Mở bài Vợ nhặt của Kim Lân ngắn gọn, hay nhất (83 Mẫu)

Mở bài Vợ nhặt của Kim Lân lớp 12 ngắn gọn bao gồm 83 bài mẫu hay nhất do thầy cô trường THCS Bình Chánh biên soạn và tổng hợp từ các bài văn đạt điểm cao trên toàn quốc. Hy vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích cho các bạn tham khảo để từ đó hoàn thành tốt bài tập làm văn của mình.

Đề bài: Mở bài Vợ nhặt của Kim Lân

Mở bài Vợ nhặt của Kim Lân
Mở bài Vợ nhặt của Kim Lân

Mục lục

83 Bài mẫu Mở bài Vợ nhặt của Kim Lân lớp 12 hay nhất đạt điểm 9, 10

Mở bài Vợ nhặt của Kim Lân – Mẫu 1

Nhà văn Kim Lân từng nói về nạn đói năm 1945 rằng: “Đói, nó vừa đắng cay, vừa đau đớn, đồng thời một mặt nào đó nó lại lóe lên một tia sáng về đạo đức, danh dự“. Và “Vợ nhặt” của ông chính là tác phẩm đi sâu vào khai thác tia sáng đẹp đẽ trong bi kịch tăm tối ấy của nạn đói. Thông qua câu chuyện nhặt được vợ của anh cu Tràng, nhà văn Kim Lân không chỉ nói lên sự sống mỏng manh của con người trước nạn đói khủng khiếp mà quan trọng hơn cả là đứng trên bờ vực của sự sống và cái chết ấy vẻ đẹp của con người vẫn luôn tỏa rạng, trong cái khốn cùng, thiếu thốn, đói nghèo con người vẫn dành cho nhau những tình cảm thật chân thành và đáng trân trọng nhất.

Mở bài Vợ nhặt của Kim Lân – Mẫu 2

Vợ nhặt là một trong số truyện ngắn xuất sắc nhất của Kim Lân, có tiền thân là tiểu thuyết “Xóm ngụ cư” được ông viết sau Cách mạng tháng Tám nhưng còn dở dang và sau đó bị thất lạc bản thảo. Đến năm 1954, Kim Lân đã viết lại tác phẩm này dựa vào một phần truyện cũ và được in trong tập “Con chó xấu xí” (1962). Truyện tố cáo tội ác diệt chủng của bọn thực dân, phát xít đồng thời cũng khẳng định niềm khát khao hạnh phúc cùng niềm tin mãnh liệt của nhân dân lao động vào sự sống và tương lai phía trước.

Mở bài Vợ nhặt của Kim Lân – Mẫu 3

Lịch sử dân tộc Việt Nam ta đã phải trải qua biết bao khổ cực, gian truân, phải đấu tranh với những lũ giặc thâm thù ác độc. Sau cách mạng tháng Tám năm 1945, ngoài việc đánh dấu mốc son chói lọi, vẻ vang song vận mệnh của đất nước lại rơi vào lâm nguy. Đây cũng là thời điểm nạn đói hoành hành khiến cho hàng triệu người dân chết đói, là một nỗi ám ảnh kinh hoàng trong ký ức của biết bao con người. Và cho đến tận ngày nay, không ai có thể phủ nhận được sự khủng khiếp của nó. Nhà văn Kim Lân, bằng sự nhân đạo và tài năng nghệ thuật của mình đã khắc họa lại rõ nét khung cảnh nghèo đói của con người lúc bấy giờ qua truyện ngắn “Vợ nhặt’. Ngoài việc tái hiện lại khung cảnh thê lương ấy, “Vợ nhặt” còn ca ngợi phẩm chất tốt đẹp của con người, niềm khao khát được sống, được hạnh phúc, khao khát về một tương lai tươi sáng dù họ có ở mấp mé bờ vực của cái chết.

Mở bài Vợ nhặt của Kim Lân – Mẫu 4

Kim Lân là một nhà văn hiện thực có thể xem là con đẻ của đồng ruộng, một con người một lòng đi về với “thuần hậu phong thủy”. Ông rất thành công về đề tài nông thôn và người nông dân mà ông rất am hiểu cảnh ngộ và tâm lý của họ. Vốn tiền thân là tiểu thuyết “Xóm ngụ cư” nhưng do chiến tranh thất lạc bản thảo nên khi hòa bình lập lại (1954), nỗi trăn trở tiếp tục thôi thúc ông viết tiếp thiên truyện ấy. Và cuối cùng, truyện ngắn “Vợ nhặt” đã ra đời. Trong lần này, Kim Lân đã thật sự đem vào thiên truyện của mình một khám phá mới, một điểm sáng soi chiếu toàn tác phẩm. Đó là vẻ đẹp của tình người và niềm hi vọng vào cuộc sống của những người nông dân nghèo tiêu biểu như Tràng, người vợ nhặt và bà cụ Tứ. Thiên truyện thể hiện rất thành công khả năng dựng truyện, dẫn truyện và đặc sắc nhất là Kim Lân đã có khám phá ra diễn biến tâm lý thật bất ngờ.

Mở bài Vợ nhặt của Kim Lân – Mẫu 5

“Vợ nhặt” là một tác phẩm hay nhất trong sự nghiệp văn chương của Kim Lân viết về cuộc sống ngột ngạt của người dân trong nạn đói năm 1945. Tiền thân của truyện ngắn này là tiểu thuyết có tên “Xóm ngụ cư” được viết ngay sau cách mạng tháng tám bùng nổ nhưng còn dang dở. Sau khi hòa bình lập lại (năm 1954), Kim Lân đã dựa vào một phần cốt truyện cũ để viết lên thiên truyện ngắn này. Với “Vợ nhặt”, Kim Lân đã vô cùng thành công trong việc đi sâu vào việc phân tách diễn biến tâm lí nhân vật, tiêu biểu là ………..(tùy vào đề bài để dẫn dắt).

Mở bài Vợ nhặt của Kim Lân – Mẫu 6

Nhà giáo Trần Đồng Minh từng có nhận xét rất tinh tế: “Nhà văn dùng Vợ nhặt để làm cái đòn bẩy để nâng con người lên trong tình nhân ái. Câu chuyện Vợ nhặt đầy bóng tối nhưng từ trong đó đã lóe lên những tia sáng ấm lòng”. Và phải chăng “những tia sáng ấm lòng” ấy chính là tình yêu thương, là sức sống mãnh liệt của các nhân vật bị đẩy tới đường cùng tuyệt lộ buộc phải đối mặt với cái chết nhưng lại biết cách tỏa sáng để nâng tầm giá trị của con người. Bằng óc quan sát tinh tế và tấm lòng đồng cảm sâu sắc với số phận con người, Kim Lân đã thực sự làm bạn đọc xúc động khi xây dựng thành công hình tượng nhân vật (…). Đặc biệt là qua đoạn trích: (…)

Mở bài Vợ nhặt của Kim Lân – Mẫu 7

“Vợ nhặt” là truyện ngắn đặc sắc, tiêu biểu nhất trong sự nghiệp sáng tác văn chương của nhà văn Kim Lân. Nội dung truyện kể về anh cu Tràng ở xóm ngụ cư, làm nghề kéo xe bò thuê. Giữa trận đói kinh hoàng năm 1945 nuôi thân còn khó, thế mà bất ngờ, anh cu Tràng – nhân vật chính của tác phẩm còn dám đèo bòng thêm cô vợ nhặt. Kim Lân đã xây dựng, sáng tạo ra tình huống nhặt vợ hết sức độc đáo, đồng thời vận dụng ngôn ngữ bình dị, mộc mạc tự nhiên để khắc họa lên tính cách của từng nhân vật. Từ anh cu Tràng , người vợ nhặt đến bà cụ Tứ nhân vật nào cũng sinh động và chân thực.

Mở bài Vợ nhặt của Kim Lân – Mẫu 8

Nhà văn Nam Cao từng nói: “Nghệ thuật không cần phải là ánh trăng lừa dối, nghệ thuật không nên là ánh trăng lừa dối, nghệ thuật chỉ có thể là tiếng đau khổ kia thoát ra từ những kiếp lầm than” . Thật vậy, đã là nghệ thuật thì phải phản ánh, tái hiện những hiện thực ngoài kia một cách chân thực nhất dù nó có trần trụi. Và một tác phẩm nghệ thuật văn học giàu giá trị như thế chắc hẳn ta không thể bỏ qua truyện ngắn “Vợ nhặt” của Kim Lân. Đây là tác phẩm hay nhất trong sự nghiệp của nhà văn viết về nạn đói 1945. Với những cảm quan về tình yêu thương giữa con người với con người và bằng tài năng xuất chúng của mình, Kim Lân đã vẽ nên một bức tranh hiện thực với đầy đủ gam màu sáng tối cùng niềm khao khát mãnh liệt về cuộc sống tươi sáng mai sau. Như chính tác giả cũng đã chia sẻ “Những người đói họ không nghĩ đến về cái chết mà nghĩ đến cái sống”.

Mở bài Vợ nhặt của Kim Lân – Mẫu 9

Có người đã thử đặt những nhan đề khác nhau cho tác phẩm Vợ nhặt của Kim Lân. Chẳng hạn như Nắng sớm tình yêu, Câu chuyện tình ở xóm ngụ cư, Bài ca sự sống, hay Vượt qua cái chết… Nhưng có lẽ tựa đề Vợ nhặt của chính tác giả là phù hợp nhất. Không một nhan đề nào khác có thể cô đọng và hàm súc hơn nhan đề ấy. Nhan đề ấy tạo cho độc giả cảm giác hiển nhiên là thế, hiển nhiên phải thế. Kim Lân không thể chọn nhan đề nào khác còn vì một lí do quan trọng hơn: nội dung của truyện ngắn. Nội dung chính của tác phẩm nói về người đàn bà không tên – người đàn bà đã tự rẻ rúng mình, đã liều mạng, đã can đảm và quyết làm một thứ vợ nhặt khi bị dồn đẩy đến bên bờ vực thẳm.

Mở bài Vợ nhặt của Kim Lân – Mẫu 10

Mỗi một tác phẩm văn học hay và để lại ấn tượng trong lòng độc giả thì đều ẩn chứa những điểm sáng tuyệt vời. Người nghệ sỹ tài năng là người phải biết nắm bắt và đưa vào tác phẩm của mình những điểm sáng tuyệt vời đó. Viết về đề tài người nông dân nghèo, ta từng biết đến một lão Hạc nghèo khổ, bất hạnh nhưng lại có tâm hồn đẹp của Nam Cao, một ông Hai tràn đầy tình yêu với làng quê, đất nước của Kim Lân, hay “Những đứa con trong gia đình” của Nguyễn Thi cũng viết về người nông dân với những mất mát đau thương. Song phải đến “Vợ nhặt” của nhà văn Kim Lân, người ta mới cảm nhận được tận cùng của sự xót thương về một thảm cảnh khốc liệt – nạn đói kinh hoàng năm 1945. Truyện ngắn viết về cuộc sống nghèo đói của con người lúc bấy gờ, tuy họ đang đứng bên bờ vực của cái chết nhưng vẫn luôn khát khao được sống, được hạnh phúc, ở họ luôn hiện ra những vẻ đẹp phẩm chất cao quý của những người nông dân chân chất.

Mở bài Vợ nhặt của Kim Lân – Mẫu 11

“Vợ nhặt” là một truyện ngắn có cốt truyện hết sức độc đáo của Kim Lân. Truyện kể về chuyện anh cu Tràng – một thanh niên nghèo trong xóm ngụ cư với vẻ ngoài xấu xí đã nhặt được vợ trong hoàn cảnh cái nghèo đói đang diễn ra kinh khủng, người chết như ngả rạ. Qua tác phẩm, nhà văn đã phản ảnh nỗi đau khổ và niềm khao khát sống, khao khát hạnh phúc lớn lao của người nghèo, qua đó nói lên số phận bất hạnh, hẩm hiu của con người trong xã hội cũ.

Mở bài Vợ nhặt của Kim Lân – Mẫu 12

Kim Lân được mệnh danh là nhà văn của người nông dân lao động và của làng quê Việt Nam bởi trong các tác phẩm văn học của ông luôn hướng tới hình ảnh những người nông dân. Với văn phong giản dị, mộc mạc, gần gũi nhưng sâu sắc thấm đẫm tinh thần nhân văn, Kim Lân đã gửi tới người đọc một tác phẩm kinh điển, một tuyệt tác văn chương viết về cuộc sống cơ cực, nghèo đói của con người trong nạn đói năm 1945 đó là truyện ngắn “Vợ nhặt”.  Qua đó cũng ca ngợi vẻ đẹp bản chất con người và niềm tin vào một tương lai tươi sáng của đất nước.

Mở bài Vợ nhặt của Kim Lân – Mẫu 13

Văn học, nghệ thuật chính là lăng kính chủ quan, phản ánh hiện thực một cách khách quan và chính xác nhất. Bởi vậy mà nhà văn Kim Lân đã dùng ngòi bút tài năng của mình để phác họa lên bức tranh chân thực về cuộc sống, sinh hoạt của người nông dân nghèo trong nạn đói năm Ất Dậu qua truyện ngắn “Vợ nhặt”. Kim Lân đã đem vào thiên truyện của mình một điểm sáng mới, đó chính là niềm tin, là niềm hi vọng vào một tương lai tốt đẹp dù hiện thực có khó khăn đến nhường nào. “Vợ nhặt” là tác phẩm xuất sắc nhất của ông được in trong tập “Con chó xấu xí ”, truyện viết về người nông dân trong tình cảnh thê thảm, khốn cùng của nạn đói nhưng vẫn ánh lên những bản chất tốt đẹp, lương thiện.

Mở bài Vợ nhặt của Kim Lân – Mẫu 14

Cái đói, cái nghèo là nỗi lo lắng, sợ hãi của con người ở tất cả mọi dân tộc và mọi thời đại. Có lẽ chính vì vậy mà các nhà văn thường viết về nó ở những khía cạnh tối tăm và bất lực trong những tác phẩm của mình. Nhưng với Kim Lân lại khác, qua truyện ngắn “Vợ Nhặt”, ngoài việc tái hiện lại khung cảnh tối tăm, đau khổ ấy thì nhà văn còn cho người đọc thấy những tia sáng mới về vẻ đẹp phẩm chất con người và  niềm khát khao sống, khát khao hạnh phúc và niềm tin vào ánh sáng cách mạng đem đến một tương lai tốt đẹp hơn.

Mở bài Vợ nhặt của Kim Lân – Mẫu 15

Lịch sử dân tộc ta đã phải trải qua biết bao khổ cực, phải đấu tranh với những lũ giặc thâm độc. Sau cách mạng tháng Tám năm 1945, ngoài việc ghi dấu mốc son chói lọi, song vận mệnh đất nước lại lâm nguy. Đây cũng là thời điểm nạn đói hoành hành, là một nỗi ám ảnh trong ký ức của biết bao con người. Cho đến tận ngày nay, không ai có thể phủ nhận sự khủng khiếp của nó. Nhà văn Kim Lân, bằng sự nhân đạo và tài năng của mình đã khắc họa lại rõ nét bức tranh nghèo đói của con người thời ấy. Nhưng vượt lên cả là niềm sống mãnh liệt, sự khao khát về một tương lai tươi sáng dù trong cái tận cùng của chết chóc. Điều này được thể hiện rất rõ nét qua tác phẩm Vợ nhặt.

Mở bài Vợ nhặt của Kim Lân – Mẫu 16

Tuy sự nghiệp văn chương của Kim Lân không quá đồ sộ như các nhà văn khác, nhưng mỗi tác phẩm của ông để lại đều chứa đựng những giá trị cốt lõi quý giá, lấy nền tảng hiện thực để làm nổi bật lên những giá trị nhân văn sâu sắc, để lại ấn tượng mạnh mẽ trong tâm hồn của người đọc. Chính vì lẽ ấy, mà Kim Lân một nhà văn không học hành nhiều, nhưng lại có óc sáng tạo vô cùng phong phú, đi sâu vào cuộc sống đời thường của nhân dân, đồng thời thấu hiểu nội tâm và vẻ đẹp tâm hồn ẩn sâu của họ đã được vinh dự xếp vào một trong 10 tác giả tiêu biểu nhất cho nền văn học Việt Nam hiện đại. Cùng viết về chủ đề người nông dân nghèo khổ khốn cùng trước cách mạng tháng Tám, thế nhưng khác hẳn với nhà văn Nam Cao hay Thạch Lam, luôn mang đến cho người đọc những cái chết xa hoặc gần, những cái ảm đạm, tăm tối, bế tắc không hồi kết, thì ở Vợ nhặt, Kim Lân đã khéo léo lồng ghép ánh sáng hi vọng, ánh sáng của niềm tin cho người đọc giữa một khung cảnh ngột ngạt bao trùm của nạn đói năm 1945. Ánh sáng đó xuất phát từ vẻ đẹp của tình người ấm áp, của niềm khát khao được sống tiềm ẩn trong mỗi một nhân vật Tràng, Thị hay bà cụ Tứ, dẫu rằng họ đang đứng cận kề giữa cảnh chết đói.

Mở bài Vợ nhặt của Kim Lân – Mẫu 17

Nếu coi tác phẩm văn học là một phát minh về hình thức và một khám phá về nội dung thì người nghệ sỹ cần phát huy tài năng xuất chúng của mình để làm nên một tác phẩm hay. Trong đó, phải kể đến truyện ngắn “Vợ nhặt” của nhà văn Kim Lân. Đây là tác phẩm xuất sắc nhất của ông viết về những con người trong nạn đói năm 1945. Sự đau khổ, mất mát đâu chỉ có trên chiến trường ác liệt mà còn thể hiện ngay trong cuộc sống đói khổ lúc bấy giờ. Kim Lân đã tái hiện lại thảm cảnh nghèo đói đến đìu hiu, xơ xác của những con người vốn rất hiền lành. Nhưng ẩn chứa là niềm khao khát sống, ước mơ về một cuộc sống tốt đẹp phía trước.

Mở bài Vợ nhặt của Kim Lân – Mẫu 18

Mỗi một tác phẩm văn học hay và tạo trong lòng độc giả một địa vị nhất định thì đều ẩn chứa những điểm sáng tuyệt vời. Người nghệ sỹ tài năng là người biết nắm bắt và đưa vào tác phẩm những điểm sáng tuyệt vời đó. Viết về đề tài người nông dân, ta từng biết đến một lão Hạc nghèo khổ, bất hạnh nhưng lại có tâm hồn đẹp trong tác phẩm “Lão Hạc” – Nam Cao. Hay một ông Hai tràn đầy tình yêu làng quê, đất nước trong truyện ngắn “Làng” của nhà văn Kim Lân. “Những đứa con trong gia đình” của Nguyễn Thi cũng viết về người nông dân với những mất mát hi sinh. Song phải đến “Vợ nhặt” viết sau 1954, người ta mới cảm nhận đến tận cùng sự xót thương về một thảm cảnh khốc liệt – nạn đói 1945. Truyện ngắn viết về những người đói nhưng những người đói luôn nghĩ về sự sống.

Mở bài Vợ nhặt của Kim Lân – Mẫu 19

Người ta vẫn nói văn học chính là lăng kính chủ quan, phản ánh hiện thực một cách khách quan và chính xác nhất. Bởi vậy mà nhà văn Kim Lân đã dùng chính ngòi bút và tài năng văn học của mình để phác họa thành công bức tranh cuộc sống, sinh hoạt của người nông dân trong nạn đói năm Ất Dậu qua tác phẩm “Vợ nhặt”. Không chỉ tái hiện một cách chân thực nhất nạn đói năm đó đã đẩy nhân dân vào cảnh khốn cùng đến mức nào, nhà văn còn đem vào thiên truyện của mình một điểm sáng mới, mà dường như rất khó để tìm thấy ở các tác phẩm khác. Đó là niềm tin, niềm hi vọng vào một tương lai tốt đẹp dù hiện tại là nạn đói hoành hành, người chết như ngả rạ

Mở bài Vợ nhặt của Kim Lân – Mẫu 20

Kim Lân là một trong những nhà văn tiêu biểu của nền văn học Việt Nam. Một trong những tác phẩm nổi bật của ông phải kể đến trong truyện ngắn Vợ nhặt. Trong truyện, tác giả đã xây dựng nhân vật Tràng, đặc biệt trong đoạn sáng hôm sau khi có được vợ.

Mở bài Vợ nhặt của Kim Lân – Mẫu 21

Nạn đói khủng khiếp năm 1945 đã khiến cho nhân dân cả nước rơi vào tình cảnh khốn cùng vô cùng thê lương. Tình cảnh tối tăm, đau khổ được các nhà văn tái hiện một cách chân thực trong những sáng tác của mình và Kim Lân cũng là một trong số đó. Ông đã khắc họa số phận bất hạnh, éo le của những người nông dân qua truyện ngắn “Vợ nhặt” bằng một lòng thương cảm sâu sắc.

“Vợ nhặt” là một trong số truyện ngắn xuất sắc, tiêu biểu nhất của Kim Lân, có tiền thân là tiểu thuyết mang tên “Xóm ngụ cư” được ông viết ngay sau Cách mạng tháng Tám nhưng còn dở dang. Đến năm 1954, sau khi hòa bình được lập lại, Kim Lân mới viết lại tác phẩm này dựa vào một phần cốt truyện cũ và được in trong tập “Con chó xấu xí” (năm 1962). Truyện đã lên tiếng tố cáo tội ác diệt chủng của bọn thực dân, phát xít đồng thời qua đó cũng ca ngợi, khẳng định niềm khát khao hạnh phúc cùng niềm tin mãnh liệt vào sự sống và tương lai phía trước của nhân dân lao động.

Mở bài Vợ nhặt của Kim Lân – Mẫu 22

Vợ nhặt là một truyện ngắn xuất sắc của Kim Lân. Truyện kể về anh cu Tràng – một người nông dân hiền lành chất phác trong hoàn cảnh khó khăn lại có được hạnh phúc. Kim Lân đã xây dựng thành công diễn biến tâm trạng của nhân vật này, đặc biệt ở đoạn sáng hôm sau khi Tràng có vợ.

Mở bài Vợ nhặt của Kim Lân – Mẫu 23

Truyện ngắn Vợ nhặt đã miêu tả tình cảnh thê thảm của người nông dân nước ta trong nạn đói khủng khiếp năm 1945. Qua đó, Kim Lân còn thể hiện được bản chất tốt đẹp và sức sống kỳ diệu của họ. Nhân vật Tràng được Kim Lân khắc họa với những diễn biến tâm trạng, đặc biệt là trong đoạn sáng hôm sau khi Tràng có vợ.

Mở bài Vợ nhặt của Kim Lân – Mẫu 24

Nhà văn Nga I.Bônđarep từng có ý tưởng rằng “Nghệ thuật sinh ra từ những thái cực và xung đột”. Ý kiến này quả đúng khi bàn về truyện ngắn Vợ nhặt của nhà văn Kim Lân. Với tác phẩm Vợ Nhặt nhà văn đã làm hiện lên trước mắt người đọc một bức tranh sinh động về hiện thực thê thảm ấy và lạ thay, giữa khoảng trống lay lắt,tối tăm của cuộc sống đói nghèo nhà văn đã cho ta thấy được tấm lòng của những con người đói khổ dù đang bị cái đói, cái chết rình rập nhưng họ vẫn cưu mang, đùm bọc, yêu thương và san sẻ, cùng hướng về sự sống, về hạnh phúc và tương lai. Nó được thể hiện như thế nào qua hình tượng nhân vật Tràng?

Mở bài Vợ nhặt của Kim Lân – Mẫu 25

Văn là đời. Chuyện văn là chuyện đời. Qua một cảnh ngộ, một tình huống, một nỗi lòng của nhân vật, nhà văn muốn mang đến cho bạn đọc những vấn đề nhân sinh. “Vợ nhặt” của Kim Lân là một tác phẩm như thế. Tất cả những gì nhà văn muốn gửi gắm có chăng đều được sáng ngời qua nhân vật Tràng- một gã nông dân nghèo, thô kệch nhưng nhân hậu và luôn giàu khát khao sống.

Mở bài Vợ nhặt của Kim Lân – Mẫu 26

Kim Lân thuộc tốp những nhà văn viết ít, trong khi một số tác giả như Tô Hoài có đến hàng trăm tác phẩm, thì số tác phẩm của Kim Lân có thể đếm được trên đầu ngón tay. Nhưng những gì mà ông để lại nhớ nhiều , nhớ mãi. Chỉ một “vợ nhặt”, một “làng” cũng đủ để đưa ông lên hàng những tác giả nổi tiếng. “Vợ Nhặt” chỉ có 3 nhân vật, mà nhân vật nào cũng có ấn tượng điều đó được thể hiện rất rõ qua nhân vật Tràng.

Mở bài Vợ nhặt của Kim Lân – Mẫu 27

Kim Lân nhà văn thường viết về người nông dân, truyện ngắn Vợ nhặt mang giá trị tư tưởng nhân đạo lớn dù cuộc sống nghèo khổ, cơ cực nhưng vẫn yêu thương đùm bọc nhau. Trong đó nhân vật Tràng là một trong những con người tốt bụng, nhân hậu. Truyện Vợ nhặt được tác giả viết vào thời điểm khi mà nạn đói đang hoành hành dữ dội và cướp đi mạng sống của rất nhiều người. Tràng và gia đình của mình cũng đang vật lộn để mưu sinh.

Mở bài Vợ nhặt của Kim Lân – Mẫu 28

Nói về nạn đói năm 1945, nhà văn Kim Lân từng nói: “Đói, nó vừa đắng cay, vừa đau đớn, đồng thời một mặt nào đó nó lại lóe lên một tia sáng về đạo đức, danh dự”. “Vợ nhặt” của ông chính là truyện ngắn đi sâu khai thác tia sáng đẹp đẽ trong bi kịch tăm tối ấy của nạn đói. Thông qua câu chuyện nhặt vợ của anh Tràng, nhà văn Kim Lân không chỉ tái hiện sự sống mỏng manh của con người trước nạn đói mà quan trọng hơn cả là đứng trên ranh giới của sự sống và cái chết ấy vẻ đẹp của con người vẫn tỏa rạng, trong cái khốn cùng, thiếu thốn con người vẫn dành cho nhau những tình cảm thật đáng trân trọng.

Mở bài Vợ nhặt của Kim Lân – Mẫu 29

Văn học chính là lăng kính chủ quan, phản ánh hiện thực một cách khách quan, chính xác nhất. Bởi vậy mà nhà văn Kim Lân đã dùng ngòi bút của mình để phác họa thành công bức tranh cuộc sống, sinh hoạt của người nông dân trong nạn đói năm Ất Dậu qua tác phẩm “Vợ nhặt”. Nhà văn đã đem vào thiên truyện của mình một điểm sáng mới, đó là niềm tin, niềm hi vọng vào một tương lai tốt đẹp dù hiện tại có khó khăn đến nhường nào.

Kim Lân là nhà văn có sở trường về truyện ngắn, ngòi bút của ông thật sắc sảo khi tập trung miêu tả những phong tục tập quán và đời sống làng quê với những “thú vui đồng quê hay phong lưu đồng ruộng”. “Vợ nhặt” là tác phẩm xuất sắc được in trong tập “Con chó xấu xí” của nhà văn, viết về người nông dân trong tình cảnh thê thảm của nạn đói với bản chất tốt đẹp, lương thiện. Bằng khả năng sáng tạo của mình, nhà văn đã thành công ở nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật và hàng loạt các biện pháp nghệ thuật đặc sắc khác khi xây dựng nhân vật của mình.

Mở bài Vợ nhặt của Kim Lân – Mẫu 30

Kim Lân là nhà văn tiêu biểu của nền văn học Việt Nam hiện đại, ông viết nhiều, viết hay về nông thôn, về cuộc sống của người nông dân. Hiện lên trong những trang văn của ông là hình ảnh những người nông dân nghèo khổ, khốn đốn trong những hoàn cảnh riêng nhưng ở họ vẫn sáng ngời những vẻ đẹp đáng trân trọng, đó là ông Hai – một người dân yêu làng, yêu nước nhưng phải đối mặt với bi kịch làng chợ Dầu theo giặc trong “Làng”, đó còn là anh Tràng – người đàn ông xấu xí, nghèo khổ sống ở xóm Ngụ cư vẫn chấp nhận cưu mang một người đàn bà xa lạ ngay giữa nạn đói trong truyện ngắn Vợ nhặt. Trong truyện ngắn Vợ nhặt, nhà văn Kim Lân đã hướng ngòi bút nhân đạo của mình để lột tả những vẻ đẹp đáng quý trong tâm hồn con người, đó là tình thương, là sức sống mãnh liệt.

Mở bài Vợ nhặt của Kim Lân – Mẫu 31

Nạn đói năm 1945 đã trở thành nỗi ám ảnh khủng khiếp đối với con người Việt Nam, nó gợi nhắc về một thời kỳ đen tối của lịch sử. Viết về nạn đói, Tô Hoài từng viết: “Mỗi khi chợt nghĩ lại, tôi vẫn bàng hoàng về những năm khủng khiếp ấy”, nhà văn Kim Lân cũng từng có những chia sẻ về cái dữ đội của nạn đói đồng thời cũng phát hiện “hào quang” được tỏa ra từ chính những con người trong nạn đói “Đói, nó vừa đắng cay, vừa đau đớn, đồng thời một mặt nào đó nó lại lóe lên một tia sáng về đạo đức, danh dự”. “Vợ nhặt” là truyện ngắn xuất sắc của Kim Lân viết về nạn đói, đồng thời qua đó nhà văn ca ngợi vẻ đẹp của tình thương, sức sống tiềm tàng của con người.

Mở bài Vợ nhặt của Kim Lân – Mẫu 32

Cái đói là nỗi lo lắng của con người ở tất cả mọi dân tộc và mọi thời đại. Có lẽ vì vậy mà các nhà văn thường viết về nó ở những khía cạnh tối tăm và bất lực. Nhưng với tác phẩm Vợ Nhặt, nhà văn Kim Lân đã thật sự tìm được một tiếng nói riêng khi ông đã mang đến cho những nạn nhân của năm đói một khát khao cháy bỏng về tương lai tươi sáng và nhất là làm nổi bật vẻ đẹp của truyền thống nhân văn: Lòng yêu thương và quý trọng hai chữ Con Người.

Mở bài Vợ nhặt của Kim Lân – Mẫu 33

Kim Lân, nhà văn chuyên viết truyện ngắn, với biệt tài viết về người nông dân. Người nông dân trong trang viết của Kim Lân dù nghèo khổ nhưng luôn sáng ngời những phẩm chất: yêu đời, thật thà, chất phác, hóm hỉnh, tài hoa. Vợ nhặt là một trong những tác phẩm tiêu biểu nhất của ông khi viết về người nông dân.

Mở bài Vợ nhặt của Kim Lân – Mẫu 34

Kim Lân một trong những nhà văn viết truyện ngắn từ năm 1941. Sáng tác của ông tập trung phản ánh bức tranh của nông thôn Việt Nam và hình tượng người nông dân. Dưới ngòi bút tài hoa của Kim Lân, bức tranh hiện thực của nông thôn Việt Nam cũng như nỗi niềm, cuộc sống, cảnh ngộ và khát vọng của người nông dân được thể hiện chân thực và sinh động. “Vợ Nhặt” là một trong những tác phẩm thành công của Kim Lân với cốt truyện độc đáo cùng lối dẫn chuyện hóm hỉnh hấp dẫn người đọc.

Mở bài Vợ nhặt của Kim Lân – Mẫu 35

Nạn đói khủng khiếp năm 1945 đã khiến cho nhân dân ta rơi vào tình cảnh vô cùng thê thảm. Tình cảnh ấy được các nhà văn tái hiện chân thực trong những sáng tác của mình. Nhà văn Kim Lân cũng là một trong số đó. Ông đã khắc họa số phận của những người nông dân qua tác phẩm “Vợ nhặt” bằng một lòng thương cảm sâu sắc.

Mở bài Vợ nhặt của Kim Lân – Mẫu 36

Kim Lân được mệnh danh là nhà văn của người nông dân, của làng quê Việt Nam bởi trong các tác phẩm của ông luôn hướng tới hình ảnh người nông dân. Với văn phong giản dị, mộc mạc nhưng sâu sắc thấm đẫm tinh thần nhân văn, tác giả Kim Lân đã gửi tới người đọc một tác phẩm kinh điển thể hiện tình cảm đậm đà của ông dành cho những số phận người nông dân nghèo khổ trong xã hội cũ.

Mở bài Vợ nhặt của Kim Lân – Mẫu 37

Kim Lân là một trong số những nhà văn xuất sắc viết về nông thôn và nông dân Việt Nam trong nền văn học hiện đại với những tác phẩm độc đáo tỏng cách xây dựng tình huống truyện, cách xây dựng và miêu tả nhân vật. Và có thể nói, truyện ngắn Vợ nhặt – rút từ tập Con chó xấu xí là một truyện ngắn tiêu biểu cho phong cách sáng tác của ông.

Mở bài Vợ nhặt của Kim Lân – Mẫu 38

Nhà văn Pháp Napoli từng nhận định: “Khi một tác phẩm nâng cao tinh thần ta lên, gợi cho ta những tình cảm cao quý và can đảm không cần tìm nguyên tắc nào để đánh giá nó nữa, nó là cuốn sách hay do người nghệ sĩ có thực tài viết ra”. Vâng, một tác phẩm hay luôn biết cách đưa tâm hồn con người tới địa hạt mới – địa hạt của những yêu thương, những sẻ chia và những khát khao. Viết “Vợ nhặt”, Kim Lân đã thể hiện niềm cảm thương trước số phận của con người cùng khát vọng sống, khát vọng hạnh phúc của họ khi bị đẩy đến mức đường cùng của cái đói.

Mở bài Vợ nhặt của Kim Lân – Mẫu 39

Nạn đói khủng khiếp và dữ dội năm 1945 đã hằn in trong tâm trí Kim Lân – một nhà văn hiện thực có thể xem là con đẻ của đồng ruộng, một con người một lòng đi về với “thuần hậu phong thuỷ” ấy. Ngay sau Cách mạng, ông đã bắt tay ngay vào viết tác phẩm Xóm ngụ cư khi hoà bình lặp lại (1954), nỗi trăn trở tiếp tục thôi thúc ông viết tiếp thiên truyện ấy. Và cuối cùng, truyện ngắn “Vợ Nhặt” ra đời.

Mở bài Vợ nhặt của Kim Lân – Mẫu 40

Nhà văn Kim Lân tên thật là Nguyễn Văn Tài, sinh năm 1920, quê ở làng Phù Lưu, xã Tân Hồng, huyện Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh. Do hoàn cảnh gia đình khó khăn, ông chỉ được học hết bậc Tiểu học rồi phải đi làm. Yêu thích văn chương, ông bắt đầu sáng tác từ năm 1941. Một số truyện ngắn của ông lấy đề tài ở cuộc sống lam lũ của người nông dân hoặc các sinh hoạt văn hóa truyền thống ở thôn quê. Sau Cách mạng tháng Tám, ông chuyên viết truyện ngắn về làng quê, mảng hiện thực mà ông hiểu biết sâu sắc. Theo Nguyên Hồng thì Kim Lân là nhà văn một lòng đi về với đất, với người, với những gì thuần hậu nguyên thủy của cuộc sống nông thôn. Tác phẩm chính: Nên vợ nên chồng (tập truyện ngắn, 1955), Con chó xấu xí (tập truyện ngắn, 1962). Vợ nhặt là truyện ngắn xuất sắc nhất của Kim Lân, được viết ngay sau khi Cách mạng tháng Tám 1945 bùng nổ nhưng đến sau hòa bình lập lại 1954 mới cho ra mắt bạn đọc trong tập Con chó xấu xí.

Mở bài Vợ nhặt của Kim Lân – Mẫu 41

Truyện ngắn “Vợ nhặt” của nhà văn Kim Lân lấy bối cảnh là nạn đói khủng khiếp năm 1945 để diễn tả được cái đói có sức nặng như thế nào, nhưng ngụ ý của tác giả chính là việc dựa trên nạn đói để lột tả tính cách “trong như ngọc sáng ngời” của những con người, những mảnh đời lầm thân. Nhân vật bà cụ Tứ là một hình tượng điển hình cho người đàn bà nghèo khổ đến cùng cực nhưng có tình yêu thương con đến vô bờ bến. Hẳn rằng người đọc sẽ không bao giờ quên những lời mà Kim Lân đã dành cho bà.

Mở bài Vợ nhặt của Kim Lân – Mẫu 42

Nhà văn Kim Lân là một nhà văn nổi tiếng của nền văn học hiện thực Việt Nam. Ông được xem là nhà văn của làng quê Việt Nam với những sáng tác luôn chạm đến trái tim người đọc bằng sự giản dị, gần gũi. Tác phẩm Vợ Nhặt của ông được sáng tác trong bối cảnh đất nước lầm than, nạn đói hoành hành năm 1945. Thành công của tác phẩm chính là nhờ sự thành công trong việc khắc họa nhân vật của tác giả. Nhân vật bà cụ Tứ, một người mẹ nghèo, khắc khổ nhưng giàu tình yêu thương là một nhân vật được khắc họa rất thành công.

Mở bài Vợ nhặt của Kim Lân – Mẫu 43

Đoạn trích Vợ nhặt của Kim Lân đã thành đề tài bàn luận không chỉ của tác giả mà còn của nhiều độc giả đón đọc. Thành công của tác phẩm không dừng lại ở việc khắc họa hiện thực xã hội đói nghèo và thiếu thốn, người chết như ngả rạ, khắp nơi bao trùm bởi không khí tang thương mà còn là vẽ ra những mảnh đời, những câu chuyện bình dị nhưng vô cùng ý nghĩa. Bên cạnh Tràng – nhân vật chính của câu chuyện, còn có chị vợ và bà cụ Tứ, mẹ của Tràng. Tuy xuất hiện ít hơn nhưng nhân vật bà cụ Tứ để lại nhiều ấn tượng và sự thương cảm trong lòng người đọc.

Mở bài Vợ nhặt của Kim Lân – Mẫu 44

Kim Lân là nhà văn chuyên viết về truyện ngắn. Đề tài của ông thường gắn liền với hơi thở ruộng đồng Bắc Bộ nơi những con người quê hương chân chất thật thà, coi trọng nghĩa tình, rất nhân hậu và giàu yêu thương. “Vợ nhặt” là tác phẩm tiêu biểu của Kim Lân được trích trong tập truyện “Con chó xấu xí”. Bằng tài năng nghệ thuật bậc thầy, nhất là bậc thầy của miêu tả tâm lý. Kim Lân đã mang đến cho người đọc sự xúc động mãnh liệt thông qua diễn biến tâm trạng nhân vật bà cụ Tứ.

Mở bài Vợ nhặt của Kim Lân – Mẫu 45

Vợ nhặt là một trong những tác phẩm xuất sắc nhất của nhà văn Kim Lân. Trong tác phẩm ta không chỉ nhớ về anh cu Tràng và chị vợ nhặt mà còn nhớ đến bà mẹ tảo tần, chịu nhiều vất vả. Bà cụ Tứ là hình ảnh bà mẹ nông dân Việt Nam trước 1945. Ở nhân vật này, Kim Lân không chú ý vào hành động mà đi sâu vào khai thác tâm trạng nhân vật, qua đó khẳng định tài năng miêu tả tâm lí nhân vật của ông.

Mở bài Vợ nhặt của Kim Lân – Mẫu 46

Người mẹ Việt Nam luôn là một nguồn cảm hứng sáng tạo của văn chương. Không một thể loại nào là không có các tác phẩm viết về mẹ. Trong các tác phẩm của nhà văn của Kim Lân, người đọc chắc có lẽ không thể không bị ấn tượng bởi nhân vật bà cụ Tứ. Bà là một người mẹ nghèo có tấm lòng nhân hậu, tình yêu thương con người và có niềm tin vào tương lai.

Mở bài Vợ nhặt của Kim Lân – Mẫu 47

Không phải là nhân vật chính, lại xuất hiện ở phần cuối của tác phẩm nhưng bà cụ Tứ – mẹ của anh cu Tràng trong Vợ nhặt của Kim Lân đã góp phần làm cho tác phẩm sâu sắc hơn. Với tình huống anh cu Tràng “nhặt” được vợ trong những ngày đói deo dắt, Kim Lân muốn khắc họa số phận bi đát của người nông dân trước cách mạng tháng Tám, thể hiện sự cảm thông, sẻ chia trước khát khao hạnh phúc của những số phận khốn cùng ấy.

Mở bài Vợ nhặt của Kim Lân – Mẫu 48

Để làm nên một tác phẩm thành công, bên cạnh việc lựa chọn chủ đề, xây dựng nhân vật và sử dụng các biện pháp nghệ thuật thì mỗi nhà văn cần phải khai thác tốt các giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo để câu truyện của mình mang nhiều giá trị ý nghĩa. Nhà văn Kim Lân đã vô cùng thành công khi viết Vợ nhặt, qua những giá trị hiện thực và nhân đạo của tác phẩm, ta càng thêm yêu mến câu truyện và các nhân vật hơn.

Mở bài Vợ nhặt của Kim Lân – Mẫu 49

Những người mẹ luôn là người đem lại tình thương yêu lớn nhất, tình yêu bao la ấy có thể vượt qua những khó khăn, những thiếu thốn vật chất để mang lại một cuộc sống an lành hạnh phúc cho nhau. Trong nền văn học Việt nam biết bao nhiêu nhà văn xây dựng được hình tượng người mẹ như thế. nếu như Nguyễn Minh Châu xây dựng người mẹ đầy đức hi sinh là người đàn bà hàng chài thì Kim lân lại xây dựng thành công nhân vật Bà cụ Tứ trong truyện ngắn Vợ Nhặt. Ngoài những phẩm chất của bà thì nhà văn đi vào miêu tả diễn biến tâm lý nhân vật này. Để từ đó chúng ta càng thấy được những hi sinh, những nỗi niềm thương con vô bờ bến của bà.

Mở bài Vợ nhặt của Kim Lân – Mẫu 50

Vợ nhặt là một trong những tác phẩm hay của văn học Việt Nam với đề tài cuộc sống người lao động trước Cách mạng. Xuất hiện trong truyện là ba nhân vật với những cơ cực, tủi hờn khác nhau, nhưng có lẽ đáng thương hơn cả vẫn là bà cụ Tứ. Trong truyện, nhà văn Kim Lân đã dừng lại miêu tả khá sâu sắc diễn biến tâm trạng nhân vật này khi bất ngờ đón nhận tin vui của cậu con trai: Thấy mẹ, Tràng reo lên như một đứa trẻ có qua được cơn đói khát này không!

Mở bài Vợ nhặt của Kim Lân – Mẫu 51

Vợ nhặt là một trong những tác phẩm xuất sắc nhất của nhà văn Kim Lân. Trong tác phẩm ta không chỉ nhớ về anh cu Tràng và chị vợ nhặt mà còn nhớ đến bà mẹ tần tảo, chịu nhiều vất vả. Bà cụ Tứ là hình ảnh bà mẹ nông dân Việt Nam trước 1945. Ở nhân vật này, Kim Lân không chú ý vào hành động mà đi sâu vào khai thác tâm trạng nhân vật, qua đó khẳng định tài năng miêu tả tâm lí nhân vật của ông.

Mở bài Vợ nhặt của Kim Lân – Mẫu 52

Kim Lân với phong cách viết giản dị, gần gũi với đời sống của nhân dân nên ông được xem là nhà văn của làng quê Việt Nam. Những sáng tác của ông luôn chạm vào trái tim người đọc cảm xúc ấm áp, thân quen nhất. Truyện ngắn “Vợ nhặt” ra đời giữa bối cảnh đất nước ta đang lầm than, nạn đói hoành hành. Tác giả đã khắc họa thành công nhân vật bà cụ Tứ, một người mẹ khắc khổ nhưng tràn đầy tình yêu thương.

Mở bài Vợ nhặt của Kim Lân – Mẫu 53

Chiến tranh đã đi qua gần một nửa thế kỷ trên đất nước ta thế nhưng nó vẫn luôn hiện hữu như một cơn ác mộng với những mất mát, đau thương không một từ ngữ nào có thể diễn tả được. Nhờ có văn học, những người con Việt Nam sinh ra trong thời bình đã phần nào cảm nhận được những gì dân tộc ta đã phải trải qua để đánh đổi nền độc lập, tự do. Trong số những nhà văn hiện thực, Kim Lân là một cây truyện ngắn với các tác phẩm có giá trị, trong đó có “Vợ nhặt”. Bằng việc xây dựng tuyến nhân vật và đặt họ trong bối cảnh đặc biệt của nạn đói kinh hoàng, nhà văn của đồng ruộng đã cho chúng ta thấy được vẫn còn những điều tươi sáng đằng sau những bóng tối, vẫn còn những ước vọng tươi sáng đằng sau thực tại trần trụi của người dân Việt Nam đương thời.

Mở bài Vợ nhặt của Kim Lân – Mẫu 54

Không phải là nhân vật chính, lại xuất hiện ở phần cuối của tác phẩm nhưng bà cụ Tứ – mẹ của anh cu Tràng trong Vợ nhặt của Kim Lân đã góp phần làm cho tác phẩm sâu sắc hơn. Với tình huống anh cu Tràng “nhặt” được vợ trong những ngày đói deo dắt, Kim Lân muốn khắc hoạ số phận bi đát của người nông dân trước cách mạng tháng Tám, thể hiện sự cảm thông, sẻ chia trước khát khao hạnh phúc của những số phận khốn cùng ấy.

Mở bài Vợ nhặt của Kim Lân – Mẫu 55

Viết về nạn đói năm 1945 nhưng truyện ngắn Vợ nhặt của Kim Lân không chỉ tập trung vào miêu tả cuộc sống ngột ngạt hay cái đói thương tâm mà qua đó để đi sâu vào tâm hồn và những phẩm chất tốt đẹp của con người cùng chung bước lầm than. Vẻ đẹp nhân văn, nhân đạo ấy được tác giả xây dựng thành công ở nhân vật bà cụ Tứ – mẹ của anh Tràng – trước tình huống anh Tràng bất ngờ có vợ.

Mở bài Vợ nhặt của Kim Lân – Mẫu 56

Nhà văn Nam Cao đã từng viết trong tác phẩm Giăng sáng: “Nghệ thuật không cần phải là ánh trăng lừa dối, nghệ thuật không nên là ánh trăng lừa dối, nghệ thuật chỉ có thể là tiếng đau khổ kia thoát ra từ những kiếp lầm than.” Đây là một lời nhận xét vô cùng giá trị và ý nghĩa. Và ý nghĩa này hoàn toàn đúng đắn trong truyện ngắn Vợ nhặt của nhà văn Kim Lân. Câu truyện không chỉ lột tả hiện thực đau xót lúc bấy giờ mà còn thể hiện tình yêu thương sâu sắc của tác giả đối với nhân vật mà ông dựng nên.

Mở bài Vợ nhặt của Kim Lân – Mẫu 57

Vợ nhặt là tác phẩm hoàn hảo của Kim Lân viết về cuộc sống ngột ngạt của dân chúng ta trong nạn đói năm 1945. Tiền thân của truyện ngắn này là tiểu thuyết “xóm ngụ cư” được viết ngay sau cách mạng tháng tám nhưng dang dở. Sau lúc hòa bình lập lại (1954), Kim Lân dựa vào một phần cốt truyện cũ để viết truyện ngắn này. với tác phẩm vợ nhặt, Kim Lân đã rất thành công trong việc đi sâu phân tách diễn biến tâm lí nhân vật, tiêu biểu là nhân vật bà cụ Tứ.

Mở bài Vợ nhặt của Kim Lân – Mẫu 58

“Vợ nhặt” có tiền thân là tiểu thuyết “Xóm ngụ cư” được nhà văn Kim Lân viết ngay sau khi Cách mạng tháng Tám thành công nhưng còn dang dở và mất bản thảo. Sau này, dựa vào một phần cốt truyện cũ của “Xóm ngụ cư”, nhà văn Kim Lân đã bổ sung và cho ra đời truyện ngắn “Vợ nhặt”. Tác phẩm lấy bối cảnh nạn đói hoành hành tại nước ta năm 1945 khiến 2 triệu người dân chết đói. Trong truyện ngắn, bên cạnh nhân vật Tràng, người vợ nhặt, nhân vật bà cụ Tứ được xây dựng rất thành công bằng nghệ thuật miêu tả tâm lý tinh tế, qua đó ta có thể thấy rõ tấm lòng, đức hy sinh của một người mẹ nông dân trước Cách mạng.

Mở bài Vợ nhặt của Kim Lân – Mẫu 59

Kim Lân thuộc hàng những cây bút truyện ngắn tài năng của văn học Việt Nam hiện đại. Ông thường viết về nông thôn và những con người dân quê, lam lũ hồn hậu, chất phác mà giàu tình yêu thương. Vợ nhặt là một trong những sáng tác tiêu biểu của ôngTác phẩm đã khắc hoạ tình cảnh thê thảm của nhân dân ta trong nạn đói năm 1945 đồng thời khẳng định, ca ngợi tình yêu thương, đùm bọc, khát khao hạnh phúc, hướng đến tương lai của những người dân lao động. Trong đó nhân vật bà cụ Tứ được nhà văn khắc hoạ rất sinh động, tinh tế, là một người mẹ nghèo khổ, trải đời, giàu tình yêu thương và có nội tâm phong phú, phức tạp.

Mở bài Vợ nhặt của Kim Lân – Mẫu 60

Đặt câu chuyện trong bóng tối của thời sự đói khát và chết chóc ấy, nhà văn đã thể hiện cảm động tấm lòng yêu thương, đùm bọc lẫn nhau và niềm khao khát hạnh phúc của những người nghèo khổ. Vẻ đẹp nhân bản ấy được tác giả phát hiện và tập trung xây dựng thành công ở nhân vật bà cụ Tứ, mẹ của anh Tràng – người đã “nhặt” vợ.

Mở bài Vợ nhặt của Kim Lân – Mẫu 61

Nếu ví văn học Việt Nam như một dòng sông bao la và mỗi tác phẩm là một con thuyền trên dòng sông ấy, có con thuyền sẽ bị con sóng khắc nghiệt làm đắm chìm ngay từ những ngày đầu tiên, những cũng có con thuyền kiên cường đứng vững trôi trên dòng sông ấy bao đời. Cũng như có những tác phẩm văn học đọc xong, gấp sách lại và ta quên đi, khép luôn cả trí nhớ của mình về nó. Cho đến lúc cầm lại nó, ta mới chợt nghĩ mình đã đọc rồi. Những có những khi, có những cuốn sách như dòng sông chảy qua tâm hồn ta, để lại một lớp phù sa, để lại những ấn tượng khắc chạm trong tâm khảm. Và trong những dòng văn có sức sống như thế, ta không thể lãng quên “Vợ nhặt” của Kim Lân.

Mở bài Vợ nhặt của Kim Lân – Mẫu 62

Là một cây bút chuyên viết truyện ngắn, những trang viết của nhà văn Kim Lân luôn hướng về cuộc sống và người dân quê với cuộc sống nghèo khổ thiếu thốn mà lạc quan, yêu đời, và truyện ngắn “Vợ nhặt” là một trong số những tác phẩm như thế. Truyện ngắn “Vợ nhặt” đã khắc họa thành công những hình tượng nhân vật độc đáo để từ đó, người đọc có thể cảm nhận hết cuộc sống, số phận con người trong nạn đói ấy và nhân vật bà cụ Tứ là một trong những nhân vật để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng bạn đọc.

Mở bài Vợ nhặt của Kim Lân – Mẫu 63

Tác phẩm Vợ nhặt xoay quanh câu chuyện của ba người trong một gia đình ngụ cư. Điều lạ là một người làm nên chính cái tên của truyện lại không có tên, không biết tuổi. Đó chính là vợ Tràng. Người phụ nữ ấy chỉ là một trong số hàng ngàn, hàng vạn thân phận phụ nữ cùng thời. Do đó, người ấy rất rễ bị lãng quên, ít ai chú ý tới nhưng với nhà văn đó là một số phận không thể bỏ qua, một số phận gây nhức nhối, trăn trở. Sự hấp dẫn của nhân vật nữ này phải chăng là từ một người trong cõi mù mịt, không đâu vào đâu trở thành một nàng dâu hiền thục của bà cụ Tứ?

Mở bài Vợ nhặt của Kim Lân – Mẫu 64

Kim Lân là nhà văn có vốn am hiểu phong phú về cuộc sống và tâm hồn của người nông dân. Viết về làng quê, người nông dân bằng những tình cảm chân thành, bình dị nhưng vô cùng tinh tế nên văn của Kim Lân thường dễ chạm đến những tình cảm sâu kín nhất bên trong mỗi độc giả. Vợ nhặt không chỉ là truyện ngắn đặc sắc nhất của Kim Lân mà còn là tác phẩm tiêu biểu của nền văn học hiện thực Việt Nam khi khắc họa sống động cuộc sống nghèo khổ, bế tắc của con người trong nạn đói. Tiêu biểu cho hình ảnh và thân phận con người trong nạn đói, đó chính là nhân vật người vợ nhặt.

Mở bài Vợ nhặt của Kim Lân – Mẫu 65

Người vợ nhặt trong tác phẩm cùng tên của nhà văn Kim Lân dù không phải nhân vật trung tâm nhưng lại giữ một vị trí cực kì quan trọng trong toàn bộ tác phẩm. Có thể nói với nhân vật này, thì giá trị hiện thực và nhân đạo của tác phẩm mới được hoàn chỉnh hơn.

Mở bài Vợ nhặt của Kim Lân – Mẫu 66

Kim Lân là một trong số ít những nhà văn thành công khi viết về cái nghèo, cái đói để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng độc giả. Khi viết về cái đói, Kim Lân không dừng lại ở việc khơi gợi lòng thương cảm, xót xa mà còn tạo ra một nỗi ghê sợ, ám ảnh về sức mạnh hủy diệt của nó đối với nhân phẩm và thể xác con người. Tuy nhiên, với thông điệp “Hãy tin ở con người”, hầu hết nhân vật của Kim Lân, đến cuối truyện luôn tìm về với bản chất tốt đẹp, đáng quý của mình. Đại diện cho kiểu nhân vật này, chúng ta có thể kể đến người vợ nhặt trong truyện ngắn cùng tên của nhà văn. Đây là nhân vật bị cái đói xui khiến, sẵn sàng vứt bỏ tự tôn, nhắm mắt đưa chân theo người xa lạ vì một miếng ăn. Nhưng, ở đâu đó trong con người thị vẫn luôn tồn tại những phẩm chất đáng trân trọng của một người phụ nữ truyền thống: đảm đang, biết vun vén gia đình và cũng đầy tinh tế, ý nhị.

Mở bài Vợ nhặt của Kim Lân – Mẫu 67

Đến với mảnh đất văn chương, nếu Nguyễn Công Hoan coi “đời là mảnh ghép của những nghịch cảnh”; Thạch Lam ví “đời là miếng vải có nhiều lỗ thủng, nhiều vết ố nhưng vẫn nguyên vẹn”; và Nam Cao thì coi “cuộc đời là tấm áo cũ bị xé rách tả tơi từ cái làng Vũ Đại đến mỗi gia đình, mỗi số phận”, thì Kim Lân lại không nhìn đời bằng con mắt “đau thương” như thế! Kim Lân là cây bút xuất sắc chuyên viết truyện ngắn về đề tài nông thôn. Những sáng tác của ông phản ánh một cách chân thật, xúc động về cuộc sống và người dân quê mà ông am hiểu sâu sắc cảnh ngộ cũng như tâm lí của họ – những con người gắn bó tha thiết với quê hương và cách mạng. Một trong những sáng tác thuộc đỉnh cao của Kim Lân là truyện ngắn “Vợ nhặt”, tác phẩm vừa là bức tranh hiện thực về nạn đói khủng khiếp năm Ất Dậu vừa là bài ca ca ngợi sức sống và niềm tin mãnh liệt của con người vào tương lai, vào Cách mạng, vào tình người.

Mở bài Vợ nhặt của Kim Lân – Mẫu 68

Kim Lân là nhà văn của làng quê Việt Nam với cách viết chân chất, mộc mạc và những hình ảnh nhân vật điển hình cho làng quê. Văn của Kim Lân đi sâu vào lòng người đọc bởi tình cảm bình dị, rất đời thường nhưng chan chứa nghĩa tình. Tác phẩm “Vợ nhặt” là một “kiệt tác” của văn học hiện thực Việt Nam, tái hiện thành công xã hội nghèo khổ, cùng cực, bế tắc của người nông dân. Bằng bút pháp tả thực Kim Lân đã xây dựng thành công tuyến nhân vật đại diện cho cuộc sống bần cùng giai đoạn đó. Đó là nhân vật người vợ.

Mở bài Vợ nhặt của Kim Lân – Mẫu 69

Vợ nhặt là tác phẩm đặc sắc, tiêu biểu nhất trong sự nghiệp sáng tác của nhà văn Kim Lân. Nội dung truyện kể về anh Tràng ở xóm ngụ cư, làm nghề kéo xe bò thuê. Giữa trận đói kinh hoàng nuôi thân còn khó, thế mà bất ngờ, anh dám đèo bòng thêm cô vợ nhặt. Kim Lân đã sáng tạo ra tình huống nhặt vợ rất độc đáo, đồng thời vận dụng ngôn ngữ bình dân tự nhiên, mộc mạc để khắc họa tính cách của từng nhân vật. Từ bà cụ Tứ đến anh Tràng và người vợ nhặt, nhân vật nào cũng sinh động và chân thực.

Mở bài Vợ nhặt của Kim Lân – Mẫu 70

Kim Lân là một trong những nhà văn xuất sắc của nền văn xuôi hiện đại Việt Nam trước và sau Cách mạng tháng Tám. Một trong những tác phẩm tiêu biểu của Kim Lân được viết ngay sau khi Cách mạng tháng Tám thành công là truyện ngắn “Vợ nhặt”,được in trong tập truyện “Con chó xấu xí”. Đây là tác phẩm mà Kim Lân đã tái hiện thành công bức tranh ảm đạm và khủng khiếp về nạn đói Ất Dậu (1945) của nước ta. Trên cái nền tăm tối và đau thương ấy, nhà văn đã đặt vào đó hình ảnh của nhân vật người vợ nhặt: nghèo đói, bất hạnh nhưng lại có một khát vọng sống mãnh liệt. Điều đó được thể hiện qua việc chị chấp nhận theo không một người đàn ông về làm vợ giữa ngày đói.

Mở bài Vợ nhặt của Kim Lân – Mẫu 71

B.Sô từng nói “Vũ trụ có nhiều kì quan, nhưng kì quan tuyệt diệu nhất vẫn là trái tim người mẹ”. Quả thật vậy, trái tim của người mẹ là kỳ quan vĩ đại, là toà bảo tháp ngự trị vĩnh hằng và sừng sững giữa cuộc đời. Tác phẩm văn học nhất là những tác phẩm viết về người mẹ luôn là những tác phẩm thành công nhất. Văn học Việt Nam cũng đã từng ghi nhận những đóng góp lớn lao ấy về người mẹ. Một trong những tác phẩm tạo nên niềm xúc động sâu sắc về người mẹ phải kể đến đó là “Vợ nhặt” của Kim Lân. Dưới ngòi bút tài hoa và tinh tế của nhà văn vốn một đời đi về với ruộng đồng, vẻ đẹp lớn lao kì vĩ của trái tim người mẹ và tình mẫu tử thắm thiết thiêng liêng cũng ngời lên trọn vẹn và sâu sắc qua diễn biến tâm trạng của nhân vật bà cụ Tứ.

Mở bài Vợ nhặt của Kim Lân – Mẫu 72

Ai đó từng nói rằng “ Hãy hướng về phía mặt trời, bóng tối sẽ ngả sau lưng bạn”. Bởi nói như nhà văn Nguyễn Khải “Sự sống nảy sinh từ trong cái chết, hạnh phúc bắt nguồn từ những gian khổ hy sinh. Ở đời không có con đường cùng chỉ có những ranh giới điều cốt yếu là phải có đủ sức mạnh để bước qua ranh giới đó”. Đọc truyện ngắn “Vợ nhặt” của nhà văn Kim Lân ta càng hiểu sâu sắc và thấm thía hơn chân lý đó. Ta không khỏi xót xa, ngậm ngùi thương cho hoàn cảnh éo le, mừng vui cho niềm tin của con người vào tương lai mới mà còn rưng rức trước tình cảm yêu thương của hơi ấm gia đình.Vậy điều đó thể hiện như thế nào qua hình ảnh nhân vật Thị?

Mở bài Vợ nhặt của Kim Lân – Mẫu 73

Kim Lân thuộc hàng những cây bút truyện ngắn tài năng của văn học Việt Nam hiện đại. Ông thường viết về nông thôn và những con người dân quê, lam lũ hồn hậu, chất phác mà giàu tình yêu thương. Vợ nhặt là một trong những sáng tác tiêu biểu của ông. Tác phẩm đã khắc hoạ thành công nhân vật Tràng, một người lao động nghèo khổ nhưng giàu tình yêu thương, luôn khao khát hạnh phúc gia đình giản dị, biết hướng tới tương lai tươi đẹp.

Mở bài Vợ nhặt của Kim Lân – Mẫu 74

Kim Lân là một cây bút chuyên viết truyện ngắn, ông thường viết về nông thôn và người nông dân bằng lời văn chân thật xúc động khi miêu tả đời sống, cảnh ngộ và tâm lý của họ. Truyện ngắn “Vợ nhặt” là tác phẩm xuất sắc in trong tập “Con chó xấu xí”(1962). Bối cảnh của truyện là nạn đói thê thảm khủng khiếp năm 1945 do thực dân Pháp và phát xít Nhật gây ra. Nhưng dù ở hoàn cảnh nào ngay cả khi cận kề bên cái chết họ vẫn yêu thương cưu mang đùm bọc lẫn nhau, vẫn khát khao hạnh phúc và có niềm tin bất diệt vào tương lai. Những phẩm chất tốt đẹp ấy được nhà văn thể hiện qua nhân vật Tràng.

Mở bài Vợ nhặt của Kim Lân – Mẫu 75

“Cái đẹp cứu vớt con người” (Đôx-tôi-ep-ki). Vâng, “Vợ nhặt” của nhà văn Kim Lân thể hiện rõ sức mạnh kì diệu ấy. Ánh sáng của tình người, lòng tin yêu vào cuộc sống là con nguồn mạch giúp Kim Lân hoàn thành tác phẩm. Ông đã đóng góp cho văn học Việt Nam nói chung, về đề tài nạn đói nói riêng một quan niệm mới về lòng người và tình người. Đọc xong thiên truyện, dấu nhấn mạnh mẽ nhất trong tâm hồn bạn đọc chính là ở điểm sáng tuyệt vời ấy.

Mở bài Vợ nhặt của Kim Lân – Mẫu 76

Truyện ngắn Vợ nhặt của Kim Lân ban đầu có tên là Xóm ngụ cư. Truyện được Kim Lân viết sau ngày Cách mạng tháng Tám thành công, nhưng mãi đến khi hòa bình lập lại (1954), Kim Lân mới sửa lại và đưa in chính thức. Truyện ngắn Vợ nhặt vừa tố cáo xã hội đẩy con người đến nạn đói khủng khiếp, khiến mạng người trở nên rẻ rúng như rơm rác; vừa có ý nghĩa nhân bản sâu sắc.

Trong truyện ngắn này, nhà văn Kim Lân muốn nói với chúng ta một vấn đề, đó là người dân lao động trong bất kì tình huống nào cũng khao khát tình yêu thương, khao khát hạnh phúc gia đình và vẫn tin vào cuộc sống tương lai Tràng là hình tượng nhân vật trung tâm của câu truyện, thể hiện khá sâu sắc chủ đề của truyện ngắn này.

Mở bài Vợ nhặt của Kim Lân – Mẫu 77

Kim Lân là nhà văn lão làng trong nền văn học hiện thực Việt Nam. Ngòi bút của ông hướng đến những mảnh đời bất hạnh, làng quê Việt Nam, những người nông dân chân chất mộc mạc, nghèo đói nhưng tràn đầy tình yêu. Truyện ngắn “Vợ nhặt” là một trong những kiệt tác tái hiện lại chân thực nhất hình ảnh người nông dân sống trong nạn đói năm 1945. Đặc biệt tác giả đã khắc họa thành công diễn biến tâm lý của nhân vật chính: anh cu Tràng.

Mở bài Vợ nhặt của Kim Lân – Mẫu 78

Kim Lân là một trong những nhà văn điển hình của nền văn chương hiện thực Việt Nam, ông thường viết về nông thôn và người nông dân. Vợ nhặt là truyện viết về hình ảnh người dân cày trong nạn đói năm 1945. khi kể tới tác phẩm này người đọc không thể ko nhắc đến anh cu Tràng, nhân vật vật chính của truyện được tác kém chất lượng vun đắp rất thành công.

Mở bài Vợ nhặt của Kim Lân – Mẫu 79

Kim Lân là một cây bút chuyên viết truyện ngắn với đề tài quen thuộc là hình ảnh nông thôn và người nông dân. Khác với tác giả Tô Hoài – ông không khai thác cuộc sống của người dân nơi rẻo cao Tây Bắc mà lại lặn sâu vào cuộc sống của người dân quê – những con người gắn bó thiết tha với quê hương và cách mạng. Trong đó, “Vợ nhặt” là một tác phẩm tiêu biểu minh chứng cho tài năng của Kim Lân. Và trong suốt những trang sách kể về tình huống nhặt vợ có một không hai trong nền văn học Việt Nam, diễn biến tâm lí nhân vật Tràng đã để lại cho người đọc những ấn tượng sâu sắc.

Mở bài Vợ nhặt của Kim Lân – Mẫu 80

Còn nhớ sinh thời tác giả của Bỉ vỏ – nhà văn Nguyên Hồng từng “phán” về đồng nghiệp của mình rằng: Kim Lân là nhà văn một lòng đi về với “đất” với “người” với “thuần hậu nguyên thuỷ” của cuộc sống nông thôn. Quả thật không chê vào đâu được lời “truyền thần” ấy của nhà văn Nguyên Hồng! Sự nghiệp và những quan niệm về văn chương của Kim Lân qua những tác phẩm của ông đã để lại rất nhiều những ấn tượng đẹp trong lòng độc giả, và càng chứng minh nhận định của nhà văn Nguyên Hồng không thể bỏ đi từ nào được. Đọc “Vợ nhặt” – tác phẩm tiêu biểu trong sự nghiệp sáng tác của Kim Lân, ta càng hiểu rõ và thấm nhuần hơn điều này.

Mở bài Vợ nhặt của Kim Lân – Mẫu 81

Vợ nhặt là một trong những tác phẩm xuất sắc nhất của nhà văn Kim Lân. Tác phẩm đã dựng lên cuộc đời, số phận của người dân Việt Nam trong năm 1945 với nạn đói khủng khiếp khi hơn hai triệu người chết đói. Và tất cả đã được phản ánh đầy đủ thông qua nhân vật Tràng – nhân vật trung tâm của tác phẩm.

Mở bài Vợ nhặt của Kim Lân – Mẫu 82

Nền văn học Việt Nam đã ghi danh nhiều tác giả với những cống hiến quan trọng. Mỗi giai đoạn lịch sử khác nhau lại có những dấu mốc văn học khác nhau. Trong đó, không thể không nhắc đến giai đoạn 1945 – 1975 đã ghi danh tên tuổi của nhiều nhà văn, nhà thơ nổi tiếng. Một trong những tác giả tiêu biểu của giai đoạn này là Kim Lân với truyện ngắn “Vợ nhặt.”

Mở bài Vợ nhặt của Kim Lân – Mẫu 83

Kim Lân – một nhà văn xuất sắc của nền văn xuôi Việt Nam vào giai đoạn trước và sau cách mạng tháng Tám. Ông là một người yêu quê hương đất nước, giàu lòng thương người. Kim Lân đã khắc họa rất thành công bức tranh của nạn đói năm Ất Dậu, nạn đói lịch sử của nước ta năm 1945 qua tác phẩm truyện ngắn “Vợ nhặt”. Đặc biệt là qua hình ảnh nhân vật Tràng, một người nông dân nghèo đói, bất hạnh nhưng trong anh lại có một tấm lòng giàu tình thương người, giàu khát vọng hạnh phúc. Tất cả được thể hiện qua câu chuyện đầy bất ngờ của Tràng – câu chuyện nhặt vợ giữa ngày đói.

****

Trên đây là 83 bài mẫu Mở bài Vợ nhặt của Kim Lân lớp 12 ngắn gọn, hay nhất do thầy cô trường THCS Bình Chánh biên soạn. Hy vọng dựa vào đây, các em sẽ có thêm nhiều ý tưởng mới lạ để hoàn thành tốt bài tập làm văn của mình với điểm số cao nhất.

Đăng bởi THCS Bình Chánh trong chuyên mục Học tập

5/5 - (2 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *