Miêu tả là gì? Những lưu ý khi viết văn miêu tả

Mời các em theo dõi nội dung bài học về Miêu tả là gì? Những lưu ý khi viết văn miêu tả do thầy cô trường THCS Bình Chánh biên soạn. Hy vọng sẽ là tài liệu hữu ích giúp các em học tốt và hoàn thành tốt bài tập của mình.

Mục lục

Miêu tả là gì?

Miêu tả là việc sử dụng ngôn ngữ để tái hiện và làm nổi bật lại hình ảnh của một sự vật, sự việc, bối cảnh để từ đó giúp người đọc người nghe, hình dung được sự vật, sự việc đó.

Văn miêu tả là một trong những thể loại văn quen thuộc của học sinh, bên cạnh khả năng diễn đạt bằng ngôn từ các em cần có sự quan sát xem xét sự vật sự việc hoặc con người một cách cụ thể.

Miêu tả là gì?
Miêu tả là gì?

Đặc điểm của văn miêu tả

Đặc điểm của văn miêu tả văn miêu tả là loại văn bản mô tả những sự vật hiện tượng người vật sự việc để tạo ra hình ảnh cảm giác sống động cho người đọc. Dưới đây là một số đặc điểm chính của văn miêu tả

– Sử dụng các từ ngữ màu sắc, âm thanh, mùi vị, cảm giác để mô tả chi tiết hay sử dụng các thể hiện biểu cảm và cảm xúc để tạo nên sự sống động cho câu chuyện

– Tập trung và sự tường minh và chi tiết để mô tả vật người hoặc cảnh vật

– Sử dụng ngôn ngữ hình ảnh và các phép tu từ để tạo ra hình ảnh sống động trong người đọc

– Thường được sử dụng để tạo bối cảnh và truyền tải ở những ý nghĩa sâu sắc của câu chuyện

– Thường được sử dụng trong văn bản văn học văn xuôi văn nghệ

– Điểm nổi bật của văn miêu tả là khả năng truyền tải một cảm giác một tình huống hoặc một thời khắc cho người đọc

– Văn miêu tả là loại văn mang tính chất thể hiện được cái mới mẻ cũng như cái riêng trong cách quan sát và cách cảm nhận của người viết trong văn miêu tả những cái mới cái riêng vẫn phải gắn với cái chân thật

– Ngôn ngữ trong văn miêu tả thường giàu cảm xúc, hình ảnh và có nhịp điệu âm thanh

– Muốn viết tốt được bài văn miêu tả trước hết chúng ta phải biết quan sát sau đó nhận xét sử dụng các biện pháp liên tưởng như so sánh, ẩn dụ để làm nổi bật lên những đặc điểm tiêu biểu của sự vật đó.

Những lưu ý khi viết văn miêu tả

Khi viết văn miêu tả ta cần chú ý đến một số điểm sau đây

– Mô tả chi tiết để tạo ra hình ảnh sống động cho người đọc ta cần mô tả chi tiết và tưởng tượng về các đối tượng cảnh vật người hoặc sự việc bạn muốn miêu tả

– Sử dụng các từ ngữ màu sắc sử dụng các từ ngữ màu sắc âm thanh mùi vị và cảm giác để tạo ra hình ảnh sống động và gợi nhớ cho người đọc

– Sử dụng ngôn ngữ hình ảnh sử dụng ngôn ngữ hình ảnh để truyền tải ý nghĩa sâu sắc và tạo ra một tác phẩm văn học sáng tạo

– Tránh miêu tả quá dài dòng và không cần thiết tránh sử dụng quá nhiều chi tiết và miêu tả không cần thiết điều này có thể khiến người đọc chán nản và mất hứng thú

– Tập trung vào cảm xúc và tình huống sử dụng cảm xúc và tình huống để tạo ra sự kết nối với người đọc và giúp họ tưởng tượng và cảm nhận được cảnh vật sự việc hay nhân vật được miêu tả

– Tùy thuộc vào mục đích và đối tượng đọc mà sử dụng phong cách văn miêu tả phù hợp

–  Đọc và chỉnh sửa để cải thiện chất lượng của Văn

Vai trò của văn miêu tả trong đời sống

Văn miêu tả trong một vai trò quan trọng trong đời sống văn hóa và xã hội dưới đây là những vai trò chính của văn miêu tả

– Tạo cảm hứng và sự tưởng tượng văn miêu tả. Giúp cho người đọc tưởng tượng và cảm nhận được những cảnh vật sự việc hoặc tình huống được miêu tả. Điều này giúp tạo ra cảm hứng và khơi gợi sự tưởng tượng cho người đọc

– Tạo ra hình ảnh sống động văn miêu tả sử dụng các từ ngữ màu sắc âm thanh mùi vị và cảm giác để tạo ra hình ảnh sống động cho người đọc

– Tạo bối cảnh và truyền tải ý nghĩa văn miêu tả có thể tạo ra bối cảnh cho một câu chuyện hoặc truyền tải những ý nghĩa sâu sắc về con người xã hội tình yêu tình bạn cuộc sống

– Giúp người đọc hiểu rõ hơn về đối tượng văn miêu tả có thể giúp người đọc hiểu rõ hơn về một đối tượng như một người một địa điểm một vật khoảng một sự kiện

– Giúp người đọc truyền tải ý tưởng của mình văn miêu tả cũng có thể giúp người viết truyền tải ý tưởng của mình một cách rõ ràng và sinh động.

Vai trò của văn miêu tả trong đời sống
Vai trò của văn miêu tả trong đời sống

Các dạng văn miêu tả thường gặp

Văn tả cảnh

Văn tả cảnh là những bài văn gợi tả những bức tranh về thiên nhiên hoặc phong cảnh sinh hoạt. Nó như gợi ra trước mắt người đọc về đặc điểm riêng của cảnh. Khi làm bài văn tả cảnh nghệ thuật quan sát và lựa chọn được những hình ảnh tư tưởng nhất và trình bày những điều quan trọng được theo một trình tự nhận định. Bố cục của bài văn tả cảnh

– Mở bài giới thiệu vào cảnh sẽ được tả

– Thân bài tập chung vào tả cảnh vật chi tiết theo một thứ tự nhất định, có thể theo một số bước sau

+ Từ khái quát đến cụ thể

+ Không gian từ ngoài vào trong

+ Không gian từ dưới lên trên

– Kết bài với bài văn tả cảnh người viết phát biểu cảm tưởng về cảnh vật đó

Ví dụ về văn tả cảnh như

+ Hãy miêu tả một cảnh vật ở quê hương em

+ Hãy miêu tả một bức tranh lao động ở quê hương em

Văn tả người

Văn tả người là những bài văn gợi tả về các nét ngoại hình, hành động, tính cách theo lời nói của một nhân vật cụ thể được miêu tả. Có hai loại văn tả người đó là tả chân dung của nhân vật như miêu tả về ngoại hình, tính cách hoặc tả người trong tư thế đang làm việc tả người trong hành động. Chú ý đến các chi tiết thể hiện trạng thái cảm xúc, cử chỉ. bố cục bài văn tả người

– Mở bài giới thiệu đôi nét về người được tả nêu mối quan hệ với đối tượng được miêu tả

– Thân bài miêu tả khái quát về nghề nghiệp, vóc dáng, tuổi tác và chi tiết về ngoại hình như lời nói ,cử chỉ, hành động. Nếu làm bài văn tả người đang làm việc thì cần quan sát vào các động tác của từng bộ phận như khuôn mặt thay đổi, ánh mắt, trạng thái, cảm xúc thông qua miêu tả để khơi gợi lên tính cách của nhân vật. Qua việc tả các chi tiết mà người đọc có thể cảm nhận được và hình dung được nét tính cách của đối tượng và thái độ của người Miêu tả đối với đối tượng đó

– Kết bài nhận xét hoặc nêu cảm nghĩ của chính người viết về người được miêu tả

Một số ví dụ về văn tả người như tả mẹ của em, tả bố của em hoặc tả một em bé đang chơi tả một bác nông dân đang làm việc

Văn tả sáng tạo

Văn tả sáng tạo có đối tượng miêu tả sáng tạo, thường được xuất hiện trong hình dung tưởng tượng của người viết bắt nguồn từ một cơ sở thực tế nào đó như người hay cảnh vật. Khi miêu tả sáng tạo ta cần đảm bảo các yêu cầu như tả cảnh tưởng tượng cần phải đảm bảo một số nét thực tế trong đời sống.

Ví dụ khi miêu tả một phiên chợ trong tưởng tượng ta cần dựa trên những đặc điểm  xảy ra của cảnh ấy để làm cơ sở tư tưởng như không khí của quang cảnh chợ, số lượng người, lứa tuổi và các tầng lớp đến chợ chợ diễn ra ở đâu, địa điểm nào, thời tiết khí hậu của chợ lúc đó ra sao. Những cơ sở đó chính là cơ sở thực tế để chúng ta tưởng tượng thêm theo ý nghĩ của mình. Tả người trong tưởng tượng thường là những người có đặc điểm khác biệt như ông tiên, ông bụt, các nhân vật anh hùng trong truyền thuyết. Tuy nhiên vẫn cần dựa vào một số đặc điểm có tính chất đặc trưng để tưởng tượng ra những nét ngoại hình cho phù hợp . Lưu ý dù miêu tả theo cách nào hoặc đối tượng nào thì chúng ta cũng cần chú ý vận dụng những phương pháp so sánh trong bài văn miêu tả để hình dung bài văn sinh động hơn.

Những năng lực cần có khi làm văn miêu tả

người viết văn miểu tả muốn câu văn diễn tả được đúng những gì mà bản thân mong muốn một cách hấp dẫn, cần có các kĩ năng bao gồm: quan sát; liên tưởng hình dung về sự vật hiện tượng, ví von; so sánh những sự vật hiện tượng mà mình muốn miểu tả.

  • Quan sát: nhìn nhận, xem xét sự vật.
  • Nhận xét liên tưởng hình dung về sự vật đặt trong tương quan các sự vật xung quanh.
  • So sánh, ví von: Thể hiện tư duy liên tưởng độc đáo riêng của người viết hình dung, cảm nhận về sự vật, hiện tượng miêu tả.

Tác dụng của yếu tố miêu tả

Trong văn bản tự sự:

– Yếu tố miêu tả giúp việc diễn tả sự việc trở nên cụ thể hơn, giúp khắc họa tính cách của nhân vật rõ nét hơn, tạo nên sự sống động và sâu sắc hơn trong câu chuyện. Ngoài ra, yếu tố miêu tả còn thể hiện được thái độ, tình cảm của người kể đến những sự việc và nhân vật trong câu chuyện.

Trong văn bản nghị luận:

– Trong văn bản nghị luận, yếu tố miêu tả được sử dụng để hình dung rõ hơn về các khía cạnh của vấn đề mà tác giả muốn trình bày. Nó giúp đưa ra hình ảnh cụ thể, sinh động về tình huống hoặc sự việc được nêu ra, từ đó làm cho bài viết trở nên hấp dẫn hơn và dễ hiểu hơn đối với độc giả.

Tác dụng của yếu tố miêu tả
Tác dụng của yếu tố miêu tả

Bài tập vận dụng văn miêu tả

Đọc đoạn văn sau và trả lời các yêu cầu ở bên dưới.

Xe chạy chầm chậm…Mẹ tôi cầm nón vẫy tôi,vài giây sau, tôi đuổi kịp.Tôi thở hồng hộc ,trán đẫm mồ hôi, và khi trèo lên xe, tôi díu cả chân lại.Mẹ tôi vừa kéo tay tôi, xoa đầu tôi hỏi, thì tôi òa lên khóc rồi cứ thế nức nở. Mẹ tôi cũng sụt sùi theo:

– Con nín đi! Mợ đã về với các con rồi mà.

Mẹ tôi lấy vạt áo nâu thấm nước mắt cho tôi rồi sôc nách tôi lên xe. Đến bấy giờ tôi mới kịp nhận ra mẹ tôi không còn cõi xơ xác quá như cô tôi nhắc lại lời người họ nội của tôi. Gương mặt mẹ tôi vẫn tươi sáng với đôi mắt trong và nướ da mịn,làm nổi bật màu hồng của hai gò má .Hay tại sự sung sướng bỗng được trông nhìn và ôm ấp cái hình hài máu mủ của mình mà mẹ tôi lại tươi đẹp như thuở còn sung túc?Tôi ngồi trên đệm xe, đùi áp đùi mẹ tôi, đầu ngả vào cánh tay mẹ tôi, tôi thấy như cảm giác ấm áp đã bao lâu mất đi bỗng lại mơn man khắp da thịt.Hơi quần áo mẹ tôi và những hơi thở ở khuôn miệng xinh xắn nhai trầu phả ra lúc đó thơm tho lạ thường.

Phải bé lại và lăn vào lòng một người mẹ, áp mặt vào bầu sữa nóng của người mẹ, để người mẹ vuốt ve từ trán xuống cằm và gãi rôm ở sống lưng cho, mới thấy mẹ có một êm dịu vô cùng. Từ ngã tư đầu trường học về đến nhà, tôi không còn nhớ mẹ tôi đã hỏi tôi và tôi đã trả lời mẹ tôi những câu gì.

(Nguyên Hồng, Những ngày thơ ấu)

Yêu cầu

1. Tìm và chỉ ra đâu là yếu tố miêu tả, đâu là yếu tố biểu cảm trong đoạn văn trên (chú ý chỉ ra các từ ngữ, câu văn, hình ảnh, chi tiết thể hiện các yếu tố miêu tả và biểu cảm). Các yếu tố này đứng riêng hay đan xen vào nhau?

2. Bỏ hết các yếu tố miêu tả và biểu cảm trong đoạn văn trên, sau đó chép lại các câu văn kể người và việc thành một đoạn. Đối chiếu đoạn văn đó với đoạn văn để rút ra nhận xét: Nếu không có yếu tố miêu tả và biểu cảm thì việc kể chuyện trong đoạn văn trên sẽ bị ảnh hưởng như thế nào? Tự rút ra kết luận về vai trò, tác dụng cùa yếu tố miêu tả và biếu cảm trong việc kể chuyện.

3. Bỏ hết các yếu tố kể trong đoạn văn trên, chỉ để lại các câu văn miêu tả và biếu cảm thì đoạn văn sẽ bị ảnh hưởng ra sao? (có thành “chuyện không?” vì sao?). Tự rút ra nhận xét về vai trò của yếu tố kể người và việc trong văn bản tự sự.

Lời giải:

1. Các yếu tố miêu tả:

+ Xe chạy chầm chậm. Tôi thở hồng hộc, trán đẫm mồ hôi, và khi trèo lên xe tôi ríu cả chân lại

+ Mẹ tôi không còm cõi xơ xác như cô tôi nói

+ Gương mặt mẹ tôi vẫn tươi sáng với đôi mắt trong và nước da mịn, làm nổi bật màu hồng của hai gò má

+ Hơi quần áo của mẹ tôi và những hơi thở ở khuôn miệng xinh xắn… thơm tho lạ thường.

– Yếu tố biểu cảm:

+ Tôi òa lên khóc rồi cứ thế nức nở.

+ Hay tại sự sung sướng bỗng chốc được trông thấy cái hình hài… sung túc?

+ Tôi thấy những cảm giác ấm áp… khắp da thịt

+ Phải bé lại và lăn vào lòng… êm dịu vô cùng

– Các yếu tố miêu tả và biểu cảm này đan xen cùng với yếu tố tự sự

2. Nếu không có các yếu tố miêu tả và biểu cảm, đoạn văn toàn yếu tố kể chuyện thì sẽ rất khô khan, chỉ toàn chuỗi sự việc.

+ Người đọc không cảm nhận được tình cảm, không thấy được biểu hiện cảm xúc của nhân vật.

3. Nếu bỏ hết các yếu tố tự sự, trong đoạn văn chỉ để lại yếu tố miêu tả và biểu cảm thì đoạn văn sẽ lộn xộn. Phải có yếu tố là cốt, những yếu tố miêu tả, biểu cảm thêm vào tạo cảm xúc và lớp lang.

***

Trên đây là nội dung bài học Miêu tả là gì? Những lưu ý khi viết văn miêu tả do thầy cô trường THCS Bình Chánh biên soạn và tổng hợp. Hy vọng sẽ giúp các em hiểu rõ nội dung bài học và từ đó hoàn thành tốt bài tập của mình. Đồng thời luôn đạt điểm cao trong các bài thi bài kiểm tra sắp tới. Chúc các em học tập thật tốt.

Đăng bởi THCS Bình Chánh trong chuyên mục Học tập

5/5 - (2 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *