Lập dàn ý và viết đoạn mở bài phân tích đặc điểm nhân vật trong một văn bản truyện mà em đã học (53 mẫu)

Lập dàn ý và viết đoạn mở bài phân tích đặc điểm nhân vật trong một văn bản truyện mà em đã học bao gồm hướng dẫn viết cùng 53 bài mẫu tham khảo do thầy cô trường THCS Bình Chánh biên soạn sẽ là nguồn tài liệu hữu ích cho các em học sinh trau dồi thêm vốn từ, rèn luyện kỹ năng viết đoạn văn ngắn ngày một hoàn thiện hơn.

Đề bài: Lập dàn ý và viết đoạn mở bài phân tích đặc điểm nhân vật trong một văn bản truyện mà em đã học

Lập dàn ý và viết đoạn mở bài phân tích đặc điểm nhân vật trong một văn bản truyện mà em đã học
Lập dàn ý và viết đoạn mở bài phân tích đặc điểm nhân vật trong một văn bản truyện mà em đã học

Mục lục

Lập dàn ý phân tích đặc điểm nhân vật trong một văn bản truyện mà em đã học

Lập dàn ý phân tích đặc điểm nhân vật trong một văn bản truyện mà em đã học- Mẫu 1

I. Mở bài

  • Giới thiệu về tác giả, tác phẩm.
  • Giới thiệu về nhân vật cần phân tích.

II. Thân bài

1. Giới thiệu đôi nét về hoàn cảnh xuất hiện của nhân vật (nếu có)

  • Không gian
  • Thời gian
  • Tình huống cụ thể…

2. Phân tích đặc điểm của nhân vật

– Đặc điểm thứ nhất của nhân vật: Trích dẫn các chi tiết, câu văn trong bài liên quan đến đặc điểm đó của nhân vật; rồi dùng lí lẽ phân tích làm sáng tỏ.

– Đặc điểm thứ hai của nhân vật: Trích dẫn các chi tiết, câu văn trong bài liên quan đến đặc điểm đó của nhân vật; rồi dùng lí lẽ phân tích làm sáng tỏ.

3. Nhận xét, đánh giá về nhân vật

  • Nhân vật đó tượng trưng cho lớp người nào trong xã hội?
  • Qua nhân vật đó tác giả muốn gửi gắm đến chúng ta bức thông điệp gì?
  • Nghệ thuật xây dựng nhân vật có gì đặc sắc?

III. Kết bài

Khẳng định lại vai trò của nhân vật trong tác phẩm.

Lập dàn ý phân tích đặc điểm nhân vật trong một văn bản truyện mà em đã học- Mẫu 2

1. Mở bài

Giới thiệu tác phẩm văn học và nhân vật, nêu khái quát ấn tượng về nhân vật.

2. Thân bài

Phân tích đặc điểm nhân vật, đánh giá nghệ thuật xây dựng nhân vật:

  • Ý 1: …
  • Ý 2: …
  • Ý 3: …

3. Kết bài

Nêu ấn tượng và đánh giá về nhân vật.

Lập dàn ý phân tích đặc điểm nhân vật trong một văn bản truyện mà em đã học- Mẫu 3

1. Mở bài

Giới thiệu chung về tác giả, tác phẩm để dẫn dắt đến nhân vật cần phân tích.

2. Thân bài

– Giới thiệu về hoàn cảnh, xuất thân của nhân vật (nếu có).

– Phân tích lần lượt các đặc điểm của nhân vật được thể hiện qua:

  • Chi tiết miêu tả ngoại hình nhân vật (khuôn mặt, vóc dáng…).
  • Chi tiết miêu tả hành động: những cử chỉ, việc làm thể hiện cách ứng xử của nhân vật với bản thân và thế giới xung quanh
  • Ngôn ngữ của nhân vật: lời nói của nhân vật (đối thoại, độc thoại)
  • Thế giới nội tâm: những cảm xúc, suy nghĩ của nhân vật
  • Mối quan hệ với các nhân vật khác: thái độ, lời nói, hành động của nhân vật với các nhân vật khác trong tác phẩm

– Nhận xét về nghệ thuật khắc họa nhân vật trong tác phẩm.

3. Kết bài

Nêu ấn tượng và đánh giá về nhân vật.

Lập dàn ý phân tích đặc điểm nhân vật trong một văn bản truyện mà em đã học- Mẫu 4

1. Mở bài

Giới thiệu đôi nét về tác phẩm, nhân vật cần phân tích. Nêu ngắn gọn những đặc điểm nổi bật của nhân vật.

2. Thân bài

– Giới thiệu hoàn cảnh xuất thân của nhân vật (nếu có): Tên, tuổi, quê hương…

– Phân tích những đặc điểm về ngoại hình và tính cách của nhân vật.

  • Nêu lần lượt các đặc điểm thứ nhất, thứ hai… của nhân vật.
  • Trích dẫn các chi tiết, câu văn trong bài liên quan đến đặc điểm đó của nhân vật; rồi dùng lí lẽ phân tích làm sáng tỏ.

– Đánh giá về nhân vật:

  • Nhân vật đó đại diện cho tầng lớp xã hội nào?
  • Qua nhân vật đó, tác giả muốn gửi gắm điều gì?
  • Nghệ thuật xây dựng nhân vật có gì đặc sắc?

3. Kết bài

Khẳng định lại những đặc điểm nổi bật của nhân vật. Đánh giá và suy nghĩ về nhân vật.

Lập dàn ý phân tích đặc điểm nhân vật trong một văn bản truyện mà em đã học- Mẫu 5

(1) Mở bài

Giới thiệu khái quát về tác phẩm văn học, nêu ra nhân vật sẽ phân tích.

(2) Thân bài

– Nhân vật đó xuất hiện trong tác phẩm như thế nào?

– Đặc điểm của nhân vật được thể hiện qua:

  • Hành động của nhân vật?
  • Ngôn ngữ của nhân vật?
  • Cảm xúc, suy nghĩ của nhân vật như thế nào?

– Mối quan hệ của nhân vật đó với các nhân vật khác.

(3) Kết bài

Nêu suy nghĩ và đánh giá về nhân vật trong tác phẩm.

Lập dàn ý phân tích đặc điểm nhân vật trong một văn bản truyện mà em đã học- Mẫu 6

1. Mở bài

Dẫn dắt, giới thiệu về nhân vật An trong đoạn trích Đi lấy mật.

2. Thân bài

– Lời nói: “Chịu thua mày đó, tao không thấy con ong mật đâu cả!”, “Sao biết nó về cây này mà gác kèo”, “Kèo là gì, hở mả?”…

– Hành động: chen vào giữa, quảy tòn ten một cái gùi bé; Đảo mắt khắp nơi để tìm bầy ong mật; Reo lên khi nhìn thấy bầy chim đẹp ; Ngước nhìn tổ ong như cái thúng…

– Suy nghĩ: những lời má nuôi kể, về thằng Cò…

– Trạng thái, cảm xúc: mệt mỏi sau một quãng đường dài, vui vẻ và thích thú khi nhìn thấy đàn chim, tổ ong…

– Mối quan hệ với các nhân vật khác: yêu mến và khâm phục, nghe lời tía nuôi, má nuôi; hay cãi nhau với Cò nhưng cũng rất yêu quý cậu…

=> An là một cậu bé hồn nhiên, nghịch ngợm nhưng cũng rất ham học hỏi, khám phá.

3. Kết bài

Suy nghĩ, cảm nhận về nhân vật An trong đoạn trích Đi lấy mật.

Lập dàn ý phân tích đặc điểm nhân vật trong một văn bản truyện mà em đã học- Mẫu 7

1. Mở bài

  • Dẫn dắt, giới thiệu chung về tác giả Đoàn Giỏi, tác phẩm Đất rừng phương Nam.
  • Giới thiệu đoạn trích Người đàn ông cô độc giữa rừng, nhân vật Võ Tòng.

2. Thân bài

– Lai lịch: Không rõ tên tuổi, quê quán.

– Ngoại hình: Thường cởi trần, mặc chiếc quần kaki còn mới nhưng coi bộ đã lâu không giặt chiếc quần lính Pháp có những sáu túi. Bên hông chú đeo lủng lẳng một lưỡi lê, nằm gọn trong vỏ sắt. Qua đây, có thể thấy được tính cách phóng khoáng của chú, thể hiện sự mạnh mẽ gan dạ.

– Số phận, tính cách: Cuộc đời bất hạnh, từng có gia đình nhưng bị vu oan phải đi tù, khi trở về mất vợ con nên sống cô độc trong rừng; được mọi người quý mến vì tình tính chất phác, thật thà và tốt bụng; có tấm lòng yêu nước, căm thù giặc sâu sắc…

3. Kết bài

Khẳng định vẻ đẹp của nhân vật Võ Tòng trong đoạn trích Người đàn ông cô độc giữa rừng.

Lập dàn ý phân tích đặc điểm nhân vật trong một văn bản truyện mà em đã học- Mẫu 8

A. Mở bài: trong tác phẩm “Gió lạnh đầu mùa”, nhân vật Sơn đã được tác giả khắc họa qua dòng hoài niệm tư tưởng, tình cảm của mình.

B. Thân bài:

  • Trong truyện, Sơn được khắc họa qua phương diện ngôn ngữ, hành động để từ đó làm nổi bật về đặc điểm, tính cách cách
  • Thạch lam ít có những chi tiết miêu tả về ngoại hình của nhân vật.
  • Mở đầu câu chuyện Sơn xuất hiện với những hành động như “Tung chăn tỉnh dậy. Cậu thấy mọi người trong nhà mẹ và chị đã ngồi dậy ngồi quạt gió để pha nước chè uống. Cậu được mẹ mặc cho chiếc áo dạ”. Những chiếc chi tiết đó cho thấy rằng Sơn được sinh ra trong một gia đình khá giả, luôn nhận được tình yêu thương và sự chăm sóc của mọi người trong gia đình.
  • Sơn hiện lên là một cậu bé sống tình cảm, nhân hậu qua các hình ảnh biểu hiện thương người. Khi nghe đến Duyên, khi thấy người cụ già và những đứa trẻ em nghèo ở xóm chợ.
  • Nhưng cảm động nhất là hành động của Sơn khi thấy Hiên, cô bé hàng xóm không có áo ấm để mặc khi Hiên đang đứng co ro với một quán trong gió lạnh chỉ mặc có mành áo rách tả tơi, hở cả lưng
  • Sơn nhớ đến em Duyên lúc trước vẫn cùng chơi với Hiên ở nhà.
  • Một ý nghĩa thoáng qua trong tâm trí Sơn đó là đem chiếc áo lông cũ của Duyên cho Hiên và Sơn đã nhận được sự đồng tình của chị gái
  • Truyện mang ý nghĩa nhân văn nhẹ nhàng mà xuất sắc, tính cách nhân vật Sơn được thể hiện sinh động

C. Kết bài: qua nhân vật Sơn nhà văn gửi gắm bài học giá trị về tình yêu thương con người

Lập dàn ý phân tích đặc điểm nhân vật trong một văn bản truyện mà em đã học- Mẫu 9

A. Mở bài: Qua tác phẩm Vừa Nhắm Mắt Vừa Mở Cửa sổ của nhà văn Nguyễn Ngọc Thuận, ta không chỉ ấn tượng với khả năng lắng nghe của nhân vật tôi mà còn nhớ hình ảnh của người bố đầy dịu dàng, yêu thương. Nhân vật người bố chính là món quà của người con, là người đã khám phá dẫn dắt biết bao tài năng của con.

B. Thân bài:

  • Đoạn trích nhà văn Nguyễn Ngọc Thuận nêu các đặc điểm, tính cách của người bố qua những hành động và lời nói
  • Nhưng qua một chi tiết cũng có thể cho ta thấy về ngoại hình của nhân vật này
  • Qua chi tiết cứu người, người  đọc cũng cảm nhận được sự dũng cảm, anh hùng của nhân vật người bố
  • Không chỉ dũng cảm, nhân vật tôi còn cảm nhận được tình yêu thiên nhiên và yêu thương con cái từ nhân vật bố
  • Minh chứng là ở đầu câu chuyện tác giả đã kể về khu vườn nơi người bố trong rất nhiều hoa
  • Bố đã rủ con cùng tưới cây và chơi một trò chơi rất thú vị
  • Có thể nói người bố đã dẫn dắt và quan sát được khả năng đặc biệt của nhân vật tôi thông qua nhiều lần chơi và luyện tập
  • Cuối cùng người con cũng có thể đoán được hết vườn hoa ,ngoài đoán được tên các loài hoa người bố còn cùng con tham gia trò chơi đoán tìm đồ vật và khoảng cách
  • Nhờ được luyện tập khả năng này nhiều lần nên đôi tai của người con đã thính
  • Chính cậu bé đã lắng nghe được tiếng kêu của thằng Tín ngoài bờ sông và cứu mạng nó
  • Nhân vật người bố không chỉ là người chơi cùng con mà còn là người dạy cho con những bài học quý giá. Đó là việc biết trân trọng những âm thanh qua mỗi cái tên và những món quà khi được tặng
  • Qua câu chuyện ta còn cảm nhận được tình cảm của người con dành cho bố, một tình cảm ngây thơ và trong sáng.

C. Kết bài: Qua nhân vật người bố, được tác giả miêu tả  chân thực bằng nhiều hình ảnh, chi tiết khác nhau đã thể hiện đặc điểm của nhân vật thông qua các hành động của người bố thực hiện.

Lập dàn ý phân tích đặc điểm nhân vật trong một văn bản truyện mà em đã học- Mẫu 10

A. Mở bài: Nhà văn Nguyễn Quang Thiệu đã ghi dấu trong đó độc giả nhỏ tuổi bằng tác phẩm bầy chim chìa vôi và hình ảnh cậu bé Mon hiện lên với vẻ đẹp của tình yêu thương động vật với tấm lòng trân trọng sự sống

B. Thân bài

  • Sự nhân hậu của Mon được mở đầu bằng đoạn hội thoại giữa Mon và anh lúc 2:00 sáng
  • Mon lo sợ nước sông dâng cao sẽ nhấn chìm và làm chết bầy chim chìa vôi
  • Tâm trạng nôn nóng của cậu bé trong đêm mưa, dường như  trong tâm trí Mon dành hết bận tâm của mình cho an nguy của bầy chim.
  • Thậm chí cậu không để ý thời tiết ngoài kia thương xót bầy chim
  • Ta có thể thấy ở mon chứa đựng tình yêu thương động vật sâu sắc
  •  Vì vậy Mon quyết định cùng anh lấy đồ sang bờ sông
  • Càng nổi bật tấm lòng trân trọng sự sống của Mon
  • Mon vô cùng xúc động và hạnh phúc khi đã cứu được bầy chim, những giọt nước mắt ấy đều bật ra từ một tâm hồn trong trẻo, vô tư và tràn đầy yêu thương.

C. Kết bài: với ngôn ngữ trong sáng, hình ảnh gần gũi, thân quen nhà văn đã khắc hoạ thành công nhân vật Mon với những phẩm chất tốt đẹp.

53 mẫu Viết đoạn mở bài phân tích đặc điểm nhân vật trong một văn bản truyện mà em đã học

Viết đoạn mở bài phân tích đặc điểm nhân vật trong một văn bản truyện mà em đã học-Mẫu 1

Trong đoạn trích “Người đàn ông cô độc giữa rừng”, nhân vật Võ Tòng được nhà văn Đoàn Giỏi xây dựng với đầy đủ đặc điểm về ngoại hình, tính cách.

Viết đoạn mở bài phân tích đặc điểm nhân vật trong một văn bản truyện mà em đã học-Mẫu 2

Trong “Gió lạnh đầu mùa”, nhân vật Sơn đã được nhà văn khắc họa để gửi gắm những tư tưởng, tình cảm của mình.

Viết đoạn mở bài phân tích đặc điểm nhân vật trong một văn bản truyện mà em đã học-Mẫu 3

Thạch Lam là một nhà văn nổi tiếng thuộc khuynh hướng văn học lãng mạn. Một trong những tác phẩm tiêu biểu của ông là truyện ngắn Gió lạnh đầu mùa. Nổi bật trong truyện là nhân vật Sơn.

Viết đoạn mở bài phân tích đặc điểm nhân vật trong một văn bản truyện mà em đã học-Mẫu 4

Nguyễn Ngọc Thuần là một cây bút chuyên sáng tác cho trẻ em. Một trong những tác phẩm tiêu biểu của ông là Vừa nhắm mắt, vừa mở cửa sổ. Nổi bật trong truyện là nhân vật người bố được khắc họa vô cùng chân thực, sinh động.

Viết đoạn mở bài phân tích đặc điểm nhân vật trong một văn bản truyện mà em đã học-Mẫu 5

“Bài học đường đời đầu tiên” là một đoạn trích hấp dẫn trong truyện “Dế Mèn phiêu lưu ký”. Đoạn trích đã khắc họa nhân vật Dế Mèn khỏe mạnh nhưng hống hách, coi thường người khác. Cũng bởi tính xấu ấy mà nó đã gây ra cái chết của Dế Choắt. Cuối cùng Dế Mèn đã nhận được một bài học đường đời đầu tiên vô cùng đắt giá.

Viết đoạn mở bài phân tích đặc điểm nhân vật trong một văn bản truyện mà em đã học-Mẫu 6

Thạch Lam thường viết “những truyện không có chuyện”, chủ yếu là khai thác thế giới nội tâm của nhân vật với những cảm xúc mong manh, mơ hồ trong cuộc sống thường ngày. Một trong những tác phẩm của ông là truyện ngắn Gió lạnh đầu mùa. Nổi bật trong tác phẩm là nhân vật Sơn.

Viết đoạn mở bài phân tích đặc điểm nhân vật trong một văn bản truyện mà em đã học-Mẫu 7

“Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ” của Nguyễn Ngọc Thuần là một câu chuyện giàu ý nghĩa. Nổi bật trong tác phẩm là nhân vật người bố.

Viết đoạn mở bài phân tích đặc điểm nhân vật trong một văn bản truyện mà em đã học-Mẫu 8

“Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ” của nhà văn Nguyễn Ngọc Thuần là một câu chuyện đơn giản nhưng đem đến cho người đọc bài học sâu sắc trong cuộc sống. Nổi bật trong tác phẩm là nhân vật người bố.

Viết đoạn mở bài phân tích đặc điểm nhân vật trong một văn bản truyện mà em đã học-Mẫu 9

Nguyễn Quang Thiều là một nhà văn nổi tiếng, với nhiều tác phẩm tiêu biểu. Trong đó có truyện ngắn Bầy chim chìa vôi. Trong truyện, nhân vật Mon được khắc họa là một cậu bé giàu tình yêu thương.

Viết đoạn mở bài phân tích đặc điểm nhân vật trong một văn bản truyện mà em đã học-Mẫu 10

Nguyễn Quang Thiều là một nhà văn có nhiều sáng tác viết cho thiếu nhi. Một trong số đó là truyện ngắn “Bầy chim chìa vôi”. Nổi bật trong truyện là nhân vật Mon – một cậu bé tốt bụng.

Viết đoạn mở bài phân tích đặc điểm nhân vật trong một văn bản truyện mà em đã học-Mẫu 11

Bầy chim chìa vôi là một tác phẩm của nhà văn Nguyễn Quang Thiều. Nhân vật chính trong truyện là Mon – một cậu bé nhân hậu, giàu tình tinh yêu.

Viết đoạn mở bài phân tích đặc điểm nhân vật trong một văn bản truyện mà em đã học-Mẫu 12

Người thầy đầu tiên là một tác phẩm nổi tiếng của Ai-tơ-ma-tốp. Trong đó, nhân vật thầy Đuy-sen được nhà văn khắc họa hiện lên đầy chân thực và sinh động.

Viết đoạn mở bài phân tích đặc điểm nhân vật trong một văn bản truyện mà em đã học-Mẫu 13

Ai-tơ-ma-tốp là nhà văn người Cư-rơ-gư-dơ-xtan. Một trong những tác phẩm xuất sắc của ông là “Người thầy đầu tiên”. Nổi bật trong truyện là nhân vật thầy giáo Đuy-sen.

Viết đoạn mở bài phân tích đặc điểm nhân vật trong một văn bản truyện mà em đã học-Mẫu 14

Người thầy đầu tiên là một trong những tác phẩm hay của Ai-tơ-ma-tốp. Trong đó, nhân vật thầy Đuy-sen được khắc họa vô cùng chân thực.

Viết đoạn mở bài phân tích đặc điểm nhân vật trong một văn bản truyện mà em đã học-Mẫu 15

Văn bản “Đi lấy mật” được trích trong tiểu thuyết Đất rừng phương Nam của nhà văn Đoàn Giỏi. Nổi bật trong đó là nhân vật cậu bé An đã để lại nhiều ấn tượng.

Viết đoạn mở bài phân tích đặc điểm nhân vật trong một văn bản truyện mà em đã học-Mẫu 16

Đoạn trích “Đi lấy mật” trích trong tiểu thuyết “Đất rừng phương Nam”. Cậu bé An là nhân vật trung tâm được khắc họa qua nhiều phương diện.

Viết đoạn mở bài phân tích đặc điểm nhân vật trong một văn bản truyện mà em đã học-Mẫu 17

Đi lấy mật trích trong cuốn tiểu thuyết nổi tiếng Đất rừng phương Nam của nhà văn Đoàn Giỏi. Nổi bật trong đoạn trích là nhân vật An.

Viết đoạn mở bài phân tích đặc điểm nhân vật trong một văn bản truyện mà em đã học-Mẫu 18

Người thầy đầu tiên là một truyện ngắn xuất sắc của Ai-tơ-ma-tốp kể về thầy giáo Đuy-sen qua hồi ức bà viện sĩ An-tư-nai Xu-lai-ma-nô-va, vốn là học trò trước đây của thầy Đuy-sen.

Viết đoạn mở bài phân tích đặc điểm nhân vật trong một văn bản truyện mà em đã học-Mẫu 19

Cậu bé Mên là nhân vật mà em yêu thích nhất trong truyện ngắn Bầy chim chìa vôi của nhà văn Nguyến Quang Thiều.

Viết đoạn mở bài phân tích đặc điểm nhân vật trong một văn bản truyện mà em đã học-Mẫu 20

Cậu bé An trong đoạn trích Đi lấy mật, là một nhân vật mà em rất yêu quý và ấn tượng ngay từ lần đầu tiên đọc tác phẩm.

Viết đoạn mở bài phân tích đặc điểm nhân vật trong một văn bản truyện mà em đã học-Mẫu 21

Trong các nhân vật “vượt khó” thành công mà em đã từng đọc được, thì An-tư-nai là nhân vật mà em có ấn tượng sâu sắc nhất.

Viết đoạn mở bài phân tích đặc điểm nhân vật trong một văn bản truyện mà em đã học-Mẫu 22

Nhân vật thầy giáo Đuy-sen giàu tình yêu thương và hi sinh cho học trò trong đoạn trích Người thầy đầu tiên, là nhân vật văn học mà em yêu thích nhất.

Viết đoạn mở bài phân tích đặc điểm nhân vật trong một văn bản truyện mà em đã học-Mẫu 23

Trong truyện ngắn Bầy chim chìa vôi của nhà văn Nguyễn Quang Thiều, thì Mên là nhân vật mà em có ấn tượng sâu sắc nhất.

Viết đoạn mở bài phân tích đặc điểm nhân vật trong một văn bản truyện mà em đã học-Mẫu 24

Mon là một bạn nhỏ vừa ngây thơ lại giàu tình yêu thương dành cho các con vật. Đọc truyện ngắn Bầy chim chìa vôi, Mon đã đem đến cho em những ấn tượng và cảm xúc đẹp đẽ.

Viết đoạn mở bài phân tích đặc điểm nhân vật trong một văn bản truyện mà em đã học-Mẫu 25

Trong truyện ngắn Bầy chim chìa vôi của nhà văn Nguyễn Quang Thiều, em đặc biệt yêu thích nhân vật Mon – một cậu bé với trái tim giàu tình yêu thương động vật.

Viết đoạn mở bài phân tích đặc điểm nhân vật trong một văn bản truyện mà em đã học-Mẫu 26

Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ là một trong số ít những tác phẩm viết về tình cha con. Trong truyện này, tác giả xây dựng một vài nhân vật: người con, người cha, thằng Tí, bà Sáu… Nhưng với tôi, người để lại nhiều ấn tượng hơn cả là nhân vật người cha.

Viết đoạn mở bài phân tích đặc điểm nhân vật trong một văn bản truyện mà em đã học-Mẫu 27

Người thầy đầu tiên là một trong những tác phẩm nổi tiếng nhất của đại văn hào Aitmatov. Tác phẩm này đã được đưa vào giảng dạy trong chương trình Ngữ văn lớp 7 sách mới. Trong đoạn trích Người thầy đầu tiên, bên cạnh hình ảnh thày Đuy-sen với tấm lòng nhân hậu yêu thương học sinh thì An-tư-nai Xu-lai-ma-nô-va lại là một cô bé kiên cường mạnh mẽ, để lại nhiều ấn tượng trong lòng người đọc.

Viết đoạn mở bài phân tích đặc điểm nhân vật trong một văn bản truyện mà em đã học-Mẫu 28

Tác phẩm Bầy chim chìa vôi là một câu chuyện kể về trẻ em rất thành công của nhà văn Nguyễn Quang Thiều. Ông đã xây dựng hình ảnh Mên – một đứa trẻ giàu tình yêu thương dành cho động vật với trái tim trong sáng, thánh thiện.

Viết đoạn mở bài phân tích đặc điểm nhân vật trong một văn bản truyện mà em đã học-Mẫu 29

Truyện “Dế Mèn phiêu lưu ký” là một tác phẩm đặc sắc và nổi tiếng của nhà văn Tô Hoài dành cho lứa tuổi thiếu nhi. Đây là một câu chuyện đầy thú vị và hấp dẫn về hành trình phiêu lưu của Dế Mèn qua nhiều vùng đất của các loài vật khác nhau. Chương đầu tiên của chuyện là “Bài học đường đời đầu tiên” đã miêu tả rõ nét cả ngoại hình và tính cách của Dế Mèn, đồng thời đó cũng là câu chuyện về bài học đầu tiên của Dế Mèn.

Viết đoạn mở bài phân tích đặc điểm nhân vật trong một văn bản truyện mà em đã học-Mẫu 30

Là một nhà sử học chuyên về lịch sử Sô-cô-la, Rô-a-đan đã sử dụng sự hiểu biết cũng như trí tưởng tượng của mình để sáng tạo nên tác phẩm vô cùng hấp dẫn mang tên “Charlie và nhà máy Sô-cô-la”. Tác phẩm đã ghi dấu trong lòng người đọc bởi ngôn từ trau chuốt cùng những hình ảnh sáng tạo. Nằm trong chương 15, “Xưởng Sô-cô-la” kể lại hành trình các nhân vật khám phá xưởng sản xuất sô-cô-la trong nhà máy. Bên cạnh cậu bé Charlie, em đặc biệt ấn tượng, yêu thích ông Quơn-cơ.

Viết đoạn mở bài phân tích đặc điểm nhân vật trong một văn bản truyện mà em đã học-Mẫu 31

Marxim Gorki đã có câu nói nổi danh cho nhân loại: “Nơi lạnh nhất không phải Bắc Cực mà là nơi thiếu vắng tình yêu thương”. Lấy tình yêu thương làm cốt lõi, tác giả đã viết nên tác phẩm “Bà lão I-dec-ghin”. Thuộc phần cuối của truyện, đoạn trích “Trái tim của Đan-kô” đã thể hiện những suy nghiệm, triết lí sâu xa của nhà văn về cách ứng xử và tình thương trong cuộc sống. Nổi bật trong văn bản là hình tượng nhân vật Đan-kô.

Viết đoạn mở bài phân tích đặc điểm nhân vật trong một văn bản truyện mà em đã học-Mẫu 32

Truyện Dế Mèn phiêu lưu ký là một tác phẩm đặc sắc và nổi tiếng của nhà văn Tô Hoài dành cho lứa tuổi thiếu nhi. Đây là một câu chuyện đầy thú vị và hấp dẫn về hành trình phiêu lưu của Dế Mèn qua nhiều vùng đất của các loài vật khác nhau.

Viết đoạn mở bài phân tích đặc điểm nhân vật trong một văn bản truyện mà em đã học-Mẫu 33

Trong chương trình Ngữ Văn 7, em đã được tìm hiểu rất nhiều những tác phẩm văn học đặc sắc, những nhân vật văn học ấn tượng. Trong đó, em đặc biệt ấn tượng với nhân vật Võ Tòng, trong đoạn trích Người đàn ông cô độc giữa rừng

Viết đoạn mở bài phân tích đặc điểm nhân vật trong một văn bản truyện mà em đã học-Mẫu 34

Nguyễn Dữ là một nhà văn thành công với thể loại truyền kì khi ông nói đến những chuyện kì ảo được lưu truyền trong dân gian. Và đặc biệt là tác phẩm “Truyền kì mạn lục” đã tạo nên một thiên cổ tùy bút ra đời trong nửa đầu thế kỉ XVI. Trong đó tiêu biểu là Chuyện chức phán sự đền Tản Viên cùng vẻ đẹp nhân vật Ngô Tử Văn.

Viết đoạn mở bài phân tích đặc điểm nhân vật trong một văn bản truyện mà em đã học-Mẫu 35

Nguyễn Dữ là tác giả nổi tiếng của văn học trung đại Việt Nam. Tên tuổi của ông gắn liền với danh tiếng của bộ truyện “Truyền kỳ mạn lục”, tác phẩm được đánh giá là “thiên cổ kỳ bút” của nền văn học nước nhà. Trong đó “Chuyện chức phán sự đền Tản Viên” là tác phẩm đặc sắc, ca ngợi tính cách dũng cảm, kiên cường, chính trực, dám chống lại cái ác đến cùng, trừ hại cho dân của Ngô Tử Văn – một trí thức nước Việt.

Viết đoạn mở bài phân tích đặc điểm nhân vật trong một văn bản truyện mà em đã học-Mẫu 36

Các nhà văn, nhà thơ thời xưa khi sáng tác văn chương thường quan niệm “Văn dĩ tải đạo, thi dĩ ngôn chí”. Phải chăng cũng vì vậy mà hình tượng của người trí thức được yêu mến và nhắc đi nhắc lại trong nhiều tác phẩm lúc bấy giờ? Nguyễn Dữ cũng đã góp thêm nét vẽ chân dung người trí thức đương thời qua hình ảnh nhân vật Ngô Tử Văn trong “Chuyện chức phán sự đền Tản Viên” trích trong áng thiên cổ kì bút “Truyền kì mạn lục”. Qua câu chuyện mang đậm yếu tố kì ảo này, chân dung Ngô Tử Văn khảng khái, cương trực quyết tâm chống lại cái xấu, cái ác mang những phẩm chất của một kẻ sĩ hiện lên thật rõ nét.

Viết đoạn mở bài phân tích đặc điểm nhân vật trong một văn bản truyện mà em đã học-Mẫu 37

Chuyện chức phán sự đền Tản Viên là một trong những truyện hay, tiêu biểu nhất trong Truyền kì mạn lục của Nguyễn Dữ. Nổi bật nhất trong tác phẩm là kẻ sĩ cương trực thẳng thắn Ngô Tử Văn, nhân vật đã để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng bạn đọc, đồng thời tác giả cũng gửi gắm những tư tưởng, quan điểm về xã hội con người qua nhân vật này.

Viết đoạn mở bài phân tích đặc điểm nhân vật trong một văn bản truyện mà em đã học-Mẫu 38

“Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ” là một tác phẩm văn học đầy cảm xúc về tình cha con. Truyện kể về một người cha và con trai của ông ta, cùng với một số nhân vật phụ như thằng Tí và bà Sáu. Tuy nhiên, trong lòng tôi, nhân vật người cha lại để lại ấn tượng mạnh mẽ hơn cả. Tác giả đã tạo ra một hình ảnh của người cha đầy tình thương và quyết tâm, luôn chăm sóc và bảo vệ cho con trai của mình. Từng chi tiết nhỏ trong truyện đều mô tả rõ sự hi sinh và tình yêu của người cha dành cho con. Ngoài ra, tác giả cũng đã tạo ra những mảnh ghép cuộc sống đầy màu sắc và tình cảm giữa các nhân vật. Qua đó, tác phẩm đã cho chúng ta thấy được tình cha con là một giá trị vô giá của cuộc sống.

Viết đoạn mở bài phân tích đặc điểm nhân vật trong một văn bản truyện mà em đã học-Mẫu 39

Thạch Lam viết truyện “không có chuyện”, khai thác tâm lý nhân vật với những cảm xúc trong cuộc sống thường ngày. Trong tập truyện ngắn “Gió lạnh đầu mùa” (NXB Đời nay, 1937), truyện Gió lạnh đầu mùa nổi bật với nhân vật Sơn, được xây dựng để truyền tải tư tưởng nhân văn sâu sắc.

Viết đoạn mở bài phân tích đặc điểm nhân vật trong một văn bản truyện mà em đã học-Mẫu 40

“Người thầy đầu tiên” là một truyện ngắn tuyệt vời của Ai-tơ-ma-tốp, kể về thầy giáo Đuy-sen qua lời kể của bà viện sĩ An-tư-nai Xu-lai-ma-nô-va, người là học trò cũ của thầy Đuy-sen. Truyện tạo cảm giác sâu sắc về sự đẹp đẽ và đáng kính của một người thầy. Thầy Đuy-sen là một con người tràn đầy tình người và nhiệt huyết cách mạng, dù trình độ học vấn của ông không cao. Thầy đã một mình lao động hàng ngày để biến một chuồng ngựa hoang phế thành một trường học khiêm tốn, nằm ở bên hẻm núi, cạnh con đường vào một làng nhỏ của người Kir-ghi-di, vùng Trung Á nghèo nàn lạc hậu. Khi An-tư-nai và các bạn đến thăm trường, thầy Đuy-sen đã nhiệt tâm giải đáp và mời các em ghé vào xem trường, nhưng cũng nhắc nhở rằng trường của các em cũng đã xong đến nơi rồi.

Viết đoạn mở bài phân tích đặc điểm nhân vật trong một văn bản truyện mà em đã học-Mẫu 41

Truyện “Dế Mèn phiêu lưu ký” của nhà văn Tô Hoài là câu chuyện về hành trình phiêu lưu của Dế Mèn qua nhiều vùng đất của các loài vật khác nhau. Câu chuyện bắt đầu bằng “Bài học đường đời đầu tiên”, miêu tả ngoại hình và tính cách của Dế Mèn và câu chuyện về bài học đầu tiên của Dế Mèn.

Viết đoạn mở bài phân tích đặc điểm nhân vật trong một văn bản truyện mà em đã học-Mẫu 42

Trong đoạn trích Người thầy đầu tiên, nhân vật thầy giáo Đuy-sen mang trong mình một tâm hồn giàu tình yêu thương và sự hy sinh vô điều kiện đối với học trò. Thầy không chỉ là một giáo viên thông thái, mà còn là một người thầy tuyệt vời với những hành động và tình cảm chân thành mà thầy dành cho các em.

Viết đoạn mở bài phân tích đặc điểm nhân vật trong một văn bản truyện mà em đã học-Mẫu 43

Nhà văn Andersen đã tạo ra một kiệt tác văn học mang tên “Cô bé bán diêm”, một câu chuyện đầy cảm xúc và lòng nhân ái, để lại những dư âm sâu sắc trong lòng người đọc. Truyện kể về cuộc đời đau khổ của cô bé bán diêm, một hình ảnh đáng thương và bi kịch, đầy tình cảm và đổ nước mắt.

Viết đoạn mở bài phân tích đặc điểm nhân vật trong một văn bản truyện mà em đã học-Mẫu 44

“Em bé thông minh” là một trong những truyện cổ tích nổi tiếng trong kho tàng truyện cổ tích Việt Nam. Tác phẩm đã đề cao trí tuệ nhân dân thông qua nhân vật em bé thông minh.

Viết đoạn mở bài phân tích đặc điểm nhân vật trong một văn bản truyện mà em đã học-Mẫu 45

Tác phẩm Cô bé bán diêm của nhà văn Andersen đã để lại ấn tượng sâu sắc trong tâm trí người đọc và đem đến cảm giác đồng cảm vô hạn với số phận bi thương của cô bé bán diêm và cả tác giả.

Viết đoạn mở bài phân tích đặc điểm nhân vật trong một văn bản truyện mà em đã học-Mẫu 46

Tác phẩm “Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ” là một trong những truyện viết về tình cha con đáng đọc. Tác giả đã xây dựng một số nhân vật như người con, người cha, thằng Tí, bà Sáu… Tuy nhiên, với tôi, nhân vật người cha là người để lại ấn tượng sâu sắc nhất.

Viết đoạn mở bài phân tích đặc điểm nhân vật trong một văn bản truyện mà em đã học-Mẫu 47

Truyện “Dế Mèn phiêu lưu kí” là một tác phẩm ấn tượng và phổ biến của nhà văn Tô Hoài, dành cho lứa tuổi thiếu nhi. Câu chuyện kể về cuộc hành trình phiêu lưu đầy mạo hiểm của Dế Mèn qua nhiều miền đất của các loài vật khác nhau, đem lại cho độc giả nhiều trải nghiệm thú vị và lôi cuốn. Chương đầu tiên của truyện, “Bài học đường đời đầu tiên”, đã tả chi tiết ngoại hình và tính cách của Dế Mèn, cũng như khám phá những bài học quý giá trong cuộc đời của nhân vật chính.

Viết đoạn mở bài phân tích đặc điểm nhân vật trong một văn bản truyện mà em đã học-Mẫu 48

Có người đã từng nói rằng: “Truyện cổ tích là thế giới hiện thực biết ước mơ”. Thật vậy, truyện cổ tích nói riêng và văn học dân gian Việt Nam nói chung là giọng nói, là nỗi lòng, là tâm hồn của những người bình dân trong xã hội cũ. Nhưng những giọng nói đó không bao giờ yếu đuối, dù chúng được thể hiện trong bùn đen của đời sống khó khăn. “Tấm Cám” là một câu chuyện cổ tích thể hiện rõ niềm hy vọng, niềm tin của nhân dân lao động. Tấm là nhân vật chính trong truyện, với số phận bất hạnh nhưng tâm hồn và nhan sắc của cô luôn tỏa sáng.

Viết đoạn mở bài phân tích đặc điểm nhân vật trong một văn bản truyện mà em đã học-Mẫu 49

Marxim Gorki đã từng nói rằng “Nơi lạnh nhất trên thế giới không phải ở Bắc Cực, mà là nơi thiếu vắng tình yêu thương.” Với tình yêu thương làm trọng tâm, tác giả đã sáng tác ra tác phẩm “Bà lão I-dec-ghin”. Trong phần kết của truyện, đoạn trích “Trái tim của Đan-kô” đã thể hiện suy nghĩ và triết lý sâu sắc của tác giả về cách sống và tình yêu thương trong cuộc sống. Từ đó, nhân vật Đan-kô được tạo hình rõ nét trong tác phẩm.

Viết đoạn mở bài phân tích đặc điểm nhân vật trong một văn bản truyện mà em đã học-Mẫu 50

Truyện Lặng lẽ Sa Pa được Nguyễn Thành Long sáng tác năm 1970. Tác phẩm xây dựng từ một tình huống thật đơn giản. Với câu chuyện bàng bạc chất thơ, Tác giả đã đưa người đọc đến với Sapa thơ mộng để cảm nhận về những con người lặng lẽ làm việc và lo nghĩ cho đất nước. Nhân vật chính trong truyện là anh thanh niên làm công tác khí tượng kiêm vật lý địa cầu. Suy nghĩ và việc làm của anh thể hiện một vẻ đẹp tâm hồn, một tính cách của thế hệ thanh niên. Có thể nói chất thơ của truyện không chỉ ở những hình ảnh đẹp của thiên nhiên mà còn toát lên từ vẻ đẹp tâm hồn nhân vật chính trong truyện đó là: Anh thanh niên.

Viết đoạn mở bài phân tích đặc điểm nhân vật trong một văn bản truyện mà em đã học-Mẫu 51

Trong kho tàng văn học dân gian Việt Nam, có rất nhiều câu chuyện cổ tích hay, để lại nhiều bài học sâu sắc và ý nghĩa. Truyện Tấm Cám là một trong số những tác phẩm như thế, nhân vật cô Tấm là điển hình cho vẻ đẹp của phụ nữ Việt Nam, vừa đẹp người lại đẹp nết, dù sống trong hoàn cảnh khó khăn nhưng vẫn giữ được tính cách nhân hậu, đảm đang, chính vì thế nàng đã có được hạnh phúc sau cùng.

Viết đoạn mở bài phân tích đặc điểm nhân vật trong một văn bản truyện mà em đã học-Mẫu 52

Puskin từng viết “Linh hồn là ấn tượng của một tác phẩm. Cây cỏ sống được là nhờ ánh sáng, chim muông sống được là nhờ tiếng ca, một tác phẩm sống được là nhờ tiếng lòng của người cầm bút”. Vì vậy, nhà văn Andersen đã viết lên truyện Cô bé bán diêm khiến người đọc đầy oán trách và xót xa. Trong truyện, hình ảnh cô bé bán diêm gầy gò, bất hạnh hiện lên đã để lại ấn tượng trong em sâu sắc.

Viết đoạn mở bài phân tích đặc điểm nhân vật trong một văn bản truyện mà em đã học-Mẫu 53

O Hen-ri, nhà văn Mỹ nổi tiếng với những truyện ngắn về những con người nghèo khổ, bất hạnh khốn khó, một trong những nhân vật để lại nhiều ấn tượng sâu sắc với bạn đọc đó là nhân vật Giôn-xi trong truyện ngắn “Chiếc lá cuối cùng”. Giôn-xi khiến cho em có những cảm xúc thật khó diễn tả, vừa đáng thương lại vừa đáng trách, vừa đáng chê bai nhưng rồi lại đáng để học tập.

*****

Trên đây là hơn 53 mẫu Viết đoạn mở bài phân tích đặc điểm nhân vật trong một văn bản truyện mà em đã học lớp 7 do thầy cô biên soạn. Hy vọng nội dung trong bài học hôm nay sẽ giúp các em có thêm nhiều ý tưởng mới lạ để từ đó hoàn thành tốt bài tập của mình đạt điểm số cao nhất nhé.

Đăng bởi thầy cô trường THCS Bình Chánh trong chuyên mục Học tậplớp 7

Rate this post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *