Luyện từ và câu: Mở rộng vốn từ: Ý chí – Nghị lực trang 127 SGK Tiếng Việt 4 tập 1

Luyện từ và câu: Mở rộng vốn từ: Ý chí - Nghị lực trang 127 SGK Tiếng Việt 4 tập 1>

Câu 1

Tìm các từ:

a) Nói lên ý chí, nghị lực của con người.

M: quyết chí

b) Nêu lên những thử thách đối với ý chí, nghị lực của con người.

M: khó khăn

Hướng dẫn giải:

Con suy nghĩ và tìm các từ ngữ sao cho phù hợp.

Lời giải:

a. Các từ nói lên ý chí, nghị lực của con người: quyết chí, quyết tâm, bền gan, bền chí, bền lòng, kiên nhẫn, vững chí, vững dạ, vững lòng.

b. Các từ nêu lên những thử thách đối với ý chí, nghị lực của con người: khó khăn, gian khổ, gian khó, gian nan, gian truân, thử thách, thách thức, chông gai…

Câu 2

Đặt câu với một từ em vừa tìm được ở bài tập 1:

a) Từ thuộc nhóm a.

b) Từ thuộc nhóm b.

Hướng dẫn giải:

Con suy nghĩ và đặt câu sao cho phù hợp.

Lời giải:

Đặt câu:

a. Với từ thuộc nhóm a:

– Với năng lực và sự quyết tâm tôi tin là bạn sẽ thành công.

– Chú Sơn kiên nhẫn đợi chuyến tàu tiếp theo để về quê ăn Tết với gia đình.

– Nhân dân Việt Nam luôn vững lòng chống giặc ngoại xâm.

b. Với từ thuộc nhóm b:

– Gian khó mấy cũng không làm anh nản lòng.

– Đội tuyển bóng đá Việt Nam đã phải vượt qua nhiều gian nan để giành được chiến thắng.

– Chúng ta cần kiên cường vượt qua những thách thức của cuộc sống.

Câu 3

Viết một đoạn văn ngắn nói về một người có ý chí, nghị lực nên đã vượt qua nhiều thử thách, đạt được thành công.

Hướng dẫn giải:

– Viết đoạn văn có mở đoạn, thân đoạn và kết đoạn.

– Nội dung: Về một người do có ý chí, nghị lực nên đã vượt qua nhiều thử thách, đạt được thành công.

Lời giải:

Bài tham khảo 1:

      Nhà kinh doanh Bạch Thái Bưởi từ một cậu bé mồ côi cha, nghèo khổ, nhờ giàu nghị lực và ý chí nên đã thành công lừng lẫy. Trải đủ mọi nghề, có lúc trắng tay, ông vẫn không chút nản lòng. Chỉ trong mười năm kiên trì, ông đã trở thành “một bậc anh hùng kinh tế” như đánh giá của người đương thời.

Bài tham khảo 2:

Nguyễn Ngọc Ký là một người có ý chí, nghị lực phi thường. Ông không may mắn như bao người, bị mất đi đôi tay từ khi sinh ra. Tuy nhiên, không vì thế mà ông bỏ cuộc. Ông đã không ngừng cố gắng, nỗ lực từng ngày. Ông kiên trì tập viết bằng chân. Trải qua một thời gian, ông đã sử dụng thành thạo bút để viết. Thành tích học tập của Nguyễn Ngọc Ký rất cao. Ông còn trở thành một Nhà giáo ưu tú.

Đăng bởi: THCS Bình Chánh

Chuyên mục: Tiếng Việt lớp 4

Rate this post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *