Ngạn ngữ là gì? Cách phân biệt ngạn ngữ

Mời các em theo dõi nội dung bài học về Ngạn ngữ là gì? Cách phân biệt ngạn ngữ do thầy cô trường THCS Bình Chánh biên soạn. Hy vọng sẽ là tài liệu hữu ích giúp các em học tốt và hoàn thành tốt bài tập của mình.

Mục lục

Ngạn ngữ là gì?

Ngạn ngữ là những câu nói của người xưa truyền lại, bao gồm cả những câu tục ngữ của nhân dân và những câu nói có giá trị, lời đẹp ý hay của các danh nhân, các nhà hiền triết được nhân dân truyền tụng.

Ngạn ngữ thường biểu hiện bằng từ Hán – Việt, gần với phong cách văn học viết, chỉ có nghĩa đen và chưa hẳn mất xuất xứ.

Ngạn có nghĩa là “lời nói của người xưa”. Ngạn ngữ là những câu nói của người xưa truyền lại, bao gồm cả những câu tục ngữ của nhân dân và những câu nói có giá trị, lời đẹp ý hay của các danh nhân, các nhà hiền triết được nhân dân truyền tụng.

Ngạn ngữ thuộc dạng câu ngắn, có vần điệu, lưu truyền trong dân gian, đúc kết một kinh nghiệm sống hoặc đưa ra một lời răn dạy. Ngạn ngữ là một loại tục ngữ nhưng hàm ý giáo huấn để xây dựng đạo đức, nhân cách của con người.

Khác với tục ngữ, ngạn ngữ cũng không quá “thật thà”, nhất là trên lĩnh vực xã hội. Chẳng hạn ở Quảng Ngãi có câu: “Con gái còn son không bằng tô don Vạn Tượng”

Ngạn ngữ là gì?
Ngạn ngữ là gì?

Một khối lượng lớn ngạn ngữ nói về tự nhiên và mối quan hệ với tự nhiên, và rõ ràng với tự nhiên, con người có “hiền” hơn, thật thà hơn. Một thứ dự báo thời tiết như: “Trăng quầng thì hạn, trăng tán thì mưa”

Một số câu ngạn ngữ không hẳn là tự nhiên, cũng không hẳn xã hội, lại rất thú vị khi nó nói toác ra được nét tâm lý của con người. Chẳng hạn như các câu: “Gái yêu bằng tai trai yêu bằng mắt”

Ngạn ngữ giống tục ngữ nên khá khó phân biệt.

Ngạn ngữ thường chỉ có nghĩa đen và hay thuộc dạng Hán – Việt. Ngạn ngữ không hay trau chuốt, giống như một lời nói bình thường giữa con người – con người. Gần với phong cách viết.\

Ví dụ:

Dục tốc bất đạt.

Phu xướng phụ tùy.

Tục ngữ bao gồm cả nghĩa đen và bóng. Gần với phong cách nói gieo vần điệu. Hay được gieo vần, đặc biệt là vần lưng. Hai về thường đối cứng nhau cả về nội dung lẫn hình thức.

Ví dụ:

Tay làm hàm nhai, tay quai miệng trễ.

Trời nắng tốt dưa, trời mưa tốt lúa.

Ngoài ngạn ngữ, tục ngữ ra còn có:

Thành ngữ: Tập hợp từ cố định đã quen dùng mà nghĩa thường không thể giải thích được một cách đơn giản bằng nghĩa của các từ tạo nên nó.

Ví dụ: Hậu sinh khả úy.

Danh ngôn: Là những câu nói của các lãnh tụ, danh nhân, các nhà văn, nhà thơ lỗi lạc. Danh ngôn thường rất trau chuốt. Có một bộ phận dùng quen được xếp chung vào Tục ngữ và không để ý đến tác giả.

Ví dụ: Học, học nữa, học mãi. – Lênin

Không có gì quý hơn độc lập tự do. – Hồ Chí Minh

Phương ngôn: Là tục ngữ có tính chất địa phương. Thường dùng ở một vùng nhất định.

Ví dụ:

Chúa vắng nhà gà vọc niêu tôm – Miền Bắc

Vắng chủ nhà gà bươi bếp – Miền Trung

Vắng chủ nhà gà mọc đuôi tôm – Miền Nam

Cách ngôn: Là tục ngữ, ngạn ngữ hoặc danh ngôn, có ý giáo dục. Cách ngôn mang phong cách chức năng. Ngắn gọn, súc tích. Được nhiều người dùng làm thước đo hoặc chuẩn mực đạo đức.

Ví dụ:

Học thầy không tày học bạn

Tiên học lễ, hậu học văn

Châm ngôn: Là tục ngữ, ngạn ngữ, danh ngôn được dùng có tính chất cá nhân, được đặt ra làm lề luật, tiêu chuẩn cho hoạt động hoặc tư tưởng của mình. Châm ngôn mang phong cách chức năng.

Ví dụ:

Hạnh phúc là đấu tranh. – Karl Marx

Càng khó khăn, càng vui thú. – Ohsawa

Cách phân biệt ngạn ngữ

Để phân biệt được thì chúng ta phải đi sâu vào phân tích nội dung của từng câu, tìm hiểu nguồn gốc, xuất xứ, cách sử dụng từ ngữ của từng địa phương, sự khác nhau của các phong cách chức năng. Dù là hình thức nào thì chúng đều mang đặc điểm chung là những câu khái quát và nội dung là những phán đoán.

Cách phân biệt ngạn ngữ
Cách phân biệt ngạn ngữ

1. Tục ngữ: Là những câu nêu lên những đúc kết về kinh nghiệm lao động, có ý nghĩa giáo huấn thâm sâu, mang tính chất dân gian đậm đà à phong cách văn nói vần điệu. Tục ngữ có cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng:- Tay làm hàm nhai, tay quai miệng trễ.- Bà con xa không bằng láng giềng gần.- Trời nắng tốt dưa, trời mưa tốt lúa.

2. Ngạn ngữ: Là những câu nói xưa, nêu lên những bài học về lẽ phải, đạo lý mang tính chất giáo dục và thường biểu hiện bằng từ Hán – Việt, gần với phong cách văn học viết, chỉ có nghĩa đen và chưa hẳn mất xuất xứ. Là một bộ phận của Tục ngữ, ngạn ngữ chiếm số lượng khá lớn trong Tiếng Việt.- Cẩn tắc vô ưu- Dục tốc bất đạt.- Phu xướng phụ tùy

3. Danh ngôn: Là những câu nói của các lãnh tụ, danh nhân, các nhà văn, nhà thơ lỗi lạc, có xuất xứ từ sách vở. Danh ngôn thường rất trau chuốt. Có một bộ phận dùng quen được xếp chung vào Tục ngữ và không để ý đến tác giả.- Học, Học nữa, học mãi. (Lênin)- Sự hy sinh là tuyệt đỉnh của nghệ thuật, nó tràn đầy niềm vui và chân chính. (Ganđi)- Không có gì quý hơn độc lập tự do.

4. Phương ngôn; Là tục ngữ có tính chất địa phương.- Chúa vắng nhà gà vọc niêu tôm (Miền Bắc)- Vắng chủ nhà gà bươi bếp ( Miền Trung)- Vắng chủ nhà gà mọc đuôi tôm ( Miền Nam)

5. Cách ngôn: Là tục ngữ, ngạn ngữ hoặc danh ngôn, chỉ có nghĩa đen, đơn thuần về mặt giáo dục. Cách ngôn mang phong cách chức năng.- Học thầy không tày học bạn- Tiên học lễ, hậu học văn- Học, học nữa, học mãi (Leenin)

6. Châm ngôn: Là tục ngữ, ngạn ngữ, danh ngôn được dùng có tính chất cá nhân, được đặt ra làm lề luật, tiêu chuẩn cho hoạt động hoặc tư tưởng của mình. Châm ngôn mang phong cách chức năng.- Mọi người đều được sung sướng, nêu không, chính lỗi tại họ. (Épictète)- Hạnh phúc là đấu tranh (Karl Marx)- Càng khó khăn, càng vui thú. (Ohsawa)

Bên cạnh gia đình tục ngữ phong phú trên đây còn có một thể loại mà ta thường nhầm lẫn với tục ngữ là Thành ngữ. Với một số người sưu tầm, họ chỉ quan tâm việc thu thập cho được nhiều câu, mà không phân biệt và phân chia thế nào là thành ngữ, tục ngữ, lý ngữ, sấm ngữ, mê ngữ, phương ngôn, đồng dao, ca dao hay phong dao gì cả.

Một số ngạn ngữ hay

– Vận may luôn đến với nơi tràn ngập tiếng cười.

– Nhẫn nại hơn đối thủ chỉ 30 phút, bạn sẽ là người chiến thắng.

– Nếu phụ nữ muốn điều gì, họ sẽ làm mọi thứ để có nó.

– Đặt một hỏi, bạn sẽ thấy xấu hổ trong giây lát. Nếu không hỏi, bạn không biết và sẽ cảm thấy xấu hổ cả phần đời của mình.

– Đất luôn cứng lại sau cơn mưa.

– Những con sông sâu nhất luôn chảy lặng lẽ.

– Nếu quyết định chỉ đi theo hành trình của bản thân, bạn sẽ cô độc trên hàng ngàn cây số.

– Yêu thương cho đi là yêu thương có thể giữ được mãi mãi.

– Một nụ cười có thể thay đổi một ngày, một cái ôm có thể thay đổi một tuần, một lời nói có thể thay đổi một cuộc sống.

– Nếu bạn không thể là Mặt Trời thì cũng đừng làm một đám mây.

– Có hai nơi mà không gì là không thể xảy ra : trong giấc mơ và trong tình yêu.

– Nếu bạn luôn cố để giống một người nào đó, bạn sẽ đánh mất những gì đặc biệt nhất về chính mình.

– Cuộc sống giống như hoa hồng, vẻ đẹp luôn đi cùng với gai.

– Chẳng sao cả nếu bạn cố, và cố, và cố nữa, nhưng vẫn thất bại. Nhưng thật tệ hại nếu bạn cố rồi thất bại, và không muốn cố lần nữa.

Một số ngạn ngữ hay
Một số ngạn ngữ hay

– Chỉ khi bạn mở được cánh cửa của lòng tin, bạn mới mở tới cánh cửa của tình bạn.

– Một tâm hồn không có trí tưởng tượng cũng như một nhà quan sát không có kính thiên văn.

– Mỗi ngày đều là ngày đầu tiên của phần còn lại trong cuộc sống của bạn.

– Không bao giờ có thang máy đi tới thành công, bạn luôn phải đi cầu thang bộ.

– Một người thông minh giống như một dòng sông, càng sâu thì càng ít gây ồn ào.

– Bạn trưởng thành không phải khi biết tự chăm lo cho mình, mà là khi bạn có thể chăm lo cho người khác.

– Bạn cần phải đứng vững vì ít nhất một điều gì đó, nếu không, bạn sẽ ngã vì bất kỳ điều gì.

– Hãy luôn nhớ rằng mỗi người bạn tốt đều đã từng là một người xa lạ.

– Dù bạn không giỏi nhất, nhưng hãy cố gắng cao nhất.

– Chẳng có dấu hiệu nào ghi trên cái kén rằng nó sẽ trở thành một con bướm xinh đẹp.

– Để vẽ một bức tranh hoàn hảo, nhất thiết bạn sẽ cần một vài màu tối.

– Lo lắng quá nhiều giống như việc trả nợ mà bạn không biết có vay hay không.

***

Trên đây là nội dung bài học Ngạn ngữ là gì? Cách phân biệt ngạn ngữ do thầy cô trường THCS Bình Chánh biên soạn và tổng hợp. Hy vọng sẽ giúp các em hiểu rõ nội dung bài học và từ đó hoàn thành tốt bài tập của mình. Đồng thời luôn đạt điểm cao trong các bài thi bài kiểm tra sắp tới. Chúc các em học tập thật tốt.

Đăng bởi THCS Bình Chánh trong chuyên mục Học tập

5/5 - (6 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *