Huỳnh Uy Dũng là ai? Sự nghiệp của Huỳnh Uy Dũng

Huỳnh Uy Dũng là ai?

Mời bạn đọc cùng tìm hiểu Huỳnh Uy Dũng là ai trong bài viết dưới đây để có câu trả lời nhé.

Mục lục

Huỳnh Uy Dũng là ai?

Huỳnh Uy Dũng (tên thật là Huỳnh Phi Dũng, sinh ngày 26 tháng 1 năm 1961), biệt danh Dũng “lò vôi”, là một doanh nhân và chính trị gia người Việt Nam. Ông hiện là Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty cổ phần Đại Nam.

Huỳnh Uy Dũng là ai?
Huỳnh Uy Dũng là ai?

Tiểu sử của Huỳnh Uy Dũng

Huỳnh Phi Dũng, nay là Huỳnh Uy Dũng, sinh ngày 26 tháng 1 năm 1961 tại xã Phước Lộc, huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định. Tuy chưa học hết lớp 12, ông đã nhập ngũ và tham gia Chiến tranh biên giới Tây Nam, phục vụ công tác hậu cần ở Quân khu 5, rồi Quân khu 7, làm nhiệm vụ tiếp tế cho bộ đội ngoài chiến trường.

Sau khi chiến tranh kết thúc, ông chuyển về công tác ở phòng hậu cần Công an Thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Sông Bé. Thời điểm đó, do cuộc sống quá kham khổ, ông đã nghỉ việc và chuyển sang kinh doanh lò vôi, sản xuất các loại vôi quét tường, vôi bột công nghiệp.[3] Sau đó ông được điều làm Giám đốc Công ty sơn mài Thành Lễ (sau này được đổi tên thành Công ty Thương mại Xuất nhập khẩu Thanh Lễ).

Ông từng được bầu làm Chủ tịch Hiệp hội điều Việt Nam Khóa II Nhiệm kỳ 1994 – 1996 nhưng cũng chỉ tham gia trong hai năm 1994 – 1995. Ngoài ra, Huỳnh Uy Dũng còn là đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa X thuộc đoàn đại biểu tỉnh Bình Dương.

Trong giai đoạn từ năm 1990 đến 2005, ông Dũng đã xây dựng lần lượt ba khu công nghiệp Sóng Thần 1, 2 và 3.[7] Đồng thời ông cũng là chủ sở hữu của Khu du lịch Lạc Cảnh Đại Nam Văn Hiến tại tỉnh Bình Dương.

Cuối năm 2018, Huỳnh Uy Dũng đã được Đại Học Apollos, một đại học giáo dục từ xa ở Mỹ, trao bằng tiến sĩ danh dự về quản trị kinh doanh.

Sự nghiệp của Huỳnh Uy Dũng

Ông Dũng “lò vôi” được biết đến là một trong những người giàu bậc nhất Việt Nam, có tên thật là Huỳnh Phi Dũng, sau này đổi tên thành Huỳnh Uy Dũng. Ông sinh năm 1961 tại xã Phước Lộc, huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định. Ông là người tiên phong xây dựng mô hình khu công nghiệp hiện đại đầu tiên trên địa bàn tỉnh Bình Dương

Hiện nay, Ông Dũng sở hữu trong tay nhiều bất động sản và tài sản “khủng” như: Khu công nghiệp Sóng Thần 2, Khu công nghiệp Sóng Thần 3, Khu đô thị Trung Tâm hành chính huyện Dĩ An, Khu dân cư Sóng Thần, Khu đô thị thương mại dịch vụ Sóng Thần…

Tuy sớm kết thúc việc học trước khi tốt nghiệp lớp 12. Nhưng ông đã nhập ngũ và tham gia Chiến tranh biên giới Tây Nam, phục vụ công tác hậu cần ở Quân khu 5, rồi Quân khu 7.

Sau khi chiến tranh kết thúc, ông Dũng lập gia đình với bà Trần Thị Tuyết (con gái ông Ba Thu, Giám đốc Sở Nông nghiệp tỉnh Sông Bé) và chuyển về công tác ở bộ phận hậu cần thuộc Công an thị xã Thủ Dầu Một, tỉnh Sông Bé ( nay là Thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương).

Sau đó ông nghỉ việc tại công tác ở phòng hậu cần, để chuyển sang kinh doanh và kiếm sống bằng nghề làm lò vôi, sản xuất các loại vôi quét tường, vôi bột công nghiệp.

Công việc lò vôi làm ăn thuận lợi và cái tên Dũng “lò vôi” cũng gắn với ông từ lúc này. Đây là dấu ấn đặt nền móng cho con đường kinh doanh sau này của Ông.

Khởi nghiệp ở quê vợ Bình Dương, từ nghề kinh doanh làm lò vôi, sản xuất các loại vôi quét tường, vôi bột công nghiệp với lợi nhuận ổn định và cái tên Dũng “lò vôi” cũng gắn thương hiệu đến tận bây giờ.

Sau đó, ông Dũng được lãnh đạo tỉnh sông Bé bấy giờ giao cho làm Giám đốc Công ty sơn mài Thành Lễ. Khi đó, ông Dũng “lò vôi” quyết định bán xí nghiệp lò vôi và cam kết sẽ bỏ tiền túi bù lỗ nếu Công ty sơn mài Thành Lễ tiếp tục kinh doanh thua lỗ. Dưới sự quản lý tận tâm của ông, công ty Thành Lễ đã thoát khỏi tình trạng thua lỗ và đạt mức tăng trưởng cao.

Do quản lý tài tình, ông Dũng được điều làm Giám đốc Công ty sơn mài Thành Lễ (sau này được đổi tên thành Công ty Thương mại Xuất nhập khẩu Thanh Lễ).

Giai đoạn từ 1990 đến 1993: Ông tham gia vào việc xây dựng thí điểm khu công nghiệp Bình Đường và khu công nghiệp Sóng Thần 1. Ông thực hiện rót vốn vào các dự án xây dựng này thông qua Công ty Cổ phần phát triển Khu Công Nghiệp Thanh Lễ.

Từ năm 1993 đến 1996: ông Dũng tiếp tục đầu tư và xây dựng thành công khu công nghiệp Sóng Thần 2. Cũng trong giai đoạn này ông được bầu làm Chủ tịch Hiệp hội điều Việt Nam Khóa II Nhiệm kỳ 1994 – 1996 nhưng cũng chỉ tham gia trong hai năm 1994 – 1995. Ngoài ra, ông còn là đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa X thuộc đoàn đại biểu tỉnh Bình Dương.

Năm 1999: Công ty Cổ phần phát triển Khu Công Nghiệp Thanh Lễ được đổi tên thành Công ty Cổ Phần Phát Triển Khu Công Nghiệp Sóng Thần. Cũng trong năm 1999, dự án xây dựng khu du lịch Đại Nam cũng được ông triển khai với quy mô đầu tư dự án lên đến 6.000 tỷ đồng.

Năm 2005: Ông tiếp tục thực hiện xây dựng khu công nghiệp Sóng Thần 3.

Đến năm 2007: Công ty Cổ phần phát triển Khu Công Nghiệp Thanh Lễ được đổi tên thành Công ty Cổ Phần Đại Nam. Đại gia Dũng “lò vôi” này giữ chức vụ chủ tịch hội đồng quản trị kiêm tổng giám đốc của công ty.

Năm 2016: vợ chồng ông Dũng đầu tư vào Trường đua Đại Nam. Dự án với quy mô lên đến 60 ha nằm ngay tại khu du lịch, trong đó có khoảng 30 ha dành để làm bãi xe có mái che và khán đài cho khách ngồi xem với sức chứa từ 50.000 – 60.000 khán giả. Ước tính nguồn vốn đầu tư cho dự án này khoảng 100 triệu USD.

Cuối năm 2018: Ông đã được Đại Học Apollos, một đại học giáo dục từ xa ở Mỹ, trao bằng tiến sĩ danh dự về quản trị kinh doanh.

Tháng 8 năm 2020: Ông Dũng tuyên bố sẽ chuyển giao quyền quản lý các doanh nghiệp mà ông sở hữu cho vợ Nguyễn Phương Hằng. Trao đổi với báo giới, ông cho biết sẽ tập trung vào công việc thiện nguyện bằng cách bán những tài sản đã tạo dựng trong hơn 40 năm qua để giúp đời giúp người. Về việc từ thiện, ông từng tuyên bố dành toàn bộ lợi nhuận của Đại Nam đưa về Quỹ thiện nguyện Hằng Hữu để chữa trị bệnh tim cho trẻ em nghèo.

Trải qua nhiều năm phát triển, đến nay Công ty Cổ Phần Đại Nam là một trong những doanh nghiệp uy tín và có tốc độ tăng trưởng tốt. Theo đó, Khu du lịch Đại Nam Văn Hiến này có quy mô lớn đã được nhiều du khách trong và ngoài nước đến tham quan.

Sự nghiệp của Huỳnh Uy Dũng
Sự nghiệp của Huỳnh Uy Dũng

Đời tư của Huỳnh Uy Dũng

Ông lập gia đình với bà Trần Thị Tuyết, con gái ông Ba Thu, Giám đốc Sở Nông nghiệp tỉnh Sông Bé bấy giờ (sau là tỉnh Bình Dương). Hai người có với nhau ba người con, hai trai, một gái. Trong số ba người con, người con trai đầu Huỳnh Trần Phi Long đã từng được ông Dũng giao cho vị trí Chủ tịch Hội đồng quản trị dưới danh nghĩa tại Công ty cổ phần Đại Nam sau khi được đổi tên từ Công ty cổ phần Thanh Lễ.

Năm 2010, ông ly dị bà Trần Thị Tuyết và kết hôn với bà Nguyễn Phương Hằng.Đám cưới chính thức được diễn ra tại Thành Đại Nam vào ngày 8 tháng 6 năm 2010. Năm 2012, bà Hằng đã có cùng ông một con trai tên Huỳnh Hằng Hữu.

Huỳnh Uy Dũng rời bỏ thương trường, tập trung viết sách và làm thiện nguyện

Sau nhiều năm “chinh chiến” trên thương trường, tháng 5/2020, ông Dũng bất ngờ tuyên bố sẽ ngừng kinh doanh và chuyển vai trò điều hành cho vợ ông là bà Nguyễn Phương Hằng, còn ông sẽ tập trung vào công việc thiện nguyện và viết sách.

Nếu theo những gì ông Dũng thông báo thì bà Hằng, vợ ông, sẽ là người đảm nhiệm vị trí Tổng giám đốc điều hành Đại Nam Corp.

Tuy nhiên, ở thời điểm hiện tại, trên website chính thức của Công ty cổ phần Đại Nam vẫn giữ nguyên thông tin ông Huỳnh Uy Dũng với chức danh Chủ tịch Hội đồng Quản trị kiêm Tổng Giám đốc công ty này.

Ngoài Đại Nam, ông Dũng còn là người đại diện pháp luật cho nhiều doanh nghiệp khác, bao gồm Công ty TNHH tư vấn và xây dựng Đại Nam, Công ty TNHH một thành viên Tân Khai, Công ty TNHH Hoàn Gia Tân Định, Công ty TNHH du lịch Đại Nam Thần Tiên.

Riêng cuốn “Đại Nam văn hiến sử thi”, với 12.344 câu, thể song thất lục bát nói về toàn bộ quá trình hình thành dựng nước, giữ nước từ giai đoạn Vua Hùng dựng nước đến giai đoạn năm 1945.

Đặc biệt, sách ông chỉ viết tay chứ không đánh máy tính và điều nữa, ông không sử dụng internet để tra cứu tư liệu mà chỉ do ông tập trung “năng lượng” tự viết ra trong trí nhớ.

“Đây có lẽ là nhân duyên, thuận duyên Trời, Phật cho tôi viết, chứ sức khỏe người bình thường có thể không viết nổi đâu. Tất cả thành công của tôi, tôi không chiếm hữu mà tôi luôn muốn được chia sẻ, kể cả vật chất, lẫn tâm linh” – ông Dũng bộc bạch.

Ngoài ra còn có một kỷ lục khiến bản thân ông bất ngờ, ông viết 12.344 câu thơ song thất lục bát trong vòng 8 tháng. Ngày 30/7/2014, ông hoàn thành thêm cuốn sách “Chuyển kiếp luân hồi” và xuất bản vào cuối tháng 12/2014.

Ông từng giải thích: “Lấy vật chất làm của, của sẽ rời xa ta; Lấy phúc đức làm của, của sẽ theo ta vạn đời”.

Đời tư của Huỳnh Uy Dũng
Đời tư của Huỳnh Uy Dũng

Tài sản khủng của Huỳnh Uy Dũng

Tính đến thời điểm hiện tại, Ông Dũng “lò vôi” là một trong những người giàu nhất Việt Nam. Theo các công ty kiểm toán, khối tài sản của ông Dũng có thể lên đến hàng chục nghìn tỉ đồng nếu cổ phần hóa.

Theo nhiều thộng tin chưa kiểm chứng, tài sản của ông khoảng 50.000 tỷ đồng. Tuy nhiên, nhiều lần chia sẻ trên báo chí, đại gia Huỳnh Uy Dũng này không quá để tâm đến tiền bạc bởi ông xác định, tiền bạc chỉ là vật ngoài thân.

Ông Dũng hiện đang muốn dành 10.000 tỷ đồng để đầu tư vào lĩnh vực xử lý nước thải: Cụ thể ông sẽ dự chi 10.000 tỷ đồng  dành để xây dựng 100 nhà máy xử lý nước thải trên khắp Việt Nam. Có cái nhỏ 3.000 khối, 10.000 khối rồi 20.000 khối. Tuy nhiên, ông Dũng đang tính trung bình sẽ là 100 tỷ đồng cho một nhà máy, tổng cỡ 10.000 tỷ đồng cho 100 nhà máy.

Hiện nay, Ông Dũng sở hữu trong tay nhiều bất động sản và tài sản “khủng” như: Khu công nghiệp Sóng Thần 2, Khu công nghiệp Sóng Thần 3, Khu đô thị Trung Tâm hành chính huyện Dĩ An, Khu dân cư Sóng Thần, Khu đô thị thương mại dịch vụ Sóng Thần…

Cũng như các đại gia khác, ông Dũng nổi tiếng với việc sở hữu loạt siêu xe, có giá trị cả trăm tỷ  đồng với các thương hiệu xe sang như Rolls Royce, Bentley, Mercedes Benz,…

Ông là mẫu đàn ông của gia đình thương vợ khi từng tuyên bố sẵn sàng chi 100 tỷ đồng để bảo vệ danh tiếng cho vợ Nguyễn Phương Hằng

Nhân kỷ niệm 5 năm ngày cưới, Ông sẵn sàng tặng siêu xe trị giá hơn 40 tỷ đồng hay tặng vợ đôi hoa tai bằng kim cương khoảng 30 cara, ước tính giá trị viên kim cường này hơn 65 tỷ đồng.

Khi miền Tây xảy ra hạn mặn, ông Dũng “;ò vôi” đầu tư cả chục tỷ đồng lắp đặt máy lọc nước mặn thành nước ngọt để tặng người dân.

Trong đại dịch COVID-19 vừa qua, ông Huỳnh Uy Dũng đồng ý để nhà nước sử dụng khu khách sạn có 81 phòng mở cửa đón người từ nước ngoài về cách ly tập trung.

Ngoài ra, cuộc đời của ông Dũng “lò vôi” gắn với những dự án bất động sản “khủng” như khu du lịch rộng khoảng 450ha.

Về bất động sản, Ông đã và đang phát triển các dự án có vị trí đắc địa của 7 dự án lớn tại Bình Dương và  Bình Phước như Khu đô thị Trung tâm hành chính huyện Dĩ An, Khu tái định cư Sóng Thần 2, Khu nhà ở Sóng Thần 2, Khu nhà ở Sóng Thần 2 mở rộng, Khu đô thị Thương mại dịch vụ Sóng Thần, Khu dân cư Đại Nam – Bình Phước và Khu dân cư Tân An 2. Đây là những dự án bất động sản góp phần làm thay đổi bộ mặt đô thị tại tỉnh Bình Dương.

***

Trên đây là nội dung bài viết giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về Huỳnh Uy Dũng là ai. Mọi thông tin trong bài viết Huỳnh Uy Dũng là ai? Sự nghiệp của Huỳnh Uy Dũng đều được xác thực rõ ràng trước khi đăng tải. Tuy nhiên đôi lúc vẫn không tránh khỏi những sai xót đáng tiếc. Hãy để lại bình luận xuống phía dưới bài viết để đội ngũ biên tập được nắm bắt ý kiến từ bạn đọc.

Đăng bởi THCS Bình Chánh trong chuyên mục Tổng hợp

5/5 - (8 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *