Nữ thần Ganga là ai? Những điều bạn nên biết về nữ thần sông Hằng- Ganga

Mời bạn đọc cùng tìm hiểu Nữ thần Ganga là ai? trong bài viết dưới đây để có câu trả lời nhé.

Mục lục

Nữ thần Ganga là ai?

Ganga (tiếng Phạn: गङ्गा hoặc गंगा, chuyển tự Gaṅgā, còn gọi là Nữ thần sông Hằng) là hiện thân của sông Hằng, vị thần được người theo Hindu giáo tôn thờ như nữ thần thanh tẩy và tha thứ. Được biết đến với nhiều cái tên, Ganga thường được miêu tả dưới dạng một phụ nữ xinh đẹp vị tha, cưỡi một sinh vật thần thánh tên là Makara. Một số đề cập sớm nhất về Ganga xuất hiện trong Rigveda, nơi bà được xem là linh thiêng nhất trong các dòng sông. Những câu chuyện về thần chủ yếu xuất hiện trong kinh văn hậu Vệ đà như Ramayana, Mahabharata và Puranas.

Nữ thần Ganga là ai?
Nữ thần Ganga là ai?

Ramayana mô tả bà là con đầu lòng của Himavat, hiện thân của dãy Himalaya và là em gái của nữ thần đức mẹ Parvati. Tuy nhiên, văn bản khác đề cập đến nguồn gốc của bà từ thần bảo tồn Vishnu. Truyền thuyết tập trung khi bà xuống Trái Đất, điều này xảy ra khi Bhagiratha – một nhà hiền triết hoàng gia, được thần Shiva trợ giúp. Trong sử thi Mahabharata, Ganga là mẹ của chiến binh Bhishma từ vua Kuru Shantanu.

Trong Hindu giáo, Ganga được xem như mẹ của loài người. Tín đồ hành hương thả tro cốt người thân xuống sông Hằng, nơi được xem là sẽ đưa các Linh hồn (những linh hồn đã được thanh lọc) đến giải thoát, giải phóng khỏi vòng sinh tử. Các lễ hội như Ganga Dussehra và Ganga Jayanti được tổ chức để vinh danh bà tại một số địa điểm linh thiêng, nằm dọc theo bờ sông Hằng, bao gồm Gangotri, Haridwar, Allahabad, Varanasi và Kali Ghat ở Kolkata. Cùng với Phật Thích ca Mâu ni, Ganga được thờ trong lễ hội Loy Krathong ở Thái Lan.

Nguồn gốc ra đời của thần Ganga

Nhiều câu chuyện Hindu đưa ra các phiên bản khác nhau về sự ra đời của thần Ganga. Theo một phiên bản, dòng nước thánh từ cái bầu đựng nước của đấng Sáng Tạo Brahma đã biến hình thành một thiếu nữ tên là Ganga. Theo một truyền thuyết khác tên là Vaishnavite, đấng Sáng Tạo Brahma đã rửa chân của thần bảo tồn Vishnu bằng một thái độ rất cung kính và rồi thu hết tất cả các giọt nước rửa chân này vào bầu nước thần Kamandalu. Phiên bản thứ ba kể rằng, nữ thần Ganga là con gái thần Himavan, vua của các ngọn núi, người mà có người phối ngẫu là thần Mena; do đó, thần Ganga là chị em với nữ thần Parvati. Mọi phiên bản đều cho rằng thần Ganga được nuôi nấng trên Thiên đàng, chịu sự nuôi dạy trực tiếp từ Brahma.

Vài năm trôi qua, một vị vua tên là Sagara đã dùng phép màu thu phục 6000 con trai. Một ngày, vua Sagara tiến hành nghi thức cầu phúc lành cho vương quốc. Một phần không thể thiếu trong biểu lễ là một con ngựa, nhưng đã bị đánh cắp do sự ghen tức của thần Mặt Trời Indra. Sagara ra lệnh cho tất cả các con trai đi khắp nơi trên Trái Đất để tìm kiếm con ngựa. Họ đã tìm ra con ngựa ở cõi dưới, ngay gần chỗ tu sĩ Kapila đang ngồi thiền. Tin rằng tu sĩ đã đánh cắp con ngựa, họ ném những lời xúc phạm vị tu sĩ, khiến cho việc tu tập hành xác bị gián đoạn. Lần đầu tiên sau nhiều năm, vị tu sĩ mở mắt và nhìn vào các con trai của Sagara. Với chỉ một ánh nhìn đó, tất cả 6000 chàng trai bỗng bị bốc cháy cho đến khi chết hết.

Linh hồn của các hoàng tử vua Sagara trôi dạt vì chưa được làm lễ tiễn đưa. Khi Bhagiratha, một trong những hậu duệ của vua Sagara, con trai của Dilip, biết được kiếp nạn này, ông thề sẽ mang thần Ganga hạ giới để lấy nước của thần thanh lọc các linh hồn và siêu thoát cho họ về Trời.

Bhagiratha cầu Brahma cho Ganga được hạ giới. Brahma đồng ý; Ngài ra lệnh cho Ganga hạ giới và sau đó xuống cõi dưới để các linh hồn là tổ tiên của Bhagiratha có thể lên được thiên đàng. Ganga cảm thấy rằng đây thực sự là một sự xúc phạm, nàng quyết định rằng khi hạ giới sẽ quét sạch cả Trái Đất. Được thông báo về điều này, Bhagiratha cầu xin thần phá hủy Shiva ngăn chặn việc hạ giới của Ganga.

Kỷ nguyên Gupta, điêu khắc gốm sứ về thần Ganga được tìm thấy tại Ahichchhatra, UP, hiện đang được giữ tại bảo tàng Quốc gia tại New Delhi.

Ganga kiêu ngạo hạ ngay xuống đầu thần Shiva. Nhưng thần Shiva đã rất điềm tĩnh bẫy nàng trong sợi tóc của thần và để cho nàng thoát ra bằng một dòng suối nhỏ. Cuộc chạm trán với thần Shiva làm cho Ganga trở nên kiêu ngạo hơn. Khi Ganga xuống cõi dưới, nàng đã tạo ra một dòng suối khác để vẫn được ở trên mặt đất mà giúp đỡ làm thanh sạch các linh hồn kém may mắn ở đây. Nàng là dòng sông duy nhất chảy qua ba thế giới: Swarga (thiên đường), Prithvi (hạ giới) and, Patala (cõi dưới hay địa ngục). Do đó, thần được gọi là “Tripathagā” (người đi qua ba thế giới) trong tiếng Phạn.

Vì những nỗ lực của Bhagiratha nên Ganga nên dòng sông còn được gọi là Bhagirathi, và từ “Bhagirath prayatna” được sử dụng để miêu tả những nỗ lực quả cảm hay những thành công đạt được qua khó khăn.

Một tên khác mà Ganga được đặt cho là Jahnavi. Chuyện kể rằng, một lần khi thần Ganga hạ giới, trên đường tới Bhagiratha, dòng nước cuộn mà thần tạo ra đã tạo nên sự bất an và phá hủy các cánh đồng, cũng như là của một vị tu sĩ tên là Jahnu. Vị tu sĩ giận dữ, ông đã uống cạn dòng nước Ganga. Lúc này, các vị thần cùng cầu xin cho Ganga để nữ thần có thể tiếp tục thực hiện sứ mạng. Cảm thấy hài lòng với những lời cầu xin, vị tu sĩ thả Ganga (và dòng nước của thần) từ lỗ tai ra. Do đó mà có cái tên “Jahnavi” (con của Jahnu) đặt cho Ganga.

Thỉnh thoảng, người ta tin rằng, dòng sông chắc chắn sẽ cạn vào cuối kỷ Kali Yuga (kỷ bóng tối- chính là kỷ nguyên hiện tại của loài người), giống như là dòng sông Sarasvati; sau khi sông Hằng cạn thì kỷ này cũng chấm dứt. Theo vòng tuần hoàn, thì kỷ tiếp theo sẽ là Satya Yuga- kỷ nguyên của Sự Thật.

Giới thiệu về sông Hằng

Tên của sông Hằng được đặt theo tên vị nữ thần Hindu Ganga. Lưu vực của sông rộng 907.000 km², một trong những khu vực màu mỡ và có mật độ dân số lớn nhất thế giới. Ở Ấn Độ, sông Hằng không chỉ là một con sông. Đó còn là đại diện của tôn giáo, công nghiệp, nông nghiệp và chính trị.

Đối với những người theo đạo Hindu, sông Hằng được biết đến với cái tên “Ganga Ma” – có nghĩa là Mẹ Hằng. Nó là trung tâm của đời sống tinh thần của hơn một tỷ người. Hàng năm, hàng triệu người hành hương theo đạo Hindu đến thăm các ngôi đền và các thánh địa khác dọc theo sông Hằng.

Con sông còn có vai trò quan trọng về lịch sử với nhiều thủ đô, thủ phủ của các đế quốc trước đây (như Pataliputra,Kannauj, Kara, Kashi, Allahabad, Murshidabad, Munger, Baharampur, Kampilya, và Kolkata) nằm dọc theo bờ sông này.

Truyền thuyết ra đời của sông Hằng

Bắt nguồn từ đỉnh Gangotri trên dãy Himalaya, băng qua một vùng đồng bằng dài 2510 Km và đổ ra vịnh Bengal, sông Hằng được xem là dòng sông linh thiêng nhất tại Ấn Độ. Theo các bộ sử thi Mahābhārata và Rāmāyaṇa giống dân Aryan thường cư trú tại đồng bằng sông Hằng vì dòng sông này là nguồn của bảy con sông thiêng tại Ấn Độ.

Được miêu tả trong Mahabharata là dòng sông sinh ra từ tất cả các vùng nước thiêng’, sông Hằng được nhân cách hóa thành nữ thần Ganga. Mẹ của Ganga là Mena và cha cô là Himavat, hiện thân của dãy núi Himalaya. Trong một câu chuyện thần thoại, Ganga kết hôn với Vua Sanatanu nhưng mối quan hệ đi đến kết thúc tan vỡ khi nữ thần bị phát hiện đã dìm chết con mình.

Truyền thuyết ra đời của sông Hằng
Truyền thuyết ra đời của sông Hằng

Sông Hằng thường xuất hiện trong thần thoại Ấn Độ giáo như một điểm nhấn, chẳng hạn như nơi mà các nhân vật nổi tiếng Atri và Thần chết đã thực hiện các hành động khổ hạnh khác nhau.

Sông Hằng được nhắc đến nhiều lần trong các huyền thoại và truyền thuyết cổ xưa của Ấn Độ trong mối liên hệ với nhiều vị thần khác như Śiva và Viṣṇu. Vào thời trung cổ, hai nữ thần sông Hằng và sông Yamunā được khắc vào hai bên cổng vào của các ngôi đền Ấn giáo. Nữ thần sông Hằng thường được khắc hoạ trong hình dáng một người nữ cưỡi cá sấu, một biểu tượng cho sự nguy hiểm của chết chóc và sự sung túc của cuộc sống.

Sự quan trọng của sông Hằng đối với tôn giáo

Những người dân tộc Hindu xem sông Hằng là một dòng sông thiêng. Theo tín ngưỡng Hindu, tắm trên sông Hằng sẽ giúp gột rửa mọi tội lỗi còn nước sông được sử dụng rộng rãi trong các nghi lễ thờ cúng. Uống nước sông Hằng trước khi chết là một điềm lành và nhiều người Hindu đã yêu cầu được hỏa thiêu dọc hai bên sông Hằng và lấy tro thiêu của họ rải lên dòng sông.

Những người hành hương Hindu thường đến các thành phố thánh Varanasi, nơi các nghi lễ tôn giáo thường được cử hành. Mỗi 12 năm, một lễ hội lại được tổ chức ở Haridwar và Allahabad để tắm trong sông Hằng. Những người hành hương cũng đến các địa điểm linh thiêng khác gần các thượng nguồn sông Hằng, bao gồm đền thờ dưới núi băng Gangotri.

Ý nghĩa của việc tắm sông Hằng

Người theo đạo Hindu tin rằng tội lỗi tích tụ trong cuộc sống quá khứ và hiện tại sẽ tái diễn từ kiếp này sang kiếp khác cho đến khi được tẩy sạch hoàn toàn. Chính vì thế họ cho rằng tắm ở sông Hằng vào ngày tốt lành nhất của lễ hội sẽ giúp xóa bỏ mọi tội lỗi, đồng thời rửa sạch nghiệp chướng và mang lại may mắn. Sự kiện, với sự tham gia của từ 70 đến 100 triệu người, ngày càng lớn hơn và có thể được coi là cuộc tụ họp nhân loại lớn nhất trong lịch sử. Nước từ sông Hằng cũng được các tín đồ thu gom và mang về nhà để sử dụng trong các nghi lễ và cúng bái.

Cuộc sống của người dân Ấn Độ trên sông Hằng

Thành phố hơn 3.000 năm tuổi Varanasi được mệnh danh “thánh địa của đạo Hindu”, nằm bên bờ sông Hằng, bang Uttar Pradesh, Ấn Độ. Nơi đây là một trong những địa điểm tôn giáo quan trọng nhất của Ấn Độ, thu hút hàng nghìn du khách từ khắp nơi trên thế giới, với nhiều điểm đến quan trọng như ngôi đền Kashi Vishwanath, đền thờ Annapurna Devi và đền thờ Manikarnika. Dọc theo khúc sông này có gần 100 Ghat (điểm có bậc thang dẫn xuống sông).

Mỗi khi bình minh lên, tất cả những sinh hoạt tôn giáo nơi đây lại bừng dậy, sôi động và nhộn nhịp. Các đạo sĩ Hindu ra bến sông rung chuông và nâng cao những cây đèn lửa hướng về phía mặt trời đang mọc, miệng lâm râm tụng kinh trong khi dân chúng đổ xuống sông tắm, kẻ đốt nến, người dâng hoa, lại có những người ngồi theo tư thế Yoga dọc theo những hàng tâng cấp, từng đàn chim bay lượn trên bầu trời mờ ảo, khách du lịch Ấn Độ có thể đáp thuyền dạo sông, thả đèn trên dòng nước và ngắm bình minh đang lên bên kia bờ sông.

Cuộc sống của người dân Ấn Độ trên sông Hằng
Cuộc sống của người dân Ấn Độ trên sông Hằng

Chính bởi lòng kính cẩn với sông Hằng, vào mỗi dịp hành hương, các tín đồ đạo Hindu lại đổ về một trong những địa điểm nổi tiếng nhất là thành phố Manikarnika ở Varanasi, mảnh đất linh thiêng bên sông để thực hiện nghi lễ hỏa táng cho người chết. Xác chết sẽ được bọc quấn cẩn thận trong những lớp vải đỏ hoặc trắng, đưa lên giàn hỏa táng bằng củi. Người thân vây quanh cất vang lời cầu nguyện cho linh hồn sớm siêu thoát. Họ không khóc lóc, đau xót, vật vã bởi theo quan niệm của người Ấn Độ, thi thể sau khi thiêu thành tro cốt sẽ được rải khắp mặt sông, khiến linh hồn được thanh lọc, được rũ bỏ những tội lỗi xưa, thoát khỏi bể khổ tái sinh luân hồi và sớm siêu thoát tới cõi vĩnh hằng.

Cuộc sống bên bờ sông Hằng cứ nhẹ nhàng trôi theo thời gian và những phong tục tập quán vẫn luôn được người dân sinh sống hai bên bờ gìn giữ. Con sông vẫn hiền hòa, êm đềm như bà mẹ bao dung với những đứa con của mình. Có lẽ, không chỉ những người dân bản địa mới có thể cảm nhận được dòng sông Hằng linh thiêng, vĩ đại mà ngay cả những vị khách tới từ đất nước cách xa nơi đây hàng ngàn cây số cũng cảm nhận được điều này, bất kì ai tới trước dòng sông cũng đều thành kính cúi đầu trước sự vĩ đại, thiêng liêng của con sông huyền thoại. Và chắc chắn rằng, những cảm xúc về dòng sông Hằng sẽ chẳng thể phai trong lòng những người dù chỉ một lần được ghé thăm.

Trên đây là nội dung bài viết giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về Nữ thần Ganga là ai? Mọi thông tin trong bài viết Nữ thần Ganga là ai? Những điều bạn nên biết về sông Hằng đều được xác thực rõ ràng trước khi đăng tải. Tuy nhiên đôi lúc vẫn không tránh khỏi những sai xót đáng tiếc. Hãy để lại bình luận xuống phía dưới bài viết để đội ngũ biên tập được nắm bắt ý kiến từ bạn đọc.

Đăng bởi THCS Bình Chánh trong chuyện mục Tổng hợp

5/5 - (10 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *