  • Tính tự giác, trưởng thành được hình thành, phát triển: Mô hình “nội trú” là mô hình “xa nhà”, “Xa vòng tay cha mẹ”. Đây là điều mà nhiều bậc phụ huynh còn trăn trở khi lựa chọn mô hình này. Rời xa vòng tay của cha mẹ, các em sẽ phải tự học tập, tự chăm sóc cho chính mình, những công việc có sự giúp đỡ của cha mẹ sẽ phải thay bằng chính tay các em phải làm. Điều này giúp các em nâng cao việc tự chịu trách nhiệm, tự hòa đồng vào tập thể và có tinh thần vì tập thể, dung hòa giữa “cái tôi” và tập thể…

Nhược điểm

  • Mặc dù mô hình này phù hợp với tất cả các độ tuổi. Thế nhưng, với mỗi trẻ, với mỗi tính cách sẽ cần có sự quan tâm đặc biệt riêng. Ví dụ như việc xa nhà, là xa cha mẹ, cũng sẽ là thiếu thốn khi việc yêu thương luôn phải được quan tâm mỗi ngày.
  • So với mô hình “bán trú” thì mô hình “nội trú” có mức phí cao hơn, vậy nên việc lựa chọn còn phải phụ thuộc vào điều kiện gia đình.
  • Ngoài ra, người thầy đầu tiên của con cái là cha mẹ. Mặc dù học nội trú, con sẽ nhận được sự quan tâm, giảng dạy của giáo viên. Thế nhưng nhiều cha mẹ lại bị quá lệ thuộc vào hình thức này, và quên mất việc phải lắng nghe con cái và việc phải chia sẻ với con…

Những tiêu chí lựa chọn mô hình phù hợp với trẻ

  • Hãy lắng nghe ý kiến và những điều trẻ nói. Với từng độ tuổi, cha mẹ có thể hỏi ý kiến từ các em. Chỉ cho các em những điểm hay và hạn chế của mỗi mô hình để các em có thể hiểu và tự ra quyết định cho mình.
  • Phụ thuộc vào kinh tế, điều kiện, hoàn cảnh gia đình
  • Bất kì mô hình nào, cha mẹ cũng cần phải lựa chọn ngôi trường đào tạo tốt để trẻ có thể trọn vẹn phát triển.

***

Trên đây là nội dung bài viết giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về Học bán trú là gì? Bán trú và nội trú khác nhau như thế nào? Mọi thông tin trong bài viết Học bán trú là gì? Bán trú và nội trú khác nhau như thế nào? đều được xác thực rõ ràng trước khi đăng tải. Tuy nhiên đôi lúc vẫn không tránh khỏi những sai xót đáng tiếc. Hãy để lại bình luận xuống phía dưới bài viết để đội ngũ biên tập được nắm bắt ý kiến từ bạn đọc.

Đăng bởi THCS Bình Chánh trong chuyên mục Tổng hợp

5/5 - (7 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *