Kể lại một câu chuyện mà em được nghe hoặc được đọc về một người có tài hay nhất (16 bài mẫu)

Mời các em theo dõi 16 mẫu Kể lại một câu chuyện mà em được nghe hoặc được đọc về một người có tài do thầy cô trường THCS Bình Chánh biên soạn. Hy vọng sẽ là tài liệu hữu ích giúp các em học tốt và hoàn thành tốt bài tập của mình.

Đề bài: Kể lại một câu chuyện mà em được nghe hoặc được đọc về một người có tài

Kể lại một câu chuyện mà em được nghe hoặc được đọc về một người có tài
Kể lại một câu chuyện mà em được nghe hoặc được đọc về một người có tài

Mục lục

Dàn ý Kể lại một câu chuyện mà em được nghe hoặc được đọc về một người có tài chi tiết

1. Mở bài

Người tài năng đó là ai? Em biết về họ nhờ đâu?

2. Thân bài

  • Hoàn cảnh của người tài năng đó
  • Họ nỗ lực, rèn luyện ra sao?
  • Họ có tài năng gì đặc biệt?
  • Thành tích của người đó?

3. Kết bài

Em học hỏi được gì từ họ?

16 bài mẫu Kể lại một câu chuyện mà em được nghe hoặc được đọc về một người có tài hay nhất

Kể lại một câu chuyện mà em được nghe hoặc được đọc về một người có tài- Mẫu 1

Sau đây, mình xin kể cho các bạn nghe câu chuyện về một người rất tài năng mà mình vừa tìm hiểu qua báo chí. Đó là anh Đỗ Nhật Nam, người được gọi với cái tên đầy vinh dự là “thần đồng tiếng Anh”.

Anh Nam sinh ra ở tại Hà Nội, bố mẹ là viên chức nhà nước. Từ nhỏ, anh Nam đã bộc lộ mình là người có khả năng nhanh nhạy, biết cách học và nỗ lực, kiên trì rèn luyện. Cùng với sự quan tâm, giúp đỡ của gia đình nên ngày càng phát huy được ưu điểm của bản thân, đặc biệt là khả năng học tiếng anh. Anh Nam có nhiều thành tích nổi bật, đáng khâm phục với khả năng giao tiếp bằng tiếng anh thành thạo, từng làm diễn giả tại Mỹ khi tham gia hội nghị “Khoa học về nụ cười”… Anh Nam cũng là một dịch giả nhỏ tuổi và có khả năng sáng tác tự truyện, ngoài ra anh cũng tham gia nhiều hoạt động xã hội, ngoại khoá đầy bổ ích. Năm lớp hai đã đạt thành tích cao về TOEIC, đến lớp 5 đạt điểm IELTS với mức tuyệt đối. Hiện nay, anh đang du học tại Mỹ với nhiều dự định chinh phục những đỉnh cao mới, nhận vô số bằng khen của trường quốc tế và thư chúc mừng của tổng thống Mỹ Obama. Anh Nhật Nam được rất nhiều người biết đến và ngưỡng mộ. Nhiều video về cách học tiếng anh được anh hướng dẫn và đăng lên mạng thứ hút hàng triệu lượt xem. Các báo chí, truyền thông viết về anh rất nhiều.

Em luôn lấy anh ấy làm tấm gương để nỗ lực học tập và phấn đấu. Em mong rằng sau này mình cũng giỏi như anh, để mang niềm vui về cho gia đình, vinh quang về cho đất nước.

Kể lại một câu chuyện mà em được nghe hoặc được đọc về một người có tài- Mẫu 2

Sáng chủ nhật vừa qua, em được ba chở đi chơi từ cảng Sài Gòn, qua lưu niệm Nhà Rồng sang đến vườn hoa trước cửa uỷ ban Nhân dân thanh phố. Xung quanh tượng đài Bác Hồ, rất đông các bạn thiếu nhi trạc tuổi em đang tung tăng dạo chơi cùng cha mẹ. Hàng trăm trái bóng đủ màu sắc bay lượn trong nắng sớm lung linh trông thật vui mắt. Lát sau, ba đưa em đến nhà sách Xuân Thu trên đường Đồng Khởi để mua bộ truyện tranh Harry Potter. Từ xa, em đã nhìn thấy một nhóm người đang sôi nổi bàn tán về một điều gì đó. Đến gần, em không thể tin vào điều đang xảy ra trước mắt một hoạ sĩ đang vẽ tranh bằng bàn chân phải.

Đó là một người đàn ông tật nguyền. Nhìn anh, người ta rất khó đoán tuổi gương mặt sạm nắng đầy những vết nhăn khắc khổ, trái ngược hẳn với đôi mắt đen sáng và nụ cười hồn nhiên như nụ cười trẻ thơ. Em đoán anh ấy khoảng hơn ba mươi tuổi, nhưng thân hình còm cõi của anh không bằng đứa trẻ lên mười.

Anh mặc bộ quần áo màu tím than đã cũ. Hai ống tay áo rủ xuống lòng thòng, che kín đôi cánh tay bị liệt. Tất cả “xưởng vẽ” của người hoạ sĩ ấy nằm gọn trong một miếng nilon trải trên mặt đất. Hàng chục bức tranh bày la liệt trước mặt: hoa và chim, hồ cá cảnh với những chú cá vàng lộng lẫy đang tung tăng bơi lượn, bầu trời xanh thẳm và cánh diều trắng chấp chới bay, đồng lúa xanh trải rộng tới chân trời làm nền cho chú bé ngồi vắt vẻo trên lưng trâu thổi sáo… Mọi người xúm quanh xem tranh và đặc biệt là xem anh vẽ.

Anh quặp chặt cây bút lông vào giữa ngón chân cái và ngón thứ hai của bàn chân phải. Khay màu nước để bên cạnh. Bàn chân trái đè chặt tờ giấy. Bàn chân phải làm việc nhanh nhẹn, thành thạo như một bàn tay lành lặn. Sau một nét bút, một cánh hoa hiện lên. Hoa loa kèn trắng, hoa hồng đỏ, hoa cúc vàng… cắm trong chiếc bình màu men ngọc, đặt trên mặt bàn trải tấm khăn màu xanh nhạt. Anh vẽ rất nhanh và pha màu cũng rất khéo. Một bức tranh tĩnh vật đã hoàn thành trước sự trầm trồ thán phục của mọi người.

Ba em gợi chuyện và được anh cho biết là anh từ một tỉnh xa xôi ngoài Bắc vào đây kiếm sống. Anh không muốn nhờ vả, làm phiền người quen mà tự nuôi thân bằng công sức, tài năng của chính mình. Em thật sự xúc động khi nghe anh nói là để vẽ được như ngày hôm nay, anh đã phải trải qua hơn mười năm trời khổ luyện.

Thấy em thích bức tranh, ba đã mua tặng cho em. Ở góc bức tranh, em đọc thấy dòng tên: Nguyễn Quyết Tiến. Có thể đó là tên thật hoặc cái tên anh tự chọn cho mình. Con người ấy, cái tên ấy đã đọng lại trong em một ấn tượng sâu đậm. Em treo bức tranh ngay trước bàn học và mỗi lần nhìn vào đó, em như thấy mình được tiếp thêm nghị lực. Hình ảnh người hoạ sĩ tật nguyền luôn nhắc nhở em rằng hãy biết vượt lên số phận và chiến thắng những gian nan, thử thách trên đường đời.

Kể lại một câu chuyện mà em được nghe hoặc được đọc về một người có tài- Mẫu 3

Em đã đọc rất nhiều chuyện viết về người tài giỏi. Trong số đó, em thích nhất câu chuyện Bốn anh tài của sách Tiếng Việt 4 tập 2. Sau đây, em xin kể lại cho các bạn cùng nghe.

Chuyện kể về bốn người anh hùng nhỏ tuổi người Tây nhưng tài giỏi. Đó là Cầu Khây, Nắm Tay Đóng Cọc, Lấy Tai Tát Nước và Móng Tay Đục Máng. Bốn người họ đã tập họp nhau lại để cùng diệt trừ yêu tinh, đem lại hạnh phúc cho buôn làng.

Cầu Khây là mới chỉ 10 tuổi nhưng sức khỏe phi thường, tinh thông võ nghệ. Thấy yêu quái hoành hành trong bản thì không chịu được, cậu quyết chí ra đi diệt trừ yêu tinh. Trên đường đi, Cầu Khây đã khơi gợi tinh thần nghĩa hiệp của ba người tài giỏi khác cùng đi với mình. Mỗi người họ đều có tài riêng rất độc đáo. Nắm Tay Đóng Cọc thân hình vạm vỡ, có thể dùng tay đóng cọc, đắp đập dẫn nước vào ruộng. Mỗi quả đấm của cậu giáng xuống, cọc tre thụt sâu hàng gang tay.

Lấy Tai Tát Nước thì có khả năng dùng vành tai của mình tát nước từ dưới suối lên ruộng nhanh thoăn thoắt. Còn Móng Tay Đục Máng thì có thể dùng móng tay của mình đục gốc thành lòng máng vừa to vừa rộng, đưa nước vào ruộng rất nhanh. Bốn người họ kết nghĩa anh em và quyết chí đến chỗ yêu tinh để diệt trừ nó.

Yêu tinh thân hình cao lớn, lưỡi dài như quả núc nác, mắt xanh lè, trợn trừng. Đặc biệt nó rất thích ăn thịt trẻ con. Ngửi thấy mùi của bốn anh em, nó xông tới định ăn thịt. Nhưng ngay lập tức, Nắm Tay Đóng Cọc đấm một cái làm nó gãy hết răng. Chưa hoàn hồn, nó lại bị quật túi bụi bởi một cây cổ thụ lớn trong tay Cẩu Khây. Yêu tinh đau quá, kêu rú lên khiến gió bão nổi ầm ầm, trời đất tối sầm lại. Yêu tinh chạy đến chân thung lũng thì dừng lại, phun nước mưa làm ngập cả cánh đồng nơi bốn anh em đang đứng. Không hề nao núng, Nắm Tay Đóng Cọc trổ tài be bờ ngăn nước lũ, Lấy Tai Tát Nước tát nước qua núi cao, Móng Tay Đục Máng thì ngã cây khoét máng, khơi dòng cho nước chảy đi. Chỉ một lúc, mặt đất lại khô cạn, Yêu tinh túng thế phải chịu thua. Từ đó, bản làng của họ lại đông vui, yên ổn.

Câu chuyện em kể đến đây là hết

Kể lại một câu chuyện mà em được nghe hoặc được đọc về một người có tài- Mẫu 4

Tôi xin kể cho các bạn nghe câu chuyện “Người bán quạt may mắn”

Chuyện kể rằng: Thuở xưa ở Trung Quốc có ông Vương Hi Chi viết chữ đẹp nổi tiếng. Một hôm, ông ngồi nghỉ dưới một gốc cây bên vệ đường. Tình cờ, có một bà lão đi bán quạt cũng gánh hàng đến nghỉ ở gốc cây ấy. Bà lão tâm sự với ông rằng từ sáng đến giờ chưa bán được cái nào, ế quá. Chiều nay, chắc cả nhà phải nhịn đói. Nói xong bà mệt quá ngủ thiếp đi. Trong thời gian bà ngủ, Vương Hi Chi liền lấy bút mực ra, viết chữ để thơ vào tất cả gánh quạt của bà. Khi tỉnh dậy, bà thấy gánh quạt trắng của mình bị ông Vương bôi đen lên cả. Bà tức giận bắt ông phải bồi thường. Ông Vương không nói gì, chỉ mỉm cười, rồi lẳng lặng bỏ đi. Nào ngờ gánh quạt của bà, chỉ trong một thời gian ngắn đã được bán rất chạy. Có người còn hỏi mua giá đến ngàn vàng. Bà lão tiếc đứt ruột không có mà bán. Trên đường trở về, bà thầm nghĩ chắc là trời thương mình nên mới sai tiên ông đến giúp mình quạt mới bán nhanh như thế.

Kể lại một câu chuyện mà em được nghe hoặc được đọc về một người có tài- Mẫu 5

Ngay quê nội tôi mà tôi đã chứng kiến trong dịp về quê ăn Tết năm qua. Chuyện có thật một trăm phần trăm, không bịa một tí nào.

Ba mẹ Hà vốn là những người thuần túy làm nông. Hà là đứa con duy nhất trong gia đình. Năm nay cậu vừa tròn 7 tuổi đang học lớp Hai ở trường làng. Năng khiếu toán học của cậu xuất hiện từ khi cậu vào học lớp Một đặc biệt là phép tính nhẩm cộng trừ. Hồi học lớp Một cô giáo Hạnh đã phải kinh ngạc về tài tính nhẩm của cậu. Những phép tính cộng trừ trong phạm vi một trăm mà cô thường ra cho lớp thường ngày, cậu đều giải bằng miệng trong khoảnh khắc. Cô ra các bài toán trên bảng, vừa viết xong thì cậu đã có đáp số ngay mà không cần đặt bút tính toán. Chẳng những thế cậu còn làm nhanh và làm đúng những phép tính ấy trong phạm vi 1000. Tin loan truyền ra đến toàn trường rồi toàn huyện. Nhiều nhà báo của địa phương và cả trung ương nữa đến tận nhà để kiểm nghiệm. Mọi người đều ngạc nhiên trước năng khiếu đặc biệt này của cậu. Hơn thế nữa cậu còn tính đúng và tính nhanh những bài toán cộng trừ phức tạp mà các nhà báo đưa ra gồm 1 dãy số trong phạm vi 1000 để kiểm nghiệm chứng thực. Cậu không đặt bút tính toán mà chỉ ngồi tư lự, nhắm mắt, rồi nhẩm tính bằng cử động của hai bàn tay. Chưa đầy 30 giây, cậu đã cho ra đáp số. Nhà báo hỏi: làm bằng cách nào mà cháu cho ra đáp số đúng và nhanh như vậy. Cậu chỉ tủm tỉm cười mà không nói.

Nghe đâu, người ta đang có kế hoạch đưa cậu vào trường bồi dưỡng nhân tài đặc biệt, chỉ có một thầy và một trò và vai trò do một giáo sư toán học bồi dưỡng riêng về môn toán. Nguyễn Việt Hà có tên “Hà thần đồng” từ đấy.

Kể lại một câu chuyện mà em được nghe hoặc được đọc về một người có tài- Mẫu 6

Có một lần, xem chương trình trên kênh Bến Tre, em vô cùng khâm phục một người có khả năng đặc biệt.

Đó là một người chơi đàn ghi ta trên sân khấu nhưng anh là một người khuyết tật. Tay phải của anh không có. Anh phải đeo cây đàn lên vai và chỉ chơi đàn bằng tay trái. Anh dành ra một ngón của bàn tay trái để bật dây đàn, còn những ngón khác thì bấm phím. Ấy thế mà tiếng đàn của anh vẫn vang lên đầm ấm, ngọt ngào, truyền cảm làm cho những tiếng hát của nhóm tốp ca thêm bay bổng.

Nhìn anh chơi đàn hào hứng, say sưa, em vô cùng khâm phục ý chí và nghị lực của anh. Chắc chắn là anh đã phải mất rất nhiều công sức, đã phải nỗ lực vượt qua chính mình để tập đàn mới có được những thành công đáng khâm phục như vậy.

Kể lại một câu chuyện mà em được nghe hoặc được đọc về một người có tài- Mẫu 7

Một câu chuyện về người có tài mà em vô cùng ngưỡng mộ, đó chính là người anh hùng Yết Kiêu.

Yết Kiêu là một người anh hùng vô cùng nổi tiếng với khả năng lặn và bơi lội hơn người. Năm đó, khi đất nước đối mặt với giặc Nguyên hung hãn, anh thợ đánh cá Yết Kiêu đã chủ động xin cha được nhập ngũ. Gác lại nỗi lo nhà cửa gia đình, và mang theo lòng căm thù giặc, tình yêu đất nước nồng cháy, Yết Kiêu và kinh đô gặp vua Trần.

Khi anh thể hiện tài năng của mình, nhà vua đã hết sức hài lòng, và cho phép anh tự chọn vũ khí ra trận. Giữa một rừng vũ khí, Yết Kiêu chỉ chọn một chiếc dùi thật sắc. Lợi dụng khả năng bơi và lặn của mình, anh đã lặn xuống và đục thủng đáy thuyền của giặc, khiến chúng hư hỏng và chìm rất nhiều thuyền. Điều đó góp công lớn cho trận chiến của dân tộc ta.

Điều em ấn tượng nhất ở Yết Kiêu, là lời khẳng định của anh dành cho vua Trần. Rằng sức mạnh của anh có được là chính nhờ tinh thần yêu nước và lòng căm thù giặc. Điều đó đã tạo nên động lực cho anh rèn luyện và cống hiến cho đất nước.

Yết Kiêu xứng đáng là một người vừa có tài năng, vừa có trái tim yêu nước dũng cảm vô cùng trong trang sử vàng chói lọi của dân tộc ta.

Kể lại một câu chuyện mà em được nghe hoặc được đọc về một người có tài- Mẫu 8

Việt Nam là mảnh đất địa linh nhân kiệt, nơi lớp lớp nhân tài xuất hiện, dù là thời xa xưa cho đến thời hiện đại vẫn luôn sản sinh ra những nhân tài cống hiến, dựng xây quê hương, đất nước. Anh Nguyễn Dương Kim Hảo là một người như vậy. Em biết đến Thần đồng Nguyễn Dương Kim Hảo – người mệnh danh là “thần đồng công nghệ”, “nhà phát minh nhí” qua câu chuyện được đọc trên sách báo.

17 tuổi, anh Kim Hảo đã sở hữu hơn 20 giải thưởng sáng chế Tin học từ các cuộc thi trong nước và quốc tế. Tuy là người nổi tiếng như vậy, nhưng từ nhỏ, anh lại chọn cho mình một cuộc sống như bao người học sinh bình thường khác.

Anh chia sẻ: Có ba là giáo viên dạy Vật lý, những thứ liên quan đến định luật, rồi chiếc máy tính để bàn đã sớm thu hút anh ham tìm tòi. Từ năm lớp 2, Kim Hảo đã tiếp xúc với máy vi tính. Để mắt chuyển sang tò mò, rồi chính sự tò mò đã thúc đẩy anh tìm hiểu kỹ hơn về bể kiến thức mênh mông của công nghệ thông tin.

Vừa biết đọc, anh Hảo đã tự tìm mua những cuốn sách viết về tin học, điện tử. Mỗi lần ba sửa chữa các thiết bị điện trong nhà, anh lại theo sau chăm chú quan sát và học hỏi. Mới học hết lớp 2, anh đã thi đậu bằng A Tin học loại giỏi trong một cuộc thi nhà trường tổ chức dành cho giáo viên. Một kết quả không ai nghĩ tới.

Đam mê sớm ăn sâu vào máu cậu học trò ở cái tuổi “ăn chưa nó, lo chưa tới”, những sản phẩm anh làm ra đều xuất phát từ nhu cầu của người thân.

Sản phẩm đầu tiên của Kim Hảo là phần mềm giúp ba mình cộng điểm nhanh hơn. Thấy ba luôn đau đầu, mệt mỏi vì nhiều lần cộng điểm mà bị nhầm, anh Hảo âm thầm tìm cách làm ra phần mềm khiến gia đình bất ngờ.

Đến năm lớp 7, anh Kim Hảo đã tự mày mò sáng tạo chiếc máy tính cầm tay chứa gần 1.000 phương trình phổ biến về hoá vô cơ THPT và một số kiến thức về Hoá học THPT. Máy tính do Hảo làm ra giúp học sinh tiết kiệm thời gian trong khâu tìm kiếm, cân bằng phương trình, xem và nhận biết các chất hoá học.

Trong lúc những đồng trang lứa ít ai đam mê với công nghệ, anh Hảo không sợ mình trở nên khác biệt. Mỗi người đều có sở thích và đam mê riêng, nếu các bạn thích những trò chơi giải trí thì việc anh đam mê lập trình cũng không có gì là lạ.

Thậm chí, có thể nói anh Hảo gặp may khi đã sớm biết mình thích điều gì và quyết định gắn bó lâu dài với nó. Suốt quãng thời gian từ tiểu học cho tới bây giờ, ngoài lúc học trên lớp, anh chuyên tâm vào tìm tòi, khám phá công nghệ. Hàng loạt giải thưởng, thành tích mà theo lời anh là “không phải thứ gì nổi bật cho lắm” tìm đến, đưa anh trở thành “cậu bé vàng tin học”.

Em rất ngưỡng mộ anh Kim Hảo. Em mong rằng bản thân cũng sẽ sớm tìm thấy niềm đam mê của mình vào một ngày không xa trong tương lai như anh.

Kể lại một câu chuyện mà em được nghe hoặc được đọc về một người có tài- Mẫu 9

Em luôn tự hào vì được sinh ra và lớn lên tại Hải Dương, một vùng đất địa linh nhân kiệt – quê hương của Mạc Đĩnh Chi – “lưỡng quốc Trạng Nguyên” nổi tiếng trong lịch sử Việt Nam. Hôm nay, chúng ta cùng ngược dòng lịch sử về thời kì vua Trần Anh Tông (1304) để tìm hiểu những giai thoại nổi tiếng về ông nhé!

Trạng Nguyên Mạc Đĩnh Chi là người làng Lũng Động, huyện Chí Linh, tỉnh Hải Dương ngày nay. Nhà nghèo, cha mất sớm, ông sống bằng nghề kiếm củi nuôi thân. Sống trong cảnh nghèo khổ mồ côi, tướng mạo lại xấu xí nên ông thường bị người đời khinh rẻ. Vốn là người có tư chất thông minh, linh lợi, ông sớm nhận ra rằng chỉ có con đường học tập thành tài mới thoát khỏi cảnh nghèo khó đó. Chính vì thế mà ông ra sức học tập. Đến năm Giáp Thìn 1304, ông đỗ Trạng Nguyên. Nhưng chỉ vì tướng mạo xấu xí mà vua không muốn cho ông đỗ đầu. Ông đã làm bài phú bằng chữ Hán để nói rõ nỗi niềm của người có chí khí “ Ngọc tỉnh liên phú” (Sen trong giếng ngọc). Vua mến phục người tài cho vào bệ kiến giúp vua làm rạng ranh đất nước. Ông giữ chức từ Hàn lâm học sĩ đến chức Thượng thư và sau làm Tể tướng.

Tể tướng Mạc Đĩnh Chi luôn dùng tài năng và phẩm chất cao đẹp để trị quốc và khiến người nước ngoài phải khâm phục. Kể về Mạc Đĩnh Chi, sách sử đã ghi lại rất chi tiết những giai thoại của ông trong các chuyến đi sứ nhà Nguyên như “Tại cửa ải”, “Buổi tiếp kiến đầu tiên”, “Bức tranh chim sẻ ở phủ Tể tướng”, “Bài minh cái quạt” hay như “Văn tế công chúa”. Nhưng giai thoại nổi tiếng nhất chính là nhờ “quay bài” nên Mạc Đĩnh Chi được vua Nguyên phong là “Lưỡng quốc trạng Nguyên” (Trạng nguyên hai nước).

Truyện kể lại khi vua Nguyên mời sứ thần Mạc Đĩnh Chi làm thơ vịnh đề lên quạt. Bị bất ngờ nên ông cũng “bí”. Bất giác nhìn thấy nét bút của sức thần Cao Ly, ông cũng đoán được ý viết và viết được bài vịnh cùng nội dung nhưng ý tứ hay và sâu sắc hơn nhiều. Và chính vì cảm mến tài văn của ông mà vua Nguyên đã đề lên quạt 4 chữ “Lưỡng quốc Trạng nguyên”. Cũng giống như bao đại công thần khác, về già, ông lại về với quê hương vui cùng chòm xóm, ngày ngày uống nước vối trò chuyện với những người dân quê.

Kể lại một câu chuyện mà em được nghe hoặc được đọc về một người có tài- Mẫu 10

Hôm nay, em xin kể cho thầy cô và các bạn nghe một câu chuyện mà em đã được nghe hoặc được đọc về một người có tài – đó là câu chuyện kể về người anh hùng Yết Kiêu nổi tiếng.

Hồi ấy, giặc Nguyên mang 100 thuyền lớn theo đường biển vào cướp nước ta. Chúng làm nhiều điều bạo ngược khiến lòng dân oán hận vô cùng.

Ở một làng chài nọ, có một người tên là Yết Kiêu làm nghề đánh cá. Yết Kiêu có sức khỏe hơn người, không ai địch nổi. Đặc biệt, Yết Kiêu có tài lội nước. Mỗi lần xuống nước bắt cá Yết Kiêu có thể ở dưới nước luôn sáu bảy ngày mới lên. Thấy bọn giặc nghênh ngang, làm nhiều điều tàn ác, Yết Kiêu rất căm thù chúng và quyết định lên kinh đô Thăng Long để yết kiến vua Trần Nhân Tông, xin nhà vua cho đi đánh giặc. Nhà vua mừng lắm bèn bảo Yết Kiêu hãy chọn một loại vũ khí, nhưng Yết Kiêu chỉ xin vua một chiếc dùi sắt. Nhà vua rất đỗi ngạc nhiên. Thấy thế Yết Kiêu liền thưa: “Để thần dùi thủng thuyền của giặc”. Nhà vua lại hỏi tiếp: “Ai dạy ngươi được như thế?”. Yết Kiêu kính cẩn tâu đó là cha, ông thần. Vua lại gặng hỏi ai dạy ông chàng. Yết Kiêu tâu: “Vì căm thù giặc và noi gương người xưa mà ông của thần tự học lấy”.

Trong lúc Yết Kiêu lên yết kiến nhà vua thì ở quê nhà cha của Yết Kiêu đang bùi ngùi nhớ con. ông nhớ lại câu chuyện giữa hai cha con trước lúc Yết Kiêu lên đường. Yết Kiêu nói với cha: “Nước mất nhà tan con không thể ngồi im nhìn cảnh quân giặc tàn sát đồng bào ta. Cha ở nhà nhớ bảo trọng, khi nào hết giặc con sẽ trữ về”. Người cha nói với Yết Kiêu: “Con cứ yên tâm mà ra đi giết giặc, cha ở nhà còn có bà con lối xóm giúp đỡ, cha chờ tin thắng trận của con”.

Kể lại một câu chuyện mà em được nghe hoặc được đọc về một người có tài- Mẫu 11

Em rất yêu thích môn Toán học. Vì vậy, từ khi còn nhỏ, em không hâm mộ các Idol, theo đuổi người nổi tiếng mà lại thần tượng Trạng Lường Lương Thế Vinh – vị Trạng Nguyên đã lưu lại cho đời nhiều quyển sách quý giá, đóng góp to lớn cho ngành Toán học Việt Nam như: Đại thành Toán pháp”, “Khải minh Toán học”.

Lương Thế Vinh có tên tự là Cảnh Nghị, tên hiệu là Thụy Hiên, sinh ra trong một gia đình nông dân có học ở làng Cao Hương, huyện Thiên Bản, nay là huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định. Từ nhỏ, ông đã nổi tiếng là thần đồng, vốn đã thông minh lại lắm tài. Lớn lên, ông càng học giỏi trong khi vẫn thả diều, đá bóng, câu cá, bẫy chim. Còn các bạn thì ngày đêm dùi mài kinh sử quên ăn quên ngủ. Bởi lẽ, ông có phương pháp học và học đến đâu nhớ được ngay đến đó. Chưa đầy hai mươi tuổi, tài học của ông đã nổi tiếng khắp vùng Sơn Nam. Năm 23 tuổi, ông đỗ Trạng Nguyên khoa Quý Mùi (1463), đời vua Lê Thánh Tông.

Kể về Lương Thế Vinh cũng thật nhiều giai thoại. Ông là người đa tài, không chỉ giỏi về toán học mà còn về Phật học, âm nhạc, văn thơ…cũng không kém phần. Nổi tiếng với tài toán học, ông đã làm cho sứ thần nhà Minh phải ngửa mặt lên trời mà than rằng: “Nước Nam có lắm người tài”. Truyện kể rằng, vì có tài ngoại giao nên ông được vua Lê tin yêu, giao trọng trách soạn văn từ bang giao và đi đón tiếp các sứ thần nước ngoài. Sứ thần dù biết tiếng Trạng nguyên nhưng vẫn tìm cách làm khó thách đố quan Trạng cân một con voi và đo độ dày của một tờ giấy. Ông thản nhiên nhận lời rồi cho người dắt voi xuống thuyền, đánh dấu mức chìm trong nước của thuyền rồi cho đá lên thuyền cũng bằng chừng đó. Sau đó, ông chia nhỏ số đá ra mà cân rồi cộng lại thì ra được cân nặng của voi. Còn về độ dày của tờ giấy, ông mượn sứ thần quyển sách mà đo độ dày rồi chia cho số tờ là ra kết quả. Sứ thần thán phục và cũng cảm thấy hổ thẹn khi ông giải thích cách cân voi là của Tào Xung (con Tào Tháo) vì chính sứ thần cũng chưa thuộc lịch sử nước mình. Tài năng toán học của Lương Thế Vinh đã được ghi lại bằng những bằng chứng hữu ích khi ông để lại nhiều lưu sách có giá trị như: “Đại thành Toán pháp” , “Khải minh Toán học” và đã được đưa vào chương trình thi cử suốt 450 năm trong lịch sử giáo dục Việt Nam. Chính cái tên “Trạng Lường” cũng ra đời từ đó.

Bên cạnh toán học, Lương Thế Vinh am hiểu sâu sắc về âm nhạc và hát chèo. Vì thế, sau khi ông mất, bạn ông là Tiến sĩ Quách Hữu Nghiêm (người Thái Bình) đã đề tựa và đưa tác phẩm “Cuốn Hý phường phả lục” của ông in thành sách – đây được coi là tác phẩm lý luận đầu tiên về nghệ thuật kịch hát cổ truyền.

Yêu nước thương dân, ông luôn muốn cho đất nước thanh bình, ấm nó, triều đình và nhân dân cùng lo chung việc nước. Cuối đời, Trạng nguyên Lương Thế Vinh cũng về tại quê nhà dạy học trò nghèo, sống tĩnh tại ở quê hương.

Em yêu mến không chỉ tài trí hơn người của Trạng Lường mà còn cả nhân cách cao đẹp của ông. Sau khi phụ sự đất nước – làm hết phận sự của một người dân với tổ quốc, ông lại tiếp tục truyền dạy kiến thức quý báu của mình cho những người học trò nghèo trong năm tháng cuối đời tại quê nhà.

Kể lại một câu chuyện mà em được nghe hoặc được đọc về một người có tài- Mẫu 12

Nguyễn Hiền là vị Trạng nguyên trẻ nhất trong lịch sử khoa bảng Việt Nam. Hôm nay, mời thầy cô và các bạn cùng em ngược dòng thời gian, phiêu lưu trên chuyến tàu kể chuyện để tìm hiểu rõ hơn về tuổi thơ, cuộc đời và sự nghiệp của Trạng nguyên Nguyễn Hiền – một con người có tài nổi danh, lưu danh sử sách ở nước ta nhé!

Nguyễn Hiền sinh năm 1234 – 1256 tại một vùng quê nghèo tại làng Dương Miện, huyện Thượng Hiền nay là xã Nam Thắng, huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định.

Ông mồ côi cha từ nhỏ, bà mẹ đã cho ông theo học sư cụ chùa Hà Dương ở làng Dương A. Tương truyền, lúc đầu vào học sư mới viết được 10 trang giấy, Hiền liền đọc ngay được như người đã từng đi học rồi, sư cụ lấy làm lạ. Một đêm, sư cụ nằm mộng thấy Phật quở rằng: “Trạng nguyên mỗi lần vào chùa thường nghịch ngợm, sao nhà ngươi không răn đe, ngăn chặn?”.

Sư tỉnh dậy, đốt đuốc khắp chùa thấy sau lưng các pho tượng đều có viết chữ “phạt 30 roi”, riêng hai pho hộ pháp ghi “phạt 60 roi”, sư nhận ra ngay chữ của Hiền. Một hôm, sư lên lớp bèn lấy một câu trong sách: “Kính quỷ thần mà phải lánh xa” mà dặn Hiền rằng: “Phật tức quỷ thần, trò không được nhạo báng”. Hiền liền nhận lỗi và tự lau sạch những chữ mình đã viết. Từ đó, Hiền càng chăm chỉ học tập, học đến đâu nhớ đến đấy, xuất khẩu thành chương.

Ông thi đỗ trạng nguyên khi mới 13 tuổi, trở thành trạng nguyên trẻ nhất trong lịch sử khoa cử Việt Nam, tại khoa thi tháng 2 năm Thiên Ứng Chính Bình thứ 16 (1247) thời vua Trần Thái Tông.

Khi ông đỗ trạng nguyên, vì còn thiếu niên nên vua Trần Thái Tông cho ông về quê 3 năm tu dưỡng thêm rồi mới gọi ra làm quan. Hết 3 năm, vua tuyển ông vào học tiếp Tam giáo chủ khoa, tức đạo Lão, đạo Phật, đạo Khổng. Về sau bổ nhiệm làm quan đến chức Thượng thư bộ Công. Ông có đi sứ nhà Nguyên vài lần.

Sau khi vào triều, Nguyễn Hiền phò vua giúp nước, tiến nhiều kế sách dẹp giặc và giúp dân chúng mở đất khai hoang, đắp đê sông Hồng, tạo mùa màng thắng lợi, nhân dân ấm no. Năm 21 tuổi, Nguyễn Hiền lâm bệnh nặng mà qua đời. Nhà vua thương tiếc một tài năng mà yểu mệnh đã truy phong ông là “Đại vương Thành hoàng” và tôn làm thần ở 32 nơi khác nhau trong đó có đình Lại Đà ở xã Đông Hội, Đông Anh, Hà Nội.

Sau khi ông mất, để tỏ lòng tôn kính một nhân tài mệnh yểu, vua cho đổi tên huyện Thượng Hiền thành Thượng Nguyên để kiêng tên húy của ông.

Kể lại một câu chuyện mà em được nghe hoặc được đọc về một người có tài- Mẫu 13

Hầu hết vận động viên Việt Nam khi chọn chơi thể thao đỉnh cao đều chấp nhận hy sinh việc học nhưng kỳ thủ sinh năm 2002 Nguyễn Anh Khôi thuộc số ít trường hợp đặc biệt “văn võ song toàn”.

Với cờ vua, Anh Khôi xứng danh “thần đồng” khi 2 lần vô địch giải trẻ thế giới (U.10 năm 2012, U.12 năm 2014), vô địch Đông Nam Á khi mới 13 tuổi, vô địch quốc gia khi 14 tuổi và năm 2019 trở thành kỳ thủ thứ 11 cờ vua Việt Nam từ trước đến nay được phong danh hiệu Đại kiện tướng quốc tế (danh hiệu cao nhất trong làng cờ vua thế giới).

Nhờ thành tích chơi cờ, Anh Khôi thuộc diện được miễn thi tốt nghiệp phổ thông. Xét thành tích học tập 3 năm trung học Trường chuyên Phổ thông năng khiếu Đại học Quốc gia TP.HCM, Anh Khôi đủ tuyển thẳng vào nhiều trường đại học. Cũng thời điểm cuối cấp 3, Anh Khôi nhận tin vui được Đại học VinUni trao học bổng toàn phần 210.000 USD (gần 5 tỉ đồng) học ngành y của trường.

Thế nhưng Anh Khôi vẫn đăng ký thi tốt nghiệp phổ thông, thi đánh giá năng lực để xét tuyển vào các trường thuộc Đại học Quốc gia TP.HCM nhằm trải nghiệm, thử sức mình. Chàng kỳ thủ tài năng khiến mọi người nể phục về học vấn khi điểm thi đánh giá năng lực đủ đậu vào ngành y của Đại học Quốc gia TP.HCM. Còn điểm thi tốt nghiệp đủ để Anh Khôi xét tuyển đậu vào ngành y, Đại học Y Dược TP.HCM.

Bên cạnh tài trí hơn người, Thần đồng Nguyễn Anh Khôi còn là người luôn chăm chỉ, nỗ lực hết mình. Anh là tấm gương sáng để em học tập và noi theo.

Kể lại một câu chuyện mà em được nghe hoặc được đọc về một người có tài- Mẫu 14

Câu chuyện tôi kể cho các bạn nghe-là một câu chuyện có thật, chính mắt tôi nhìn thấy. Câu chuyện nói về khả năng đặc biệt của con người. Đó chính là anh Bùi Văn Đông ở xã Hồng Giang, huyện Long Giang, tỉnh Bắc Giang.

Cũng như bao người dân khác ở trong xã, nhìn bề ngoài của anh trông không có một điểm gì đặc biệt. Thế nhưng anh lại có hàm răng rất khoẻ. Biệt tài của anh là có thể nhai nát bát đĩa, chén cốc bằng sành sứ. Trong khoảng thời gian ngắn, anh có thể nhai liền mấy cái đĩa và chén cốc. Khó tin phải không các bạn, bởi bình thường chúng ta ăn cơm, chẳng may nhai phải hạt sạn, ta cảm thấy đau răng và rợn người. Thế mà anh Đông lại nhai nát vụn sành sứ thì quả là một người tài giỏi.

Việc ăn sành sứ chỉ là một trong những biệt tài của anh. Anh còn dùng hàm răng chắc khoẻ của mình mở nắp 35 chai bia liền một lúc trong vòng 42, 43 giây trước sự chứng kiến đông đảo của bà con. Hôm đó, dân làng rất vui vì không những được chứng kiến tài năng của anh, mà sau đó họ còn được hả hê uống những chai bia do hàm răng của anh mở nắp. Thế nhưng chưa hết ngạc nhiên này họ lại chứng kiến ngạc nhiên khác. Đó là việc anh Bùi Văn Đông dùng hàm răng chắc khoẻ của mình đế nhấc bổng một chiếc xe đạp nặng 10kg và đi một đoạn đường dài là 67,2 mét.

Anh Bùi Văn Đông quả thật là một người có khả năng đặc biệt phải không các bạn. Nếu các bạn muốn tìm hiểu về những người có năng lực đặc biệt, các bạn hãy đến với các buổi phát hình của Đài truyền hình Việt Nam trên kênh VTV3, lúc 11 giờ 30, chủ nhật hàng tuần để chứng kiến những chuyện lạ Việt Nam. Câu chuyện mà tôi vừa kể cho các bạn nghe được Đài truyền hình Việt Nam quay trực tiếp và phát sóng vào lúc 11 giờ 30 phút, ngày 21 tháng 5 năm 2005 đấy các bạn ạ!

Kể lại một câu chuyện mà em được nghe hoặc được đọc về một người có tài- Mẫu 15

Câu chuyện mình chuẩn bị kể cho các bạn có tên là : “Người bán quạt may mắn”

Ngày xưa ở đất nước Trung Hoa có một người nổi tiếng về văn hay chữ đẹp, tên là Vương Hi Chi. Một ngày nọ, trong lúc anh đang tựa lưng vào góc cây bên đường để em nghi ngờ thì có một bà già bán quạt đi ngang và cũng nghĩ là được nghỉ ngơi dưới gốc cây ấy.

Bà già buồn bã và tâm sự với ông Vương Hi Chi rằng hôm nay bà không bán được bất cứ một cái quạt nào cả nên tối nay cả nhà phải nhịn đói mà ngủ thôi. Sau đó, bà ngủ quên đi vì quá mệt mỏi.

Trong lúc bà lão đang nói ngủ, Vương Hi Chi liền lấy bút mực ra và viết những vần thơ rất hay trên mỗi cái quạt của bà lão. Chẳng mấy hơi, những cái quạt đơn sơ nay đã khoác lên mình tấm áo mới là những con chữ đẹp như rồng bay phượng múa, những vần thơ đi sâu vào lòng người.

Bất quá bà già tỉnh ngủ, bà thấy Vương Hi Chi đang dùng bút để tô đen tất cả đèn quạt trắng của mình thì nổi giận. Bà bắt ông phải bồi thường số quạt đó cho bà. Nhưng Vương Hi Chi không nói gì, chỉ mỉm cười rồi im lặng bỏ đi.

Nào mong chờ đèn của chị, chỉ trong phút chốc đã bán hết sạc. Những người đến sau thì tiếc nuối vì không thể mua được chiếc quạt có những con chữ đẹp và vần thơ hay. Họ hỏi bà còn cái quạt nào không, họ chấp nhận mua nó với giá ngàn vàng. Bà lão thấy tiếc nuối vì không có cây quạt nào để bán.

Trên đường trở về, chị thầm nghĩ chắc là trời thương mình nên mới sai tiên anh đến giúp mình quạt mới bán nhanh như thế.

Kể lại một câu chuyện mà em được nghe hoặc được đọc về một người có tài- Mẫu 16

Chào các bạn, mình xin kể cho các bạn nghe câu chuyện về “Ông vua thủy thần Bạch Thái Bưởi”

Chuyện kể rằng, có một cậu bé mồ côi cha từ nhỏ, tên là Bưởi. Hằng ngày cậu phải theo mẹ quẩy hàng rong. Thấy Bưởi Khôi ngô, nhà họ Bạch nhận cậu làm con nuôi và cho ăn học. Từ đó, cậu bé Bưởi được mang tên là Bạch Thái Bưởi.

Drifting time. Cậu bé Bưởi bây giờ đã là một chàng trai 21 tuổi. Với kiến ​​thức đã học, ông xin làm thư kí cho một hãng buôn. Làm được một thời gian, ông bắt đầu đứng ra tự mình kinh doanh. Ông kinh doanh rất nhiều nghề: buôn gỗ, buôn ngô, mở hiệu cầm đồ, lập nhà ở, khai thác mỏ,… Có những lúc không như ý muốn, kinh doanh thua lỗ, thậm chí là phá sản, trắng tay nhưng ông vẫn không nản chí.

Vào lúc những con tàu của người Hoa đã độc chiếm đường sông miền Bắc, vì muốn hổ trợ cho dân tộc mình, cũng như không bị lệ thuộc vào người Hoa, anh bắt đầu mở công ty vận tải đường thủy để cạnh tranh với họ. Ông cho người đến các bến tàu diễn thuyết, giới thiệu mọi người sử dụng những con tàu của người Việt Nam. Trên mỗi chiếc tàu, ông dán dòng chữ “Người ta thì đi tàu ta” và treo một cái ống để khách nào đồng tình với ông thì vui lòng bỏ ống tiếp sức cho chủ tàu.

Được sự hưởng ứng và sự giúp đỡ của nhân dân, công ty đường thủy của ông ngày càng phát triển. Ngoài chí những chủ tàu người Hoa, người Pháp phải bán lại tàu cho ông. Nhưng Bạch Thái Bưởi vẫn chưa hài lòng với những gì đang có. Ông tiếp tục phát triển công ty theo cách: mua tài nguyên sửa chữa tàu, thuê kỹ sư giỏi trông nom. Chẳng mấy nhơ, c ông ti của Bạch Thái Bưởi có tới ba mươi chiếc tàu lớn nhỏ mang những cái tên lịch sử: Hồng Bàng, Lạc Long, Trưng Trắc, Trưng Nhị,…

Nhờ trí tuệ thông minh và khả năng kinh doanh tài giỏi mà chỉ mới năm mười, Bạch Thái Bưởi đã trở thành “một bậc anh hùng kinh tế” được đánh giá cao bởi những người cùng thời.

Trên đây là nội dung bài học Kể lại một câu chuyện mà em được nghe hoặc được đọc về một người có tài hay nhất (16 bài mẫu) do thầy cô trường THCS Bình Chánh biên soạn và tổng hợp. Hy vọng sẽ giúp các em hiểu rõ nội dung bài học và từ đó hoàn thành tốt bài tập của mình. Đồng thời luôn đạt điểm cao trong các bài thi bài kiểm tra sắp tới. Chúc các em học tập thật tốt.

Đăng bởi THCS Bình Chánh trong chuyện mục Học tập

5/5 - (15 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *